Wednesday, November 28, 2018

CHÁU NỘI ĐẦU TIÊN Trữ Ân Trọng Đinh

Cu Trữ Ân Đinh hay là Zachary An Trong Dinh sinh lúc 4: 30 am ngày Thứ Tư  28/11/2018  

Ngày 22 tháng 10 Âm Lịch ngày Giáp Tý tháng Quý Hợi năm Mậu Tuất 

Hôm qua Út Miu báo ba mẹ rằng chị Kathryn chuyển bụng vô nhà thương rồi. Ba Mẹ mầng khấp khởi vì vợ của Khang trễ đã một tuần rồi mà chưa thấy gì?

Hai vợ chồng van vái ông Nội phò hộ cho mẹ tròn con vuông: tội nghiệp hai vợ chồng Khang xa nhà không nhờ ba mẹ được.

Thế là sáng nay Miu báo tin mừng vợ Khang đã sinh hạ HOANG NAM lúc 4 giờ 30 sáng NGÀY 28/11/2018

Ông Nội sáng nay dậy sớm lúc 5 giờ sáng thắp nén nhang cảm tạ ơn Phật Bà và Tổ Tiên Ông Bà họ Đinh phò trì cho con cháu.
Thế là BA MẸ có CHÁU NỘI rồi.  

Thằng cháu ngoại cu Bô nó coi bộ mừng lây cũng chạy lăng xăng do nó CŨNG LÊN CHỨC ANH rồi

Trong nhà ai CŨNG LÊN MỘT CHỨC HẾT.rồi mừng lắm
Congratulations to Kathryn Khang và Cu Khang Junior 

21.12.2018

Hôm nay Ông Bà Nội đồng ý với nhau gọi tên ở nhà (nickname) cho cu Khang là TÔ TÔ (giòng chó con) do ba Tô tô  Ky Ky




TÔ TÔ 3 TUẦN TUỔI RỒI 
HÁU ĂN LÀ ÔN MỆ MỪNG RỒI (giống cha nó lúc còn nhỏ)




11/5/2019






Saturday, November 10, 2018

GIỖ THỨ 24 CỦA ÔN

GIỖ THỨ 24 CỦA ÔN

ngày thứ Tư 31/10/2018 nhằm ngày 23 tháng 9 âm lịch Mậu Tuất





















Friday, September 14, 2018

Chút Hoài Niệm Về O Đinh Thị Mỹ




Ngày xưa anh hay vào thăm nhà Mạ ở Mỹ Chánh lúc chị Biên còn sinh thời, O Mỹ còn nhỏ lắm. Ngày ngày chơi với lũ bạn quanh xóm chợ và Dũng cùng Hoà nữa Anh Nghĩa thì chơi riêng.

Cái nhà nền đất cao ngó ra bên phải là vạt mía rậm rạp trước là trường Ấp Tân Sinh sau lưng nhà là xóm Chợ. Hàng ngày có tiếng cười đùa của mấy anh chị em. Tuổi nhỏ lớn lên bên dòng sông Ô Lâu trong đó có cô con gái Đinh thị Mỹ 
Ai có ngờ đâu thời thế đổi dời bao chuyện biến thiên dẩy đầy đau khổ bà con chia ly mỗi người mổi ngả?

Sau này khi Mỹ đi lấy chồng,  phải nói rằng trong nhà mình nhờ sự thương yêu sắp đặt từ hai bàn tay Mỹ.  Mỹ cùng gia đình  vào Cam Ranh rồi gia đình lần lượt vào theo.

Ngoài sinh kế gia đình O Mỹ hết lo phụng dưỡng mẹ già chuyện anh Nghĩa đến chuyện bầy em thế mà dần hồi êm xuôi.

Ở Hàm Tân mỗi lần Ba ra thăm là nhờ một tay Mỹ giúp đỡ. Từ tấm áo mớ tiền cho đến những lít mỡ heo Mỹ gom từng ngày để dành cho Ba trong những ngày thiếu thốn.

