Thursday, March 31, 2011

NUCLEAR FUSION & NĂNG LƯỢNG TƯƠNG LAI CỦA CON NGƯỜI



phản ứng nhiệt hạch NUCLEAR FUSION trong lòng mặt trời tạo ra BỨC XẠ


Như chúng ta đã biết phản ứng nhiệt hạch nuclear fusion khác với phản ứng hạch tâm nuclear fission trong các lò điên nguyên tử hay hạt nhân hiện nay đang gây lo âu cho nhân loại; niềm lo âu về lò phản ứng hạt nhân càng tăng cao sau vụ động đất và sóng thần kinh hoàng Sendai tại Nhật ngày 11 tháng 3 2011 vừa qua.

Trong phản ứng nhiệt hạch nuclear fusion, nó tạo ra từ sự tổng hợp hạt nhân (fussion) bởi 2 đồng vị ( isotope) nhẹ hơn của hydrogen là DeuteronH2 và TritonH3 và tạo ra một nguyên tố nặng hơn là Helium 4 (4 He) cùng phân ly 1 Neutron thành năng lượng . Cũng từ chuyện cần một nhiệt độ cực kỳ lớn (hàng triệu độ) để kích hoạt (initiate ) cho phản ứng tổng hợp này nên phản ứng này còn gọi là phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear reaction)


Hiên nay các khoa học gia ANH QUỐC đang ráo riết hoàn thiện nhà máy điện đầu tiên trên thế giới ứng dụng phản ứng nhiệt hạch NUCLEAR FISSION nó sẽ chính thức hòa mạng vào lưới điện quốc gia trong thời gian 20 năm.

Phản ứng nhiệt hạch thực chất nó đã và đang xảy ra trong vũ trụ hàng bao tỷ năm nay rồi. Phản ứng này nó nằm ngay trong tâm mặt trời chúng ta bao đời nay rồi . Nếu ước mơ này thành hiện thực thì con ngừoi chúng ta sẽ khỏi còn lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang hàng ngày hàng giờ làm ô nhiễm làn khí quyển Địa cầu, chúng ta sẽ không còn xây thêm nhiều nhà máy phản ứng hạch tâm nguyên tử NUCLEAR FISSION REACTORS đang xử dụng càng lúc càng nhiều chất liệu hạt nhân như Uranium đang gây ra nhiều quan ngại cho địa cầu về nhiều mặt.

Thành công cho các nhà máy điện nhiệt hạch chúng ta sẽ hạn chế tối đa các phế thải phóng xạ, chúng ta sẽ không còn chuyện nhả khí dioxide carbon làm ô nhiễm môi trừơng nữa.

Qua bao thập niên khổ công nghiên cứu về phản ứng nhiệt hạch với những trở ngại kỹ thuật tưởng chừng không vượt qua được.
nhưng thời gian gần đây có ủy ban nghiên cứu Anh quốc Research Councils United Kingdom (RCUK)đã cho ra những tín hiệu khích lệ.

Những tín hiệu hứa hẹn trong khoảng năm 2030 nhà máy điện nhiệt hach sẽ ra đời tại Didcot thuộc vùng Oxfordshire vùng nằm trong kế hoạch gọi là Hiper Project của Anh quốc.


Chạy đua với Anh, tại California Hoa kỳ Cơ Quan America's National Ignition Facility đã ráo riết thí nghiệm dụng cụ gọi là LASER FUSION ứng dụng kỹ thuật LASER gồm 192 giàn laser khổng lồ có khả năng tổng hợp và bắn ra một cường độ khổng lồ 500 TRILLION WATTS tức là 500 ngàn tỷ watt-trong một phần giây đồng hồ; cường độ này gấp 1000 lần cường độ của lưới điện quốc gia Hoa kỳ hiện nay.

Tại sao chúng ta lại khổ công đi tìm một cường độ điện "vĩ đại" như vậy ?
Chuyện là phản ứng NHIỆT HẠCH nuclear fusion nó cần một nhiệt độ thật cao lên đến cả 100 triệu độ bách phân Celcius thì phản ứng mới xảy ra đươc.

Mới đây tổng giám đốc cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA Werner BUrkart đã có cái nhìn rất lạc quan, ông cho rằng với dân số gần 10 tỷ người trong thập niên tới, và khi nguồn nhiên liệu hóa thạch đã cạn kiệt trên địa cầu thì nguồn điện năng từ các nhà máy điện NHIỆT HẠCH là giải pháp thỏa đáng cho nhân loại. Ông ta còn cho rằng hiện Âu châu đang ráo riết hiện thực kế hoạch to lớn này cùng đưa nó vào thương mãi hóa cùng với Nam hàn tại Á Châu một môi trừong hứa hẹn phát triển điện Nhiệt Hạch.
Ông Werner Burkart tin chắc rằng mạng lưới điện Nhiệt Hạch sẽ trở nên phổ quát từ các thập niên 2040-2050 khoảng thập niên mà ông rất tin tưởng.

Tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại ngày 10 tháng 10 năm 2010 tại cuộc họp mở rộng Daejeon Convention Center DCC kỳ họp thứ 23 của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế với sự góp mặt của 1500 chuyên gia toàn quốc tế về năng lượng NHIỆT HẠCH (FUSION ENERGY) đã có những thành công khích lệ.

Sự thách đố cho con người như ông Burkart đã nói,"chúng ta đang đứng trước một thử thách lâu dài về thời gian rằng phải phát minh ra một chất liệu có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao ngoài sức tưởng tượng để phản ứng nhiệt hạch xảy ra được (cả trăm triệu độ C)bên cạnh đó chúng ta phải giỏi về vật lý Plasma nữa."
Ông ta còn đặt niềm tin vào Hàn quốc, tuy là nước nhỏ nhưng có sức lôi cuốn và triển vọng về vật lý NHiệt Hạch rất mạnh vào thế giới.

Chúng ta cũng nên biết khái lược về plasma đại khái làtrong lò phản ứng nhiệt hạch, nhân của các nguyên tử nhẹ (gồm đồng vị của hydrogen) đã gây ra được phản ứng nhiệt hạch trong điều kiện nhiệt độ có thể lên đến 150 triệu độ bách phân. Khi vật chất đạt đến độ nóng trên thì gọi là trạng thái PLASMA, thuật ngữ vật lý là 1 thể khí nóng gồm dạng hạt hạ nguyên tử mang điện tích (ions). Thể Plamas này chỉ đựng được trong các "bình từ trường" tạo thành các Ring-shaped reactor tức các lò phản ứng hình tròn nó có vành đai từ trường bảo vệ cho nhiệt độ nóng kinh khủng kể trên.


Đinh Hoa Lư biên soạn ngày 31/3/2011

Wednesday, March 30, 2011

BÁNH MỲ VIỆT trong bộ tự điển Oxford




Ngôn ngữ đã đáp ứng theo nhu cầu tăng trửơng hay thị hiếu của ẩm thực trên bình diện quốc tế. Năm nay ban biên soạn Tự Điển Oxford Anh quốc Oxford English Dictionary (OED) đã cho nền văn hóa ẩm thực VN một hân hạnh khi danh từ BÁNH MỲ được liệt vào trong tu từ mới hàng năm cho tự diển nổi tiếng của Anh quốc này.
Hàng năm công ty OED thường cập nhật hơn 1900 mục từ mới vào bộ tự điển và thời gian xuất bản đúng vào ngày 24 tháng 3 mọi năm.

