Tuesday, July 30, 2013

full of smiles, family uniion when KHANG was HOME JULY 29, 2013


 YOUTUBE: ĐANG SET UP ĐỂ CHỤP HÌNH CẢ GIA ĐÌNH 

Khang  và bạn gái Catherine về thăm San Jose 26/7/13. Trú tại nhà Danny . Sáng thứ bảy qua thăm ba mạ. Tối qua 29/7/13 mới tổ chức dinner để đòan tụ gia đình.
Rất vui vẻ, Trung thì về trễ; và cả nhà kịp lúc chụp hình đầy đủ mặt. Nhớ lúc có Danny thì chụp đủ 8 người. Giờ có KATHRYN  thì chụp lên đến 9 người.
Gia đình ta càng lúc càng đông. Út Miu coi bộ vui và bằng lòng.
Ba mẹ vui mừng vì KATHRYN coi bộ bình dân , hòa đồng cùng cởi mở lắm.
Trong bữa ăn, Khang nói sau cuộc đi chơi này về sẽ học bù đầu với các khóa psychology cùng surgery tức 3 tháng Tâm Lý Học cùng 3 tháng về Giải Phẩu Học






Monday, July 29, 2013

ÁI TỬ BÌNH ĐIỀN 2013: Chuyện Bốn Mươi Năm & video clips anh Trần khắc Báo


lời dẫn: trong cuộc họp mặt tất cả số cựu tù Ái Tử Bình Điền toàn nước Mỹ 2013 vừa qua , DHL có dịp quay lại lời kể về câu chuyện "em bé bú trên xác mẹ trên Đại lộ Kinh Hoàng " mà người kể là người đã trực tiếp bồng em đến cô nhi viện Đà Nẵng trong năm 1972. Vào biến cố 1975 em bé bất hạnh đó lại được đi cùng chuyến bay tất cả cô nhi từ Đà Nẵng vượt thoát qua Hoa kỳ.  Kimberley lớn lên dưới sự bảo bọc thuơng yêu của một vợ chồng Mỹ , trong lời trăn trối di chúc cho cô có nói về thân phận của cô là đứa bé chiến nạn trong tháng Tư buồn đau của miền Nam 1975, đó là lý do cô và các em khác qua Mỹ.Thời gian sau này em bé đó lớn lên thành đạt và có một chức vụ khá cao trong Hải Quân Mỹ. Kimberley về VN tìm lại cội nguồn và rất may bà Soeur trong cô nhi viện đó còn sống và qua số hiệu con nuôi ngày rời VN mà Mỹ còn lưu trữ đánh dấu lý lịch , KImberley phăng ra chuyện của cô và muốn biết danh tính thân phận nguòi lính VNCH đã cứu cô đưa đến cô nhi viện Đà Nẵng trong Thảm Nạn Cầu Dài QT 1972. QUa truyền thông Mỹ , cả hai cha con anh Báo và Kimberley được trùng phùng một cách kỳ thú. Cô Kimberley sau này hứa với anh Báo xin giúp anh những gì anh thích , anh Báo trả lời là được kêu tiếng TÍA hay là ba là mãn nguyện lắm rồi.
Trong câu chuyện anh Báo cho là khi qua cầu Mỹ chánh (trước khi giật sập 1972)  nhận đứa bé trao lại từ anh lính công binh nào đó? nhưng theo đại úy Trần quang Hiền đang sống tại Georgia thì cho là anh lính này(chỉ còn mặc quần đùi ở trần , bị thuơng nhẹ )là một người lính địa phương quân? đó là một người lính đã cứu bé đang bú trên xác mẹ , còn anh Báo là người được trao bé lại và chạy về nam. Anh lính kia ,không có nguồn tin nào sống chết ra sao từ đó đến nay
Sơ lược đôi dòng
DHL


 Trần ngọc Bích gặp lại người cứu cô sau bốn mươi mịt mù thân phận 
 

  Chuyện Bốn Mươi Năm - chuyện em bé khát sữa nằm trên xác mẹ được người lính công binh cứu vớt trên Đại Lộ Kinh Hoàng tưởng như đã nằm trong lịch sử đớn đau của dân tộc, của người dân Quảng trị khốn khổ trong chiến nạn năm nào. Nhưng không! câu chuyện đầy thuơng tâm đó đã sống lại vì người lính trẻ năm xưa Trần khắc Báo vẫn còn sống , người đã được anh lính công binh nhân hậu, trong hoảng loạn chiến tranh vẫn cố hết sức tàn cứu em đến bờ sông Mỹ Chánh - cây cầu sắp bị giật sập chỉ trong phút giây nữa thôi !  trao lại cho vì sức người lính công binh đã kiệt .
Rồi tiếp nối, anh Trần khắc Báo một tay làm nhiệm vụ tay kia bảo vệ em , trao tận tay cho viện Cô Nhi Đà Nẵng , xong anh tiếp tục hành quân - thi hành nhiệm vụ sau khi chỉ kịp đặt cho em bé xấu số kia cái tên TRẦN THỊ NGỌC BÍCH !