Sau 1975 chỉ còn Mỹ là người con gái lớn nhất trong nhà Mạ và số phận đưa đẩy sao nhờ có Mỹ mà cả nhà mình qua cơn sóng gió ngặt nghèo.

Hôm nay Mỹ đã thực sự về với Ba Mạ bên kia thế giới để lại trần gian bao tâm tình thương nhớ của Dượng Dũng của các cháu và của anh chị em ...

Mỹ ra đi mang theo một tấm lòng nhân hậu hiếu thảo khi cả nhà đang đầy đủ phương tiện để thọ hưởng một cuộc sống ung dung.

Đây là niềm thương tiếc cho cả đại gia đình mình.
Nhưng ngẫm lại cõi nhân sinh con người đã có số phận định phần ai mà qua được?

Thôi xin Mỹ ung dung ra đi về cõi Phật nơi bên thế giới kia có  hương linh Ôn Mệ và cả Ba và Mạ Chị Bích Chị Biên Anh Nghĩa đang mĩm cười dang tay đón Mỹ.

Sinh Ký Tử Quy là vậy.

Từ phương xa anh xin thắp một nén hương lòng gửi về  O  bên trời quê hương cùng tâm tình tưởng niệm chân thành.

anh chị Đinh trọng Phúc cùng các cháu




Tuesday, July 10, 2018

TRIÊNG GIÓNG MẸ GIÀ






Nước Mỹ hàng năm có ngày Lễ Mẹ, bên nhà thì có ngày Vu Lan để nhớ công ơn từ mẫu. Mùa Lễ Mẹ năm nay tại xứ người, lúc vợ con nhận bó hoa hồng do con trai từ xa gửi về làm con chạnh nhớ đến mẹ đang sống những ngày tháng xế chiều trong 'lãng quên' trí não.

  Nhớ 
mẹ, con khó quên được hình ảnh cái chợ quê nghèo. Ngày tháng đó hình ảnh mẹ, gánh hàng xơ xác, thân gầy còm cõi vẫn còn đậm nét trong tâm khảm con.

[IMG]
 

Thời gian lặng lẽ trôi qua một thôn xóm gần bờ đại dươngNgôi chợ nhà quê nay tuy còn đó nhưng khách mua càng lúc càng vắngQuê hương nay thay đổi từng ngày. "Gió Thời Gian" đó là những cơn gió chướng từ đại dương thồi vào bờ cát trắng vào mùa biển động từng cuốn phăng đi tất cả bao hình ảnh cũ. 

   Làm sao con quên được tháng ngày mẹ  phải vất vả ngược xuôi nuôi cả gia đinh? Thời buổi đổi thay, chồng-con 'cải tạo', hoàn cảnh túng ngặt đồng cảnh ngộ với bao nhiêu bà con trong xóm thôn mình. Mẹ hoà mình trong nhịp điệu truân chuyên một vùng kinh tế nông phẩm cùng than củi xứ Động. Chiếc đòn gánh hằn lên vai mẹ. Ngày hai buổi chợ nuôi mấy đứa con ăn học co' khi rau cháo qua ngày.  