Danh từ mới Bánh Mỳ năm này cũng hân hạnh xếp hàng vào tu từ mới với các món ăn quốc tế được ưa chuộng phổ thông khác là

bánh mì, taquito, kleftiko, California roll, Eton mess, rugelach, sammich, roulade, doughnut hole, nom nom..



Chúng ta cũng nên nhớ lại sự thành công của hệ thống bánh mỳ thịt Lee's Sandwiches VN khởi đầu từ San Jose California vào năm 1980 và đã phát triển thành công thành một hệ thống bánh mỳ thịt khắp các thành phố tại California trong thập niên 1980. Sau năm 2000 hệ thống này đã lan nhanh qua các tiểu bang Arizona, Texas, Oklahoma những nơi này đông dân VN. Hiện nay các bảng hiệu Lee's Sandwich đã quen mắt với dân Hoa kỳ.

Ngoài Bánh Mỳ thịt ra chúng ta cũng nên nhớ lại thành công PHỞ- tại các nước có người VN định cư đông đúc nhất là tại Hoa kỳ Úc, Canada, Âu châu người dân bản xứ đã bắt đầu 'GHIỀN' phở sau vài thập niên tiếp xúc với ẩm thực VN .

Hiện tại phở cũng hân hạnh sánh vai với các món ăn thịnh hành cùng phổ thông tại Hoa kỳ hay các nước Âu tây khác:


Phở : hiện nay các tiệm phở đều có mặt tại các thành phố đông dân VN tại Hoa kỳ , Úc, Âu châu .. người ngoại quốc họ bắt đầu ghiền
khách Mỹ hay Âu châu đa số đều có cảm giác ăn xong tô phở là thấy khỏe và khoan khoái ra!!!



Ẩm thưc cũng là văn hóa - Văn hóa ẩm thực.
Sắc dân nào khi ra nước ngoài cũng mang theo hình ảnh quê hương trong tiềm thức nhưng những hương vị ngon lành cùng cám dỗ từ những thứ thức ăn đặc sản đó là những loại hình văn hóa ẩm thực đậm nét nhất phân biệt rỏ ràng sắc thái khác nhau cho mỗi dân tộc.

Không những BÁNH MỲ và PHỞ nay mai đây chúng ta hi vọng Chả GIò, Gỏi cuốn (egg roll, spring rolls)chắc chắn sẽ lần lượt vào các danh mục của các bộ tự điển quốc tế như Oxford English Dictionary của Anh và Webster của Hoa kỳ.




VIETNAMESE EGG ROLLS


VIETNAMESE SPRING ROLLS
===========================================================================
Food Writing
The OED's New Food Words: Bánh Mì, Doughnut Hole & Nom Nom
By Amy Scattergood, Tue., Mar. 29 2011 @ 10:00AM
Comments (3)
Categories: Food News, Food Writing




Language is as adaptive as cuisine, or the notion of a brick-and-mortar restaurant, and so it shouldn't surprise anyone that it changes. The folks at the Oxford English Dictionary routinely add new words, regularizing slang and terms from other languages, and have recently added not a few food words. Their updated list, published on March 24th, revises more than 1,900 entries and adds new words from across the dictionary, including what they call "initialisms," which means that LOL, OMG and BFF have now been canonized. Alert your teenager. And your teenager's English teacher.

To the list of recognized culinary terms we can now add: bánh mì, taquito, kleftiko, California roll, Eton mess, rugelach, sammich, roulade, doughnut hole, nom nom (the Nom Nom Truck should add an OED sandwich, or sammich maybe), gremolata, muffin top and cream-crackered. Oh, and "la-la land" has also been added, although you will not read that on this blog if we have anything to say about it. If you don't know the definitions, hey, you can now look them up. And no, Rachael Ray is not on the OED editorial board as, to our knowledge, "yum-o" has not yet made the cut. Maybe next year.



Đinh Hoa Lư cuối tháng 3/2011

Sunday, March 27, 2011

KHOA HOC: ĐỊA CHẤN KẾ RICHTER LÀ GÌ




Sóng địa chấn (seimic waves) là chấn động truyền đi từ lòng đất; chấn động này được ghi nhận vào một dụng cụ gọi là địa chấn đồ (seismograph). Địa chấn đồ ghi được có hình chữ Z (zigzag-chữ chi) đánh dấu biên độ dao động sóng địa chấn ngay dưới vị trí đặt dụng cụ đo lường nói trên. Địa chấn đồ có độ nhạy bén đủ khả năng phóng đại rung động của mặt đất, do đó có khả năng theo dõi các trân động đất mạnh nào trên thế giới. Thời gian, vị trí và cường độ địa chấn có thể đọc được nhờ và dữ kiện tại các trạm địa chấn đồ này.


Địa chấn kế Richter do Charles F Richter, học viện kỹ thuật California (còn gọi là Cal-Tech) phát minh năm 1935 là một dụng cụ toán học đo lừơng độ lớn của trận động đất. Cường độ động đất tính bởi phương pháp toán logarithm suy ra từ sóng địa chấn ghi trên địa chấn kế Richter.

ĐỊA chấn kế Richter, hay cừơng chấn kế địa phương (ML),dùng đo lừờng mức năng lượng sinh ra từ trận địa chấn. Như đã nói trên nó đặt trên căn bản logarithm thập phân (base-10 logarithm) . Ví dụ một trận địa chấn đo 5.0 Richter có cừong độ lắc gấp 10 lần địa chấn có 4.0 độ Richter.mặc dầu nó chỉ chỉ lớn hơn 1 độ richter.

[thí dụ 1000 và 100 hơn thua nhau 10 lần
nhưng Log1000=3
và log100 =2 chúng hơn thua nhau chỉ 1 mà thôi]


The Richter Magnitude Scale

Năng lượng sinh ra từ trận địa chấn xem như là năng lượng phá hoại,
Cường độ 5.3 xem như địa chấn vừa, địa chấn mạnh phải từ 6.3 độ Richter trở lên. Như đã nói trên sai biệt 1 số nguyên từ đại chấn kế Richter vì tính theo logarith thập phân nên nó hơn thua nhau gấp 10 lần về cường độ.

Nếu tính theo năng lượng thì sai biệt một số trên cường chấn kế Richter nó hơn thua nhau thừa số [31.623] lần năng lượng.

con số [31.623] sinh ra do đâu?