trung tá Kimberly M. Mitchell
SỐ TRỜI DUNG RŨI, bé Trần thị Ngọc Bích vẫn còn cơ may sống sót được cứu vớt đến Mỹ trong mùa hè ly loạn 1972 (theo lời kể của anh Báo thì lúc Trần ngọc Bích rời VN theo một trung sĩ Mỹ mới 6 tháng tuổi , tức nhiên phải vào cuối 1972-dhl) và lớn lên như một người Mỹ và đã thành danh.
Lớn lên trong sự thúc dục của trái tim từ con người bị bứt lìa khỏi vòng tay mẹ hiền , bị kéo ra xa quê huơng từ sự nghiệt ngả của chiến tranh , trung tá hải quân Mỹ đã tìm về cội nguồn. Cũng là sự dung rũi của số mệnh người cha nuôi thứ hai người đã cứu em ra khỏi cái chết từ mùa hè đau khổ 1972 vẫn còn sống sau bao năm tù đày cải tạo. Nhờ cái tên đó và anh Trần khắc Báo đã tìm ra đứa con nuôi "bất đắc dĩ " năm nào. Sự trùng phùng đầy kịch tính , xiết bao cảm động báo chí Hoa kỳ và Việt nam hải ngoại không ngớt đưa tin.
Gặp được đứa con nuôi năm xưa ,người cha nuôi năm cũ không cầm được nướt mắt, Trần ngọc Bích dù tiếng nói bất đồng chỉ kêu được tiếng Ba(tía) và nghẹn ngào.

 Anh chỉ mong Trần ngọc  Bích coi mình như người cha và gọi anh là Tía( ba) thế thôi , anh chẳng đòi hỏi gì hơn. Tuổi già xế bóng , vùng đất tạm dung Hoa Kỳ những ngày bên bạn cũ người xưa; và hơn bao giờ hết anh đã quá mãn nguyện khi gặp lại đứa bé năm xưa trong vòng lửa đạn mà qua bao nhiêu năm đã bặt vô âm tín, đứa bé không biết ra sao trong vùng trời quê hương chiến tranh bom đạn và anh đã hết bao ngày nhớ thuơng bé , dằn vặt lo âu cho số phận bé . Thế là đủ rồi anh chẳng tham muốn chi hơn.

                   anh  trần khắc Báo trong xe du lich San Francisco cùng người viết bài này nga`y   5/7/2013

Trong hội ngộ tương phùng của những bạn Ái Tử Bình Điền , người viết có dịp hạnh ngộ với anh Trần khắc Báo. Và trong xe du ngoạn San Francisco chính miệng anh đã kể lại câu chuyện thuơng tâm của đứa bé khát sữa bò trên xác mẹ trên đoạn đường đau khổ Đại Lộ Kinh Hoàng hơn bốn mươi năm trước.
Những chi tiết trong các đọan video clips dưới đây sẽ cho bạn đọc rõ thêm câu chuyện cảm động này. Cuối cùng người viết cám ơn anh Báo đã cho phép đăng hình ảnh và mẫu chuyện do chính miệng anh kể lên trang mạng.

San Jose 7/7/2013
Đinh hoa Lư

dhl & anh Trần khắc Báo trong ngày hội ngộ thế giới cùng các bạn tù ATBD
San Jose 4/7/13

lời kể của anh Trần khắc Báo youtube 1
ANH BAO TIM RA KIMBERLEY youtube 3
YOUTUBE 4 YOUTUBE 5
YOUTUBE 6

Wednesday, July 24, 2013

Một thuở ăn hàng



[IMG]
HÀNG PHỞ GÁNH
hồi ký Đinh trọng Phúc
xin tặng những ai còn nhớ về Q trị xa xưa


Những ngày xa xứ tôi hay ngồi nhớ lại chuyện xưa. Người khác thì hay nhớ về quá khứ nào huy hoàng,mỹ lệ, riêng tôi có lẽ vì một ‘tâm hồn ăn uống’ nên năng nhớ lại cái chuyện “ăn hàng” ngày xưa ở Quảng trị chăng? Nhưng dù thế nào đi nữa, thành phố đó chừ đã mịt mờ khuất hẳn trong vùng ký ức rồi.

Hồi đó ai nói người dân QT mình không ‘ăn hàng’ hỉ, có chớ! nhưng chuyện ‘ăn hàng’ của dân Qtrị mình đằm thắm và nhẹ nhàng lắm.

Hồi đó quanh chợ Tỉnh chỉ lèo tèo vài tiệm ăn nửa Tàu nửa ta như Nhuận ký. Đường ký hay thuần Việt nam như Lưu khách, NHư Ý... Sau này khi lính tráng đông tôi thấy mọc thêm vài tiệm như Thanh Thanh, hay ngược lên nhà máy đèn thì có tiệm Phương mai hoặc ra hướng bờ sông thì có lữ quán Mỹ thủy tiếp đến là dãy quán chè đêm, bún thịt nướng v.v.. bên bờ sông Thạch Hãn .