Con chỉ biết giúp mẹ hoạ chăng oằn vai hai tháng ròng vác từ rừng Sơn Mỹ bao nhiêu là cây rừng và những gánh tranh làm lại căn nhà tranh. Và là những vồng khoai, luống bắp trên cái rẫy cát trằng bạc màu vì phong hoá do lối canh tác đươc năm nào hay năm đó? Và nghèo vẫn đeo mãi cho gia đình ,cho Mẹ. Vai mẹ  vẫn mãi oằn lên ngày ngày hai buổi chợ. Chợ Sáng tức là chợ Cam Binh và chợ Hôm Động Đền.  Làm sao con quên được cái chợ nhỏ bé xác xơ cạnh nhà. Chợ Cam Bình với cái đình lợp tôn xiêu vẹo , gọi là 'bề thế' vào thời này . Hai bên là những quán tranh , lỏng chỏng những cái sạp đan bằng cây rừng. Vậy cũng ưu tiên cho các loại hàng "sang trọng " vào thời này như quần áo may sẵn , vài ba xấp vải , hay hàng xén. Mẹ  không có may mắn đủ vốn liềng như người ta. Vốn liếng mẹ  chỉ đủ dọn lên một miếng ny lon trải trên mặt đất toàn cát trắng. Vài ba xấp thuốc rê, vài ba thứ gia vị gói sẵn , hạt chè khô cùng dăm ba thứ lỉnh kỉnh tầm thường dân quê cần đến hàng ngày. Nền cát lợn cợn rác rến lâu ngày, vài ba cơn gió thổi hắt lên phủ đầy trên hàng của mẹ.

  Vốn liếng của mẹ co dần đi theo những miệng ăn trong nhà cùng những lon gạo hẩm, vàng ố; đó là những thứ ưu tiên cho bữa trưa. Gánh hàng mẹ nhẹ dần, nỗi lo công nợ càng tăng.  Chợ Sáng mới đông mẹ đã lo gom tièn dành cho con buôn, đòi nợ. Họ ngồi cạnh mẹ thôi thúc , càu nhàu , than vản, ôi ! đủ thứ 'tiếng chì tiếng bấc' ! Chủ nợ này đi thì con buôn khác tiếp đến. Mẹ phải tính toán chia xớt từng đồng tiền bán được trong buổi chợ , tạm trang trải làm sao cho vừa lòng họ. Có những lúc chợ ít khách, mẹ  ngồi thẩn thờ như kẻ mất hồn. Những lúc này nét mặt mẹ vừa buồn vừa lo lắng . Những tiếng cằn nhăn của các mối bỏ hàng như những "nhát dao'  vào tai? 


  Trời vẫn gió ,vẫn cát... tung vào từng mớ thuốc rê, từng "ngảu" hột chè , vài ba gói vị tinh bột ngọt hay tiêu đen loại lép hột rẻ tiền ... Mẹ  còn lo làm sao có vài lon gạo cho trưa nay?

-Mớ cá đuối mạ um sẵn các con nhớ nghe!

  Càng trưa khách thưa dần . Chợ Sáng chuẩn bị tan . Gió chướng vùng đất biển vẫn ào ào thổi . Những hạt cát bay vào mắt mẹ . Những hạt cát  làm mắt mẹ mờ mau.  Tháng ngày lo lắng  cùng nỗi ê chề của gánh hàng nhà nghèo. Một thời làm không đủ sống và chẳng ai biết làm nghề gì ngoại trừ vào rừng đốt than làm rẫy?  Gió - cát bao năm mẹ quen rồi .  Mẹ quen từng cơn mỏi mệt hay bao ngày mẹ phải ngồi im chịu đưng . Cái buồn cái lo lớn nhất của mẹ  là làm sao nuôi sống gia đình và nỗi ray rứt theo từng câu năn nỉ với mối hàng, con buôn. Xế trưa mẹ về, ăn uống qua loa.  Có khi mẹ phải bới cho con trên rẫy với món gì ngon nhất. Con biết mẹ ưu tiên cho thằng con bao năm xa nhà. Rồi mẹ  lại sửa soạn gánh hàng cho kịp buổi chợ Hôm. 



Cảnh Chợ Hôm cũng gió cát tung bay, cũng lác đác vài ba miếng tranh che tạm. Khách quê rất ít , chỉ dành cho người lỡ bữa. Chợ Hôm là nơi ngư dân có được vài con cá lẻ tẻ buổi chiều chạy vội vào đây kiếm vài ba đồng bạc. Lúc này có tiền ,người bán cá mới mua vài ba thứ cần dùng cho buổi kéo lưới ngày mai như vài đồng thuốc hút vài hào gia vị .. . lúc này mẹ  bỗng vui vì bán đươc hàng!

