BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
NH 65-72 đinh trọng phúc
(viết cho đặc san NH Đồng Nai xuân Giáp Ngọ 2014)
Dhl -ngày 11 tháng 12 năm 2013 -buổi thi cuối
cùng
Hôm
nay là buổi thi final và cũng là buổi
học cuối cùng của
tôi tại
phân khoa này. Tự nhiên trong tôi dâng lên một niềm xúc cảm
, một nỗi buồn nhè nhẹ vương vương trong lòng . Những
cô cậu học trò trong lớp
học người bản xứ ở đây làm gì hiểu được tâm sự của tôi một người lớn tuổi như tôi,
khi một mái đầu
bạc cùng ngồi
chung với hơn hai mươi
mái đầu xanh, bất
đồng ngôn ngữ
đã đành nhưng chẳng giống gì màu mắt.
Có cái là các em rất mến tôi, thuơng
thân bác
“già” mà
vẫn siêng năng tới trường, bài vở
chẳng bao giờ nộp thiếu .
Lợi dụng lúc giáo sư
chưa đến, tôi nhờ một sinh viên ngồi trước tôi:
-can you please take a picture for me ?
-sure
!
Em nhanh nhẩu
trả lời xong giúp tôi chụp hai tấm hình kỷ
niệm . Anh chàng tuổi bằng con trai út tôi, em coi bộ thích giúp tôi làm việc này . Cả lớp thấy tôi chụp
hình đều cười vui vẻ nhưng có
chút thắc mắc? Tôi giải
thích cho lớp rằng đây là buổi
thi cuối và buổi
học cuối cùng của
tôi tại trường này do đó tôi cần một hai tấm
hình. Các em đều chúc mừng
tôi , chúc “bác gặp
job tốt”
. Dĩ nhiên làm gì có chữ “bác”
trong ngôn ngữ Anh nhưng
tôi phải “hoàn
cảnh hóa” cho các bạn tường tận vậy thôi.
Vài phút nữa
giáo sư Vince Montes sẽ đến. Ông tốt
nghiệp Ph.D
khoa Học Xã Hội tại Đại Học Los Angeles và tùng sự tại đại học này khá lâu . Dù sao ông Vince không thể nhiều tuổi hơn tôi
được. Dáng người tầm thuớc, vui vẻ .
Giống các
giáo sư khác,
giáo sư Montes coi bộ tử tế, thêm một
chút gì kính trọng tôi, một
nguòi lớn tuổi hơn ông.
Với hai giờ
thi sắp tới đây, tôi sẽ
trả lời 50 câu hỏi
về những bài học
trong mùa thu này . Cộng thêm 5 bài viết ngắn nhằm mục đích đòi hỏi
tôi diển đạt ý tưởng, quan niệm
, cùng bênh hay chống vài
vấn đề liên quan về chủng
tộc và dân tộc (race and ethnicity) trong
xã hội Hoa kỳ . Về phần 50 câu hỏi,
tôi phải đọc nhanh để để tiết kiệm thì giờ
cho kịp 5 bài viết
kia. Có câu tôi phải đọc hai ba lần-
làm tiêu hao thì giờ .
Có câu tôi lại quên hay nhớ ngờ
ngợ
cũng lại mất thì giờ !
Đổ đồng một câu hỏi
tôi có hơn 1 phút
, chuyện này đòi hỏi
tôi phải thuộc bài giáo khoa thầy đã dạy, những chi tiết,
năm tháng. Cũng có câu thuộc dạng loại suy để
mình tự phán đoán mà chấm cho đúng. Khổ nhất là phần
vocabulary, tức là từ ngữ có chữ tôi không hiểu
nghĩa ,nhưng ngoài
cây viết chì số 2
ra tôi chẳng có quyền
mang theo bất cứ cuốn từ điển nào. Tôi phải đoán
theo ngữ cảnh mà "Mò" nghĩa . Cũng may,
ngang trình độ này, tôi ít gặp chữ khó (hard word). May thay, trong giờ
thứ hai 5 đề viết thầy cho đề
trước , tôi soạn
ra sẵn ở nhà - học
thuộc lòng , ít lắm là thuộc lòng dàn bài . Như vậy một giờ còn lại tôi chỉ kịp viết ra xong cũng đủ hết giờ, còn chút đỉnh
nào thì edit câu văn . Cái khổ của tôi là phải edit lại
câu văn làm tờ giấy viết dơ
thêm ! Giáo
sư tại Mỹ họ chấm văn viết
của người nhập cư như tôi
hình như họ biết “thông cảm”
cho những người tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, có thể
nhờ thế tôi hi vọng
thầy sẽ "nương
tay" cho tôi được nhờ
!