Nói chung phố Quảng nhỏ và trầm lặng nên mới ra khỏi trung tâm phố chợ thì khung cảnh đã đìu hiu một vẻ ngoại ô rồi. Dân mình chiều chiều ăn hàng thì chỉ chờ vài ba gánh bún xáo tức là bún bò nhưng thịt bò loại rẻ, bánh bèo, bánh nậm. Vài ba O bán nem chả dạo với một cái giỏ xách gọn một bên tay. Còn ban mai thì có mấy gánh cháo hầm, bánh canh hoặc bánh mỳ nóng mới ra lò. Mấy o đi bán hàng bao giờ cũng bận áo dài, mặc dầu chiếc áo đã đổi màu theo năm tháng nhưng phong tục dân mình đã quen, đàn bà ra đuờng mà không có áo dài là không được !

Mang tiếng là thị xã nhưng thành phố Qtrị đặc biệt xưa lại mang tên từng thôn như Thôn Đệ Nhất, Đệ Nhị cho đến Đệ Ngũ. Nhà tôi ở Thôn Đệ Tứ trước Cửa Hậu, Thành Cổ Qtrị. Sau này khi xã Quảng trị được thành lập người ta còn gọi là phường Đệ Nhất, đệ nhị.v.v.

Mấy gánh hàng rong phố Quảng chỉ bán quẩn quanh từ đầu thôn đến cuối thôn là hết, nên mấy O bán hàng chỉ lay hoay trong thôn mình ở thôi, ít khi mấy O gánh qua thôn khác.

Đó là hàng bữa sáng hay chiều . Tối đến QT cũng có những thứ hàng ăn đêm nữa chớ. Lần trong trí nhớ tôi cố đi về sống lại với những hình ảnh và âm thanh của môt thành phố thuở nào mà giờ đây đã phôi pha chôn vùi theo cát bụi thời gian.


***************************************************************


  
  Ai nói  dân QT mình hồi xưa không có phở, có chứ ! người QT mình ăn phở từ lâu. Có điều người QT không phân biệt phở Bắc hay phở Nam gì cả, phở là phở, khác với bún bò, đơn giản thế thôi. Tôi lại không muốn diễn tả tô phở trong tiệm, nó lủ khủ đủ thứ nào rau ớt chanh hành hay ngò gai húng quế; mà tôi chỉ kể lại gánh phở của một bác ngày xưa, một thứ phở khách ăn đêm phải hòa mình trong không khí vắng vẻ và cảm giác se se lạnh ở góc đường hay cuối kiệt nào đó.

   Từ xửa từ xưa không biết ai tạo ra gánh phở cho bác bán dạo về đêm quanh thành phố QT hỉ. Mỗi khi bầu trời thực sự tối hẳn thì bác bán phở bắt đầu cuộc hành trình quanh thành phố thân yêu. Bác luôn mặc quấn đùi và hình như đời bác không biết quần dài là gì nữa. Chiếc áo ka ki bạc màu, trên hai vai áo thì vá thành nhiều lớp vì cái nghề bán phở gánh quằn nặng lên vai bác cũng lâu năm rôi.

Nói về gánh phở , nó được tạo lên từ hai thùng gỗ vuông hình khối chữ nhật đứng, có 4 chân nhỏ. Trên mỗi thùng được bện bằng hai sợi thừng chắc chắn để móc đòn gánh. Thùng gỗ sau được thiết kế làm sao để bác đặt gọn được nồi nước súp. Bên dưới nồi súp bác đặt một bếp củi thật gọn, củi luôn leo lét cháy để giữ nồi súp luôn được nóng. Thùng gỗ phía trước bác chia ra nhiều tầng, để đủ thứ như tô, đũa, rau hành và thịt, phía trên bác dành chỗ để làm phở cho khách. Thấy thì đủ thứ, nhưng bác sắp đặt thật khéo léo nên chẳng thiếu món gì. Đã thế, phía ngoài bác không quên móc theo cái đèn bão có 4 mặt kính chắn gió. Chiếc nón lá đã sờn rách theo năm tháng bác không quên móc theo ở thùng gỗ sau để phòng mưa.

   Giang sơn của bác là thế đó- chiếc đòn gánh cong cong quằn nặng trên vai, bác thường tìm một ngả ba đường hay trước mấy con hẽm lớn :

    -PH.. Ơ… Ở….

Bác cất tiếng rao, tiếng ngân vang sâu vào trong mấy xóm vắng ngoại ô.

Trong Nam, tiếng rao phở ban đêm được thế bằng tiếng gõ lóc cóc của hai thanh gỗ nhưng tiếng rao của gánh phở QTrị xưa là tiếng rao lanh lảnh, âm sau cùng cao vút lên hẳn:

    -ph…ơ…Ở……

    Ánh điện đường như biết cảm thông tỏa sáng giúp gánh phở bên góc đường của bác. Có khách, bác ngưng tiếng rao, trịnh trọng bác đặt cái tô nho nhỏ lên mặt trên chiếc thùng gỗ, sau khi nhúng lại nắm phở tươi mịn màng óng ả rồi nhẹ nhàng bác cắt thật mỏng từng lát thịt bò, không quên gia thêm một xíu vị tinh (bột ngọt) hiệu Thái sơn từ cái hộp sắt Tây luôn đặt gần bên, xong bác quay lưng dở nắp nồi xúp đàng sau. Dưới ánh đèn đêm tôi thấy rõ nồi xúp đang bốc hơi ngùn ngụt tỏa lên như một làn khói trắng.