Năng lượng sinh ra do động đất liên quan như là năng lượng phá hoại, gia tăng tương ứng với lũy thừa 1.5 hay 3/2 với độ lắc shaking amplitude. Như chúng ta biết với hơn thua nhau 1 con số thì độ lắc hơn thua nhau 10 như thế hơn thua nhau 1 độ Richter có nghĩa năng lượng hơn thua nhau tương ứng với thừa số [31.623] với năng lượng phát sinh

Chúng ta có thể thí dụ gọn lại như sau:

Thí dụ:

Gọi N1 là năng lượng sinh ra của trận động đất có cường độ 7.0 Richter
thì năng lượng sinh ra của trận động đất của trận động đất 8.0 độ Richter là:
N2 = (31.623)[N1]

Và năng lượng của trận động đất thứ 3 có cường độ 9.0 Richter là:
N3 = (31.623x 31.6230)[N1] = 1000[N1]

và trận động đất thứ 4 với cường độ 10.0 Richter là:
N4 = (31.623x31.623x 31.623)[N1] = 31,623[N1]

nói tóm lại hơn thua nhau chỉ 1/2 hay 1 độ địa chấn là mức độ phá hoại khác nhau rất xa !

Địa chấn có số đo 2.0 hay ít hơn gọi là tiểu địa chấn, cho đến 4.5 thì con người ít lưu tâm nhưng thực ra có hàng ngàn cơn địa chấn hàng năm và độ nhạy của các địa chấn đồ khắp nơi trên thế giới ghi được.

Các trận địa chấn lớn có ghi được như Good Friday 1964 tại Alaska, có cường chấn 8.0 và cao hơn. Trung bình địa chấn cỡ này thừong xảy ra trên thế giới hàng năm. Địa chấn kê Richter không có con số cao hơn nữa nên hiện nay có một loại địa chấn kế mới hơn gọi là the Moment magnitude scale đã được tu chính để đo các trận địa chấn lớn hơn; ví dụ trận địa chấn khổng lồ tại Nhật bản ngày 11 tháng 3, 2011 có cường độ trên 8.9 gây ra cơn Tsunami trên 10 mét gây thiệt hại khủng khiếp ngừơi và của cho Nhật bản.

Thiệt hại do Địa chấn ảnh hưởng gián tiếp từ sự sụp đổ nhà cửa gây chết chóc cho dân cư thôi, chứ cùng một địa chấn trên ở các vùng hẻo lánh nó cũng chưa gây cho thú vật hoảng sợ, hay ngay dưới lòng đại dương vẫn hay có các cơn địa chấn lớn mà con người trên đại lục hàng ngày vẫn chưa cảm nhận ra.


các trận địa chấn lớn tính theo cường độ chất nổ TNT

8.7 --- 309.5 megatons --- Sumatra earthquake (Indonesia), 2005

8.8--- 357.1 megatons ----- Chile earthquake, 2010,

9.0--- 476 megatons -------- Lisbon earthquake (Portugal), All Saints Day, 1755

9.0--- 476 megatons-------Sendai earthquake and tsunami (Japan), 2011


Đinh, Phúc
biên soạn ngày 27/3/2011

theo
The Richter Magnitude Scale
http://earthquake.usgs.gov/learn/topics/richter.php

http://en.wikipedia.org/wiki/Richter_magnitude_scale

Friday, March 25, 2011

HỒI ỨC GIA ĐÌNH : TÝ TỲ TY


Chẳng biết cái tên Tý Tỳ Ty ai đặt cho Ty tự lúc nào, hình như chú Thịnh của Ty đặt cho Ty khi mới hai tuổi thì phải. Chỉ có điều là Ty khôn lắm nghe ba hân hoan đi lấy “hộ chiếu” từ ngoài trung về có lẽ từ trên mây trên mưa Ty liền ‘nhào’ vô bụng mẹ để được tới xứ ‘Cờ Hoa’ cho sướng chứ ở nơi ‘khỉ ho cò gáy’ như xứ Sơn Mỹ này thì ngày ngày duy nhất một một ‘điệp khúc khoai mỳ’ chán ngắt.

Ngày sinh Ty lại là ngày ăn tết mồng 5 tháng 5( Tân mùi 1991). Mẹ Ty vừa nấu xôi chè cúng lại phải bấm bụng chịu đau, ba thì phải chạy lên nhà mợ Vũ năn nỉ vì ai cũng bận lo nấu nướng cúng lễ Đoan ngọ, truyền thống dân mình. Cứ nhớ lúc Tý Tỳ Ty ra đời, bà nội lên thăm quở thằng ‘nhái đen’ chắc mai mốt mạnh lắm, còn cậu Lô Ty thì cứ lẩm bẩm aí ngại cho thằng cháu cậu đợt này không đẹp trai cho lắm.
Ty sinh ra vì ngày mồng 5 tháng 5 Đoan ngọ nên ba Ty khoái chí làm mấy câu sau:

Trưởng nữ hạ sinh ngày song nhị [2/2 Ất Mùi 1985]
Song thất tiếp tục một thứ nam [ 7/7 Mậu Thìn 1988]
Trời cho trai nữa ngày Đoan Ngọ (5/5)
Gọi là chú Út phải lòng chưa?

(xã Sơn Mỹ rằm tháng 10 Tân Mùi 1991)
nhưng sự thực là chưa vì phải còn 'BÒN ' thêm Út MIU sau này nữa đó

Khổ cho ba Ty phải lôị ngược lội xuôi bổ túc giấy tờ qua tận Mỹ, tốn kém lại còn bị bà con cằn nhằn rằng ba mẹ cái tội ‘đẻ nhiều’.



dưới mái tranh nghèo (Ty được bồng trên tay năm 1991 , Xã Sơn Mỹ Hàm tân)


Bôn ba tháng ngày theo chuyện giấy chuyện tờ, nhà Ty phải vật lộn qua ngày trên mảnh đất Sơn Mỹ khô cằn sỏi đá thế mà cu Tý Tỳ Ty cũng lớn lên nhờ dòng sữa mẹ, bú no nê, thì đùa giỡn với 3 anh chị trong cái sân trường hoang phế còn lại, còn ngôi trường cũ đã bị phá bỏ, gạch ngói thì bị bán đi. Ngôi trường đó từng là nơi chôn nhau cắt rốn mấy anh em, dưới bàn tay chai đá của ba mảnh đất quanh trường từng sản sinh ra bao luống khoai, bờ bắp nuôi sống cả nhà Ty. Ngôi trường đó từng là nơi ngày ngày nghe ê a vang tiếng học bài cuả lũ nhỏ trong làng học trò của mẹ Ty. Đến lúc Tý Tỳ Ty ra đời thì Ty không có dịp thấy được ngôi trường đó, Ty chỉ thấy chỉ mọc lên bên đường cái nhà tranh 3 mái lạ đời do ba Ty đốn cây vác gỗ về làm. Quanh sân trường bỏ hoang đó ba Ty đã gầy dựng nên một rẫy cây điều rậm rạp.


4 anh em dưới gốc đào vườn nhà

Dưới chân dốc Tân Sơn là xứ Động Đền, xóm làngNội Ngoại của Ty đó. Tý Tỳ Ty cũng có mấy dịp được theo ba mẹ về thăm, đó là những lúc Ty được đèo theo sau chiếc xe đạp, gia tài quí nhất của nhà Ty. Mỗi khi từ giã Nội Ngoại lên nhà, ngồi sau chiếc xe đạp đó lên lại dốc Sơn Mỹ thân quen Ty không quên bi bô chỉ vô hướng nhà ông Nội.