Giờ thì tôi trở lại chút tâm tình của tôi với
buổi thi cuối
này cho ngày mai, khi tôi chính thức xa mái trường
thân yêu này . Tôi sẽ nhớ nó luyến
lưu nó
những ngày lưu
xứ . Một chuỗi thời gian được
hân hạnh cắp sách đến
trường với cái tuổi
lục tuần . Một tình cảm
bao dung từ miền đất hứa từng dang tay đón nhận tôi ,cho tôi xây đắp bao điều
mộng ước không chút khắc khe kỳ thị, hay ghét bỏ
khinh khi . Tôi cám ơn và
thuơng yêu
nước Mỹ là thế . Cũng như gần mười năm trước
cái hãng mang tên Apogent Discoveries
chuyên sản xuất đồ thí nghiệm
về Gene,những
mũi nhọn ,những bản chứa bằng plastic đủ
màu ngày ngày tôi làm ra và đóng gói gữi đi các trường
đại học , các trung tâm nghiên cứu về sinh học
khắp mọi nơi trên
thế giới . Thế mà chịu không nỗi
tình hình kinh tế suy đồi của nước Mỹ , hãng tôi phải dời đi , co rút về tiểu bang Tennessee để tôi lại một mình "bên trời bơ vơ". Thế
là tôi quyết định đi học
lại . Một chuỗi thời gian, các sinh viên trẻ ra trường tại vùng thung lũng Silicon Valley cầm mảnh bằng tại nhà "mà khóc" ! có sv gữi đi cả ngàn lá đơn
chẳng nơi nào
hồi báo !
Thế là tôi chọn
con đường "học đường
dài". Nhưng có
dài chi cũng phải ra trường;
cũng như cái
thai trong bụng mẹ , chín tháng mười ngày phải ra chào ánh thái dương. Cám
ơn nước Mỹ đã mở thêm cho tôi một ít kiến thức . Giã từ
cái nghề săm soi về
điện tử cái nghề
mà bà xã tôi hay nói đùa là làm "như
khỉ"
đó là assembly line khi tôi
chân ướt chân ráo từ
VN nhập cư vào
đây-Silicon Valley- theo diện tỵ nạn (refugee). Giờ tôi là một sinh
viên già trong ngành xã hội học (Social Science), ngành học về những bất công, kỳ thị
trong xã hội Mỹ. Với trọng tâm xây dựng
một xã hội công bằng
và hoàn thiện
hơn, trong đó mọi người đều có quyền
sống quyền bình đảng
về kinh tê cùng chính trị . Nạn chia rẽ
và kỳ thị chủng tộc phải thực sự bị xóa bỏ. Ngoài ra cải
tổ giáo dục
cùng chính trị cũng liên quan đến ngành học của tôi .
Thế đấy , những bài essay tôi phải viết , phải lý luận ,
phải lo kiểm
lại văn phạm
và từ ngữ lâu nay quen viết theo lối “Vietnamese” của tôi. Tôi nhớ lại những lần nhận bài giáo sư
chấm xong trả lại cho tôi, ôi! lời phê "đỏ
lòm" lòng buồn da diết. Những lúc đó tôi tự an ủi, "mình là người Việt
mà !" Nhất là ông giáo sư môn
sử,ông coi bộ lớn tuổi hơn tôi
nhiều. Ông phê rất
tận tình, hình như để huớng dẫn tôi viết
cho giống người Mỹ (American Style), còn câu viết theo lối của tôi hay theo kiểu dịch từ lời Việt trước và Anh sau nên cái "văn phong"
nó khác người Mỹ nhiều lắm . Một kinh nghiệm
cho tôi là giáo sư càng
già, càng
chấm kỹ càng không bao giờ bỏ sót, cùng kỷ
luật nghiêm hơn.
DHL
chiếc bóng đơn côi trong
sân trường
đại học-2013
Cách
đây bốn mươi mốt năm
, một ngày tháng 3 năm 1972 , tôi và bạn từng có buổi
học cuối cùng tại
trường trung học
Nguyễn Hoàng ngay thị xã Quảng trị . Nhưng buổi học cuối cùng đó hoàn toàn bất ngờ,
không ai trông đợi
và cũng chẳng ai biết
trước. Tất cả , tất cả… bao thầy
bao bạn , bao kẻ
thân yêu cùng bỏ trường bỏ xứ mà đi. Cùng chạy về huớng nam tìm sự sống trong cái chết. Hôm nay đây tại xứ người- bốn mươi năm
sau- số phận “đẩy đưa” tôi
và “buổi
học cuối
cùng” này, làm lòng tôi bất chợt xao xuyến
nhớ về kỷ niệm những “đời áo trắng”,
bao mộng
ước dạt dào cháy bỏng
, bao tương lai hoa bướm
nhưng lại "gãy
gánh giữa đàng" !
Bốn mươi năm
sau, những ngón tay cầm
viết , một thuở thanh xuân ...giờ như sống lại .
Cám ơn
Hoa kỳ, cám ơn nước Mỹ !
December
2013
NH65-72
đinh trọng
phúc
DIPLOMAT cap ngay 18 thang 12 nam 2014