[IMG]
  • về đêm ăn một tô phở bên đường bao giờ cũng ngon

Trời càng khuya con đường ngoại ô càng trở nên vắng vẻ, nhưng khách ăn đêm cảm thấy tô phở càng ngon hơn và ấm áp lạ thường. Chẳng đòi hỏi cầu kỳ, khách cứ tự tìm chổ nào thuận tiện bên vệ đường, ngồi xuống xì- xụp thưởng thức tô phở bình dân đó. Vì là phở gánh nên phần đông khách của bác chỉ mua phở về nhà bởi vậy bác chẳng lo đến chuyện ghế ngồi. Sau khi đẩy lại mấy que củi, rảnh tay, bác lại cất tiếng rao mà giọng nghe không bao giờ thay đổi:

-ph. Ở….

Có thêm khách rồi đây, ai đó trong xóm đang tất tả cầm tô chạy ra vì bác đang sửa soạn gánh đi nơi khác.

Cuộc đời lam lủ của bác bán phở lặng lẽ trôi nhanh. Chiếc đòn gánh cong cong, đen trui trũi mãi kẽo- kẹt đè nặng lên vai, tuy vậy bước chân của bác vẫn nhịp nhàng đếm bước trên mọi nẻo phố thân quen ngày xưa Quảng trị.


[IMG]
Nhưng đời người ai cũng có lúc thay đổi, bác bán phở QTrị năm xưa cũng thế. Gánh phở của bác giờ đã được thay bằng chiếc xe đẩy đàng hoàng. Chiếc xe phở hình khối, phía dưới có 3 bánh cao su nho nhỏ, ngọn đèn bão giờ đã được thay bằng ngọn đèn đốt bằng khí đá (carbur) hẳn hoi. Hai bên thành xe bác còn cẩn thận móc thêm hai cái ghế đòn bằng gỗ có chân cao cho khách ngồi. Giờ đây nồi xúp được làm lớn hơn, chồng tô trên thành xe trở nên cao hơn. Khách ăn đêm ngồi ăn phở vừa nghe tiếng lì- xì phát ra từ ngọn đèn carbur đó. Dạo này tiếng rao của bác nghe to lắm, bác chắp tay đằng sau “oai vệ” hướng mặt vào trong mấy con đường kiệt.

Ph..ở…ơ..

Có ngọn gió nào trong đêm làm trời khuya trở nên se lạnh. Trong sự tĩnh mịch đó, tôi nghe văng vẳng tiếng con chim quốc kêu bầy vọng lên từ bờ hồ bao quanh ngôi thành cổ. Hương phở vẫn dịu dàng tỏa ra bốn phía. Một ông khách đi đâu trên phố về ngang qua, chợt dừng lại, ông vội dựng chiếc xe đạp qua một bên đường sà vào quán bác ăn một tô cho ấm bụng trước khi tiếp tục đạp xe về nhà.

Bác tiếp tục đẩy chiếc xe đến từng đầu con hẽm hay mấy ngả ba đường cho đến khi nồi phở của bác không còn gì nữa. Thế mà mớ xương xúp còn lại bác cũng bán được cho một ông khách chuyên ưa men rượu thế là bác chấm dứt một ngày miệt mài lam lủ.

[IMG]
CHÈ GÁNH


Thật tình mà nói người dân quanh phố chợ thì hay ‘ cựa đóng then gài’ ít có dịp ‘tung tăng thoải mài’ ra ngoài đường ăn hàng đêm như những người dân sống ở vùng ngoại ô gần thị xã.

Đặc biệt vào những đêm "trăng thanh gió mát" là những lúc có mấy gánh chè của mấy O từ mấy xóm lao động ở mấy thôn Thạch hãn, Trí bưu, Hạnh hoa hay mấy xóm nghèo ở dọc theo mấy con đường Duy Tân, Hồ đắc Hanh đi bán dạo quanh mấy đường phố ngoại ô bao quanh 4 cổng đường thành.

(Thành Cổ QTrị hồi đó có 4 cổng:
-cổng Cửa Tiền ngó ra đường Lê Thái Tổ
-Cổng Cửa Tả ngó ra đường Duy Tân có ngả 3 đường về thôn Quy Thiện - 2 cổng này bị đóng từ lâu.
-Cổng Cửa Hậu tức cổng Lao xá ngó ra đường Lê v Duyệt hay đồng ruộng về làng An tiêm.( cổng này bị đóng sau khi lao xá bị đánh để giải thoát tù chính trị vào năm 1967 cũng là năm tỉnh lỵ đầu tiên ở miền Nam bị đánh
-còn lại cổng Cửa Hửu hay còn gọi là cổng thành Đinh Công Tráng ngó ra trường Nam Cửa Hửu hay đường Phan đình Phùng. ( cổng này chỉ để Tiểu khu Quảng trị vô ra mà thôi).

-Trong Nam mấy cô bán hàng rong ra đường không bao giờ quên chiếc áo Bà Ba truyền thống thì mấy O bán hàng rong QT hay Huế nói chung ra đường cứ vẫn bận chiếc áo dài. Nhớ về những đêm mùa Hạ, O hay lựa mấy góc đường có ánh đèn điện tỏa sáng, nơi thường có mấy lũ trẻ hay chơi đá lon hay cút bắt reo đùa ầm ĩ. Thong thả, O đặt gánh hàng xuống vừa nghỉ mệt vừa đợi khách.