Đầu năm 1994 (13/1/94) cái ngày vinh quang nhất, vì cả nhà Ty được gọi đi Sài Gòn gặp phái đoàn phỏng vấn đi Mỹ. Oái ăm thay Ty lại có thêm em, Miu Miu cũng ‘bon chen’ không kém gì Ty biết nhà ‘Ba Bờm’ sắp đến xứ ‘Cờ Hoa’ cũng từ trên nhào vô bụng mẹ (vì kết quả siêu âm Ty đã có em hai tháng nằm chờ). Thế là Ba Bờm laị thêm một phen chạy giấy chạy tờ, bên xứ Mỹ kia cậu cuả ba cũng ngao ngán thở dài, về lại Bình Tuy thì bà con xót xa ái ngại.

Thế mà Ty đâu có lo chi vì biết rằng trước sau gì cũng qua xứ Mỹ. Cuộc đời này biết ai dại ai khôn. Lên xứ Saì gòn Ty cũng được khám sức khỏe như ai, tội một nỗi Ty bò lê bò càng sợ hoảng hồn la hét lung tung trước mấy cô y tá.
Có em rồi thì Ty phải xa dòng sữa mẹ, út Miu chào đời thì tội cho Ty phải theo Dỳ Ly về ngoại ở với dỳ với Ngoại Ty để quên đi vú mẹ. Tuần sau Ty được lên lại nhà, tội chưa! Ty đâu đã quên hơi hám cuả giọt sữa mẹ mình, mỗi khi mẹ Ty tức sữa phải bóp ra ly thì đã có Ty bên cạnh giường uống cạn cu cậu không bỏ phí giọt nào.

Quen hơi cu cậu cứ bịn rịn bên giường mẹ hoài không chịu đi chơi, thế là Ty bị mẹ mắng, có em rồi mà.


ty 1 tuổi xa vú mẹ

Từ đó Ty theo ba, được ba Ty ấp ủ vì mẹ đã có em Ty, nưã chiếc mền rách ưu tiên cho em bé, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn, nên cu Ty theo ba và không dám đòi mẹ chút nào. Hiên nhà sau một mái tranh dột nát, nhớ về những cơn mưa đêm ba Ty phải ngội dậy chèn lại mấy miếng tranh, nước mưa đang chảy xuống ướt cả chiếc giường ọp ẹp của hai cha con. Mẹ và em Ty, cùng mấy anh chị cuả Ty đang ngủ bên chái tranh kia cũng chẳng khá hơn gì, trời mưa, nước giột khốn khổ thay cho cả ‘Nhà Bờm’. Ba Ty lay hoay hốt hoảng chèn bên này vá chổ kia, những dòng nước mưa len qua khe hỡ mái tranh thi nhau giỏ xuống khi làm cả nhà không còn giấc ngủ. Chái sau thấp lè tè là cả cơ ngơi của hai cha con, liếp cửa được làm từ những mảnh trần nhà còn lại từ ngôi trường đã bị phá bỏ. Ban ngày chống cái cửa sổ bằng giấy ọp ẹp đó lên là giàn mướp ‘vĩ đại’ của ba Ty. Giàn mướp đó là gia tài của nhà Ty, mỗi một nụ hoa mướp kết trái là mỗi một niềm hy vọng của ba mẹ Ty đó. Mỗi trái năm trăm, hai trái một ngàn mướp càng thêm trái là nhà Ty có gạo, rồi đến đường bột cho em…giàn mướp rợp bóng hiên sau, lung linh ánh nắng, mướp xanh ngắt mướp ra hoa, càng nhiều hoa thì nhà Ty càng nhiều hi vọng.


Miu Miu, em Ty chào đời thì cũng là lúc Nội được sờ tay cháu để sửa soạn ra đi về với cõi vĩnh hằng. Ông không có cơ may sống thêm để thấy bầy cháu về nơi xứ lạ. Sau đám Ông thì cả nhà Ty phải xuống dốc về lại Động Đền, ở gần nội ngoại chờ ngày đi Mỹ. Bạn bè ba Ty lần lượt lên đường cả rồi, chỉ có nhà Ty là còn kẹt lại. Tất bật chuyện giấy tờ , nào sức khoẻ đợt hai ba,nào tái khám, cả nhà ra vô Saì Gòn, xoay như cái vụ, bà con xóm làng ai cũng ái ngại lo giùm.

Ngày ngày Ty theo chân ba ra ngồi quán cà phê chú Thư ngoài ngõ, Ba ngóng đợi bóng dáng mập mạp O đưa thư của xã, rồi mỗi cánh thư từ Sài gòn đến là mừng vui đủ thứ. Tiếp đến là những chuyến xe đi sớm về khuya, ba Ty tất bật chuyên giấy tờ vô ra Sài gòn vì số phận cả nhà Bờm đã đến hồi chín muồi và quyết định.



ngày tháng ba Ty luôn luôn
căng thẳng đợi giấy tờ đi
Mỹ luôn có Ty bên cạnh

(Tết Ất Hợi 1995-
Quán cà phê chú Thư-Động Đền)

Rồi chuyện gì phải đến sẽ đến, ngày 21 tháng 7/ 1995 nhà Ty lo chuyện liên hoan chia tay để kịp vô Sài gòn đi Mỹ vào rạng 2 tháng 8/95.

Kể ra thì Tý Tỳ Ty cũng có một thời gian ở gần Nội Ngoại, cứ nhớ cái ngày lo chuyện liên hoan, cậu Lâm Ty lăng xăng lái chiếc Honda 67 của chú Thịnh cho mượn, lui tới chở đồ, TY đeo theo xe bị kéo một đoạn dài trên con đường cát trắng lối vào nhà Ngoại làm Ty một phen hú hồn. Rồi cả nhà ‘Bờm’ đi quanh chợ quay phim chụp ảnh tất cả mọi thứ đều nằm trong những thước phim của chú Nho quay và máy ảnh của ba Ty chụp.



Ty trong vườn Nội những ngày sắp xa quê hương VN


Ngày lên đường đã đến. Cả nhà lên Sài gòn trước mấy ngày ở lại nhà O Hòa gần phi trường đường lên Lăng Cha Cả lối vô trại Phi Long cũ. Tối 1 tháng 8 bà con bạn bè vô tiển nhà Ty chật cứng cả nhà o Hòa, máy bay sẽ bay vào chuyến 1 giờ sáng.

Vào phi trường mới thấy cảnh nhà mình tay bồng tay bế. Dân H.O. đi cũng đông lắm, ai cũng có đeo thẻ để phân biệt. Nhà mình mỗi người đều được gắn một thẻ trước ngực ghi số bay và nơi đến để đề phòng lạc. Họ còn phát thêm nào lủ khủ đồ ăn thức uống mang đầy cả tay. Giờ phút lên đượng bà con mình chỉ đứng ngoài cửa kiếng an ninh vẫy tay nhìn vào, ba mẹ thảng thốt theo thủ tục lên đường không còn giây phút nào để nhìn nội ngoại hay vẫy tay từ giã. Lo sợ cuống quit cả lên, đi nhanh cho kịp dòng người, lần đầu tiên cho cả đời người và cả nhà Bờm, cái lo sợ hấp tấp như muốn thoát cho mau kẽo người ta đổi ý kéo lui khỏi máy bay chăng?