   Đường về nhà trời mưa, con đường đất biến thành "con sông thuỷ lợi" với những hố sâu lồi lõm đầy nước? Có những đoạn nước băng qua đường chảy xiết. Cái cảnh "biển dâu " đường biến thành sông, lúc này hình bóng mẹ liêu xiêu, mò mẫm trong ánh sáng mập mờ. Trời tối hẳn mẹ  mới về đến nhà. Xóm quê những căn nhà tranh le lói ánh dầu , con đường trong xóm đen như mực. Tia chớp loé lên trong đêm làm 
 gánh hàng mẹ đã về ngang ngõ. Niềm thương của mẹ dâng trào. Mẹ đã về với mái tranh  ấm cúng. Tiếng ểng ương kêu vang sau cơn mưa, tiếng quê buồn như cuộc đời từng chịu đổi thay.



   Thân cò lặn lội gần xa, mẹ nuôi  gia đình không chút quản công, không lời than vản. Cực khổ vẫn chưa buông tha cho mẹ, cuộc đời không chịu êm xuôi. Chịu đựng mòn mõi lâu ngày thận mẹ suy kiêt, viêm nhiễm. Từng cơn nhức buốt trong người cùng máu mủ nhưng thảm thay, mẹ vẫn cắn răng không nói không than! Mẹ vẫn  im lìm, đòn gánh đè vai hai buổi chợ sớm chiều. Cái đòn gánh vẫn kẻo kẹt, dày xéo lên đôi vai còm cõi của mẹ. Đau trong thân mẹ vẫn lặng im. Hao mòn thân xác cho đến khi mẹ gục ngã và mẹ phải bị mất đi một trái thận trong người vì nó đã hư thối lâu ngày không còn cứu vãn!   



  
Giờ thì mẹ vẫn ngồi đó, trước hiên nhà. Cây phượng xưa buông cành sắc đỏ mỗi hè về cũng theo bóng Ba về miền miên viễn. Chỉ còn lại mẹ bên bờ quạnh hiu, trắng phau hoài niệm chẳng còn gì? Bệnh già trí nhớ phai rồi hình ảnh con cũng đã mất đi trong  trí não mẹ!?(Alzheimer disease)
   
Đã bao mùa Vu Lan trôi qua con thật đáng tội vì chưa viết lên được công ơn trời bể và lòng hi sinh vô bờ của mẹ. Con càng xấu hổ tủi nhục phận làm con không làm sao gánh bớt cơn đau nổi nhọc của mẹ hiền?  Con vẫn biết lá vàng sẽ thi nhau rơi rụng theo làn gió thổi, từng lớp người từng thế hệ sẽ nối tiếp đi xa. Những chiếc tàu chia phôi sẽ đưa bao người thân yêu về miền quá khứ. Trên chiếc 'ga chiều' đang đợi đó sao con chưa nói một lần ca ngợi và tán thán công đức mẹ hiền để giờ đây đã muộn?

  Nay xin những dòng ray rứt của ăn năn con viết về mẹ  như lời sám hối hay lời tri ân. Gió ơi xin gió thôi rung, để con còn về bên mẹ nói lên những lời xưng tán công đức mẹ già  nói mấy cho vừa mẹ ơi!

Miền cát trắng còn đâu dấu chân mẹ già ngày hai buổi tảo tần trên nền chợ đìu hiu. Hai mươi ba năm đứa con xa xứ, vẫn mãi hoài trong ký ức một hình ảnh "Triêng Gióng Mẹ Già".

  
DHL edition 
9/7/2018


Sunday, July 1, 2018

BIRTHDAY ONG BA VUI VOI GIA DINH VA CHAU NGOAI BO TAI JAPAN GARDEN





========================================================
PICTURES

















CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...