Nói đến mấy gánh chè của mấy O tôi phải nhớ đến mấy xong nhôm đựng chè nho nhỏ, sáng bóng. Chè của mấy O có đủ loại: nào đậu xanh, đậu huyết, đậu ván đặc hay bột lọc bọc đậu phụng… Mấy O nấu sao ngon lạ ngon lùng, mỗi loại chè có một vị ngon khác nhau, đặc biệt loại chè nào cũng ăn nóng. Lại thêm mấy chiếc chén đựng chè thì bé nhỏ xinh xinh ăn xong tôi lại muốn ăn thêm chén nữa. Hạt đậu phụng thơm giòn nằm gọn trong lớp bột lọc dẽo dai, hòa lẫn trong vị ngọt dịu thơm lẫn mùi gừng Quảng trị. Hạt đậu ván O nấu bùi bùi, chen lẫn trong làn bột dẻo vừa thơm và đặc sánh cùng nước đường trong vắt. Những hạt đậu xanh, đậu huyết hầm mềm nhưng không bao giờ nát để làm vẩn đục nước đường đậm ngọt. Cả gia tài của O hình như nằm hẳn trong gánh chè này, hương thơm vị ngọt của mấy nồi chè đó là tài nội trợ khéo léo, giỏi giang của bao nhiêu người chị người mẹ QT quê mình.

Khách ăn xong, O rửa lại mấy cái chén bằng song nước đem theo ở một đầu gánh, xong O tiếp tục gánh bán dọc theo mấy con đường nhựa quanh Thành Cổ.

Vầng trăng mùa thu đã lên cao, tôi nhìn theo dáng O bán chè lúp xúp nhịp nhàng bước theo chiếc đòn gánh mềm mại, vẫy nhịp. O vừa đi vừa cất tiếng rao dưới ánh trăng đang nhạt nhòa đi bởi ánh đèn đường:

-Ai ăn chè đậu xanh, đậu huyết, bột lọc đậu ván kh.. ôn….

[IMG]
TRỨNG LỘN


Những năm sau này vào nam tôi mới có dịp nghe từ ‘hột vịt lôn’, thực ra người QT mình hồi đó cứ kêu là trứng lộn thế thôi vì không ai làm nghề bán trứng gà lộn cả.

Hồi đó nghề ấp trứng lộn tại QT chỉ làm theo kiểu thủ công, gia đình. Làc đác đâu đó tôi mới thấy vài bầy vịt nuôi rong trên mấy cánh đồng giáp giới Trí bưu, Quy thiện gần cầu Ba bến. Trong Diên sanh thì có mấy bầy ở đồng Cu Hoan hay gần cua Hà lộc giáp giới Mỹ chánh. Đất ruộng QT hiếm hoi làm sao bì được trong nam nơi ruộng đồng cò bay thẳng cánh, bởi vậy vịt bầy ở QT hiếm hoi là phải.

Bù lại thì trứng lộn QT mình ấp thật là ngon. Có lẽ vì làm thủ công ít ỏi nên người ta chăm sóc từng cái trứng một nên trứng lộn QT mới ngon như thế. Tôi lại nghĩ rằng con vịt QT cho ăn kham khổ hơn nên trứng và thịt nó mới thật đậm đà . Một điều quan trọng người ta dấu nghề ấp trừng dữ lắm, chỉ ‘cha truyền con nối’ mà thôi.

Đồ nghề O bán trứng lộn gọn gàng hơn O bán chè nhiều lắm. Trứng luộc xong, O bỏ hết vào trong một cái thúng có đựng trấu (vỏ lúa) để giữ cho trứng được nóng lâu, lại thêm một cái ‘trẹt’ (mẹt) nhỏ đậy vừa vặn chiếc thúng. Trên cái ‘trẹt’ đó, O dùng cái chai không thuốc bắc dùng rồi để đựng muối tiêu, thêm vài ba cái dĩa đất nhỏ cùng một mớ rau răm được vình trong lá chuối. Màn đêm buông xuống, O bán trứng lộn một bên nách thúng còn tay kia cầm chiếc đèn dầu, O từ trong xóm Hạnh hoa hay Trí bưu, Thạch hãn hướng về mấy con đường phố quanh Cổ Thành.

-Ai… trứng lộ..n…

Có khách, O ngồi xuống một bên đường.

-Trớn mấy một cấy ri.. O…?

-Ba cấy mười đồng.
(trứng bao nhiêu một cái đây cô?- ba cái mười đồng)

Khách ăn trứng lộn cũng ngồi xuống bên lề đường. Cái trẹt nhỏ bây giờ trở thành cái mâm, O nhẹ nhàng đặt 3 quả trứng xuống cái dĩa nhỏ, một dĩa kia o đặt môt nhúm rau răm và tiêu muối.
Ông khách chưa vội ăn ngay, một tay cầm cái trứng, tay kia ông che che nheo mắt soi cái trứng lên ngọn đèn điện đường.