Thế mà đến phi trường Kimpou Đại hàn khi cả nhà mình bươn bả theo dòng người Ty vuột khỏi tay Ba khi nào không hay, một đoạn ba hốt hoảng chạy lui tìm con thì thấy Ty vẫn đứng im lặng một mình đợi ở cửa vào như đang đợi ba đi đâu đó thôi không khóc hay hốt hoảng. Cũng là cái tội do ba Bờm tiếc của không chịu vứt mấy cái túi nylon lớn đựng mấy thứ thức ăn và cola Saigon , những thứ chẳng quí giá gì một khi đã thoát ra được xứ người.

Thế là ngày 2 tháng 8 năm 1995 cả nhà Ty đã đến nước Hoa Kỳ, niềm mơ ước cả nhà ‘Bờm’ cuối cùng thế là đã toại nguyện. Chuyến bay United Airlines đáp xuống phi trường San Francisco khoảng xế trưa, có Ông bà Bình cậu ruột của ba đứng đón. Tả sao hết nổi bở ngỡ của cả gia đình Ty lúc đó. Mệt mõi nhất là mẹ Ty vì phải săn sóc và ẵm em Ty chưa đầy một tuổi suốt hai chặng đường bay dài lê thê bất tận.

Những ngày đầu tiên qua Mỹ, thủ tục đầu tiên là đi xin trợ cấp cho ‘nhà Bờm’, thấy nhà Ty lố ngố một bầy con nít mấy worker sở xã hôị ai cũng lắc đầu le lưỡi.

Milpitas là thành phố đầu tiên cả nhà Ty ở.(1566 Adams Avenue), kể từ nay nhà Ty khỏi còn cảnh mưa rơi nước dột như dưới mái tranh Sơn Mỹ. Đêm về TY phải tập ngủ chung với anh chị Ty, những ngày đầu Ty chưa quen canh khuya Ty rón rén qua phòng ba mẹ, Ty lặng yên đứng dưới chân giường, Ty vẫn còn nhớ những đêm ba ấp ngủ. Dọn dẹp xong xuôi chổ ở thì cũng là sinh nhật thứ nhất của em Miu. Chà đây là lần đầu tiên nhà ‘Bờm’ ăn mừng sinh nhật. Nơi quê hương khốn khổ đó nhà Ty chưa một lần biết đến hai chữ sinh nhật là gì. Ngày sinh nhật bé Miu bạn bè của Ông và của ba mẹ đến chung vui đông đảo vưà là chúc mừng gia đình Ty đã qua được bến bờ tự do, no ấm.



Tết Bính Tý 1996, tết xa quê hương đầu tiên nên ba mẹ Ty buồn lắm, nhưng cũng đã có tiền gởi về cho bà con nội ngoại của Ty. Dần dà thời gian cũng quen dần đất mới. Ba Ty đi làm tiệm phở, mẹ thì phải ở nhà chăm sóc 5 anh em Ty. Rồi đến lượt Ty được ăn mừng sinh nhật thứ 5 nơi đất Mỹ, ngoài bánh kẹo mẹ Ty cũng mua cho Ty trái dưa hấu thật to, 5 anh em cười đùa ra chiều sung sướng lắm.



sinh nhật thứ 5 Ty
đầu tiên tại Mỹ(6/16/96)

ăn sinh nhật xong mấy anh em ra đầu xóm chụp hình, 5 anh em lăng xăng rộn rã, ra chiều ưng ý.


5 anh em ngày sinh nhật Ty tại
1566 Adams, Milpitas


Tháng 9 tháng tựu trường ba mẹ Ty đem Ty đi xin nhập học mẫu giáo tại trường William Burnette gần nhà.
Nói sao hết nỗi ngỡ ngàng lo sợ của Ty lúc đó. Cô giáo Barbara King là cô giáo đầu đời của Ty, cô nói gì mặc kệ, cu Ty cũng ngẩn tò te, đứng đực ra, tội cho cô phải mất công chỉ trỏ, làm dấu cho Ty.

Mấy ngày đầu đi học Ty buồn và sợ lắm vì vừa xa mẹ xa em vừa nghe tiếng nói của xứ người ‘ xí xô xí xa’ cu Ty nhà ta chẳng biết cái chi chi. Nhưng ngày tháng cứ trôi qua, Ty lần hồi cũng hiểu hết.

Thiên hạ đều có xe chở con đến trường, riêng nhà ‘Bờm” lô ca chân làm chuẩn mà thôi. Sáng sáng, sau khi Ba đi ra tiệm phở làm mẹ Ty một tay đẩy em Ty một tay dắt Ty tới trường Burnette, trường Ty khá xa chiếc xe đẩy của mẹ Ty lượm ở đâu, ọp ẹp đẩy em Miu đi chẳng dễ dàng chi, có khi chiếc xe đẩy lộn nhào chảy cả máu mũi em Miu.



ngày đầu tiên đi học

(Sept 3,1996)trường Burnette Milpitas CA



Như thế trường tiểu học Burnette lúc này có 3 anh em Bi, Ky và Ty học còn anh Ry của Ty thì phải đi học ở trường Rancho Middle lớp 7. Tội nghiệp anh Ry của Ty mới qua Mỹ ngơ ngác, đi học mấy ngày đầu mấy đứa Mễ ác dọa nạt anh Ry chỉ biết khóc về nhà lại không dám nói với ba mẹ. Có ngày mấy đứa học trò ác đó nó quăng anh Ry vào trong thùng rác lớn của trường may mà có cô VN can thiệp báo bà hiệu trưởng.
Ngày ngày được tới trường anh chị, bé Miu rất thích nói bi bô luôn miệng. Ba Ty hiếm dịp tới trường chỉ tới trường khi ba Ty cần xin giấy tờ cho mấy anh em Ty thôi.

Lên được lớp 2 thì nhà Ty phải dời về thành phố San Jose, thế là cu Ty phải xa trường, xa bạn, xa cô. Mới quen được với trường lớp thì Ty phải về San Jose lại thêm một lần chịu đựng với những bỡ ngỡ lạ lùng tại trường McKinley nơi này phần đông là người Mể. May thay trường lại gần nhà. Anh Ky của Ty cũng vào học ở đây, ngày tháng quen dần năm nào Ky Ty cũng được gọi tên lên lãnh bằng danh dự. Ba mẹ vì mừng quay cả phim để gởi về khoe bên quê nhà nữa đó.

Năm 1999 sau khi mẹ Ty đi VN xây lăng ông Nội về thì em Miu cũng được ba mẹ dẫn đi xin vào lớp mẫu giáo tại trường McKinley cuả Ty Ky thế là trường tiểu học này có 3 anh em Ky Ty Miu vào học.