- răng trớn ..tra ri o?

-trớn rứa mà eng chê tra tề..
(sao trứng già thế cô? trứng thế mà anh còn chê già hả ..)

Nói thế, chứ O cũng chiều lòng khách, O săm soi, lựa sâu trong lớp trấu cho đến khi có được cái trứng nào vừa ý khách mới thôi.

Vô Nam rồi tôi mới thấy cách ăn trứng lộn cuả dân mình khác hẳn: trong Nam người ta mỗi khi ăn trứng họ đặt lên cái tách nhỏ cho khỏi nóng tay, xong họ dùng cái muỗng nhỏ từ từ múc trứng ra ăn. Đó là chưa kể nào bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh kèm theo: nào rau nào đồ chua nào ớt tỏi. Qtrị thì khác hơn: sau khi húp hết nước của cái trứng, ông khách chỉ bóp một cái là cả cái trứng tuôn vào miệng chỉ còn lại cái vỏ đã bẹp dí trên tay. Ông khách vừa nhai nhồm- nhoàm lại ghém thêm một nhúm rau răm cùng một tí muối tiêu vào miệng, thế là xong. Tôi là một thằng bé đứng gần đó thán phục tài ăn của ông khách lắm vì tôi thì ăn vài lần mới hết cái trứng. Cứ nhớ mãi có khi tôi bắt chước cách ăn của ông -bóp một lần- rủi thay! miệng tôi thì nhỏ, trứng bên trong còn nóng hổi, nhổ ra thì tiếc của,báo hại thân tôi nước mắt ràn rụa vì nóng phỏng cả miệng.

Mỗi khi có khách mua trứng về nhà, o kèm muối tiêu gói sẵn trong mấy gói giấy nhỏ xíu, còn nhúm rau răm thì được đựng trong một miếng lá chuối, thế thôi đơn giản lắm.

Công bằng mà nói, trong mấy thứ hàng rong ban đêm, thúng trứng lộn của O xem thế mà thuộc loại đắt tiền khi so với đời sống của người dân lao động, lính tráng hoặc công chức nhỏ, hay so với giá trị đồng bạc cùng thời.


MỲ XÍU
[IMG]
dân Quảng Trị hồi này chỉ ưa ăn bánh mỳ baguette bột nhồi theo kiểu Pháp

Khoảng mười giờ đêm thì rạp xi nê Đại chúng [sau này đổi tên là rạp Kim Châu do bà Fatima người Ấn làm chủ) đã tan khách, mọi người ra về túa ra đủ mọi ngả đường. Phần tôi thì hay thả bộ men theo con đường Lê thái Tổ lên đến phố, rồi từ đó tôi sẽ theo con đường chính Trần hưng Đạo xuôi về trại quân dịch để về nhà.

Giờ này quanh chợ Tỉnh cửa sắt trước những cửa tiệm đều đã đóng kín mít, quanh mấy góc phố chỉ còn thấy mấy chiếc xe ‘mỳ xiu’ thôi. Nhắc đến tiếng ‘mỳ xíu’ hồi đó tôi hay thắc mắc phải chăng tiếng này phát xuất từ tiếng Tàu là bánh mỳ ‘xà xíu’ hay ‘xíu mại’ gì đó rồi người QT mình đơn giản đi gọi là ‘mỳ xíu’ cho gọn chăng? Tôi hay ghé mấy xe mỳ xíu này mỗi khi đi xem phim trên phố về. Trên con đường phố khuya, tôi có một cái thú vừa đi tôi vừa 'gặm' ổ bánh mỳ nóng dòn, thơm phứt.

Đặc biệt mấy xe bánh mỳ đêm ít khi đi xa tận mấy xóm ngoại ô, mấy chú chỉ loay hoay quanh phố chợ Tỉnh mà thôi. - Dạo đó có hai lò mỳ lớn là Đắc lập gấn nhà máy đèn và Vạn Hoa gần miếu Ông Voi đường Quang Trung cạnh chợ, sau này còn có thêm một lò mỳ và kem gần trường trung học Nguyễn Hoàng- Chiếc xe bán mỳ xíu trông nhẹ nhàng hơn chiếc xe phở nhiều lắm. Ba bánh xe làm từ bánh xe đạp, trong thùng xe chú không đựng củi mà lại là lò than nho nhỏ khi nào cũng để sẵn vài ba ổ mỳ cho nóng sẵn. Phía trên thùng xe có chắn 3 mặt kính hẳn hoi trong đó có những lớp bánh mỳ sắp ngay ngắn màu vàng hươm. Tầng trên chú cón chưng một ít phó mát - (fromage) loại đắt tiền của Pháp như ‘ La Vache Qui Rit’ , hay một tảng phó mát hình khối tam giác màu vàng chóe bình dân và rẽ tiền hơn, thế mà hinh như khách của chú đa số chỉ ưa hương vị mỳ xíu tự tay chú làm hơn. Tôi cũng vậy, tôi chỉ thích loại mỳ xíu của chú bán mà thôi. Nói là tiếng mỳ xíu chứ thật ra không mang một chút hơi hám gì của Tàu cả mà ‘xíu’ ở đây hoàn toàn Việt nam hay nói đúng hơn là hoàn toàn Quảng trị. Nhìn mớ xíu của chú kho từ thịt heo, lẫn một ít chả cắt mỏng, ngoài ra không có thêm thứ gì cầu kỳ cả, thế mà khi chú bỏ vào trong ổ mỳ nóng dòn tôi cảm thấy một hương vị rất riêng, rất thấm thía ngon hơn hẳn bánh mỳ thịt nguội trong nam nhiều lắm. Đó là những lúc tôi còn đủ tiền, nếu ít tiền tôi mua một ổ mỳ không chú không hẹp hòi gì, sẻ mỳ, chú chan thêm cho 'một xí' nước xíu nữa là xong.