Chị Bi của Ty thì học trường Middle Fair còn anh Ry của Ty thì được tiếp tục học trung học tại trường Yebra Buenna(YB).





Út Miu đi đón Ty đi học về


Chuyện đổi nhà đổi trường là chuyện dài ở xứ Mỹ này. Nhà Ty phải di chuyển chổ ở, nhưng dịp này cơ ngơi cũng rộng rãi sung sướng hơn. Lên vùng North Valley trường học đều có tiếng tốt nên ba mẹ TY rất mừng. Ty và Miu được xin vô nhập học trường Noble Elementary mặc dầu thủ tục khó hơn nhưng cuối cùng cũng được. Anh Ky của Ty thì được vào Noble Middle trường này Ty cũng tiếp tục học tiếp theo. Năm đó thì anh Ry đã vào đại học nên chỉ còn chị Bi phải xin chuyển về Piedmont Hills High School mà thôi. Cuối cùng 4 anh em đều học ở vùng North Valley trường nào cũng tốt. Dòng đời đưa đẩy theo số mệnh phước phần của nhà Ty, trên đã định rồi chẳng ai bon chen mà được.

Tý Tỳ Ty ngày ngày cắp sách lặng lẽ tới trường, miệt mài gắng học nên chẳng thua bạn kém bè chút nào.
Theo chân chị Bi anh Ky, Ty cũng vào học Piedmont Hills, lại được đi học thêm lớp toán tại trường khác nưã.

4 năm này lại một lần đổi nhà, cũng may vì gần nên không bị thay đổi trường. Năm nay anh chị Ry Bi đã ra trường, anh Ky vào đại học Stanford gần nhà. Tý Tỳ Ty cũng quyết chí gắng học để mai đây vào được đại học nào nổi tiếng. Coi chừng Ty đó nghe! im im vậy mà không chừng mai đây anh chị Ty theo TY không kịp đó!



“ Ty đi học về (lớp 10) : CƠM CHÍN CHƯA MẠ?"

Ba mẹ Ty mong mõi ngày tháng an lành trôi qua thật êm đềm rồi những giấc mơ của Ty hay của cả ‘Nhà Bờm’ sẽ sớm thành hiện thực.

Còn 1 năm nữa là giã từ mái trường trung học vào ngưỡng cửa đại học . Cả 1 tương lai sáng lạn đang chờ Tý Ty qua sự nhẫn nại bản thân của Ty và khát vọng bấy lâu của Mẹ và Ba .


học sinh cấp 3,
Tý Tỳ Ty bắt đầu lớn rồi đó.






Ba không ngờ Tý Ty cứ im im cặm cụi đi học ,về nhà cứ kêu "chín cơm chưa mạ?" thế mà Ty tốt nghiệp THỦ KHOA trừơng Ty học với 3 thành tích ba thật bất ngờ cho "nhà Bờm ta"!

-Thủ khoa trừơng trung học Piedmont Hills High School: VALEDICTORIA
-Ưu Hạng: SUMMA CUM LAUDE
-Huy chương vàng tiểu bang: GOLDEN STATE SEAL MERIT DIPLOMA




(ngày 25/4/2009-Viễn Dương được Havard University thâu nhận và được giới thiệu tới thăm trường)



Ty là người VN duy nhất trong 5 em tới từ các tiểu bang Hoa kỳ ngày 25 tháng 4 2009




Như vậy cùng năm 2009 tổng cộng Ty được một lúc các trường đại học thu nhận vào học:

STANFORD
PRINCETON
HAVARD
UC BERKELEY
UC LOS ANGELES
UC DAVIS
UC IRVINE
UC SAN DIEGO
UC SANTA CLARA
UNIVERSITY OF PACIFIC


đây cũng là kỷ niệm và dấu ấn khó quên của cả gia đình Ty

Và ba cũng không ngờ nói chơi rứa mà Ty cũng vào Stanford học với anh Ky của Ty nữa! Thế là 2 anh em Ky Ty cùng học một trường.

Ba không biết nói sao chỉ biết cám ơn đất nước Hoa kỳ là điều trước nhất và sau đó là cám ơn Mạ các con và toàn cả gia đình đều biết gằng công .
Ba các con,

SAN JOSE
Ngày NOEL
25 December 2009
DAD



Ty va cac ban gai lop 12 ngay sinh nhat 18 tuoi
Ty and his girlfriends in his 18th birthday

NIỀM MONG ĐỢI KHI RA NƯỚC NGOÀI




bàn thờ giòng Đinh trọng tại Truồi




Nghe bà con thuộc tất cả mọi nhánh, phái đều tề tựu tại Hà nội với cuộc đại hội đầy tình nghĩa và thành công làm lòng tôi thất mừng rở và phấn kích.
Cái hưng phấn trong tôi càng gia tăng thêm từ hào quang hiển hách bao đời từ lúc Đức Đinh tiên Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân đưa giang sơn về một cõi mà giờ con cháu lại hiển vinh thêm lên- hun đúc nhuệ khí của một giòng họ hiển hách lẫy lừng sử Việt.


Đường về Truồi -chân đèo Hải Vân

Tôi cũng bâng khuấng trong dạ nghĩ đến nhánh Đinh trọng- của mình , nghĩ về những gốc tích ông bà mình đang cần bước chân tôi về lại quê nội làng Xuân lai , xã Lộc an , huyện Phú Lộc ,Thừa thiên để "làm một cái gì đó " khơi lên thêm gốc tích , tô bồi thêm cái khí thế đoàn tụ vinh hiển về tổ tông chúng ta



Bến nước quê Truồi


Sau khi di hoc 3 thang tai dai hoc Oxford Anh quoc ve lai Hoa ky,con trai thu 2 cua toi Đinh trọng Khang ve VN ghé thăm quê Truồi được vài tiếng đồng hồ ,trong chuyến tu nghiệp 3 tuần tại Đà Nẵng-VN (28 thang 8 /2009)


Nhưng vì non sông cách trở chưa có cơ hội nên đơn sơ vài dòng hồi ký trước đã. Có nghĩa là "nhớ gì viết đó ", cái nhớ một thời xa xưa bé nhỏ tôi ít khi vào được quê Truồi nơi có bóng dáng Ông tôi hiền từ hay xoa đầu đứa cháu nội ở xa ngoai Quang tri . Vì tôi sinh ra và lớn lên tại quê ngoại Quảng trị bên giòng Thạch hãn hiền hòa theo năm tháng. Mẹ tôi họ Võ tên thị Mai ,quê Nại cửu gần làng Bích la Huyện Triệu Phong.

Phía Nội tôi họ Đinh trọng , bao đời trước nghe ba tôi kể thì vào Trung , làm rễ Hoàng phái trong thành Nội Huế. Đời ông Nội tôi có mấy ông bác , mộ chí đa số đều tại Truồi.

Ông Tôi là Đinh trọng Tấn sinh tuổi Quý Mão 1890. Nội tôi chỉ có một người con gái đầu là Đinh thị Cháu hai con trai ba tôi là Đinh trọng Cương tuổi nhâm Tuất 1922 chú tôi Đinh trọng Tương Mậu thìn 1927.(đã mãn phần cuối năm 2008)



bữa cơm đoàn tụ chớp nhoáng Khang và bà con làng Nội (con cháu chú tôi)

Bà nội của ba tôi là người hoàng phái- tôn thất tại Huế nên ngoại của ông nội tôi bên phía giòng Tôn Thất. Nên thuở thiếu thời khi vào Sài gòn ba tôi có tìm cậu của Nội tôi là chủ nhà in Tôn thất Lễ thời còn Pháp thuộc.
Bà nội tôi họ Trương ,tức là Trương thị Nhạt người làng Thanh Quít Quảng Ngãi.

Xuất giá tòng phu cho đến khi mãn phần cũng tại quê Truồi Bà nội tôi chưa nghe một lần về quê cũ; thật là đúng câu "quê cha thì bỏ quê chồng thì theo " hay "sống gởi nạc , thác gởi xương" như lời xưa đã dẫn ! Mệ tôi cũng sinh năm 1890 và mất 1972 còn Ông tôi mất tết năm 1977.

Nhớ về quê Truồi , nhớ về cái nghề mài bột sắn và mấy cái bánh bột lọc gói cùng con tôm sông từ sông Truồi cùng chùm dâu Truồi ngọt lịm ,tôi cứ nhớ mãi trong lòng.


Khang trước chiếc xe kéo (bà con bên chú tôi chuyên mua sắn về mài ra bột)

Năm 1975 gia đình tôi lại thiên cư vào Nam sống tại Hàm tân Bình thuận. Nơi này trước đây là khu làm rẫy Động Đền Huyện Hàm tân Bình Tuy (sau này là Bình thuận)
Ba tôi mãn phần năm giáp tuất 1994 cũng là năm Tuất như năm sinh, thọ 73 tuổi.Mô chí tại Hàm tân , Bình thuận.

Khang ghé thăm Nội tại Hàm tân Bình Thuận


DINH KHANG GRADUATE STANFORD UNIVERSITY JUNE/2010

















Video Clip Đinh Khang tốt nghiệp hạng ưu và đọc bài mãn khóa tại Stanford University CA

http://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlink








Bà đại sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, SuSan Rice được mời chủ tọa buổi lễ ra trường của khóa 2006-2010 của Đinh Khang



Ban Giám Hiệu va` professors của Khoa MedicalEngineering của Khang









Năm 2006 trước khi chọn vào học tại Stanford Đinh trọng Khang được một lúc các trường đại học sau đây thu nhận vào:

HAVARD
YALE
STANFORD
UC BERKERLEY
UC L.A
UC IRVINE
UC DAVIS
UC SAN DIEGO


Tôi qua Hoa kỳ 1995 với vợ cùng 5 con mặc dầu sự nghiệp dở dang nhưng một tâm nguyện canh cánh bên lòng làm sao các con tôi phải quyết chí ăn học thành tài vẻ vang nơi xứ lạ quê người để khỏi hổ thẹn với tiền nhân.





Cái chính là tôi phải làm sao dung hoà hai nền văn hoá Đông -Tây biết tận dụng cái tốt nước người bổ khuyết cho văn hóa chúng ta. Nhất là sự dung hợp hài hoà của lớp tuổi lớn lên tại hải ngoại là nhiệm vụ khó khăn vì mình là thiểu số.

Điều căn bản tôi tâm nguyện làm sao cho thế hệ thứ hai giòng họ Đinh trọng của chúng tôi phải biết kính nhớ đến nguồn cội tổ tiên cùng lòng yêu thương tổ quốc VN.
http://www.blogger.com/img/blank.gif
Cũng như người Huế hay có câu ngạn ngữ

"không mả đố ả làm nên?"

Đây chính là sự khiêm cung cần có cho con cháu chúng ta , để từ đó biết tôn kính tiền nhân tiên tổ và từ niềm tự hào giòng giống đã làm sức bật vươn cao hơn nữa cho mọi thành công đến với tất cả thế hệ hậu duệ ,mọi nhánh của đại tộc họ Đinh chúng ta quốc nội cũng như quốc ngoại.

San Jose ngày 3 tháng 8 năm 2010
Đinh trọng Phúc
bút hiệu Đinh Hoa Lư

Sunday, March 20, 2011

Điện năng từ gió và hiện thực




Những kế hoạch đang kích thích toàn quốc xử dụng nguồn năng lượng tái tạo đang càng ngày càng mở mang. Chuyện này thành công ra sao và cái giá của nó như thế nào ?

By Steve Hargreaves cnnmoney.com

Nguồn tin từ những nhân vật có thẩm quyền nhất đã đề đạt nước Mỹ nên tống khứ lần những nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu và than đá để tới với những nguồn năng luợng tái tạo được (renewable energy).

T. Boone Pickens tỷ phú dầu Texas đã dựng nên kế hoạch dùng những cánh quạt gió tận dụng gió trời tạo ra điện năng . Ông ta đã với tổ hợp Pickens Texas từ đó tiết kiệm được lượng khi thiên nhiên cho việc chạy xe hơi.
T Boone đã khuyến khích đất nước bớt lần sự lệ thuộc vaò dầu nước ngoài bằng công cuộc đầu tư hàng trăm triệu đô la vào các các cánh đồng rộng lớn vùng sừng Texas cho việc này và cùng với vốn liên doanh với BP có sở hữu các cổ phần trong các công ty chế tạo các phụ tùng giúp xe hơi chạy bằng khí đốt thiên nhiên. Nếu kế hoạch này tiến triển tốt dĩ nhiên ông ta sẽ trở nên giàu có là chuyện chắc.


Wind Farm và các Turbines

Mới đây cựu phó tổng thống Mỹ Algore người từng lãnh Nobel Hòa Bình đã dám tuyên bố trong 10 năm tới các thế hệ điện năng tuơng lai sẽ chấm dứt hoàn toàn xử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Điện năng từ gió và hiện thực [2]



Super power wind turbine

Chuyện đã hiện thực hay đang còn trong mơ tưởng ?

“Nó không phải là vấn đề kỹ thuật có khả thi hay không mà là vấn đề giá thành” Chritz Namovitz một chuyên viên phân tích của EIA (Energy Information Agency) đã nói như trên.

Nhu cầu chúng ta đang quá cao. Toàn bộ quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn than đá một loại nhiên liệu quá ô nhiễm trong các loại nhiên liệu hoá thạch lên tới 50 % sản lượng dùng. Trong khi đó khí đốt thiên nhiên chiếm 21% còn năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân cũng đã cung cấp tới 20%. Một phần tỷ lệ nhỏ dùng Hydro và dầu tinh chế khác còn năng lượng lấy từ gió, ánh nắng mặt trời, sinh vật hữu cơ, địa nhiệt chỉ chiếm tới có 3% mà thôi. Theo thông tin của EIA cho biết như thế.