Một điều lạ, chú bán bánh mỳ xe không bao giờ cất tiếng rao cả. Chú lần lượt đẩy qua từng góc phố đứng chờ khách. Thỉnh thoảng chú lại sửa sang lại lò than trong thùng xe, rồi lại ngước mắt nhìn năm ba người bộ hành qua lại trên hai vĩa hè của con đường vắng như mời mọc, đón chào.

Phố càng khuya càng vắng khách dần, thật lâu mới có một chiếc xe tuần nhà binh chạy qua hay một chiếc Honda đi đâu chạy vội v ề nhà. Có lúc chú yên lặng đứng nghe tiếng đại bác từ hướng Gio linh hay Đông hà vọng đến lúc này trên mặt chú hình như thoáng buồn .

KẾT

Chiến tranh càng ngày càng tăng cường độ, người dân phố Quảng mất dần đi những ngày tháng êm đềm. Rồi những gánh hàng đêm thưa dần,ít hẳn đi .

Thời gian lạnh lùng trôi nhanh: thập niên này tiếp đến thập niên khác, lớp người của thành phố nhỏ bé ngày xưa đó giờ tóc đã ngã màu sương tuyết hay có người đã về với những người ‘ muôn năm cũ’. Ôi thời gian! một chất mầu làm tăng thêm nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi. Những tiếng rao hay TIẾNG XƯA của phố nhỏ thân thương đó giờ không còn nữa , nhưng hồn xưa vẫn sống mãi trong lòng. Rồi khi thu qua đông đến, nhìn lá vàng rơi tôi chợt trào dâng nỗi niềm hoài cổ. Nhưng dù cho ai có đi xa tận chân trời góc biển người Quảng trị vẫn mang nặng trong tim nỗi buồn viễn xứ cùng tình hoài hương không bao giờ phai nhạt.


ghi chú:
trước 1975 người thành phố QT gọi danh từ Thành cổ là THÀNH thôi

ví dụ:

-tiểu khu đóng trong thành
-trong thành bị pháo kích bây ơi
-cửa thành Lao xá
v.v..

Đinh trọng Phúc
San Jose 1 ngày giáp Tết

14 /12/2011

Monday, July 15, 2013

BÊN CÂY DỀN QUÊ HƯƠNG


                                  Phúc và Hà Thuận bên cây dền sau vườn --ngày 14/7/2013
NHỮNG BẠN NGUYỄN HOÀNG hôm nay gặp nhau bên cây dền đỏ vườn nhà ,như Hà Thuận nói để nhớ bầu trời quê huơng thuở nào .
Hà Thuận lứa của Đinh quang Tuyết , Hòa Lido, hay Ngọc Hà Quảng tường . Thuận ở tận SFO, vừa rồi làm tour guide cũng rất đắc lực cho chuyến du ngoạn San Francisco của bạn bè Ái Tử Bình Điền vừa qua . Về nhà PH , Thuận rất vui . Vợ chồng Thuận và các ban khác mặc sức ra vườn PH hái trái mận (plum) . Năm nay mận quá nhiều hái biết bao nhiêu mận vườn PH cũng còn lủng lẳng trái . Mấy ngày qua chúng mình hái không biết bao nhiêu đem đi tặng bạn bè cho đến hôm qua các bạn đến hái nữa nhưng vẫn còn ...

Bạn đến thăm nhà PH hôm nay chẳng cần câu nệ " khách đến nhà không gà thì vịt" chỉ cần ra vườn sau chụp vài tấm hình bên cạnh cây dền , ngắm luống cải vừa lên , đọt bầu mới ra vòi , vài trái ớt xanh lủng lẳng sau vườn PH là vui rồi .
Bia rượu thiếu gì, đây là "chuyện nhỏ ", lắm khi một khoảnh vườn đơn sơ bình dị như vườn nhà PH  là một khoảng trời quê thu nhỏ , là một món ăn tinh thần cần thiết cho những ai xa quê ngái quán lâu ngày nhưThuận như PH và bao nhiêu bạn bè khác vậy .

DHL 15/7/13





Saturday, July 13, 2013

TRONG ÂM NHẠC VẪN CÒN SĨ KHÍ


nguyên tác: đinh hoa lư
Ai
trong binh chủng Chiến Tranh Chính Tr trước đây thì đều rõ tm mc quan trng ca chiến tranh chính tr như thế nào. Nó rất quan trọng, điều  này chc hn không ai chi cãi. Chính ngay trong lc lượng  đối nghịch khối Cọng Sản - văn công là vai trò đc dng nht ca Đng, nó góp bàn tay ru ng và mê hoc nhng tng lp dân Vit h đã trãi thân mình hi sinh cho sự thắng lợi cuối cùng của khối họ   . Thc s nói rng , trước 1975 chúng ta có phn nào coi nh công tác Chính Hun , công tác Chiến Tranh Chính Tr - vai trò Tâm Lý Chiến nhm nâng cao tính hăng say chiến đu và cũng c lý lun đã phá li chiến dch tuyên truyn ca CSVN.

Nh
ng ngày mt nước sng lưu vong , có nhng trung tâm băng nhc người VN T Nn CS ngoài nhim v làm ngh thut đ kinh doanh có li, đ đu tư và phát trin ln trung tâm ca h, nhưng không phi vì thế h ch duy nht mt mc tiêu là TIN ri quên đi lương tâm dân tc , quên đi danh d ging nòi và trng trách chính tr trong công vic kinh donnh ca h. Ít nhiu gì h cũng còn sĩ khí trong văn ngh.

S
ĩ khí đây là h không hoàn toàn làm văn ngh thâu băng truyn hình như trung tâm khác h bt k ni dung , quên đi quá kh, min sao đánh vào th hiếu tm thung ca loi "khán gi tm thung" đ thu vào tht nhiu li nhun . Cui cùng chúng ta thy rng cái sâu xa nht ca loi trung tâm th 2 này là TRÁNH VA CHM CHÍNH TR , vì s và s : s mt tin- s b cm đoán- nhng th "tha hip ngm" cùng điu kin khác, thế thôi !

Th
ành phn ca loi trung tâm th 2 này dĩ nhiên chính quyn CSVN cho lưu hành t do, cho móc ni t do: đi đi --v v , b sung "thành phn ca sĩ mi - l - hp dn - sexy- bt mt- khêu gi" . Ri dn dà nhng loi "cu ni" thành lp . Nhng trung tâm này hoàn toàn mt hn quá kh đau thuơng dân tc , quên hết nhng ni bi thiết cùng nhc nh mà dân tc VN phi chu đng s chà xí tng ngày t bàn tay st đc tài đc đng ca chính quyn m dân CSVN hin nay . Trước mt h ch là "đô la và móc ni" , đu hàng vi k thù dân tc. Thế thì làm gì nói ch SĨ KHÍ đây cho ung giy phí li ! ...
Chính quyn Thành ph HCM va ra lnh tăng cường kim tra trên đa bàn thành ph đ đm bo công chúng không th tiếp cn được vi sn phm mi nht ca hãng đĩa Asia có tr s ti M.Đây là đĩa mang s hiu 71 k nim 32 năm ngày thành lp ca hãng đĩa này. Ni dung ca Asia 71 là chương trình nhc hi hi cui tháng 11 năm ngoái ti Long Beach Performing Art Centre tiu bang California.[trich BBC]
...

Trái l
i có trung tâm mà đin hình là ASIA, chúng ta phi khách quan thy rng v tm vóc h thua sút vì thiếu "thế và lc" . S lượng và đu tư h ít hơn vì đã b Ngy quyn CSVN lit vào hai ch "phn đng " thì làm sao th trường h m rng được? Nhưng đáng khen thay mc dù thua sút v tin bc , nhưng trong tp th h còn ta sáng hai ch sĩ khí, đó là lòng yêu nước thuơng nòi , biết tp trung ngun nhc, li nhc cho vn đ cu nước cu dân và chng li bo quyn bán nước hin ti.

Đó là lý do ti sao hin nay chính quyn CSVN ra sc đe nt, tn công truy quét cho được cun ASIA 71- mt cun băng cha chan lòng yêu nước , nhng ni dung đánh mnh vào vào tim đen bn bán nước Ba Đình Hà Ni . Như thế làm sao chúng không "nhc tai gai mt" hoc gi nín thinh cho được?

Nh
ng tiếng nói ut c ca muôn triu con dân yêu nước VN, ca Vit Khang, ca Lê th Công Nhân , ca Điếu Cày, ca LM Lý,..cùng biết bao nhiêu người khác đang thét lên , nói lên trong li hát nng nàn như "Triu Con Tim", triu tm lòng hòa mt nhp, đang thn thc xót xa cho thân phn đt nước chúng ta hin nay.

Nh
ng tiếng hát đy sĩ khí , không hám li ham danh như nhng hi chuông cnh tnh ngân vang trong lòng dân tc khiến bn bán nước buôn dân cúi đu h thn và t "thn quá hóa gin" chúng sn sàng làm bt c hành đng dù đn mt đến đâu !

Ch
úng ta hãy lng hn nghe tiếng hát ut c t TRIU CON TIM đ hiu thế nào ti sao có tiếng hét ca Vit Khang :"Vit Nam tôi đâu?" và t đó nhn ra mt nim an i : dù sao bên cnh các băng nhc ch biết "cúi đu vì tin" thì chúng ta còn có mt đôi nơi còn chút SĨ KHÍ TRONG ÂM NHC mà trung tâm ASIA là mt đin hình.

  DHL
Jan 14/2013


CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...