Theo Pickens phải mất tới 10 năm để lên một kế hoạch thay dần chuyện sản xuất điện chạy từ khí đốt bằng năng lượng gió.
“Thật là một vấn đề gây tranh cãi". Dave Halmiltons giám đốc chương trình năng lượng chống việc hâm nóng địa cầu Sierra Club đã tuyên bố vậy. “Nhưng đây là quyết định đúng hướng, chúng ta không nên lãng tránh công cuộc hay ho này ". Ông ta tiếp.

Trở ngại

Gió bất thường:
Trở ngại lớn cho chúng ta, khác với khí đốt thì khi nào cũng cháy được đều đặn nhưng gió thì có khi không, đây là một thử thách lớn đầu tiên cho chúng ta.
Để duy trì dòng điện khi gió ngưng thổi người ta nghĩ tới chế tạo các máy TỤ ĐIỆN, tích trữ điện năng đưa vào mạch khi không có gió . Paul Fremont một chuyên viên phân tích của Công ty The Investment Bank Jefferies đã nghĩ như vậy.

Ở đây cũng có thể chúng ta phải duy trì các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Hay dám đưa vào thực hiện các phát minh rất mới như ở Châu âu đã lợi dụng sức dư thừa điên khi nhiều gió để đưa nước lên trữ ở một độ cao và nước sẽ chảy xuống ở các nhà máy thủy điện tạo lại điện năng mỗi khi hết gió.
Cả hai cách để dự trữ nguồn điện đều có cái giá của nó.
“Thật rất tốn kém và không hiệu quả cho toàn cảnh xã hội“, Fremont nói tiếp như thế. Các nhà làm chính sách đang lượng định coi cái lợi của nó có đáng làm hay không trứớc đã.

Vấn đề là các nhà máy điện phải tích lũy điện năng trong bình diện rộng để đối phó trường hợp những nơi hoàn toàn không gió.
Becker thuộc Sierra Club còn nghĩ ra một phát kiến mới là hòa mạng điện để cung cấp tới điều hòa nguồn điện năng lại với nhau.
“Càng nhiều tập trung vào chuyện này chúng ta càng mau đưa tới giải quyết thành công được công trình này “ông ta tiếp.

Sự can thiệp của chính quyền

Chuyện trở ngại trước tiên là việc thiếu Turbine và hạ tầng cơ sở khi nguồn điện năng từ gió đã sản xuất ở bình diện rộng. GE, INDIA’S SUZLON và SPAIN’S GAMESA không sản xuất đủ turbine cho nhu cầu vì chính sách hoàn thuế của chính phủ hết hạn 2 năm mỗi lân. Nhưng chính sách hoàn thuế cũng khích lệ đầu tư vào nghành năng lượng mới mẻ này. Theo Fremont thì chính Pickens cũng nhờ vào 60 triệu mỹ kim hoàn thuế này mà rất hăng hái thực hiện chương trình này lên các nhà làm luật.

Nhưng các công ty này cũng ngại rắng nếu chính sách bồi hoàn thuế không tái lập lại thì họ sẽ kẹt vốn với những turbine thặng dư nếu các nhà máy giảm mức sản xuất điện năng từ gió.

Thêm một trở ngại nữa là người ta không đoan chắc rằng chương trình chống hiệu ứng nhà kiếng của chình phủ có khả thi hay không ? Một khi chương trình chống hiệu ứng nhà kiếng áp dụng kết quả thì người ta mới đầu tư qua lãnh vực đầu tư sản xuất điện lực từ gió trời.

Các cánh đồng gío còn tạo ra nguồn lợi từ số tiền thay vỉ để mua than thì bây giờ trả cho các công ty sản xuất ra nguồn năng lượng sạch để giảm thiểu hiệu ứng nhà kiếng.

Dù có thử thách như trên vấn đề là nguồn năng lượng từ gió trời có khả năng cung cấp tới 21 % nhu cầu toàn quốc không nắm ngoài hiện thực chút nào. Hiện tại điện nay từ gió mới cung cấp tới 0.8% nhu cầu toàn quốc mà thôi như thế chúng ta cần tới con số 20 lần như vậy. Năng lượng từ gió thật sự đang gia tăng đậm nét từ 1990 theo công ty EIA (cơ quan thông tin về năng lượng).

Kê hoach 2 của tổ hợp Pickens dùng khí đốt để chạy xe coi bộ cũng thuận lợi.
Các nhà sản xuất xe hơi đoan chắc rắng thế hệ xe hơi chạy bằng điện năng là thế hệ xe nay mai nhưng vẫn còn cần khí đốt để vận hành động cơ tái nạp lại điện cho bình điện xe trên tuyến dài.

Hơi đốt cũng lợi hơn dầu xăng vì rẽ bằng một nửa và sạch hơn 30%. Phí tổn để chuyển xe qua thế hệ chạy bằng khí đốt bình quân mỗi chiếc tốn trung bình từ 500 $ đến 2000 $. Khí đốt thiên nhiên chứa carbon trung tính và khí đốt từ sinh vật hữu cơ cũng không cần đến kỹ thuật mới nào .

Julius Pretterebner chuyên gia nghiên cứu xe cộ và năng lượng thay thế đã nghĩ như trên.
“Thật là một nguồn nhiên liệu thay thế tốt lành để đưa chúng ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài”, ông ta thêm vào.

Cùng với lời kêu gọi của Algore chưa có biểu hiện nào đủ mạnh đẻ đánh giá và nếu kế hoạch của Pickens trở nên thiếu kết quả nữa thì xem như cả hai đều thất bại.

“Thật là không thực tế nếu chúng ta nghĩ rằng sẽ cai lần sự lệ thuộc vào các nguồn năng lượng hoá thạch”, Jim Owen phát ngôn viên của Công ty điện Edison đã phát biểu thế.

Không thực tế, điều này có thể là vậy nhưng theo EIA thì tới năm 2015 giá mỗi KW điện từ gió chỉ 7 cents đắt hơn điện chạy bằng than chỉ nửa xu mà thôi.

EIA còn nghĩ rằng nếu việc chống hiệu ứng nhà kiếng đã trở thành luật gắt gao thì những nguồn năng lượng thay thế sẽ từ 3% vượt lên 25% và tỷ lệ một nửa than đá đang dùng hôm nay sẽ giảm xuống còn ¼ mà thôi. Và theo EIA thì viễn cảnh của sự thay đổi này chỉ là vấn đề giá điện gấp đôi mà thôi.
Nhưng những vấn đề nghiêm trọng từ hâu quả hiệu ứng nhà kiếng sẽ có cơ hội ngưng tăng – các khoa học gia Liên Hiệp Quốc tiên liệu như thế- Và những cơn đại hạn hán và lụt lội lớn trên thế giới sẽ giảm thiểu rất nhiều.

Vấn đề của chúng ta, dân Mỹ sẽ è lưng trả tiền điện cao giá hơn nhiều lần.


Dinh hoa Lu
Lược dịch 26/7/08
danh ngon:

"And in the end, it's not the years in your life that count. It's the life in your years -
Đời người không phải tính bằng tuổi thọ mà phải tính bằng những gì chúng ta đã thực hiện trong đời
Tổng thống Abraham Lincoln

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...