Saturday, April 23, 2011

LỜI HAY Ý ĐẸP


hoa nhà LILI




Lời nói đôi khi chỉ là nghệ thuật giả dối bề ngòai, nhưng tiếng thở dài mới chính là ngôn ngữ đích thực của con tim
words maybe false and full of art, sighs are the natural language of the heart
Thomas Shadwell 1642-1692 thi sĩ Anh quốc

HOÀN CẢNH LÀ SỨC CHI PHỐI ĐỐI VỚI KẺ NHU NHƯỢC,LÀ DỤNG CỤ ĐỐI VỚI NGƯỜI THÔNG MINH.

-ngạn ngữ nước Đức

HOÀN CẢNH KHÔNG TẠO NÊN CON NGƯỜI MÀ CHÍNH CON NGƯỜI TẠO NÊN HOÀN CẢNH

Man is not the creature of circumstances, circumstances are the creatures of men.
- Isaac Disaelli


NHÀ THÔNG THÁI TẠO NÊN CÂU DANH NGÔN, KẺ NGU NGỐC CHỈ BIẾT LẶP LẠI NÓ

“The wise make proverbs, and fools repeat them.”
Isaac Disraeli


Đối với kẻ đã chiếm vợ anh thì không có cách báo thù nào tệ hơn là cách cho hẳn nàng với hắn
“When a man steals your wife, there is no better revenge than to let him keep her.”
Sacha Guitry nhà kich nghệ Pháp


SỰ THÔNG MINH CỦA CHÚNG TA ĐẾN TỪ KINH NGHIỆM, VÀ KINH NGHIỆM ĐẾN TỪ NGU DỐT
"Our wisdom comes from our experience, and our experience comes from our foolishness"
Sacha Guitry

TẠI SAO NÊN YÊU HƠN LÀ ĐƯỢC YÊU? VÌ NÓ CHẮC CHẮN HƠN
“Why is it better to love than to be loved? It is surer”
Sacha Guitry



hoa nhà -QUỲNH

HÃY SỢ ÍT,HI VỌNG NHIỀU; ĂN ÍT,NHAI NHIỀU; KHÓC ÍT,THỞ NHIỀU; TÁN GẪU ÍT NHƯNG PHÁT BIỂU NHIỀU; YÊU THƯƠNG NHIỀU, VÀ MỌI ĐIỀU TỐT SẼ THUỘC VỀ BẠN.
“Fear less, hope more; Eat less, chew more; Whine less, breathe more; Talk less, say more; Love more, and all good things will be yours”
-Benjamin Disraeli,

SẮC ĐẸP BÊN NGOÀI CHƯA ĐỦ,MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ PHẢI BIẾT ĂN NÓI-NGỌT NGÀO-BIẾT PHA TRÒ DÍ DỎM CÙNG NỤ CƯỜI VUI ĐỂ TĂNG THÊM SỨC CHINH PHỤC TỪ SẮC ĐẸP TRỜI BAN CHO MÌNH.
“Outward beauty is not enough; to be attractive a woman must use words, wit, playfulness, sweet-talk, and laughter to transcend the gifts of Nature”
-Benjamin Disraeli

NHAN SẮC VÀ SỰ KHÔN NGOAN RẤT HIẾM TÌM THẤY CHUNG NHAU
Rare indeed is such a combination of wisdom and beauty. -Petronius

ĐỐI VỚI ĐÀN BÀ THÌ NÊN LẤY NGƯỜI YÊU MÌNH HƠN LÀ LẤY NGƯỜI MÌNH YÊU

ngạn ngữ Ả Rập

HỔ THẸN Ở LỖI LẦM CHỨ KHÔNG PHẢI Ở SỰ XIN LỖI

Pierre De La Chausee

Thà thắp lên một ngọn nến hơn là ngồi nguyền rũa bóng tối
it's better to light a candle than curse the darkness
(Mrs First Lady of president Roosevelt)

KHI THIÊN HẠ BẮT ĐẦU THẤY SAI, CHÍNH LÀ LÚC HỌ BẮT ĐẦU ĐÚNG
When every one is in the wrong, every one is in the right.
"Quand tout le monte a tort, tout le monde a raison"
Pierre De La Chausee
French dramatist
(1692 - 1754)


Dinh Hoa Lu bien soan

Friday, April 22, 2011

NHỮNG NGƯỜI BỊ LÃNG QUÊN



ngày tàn cuộc chiến có một lớp ngừơi khốn khổ bị xã hội bỏ quên bên lề cuộc đời

hồi ức

La GI , Hàm Tân những năm 80

Thị trấn La gi những ngày tháng đó hình như đối với tôi ngưòi nông phu ‘bất đắc chí’ là một nơi đô thành hoa lệ cho tôi sau những ngày miệt mài nương rẫy .

Muốn về phố phường đông vui đó tôi phải ‘è lưng ‘ gánh từ sáng sớm hơn 70 ký nông phẩm, mò mẫm hết mười mấy cây số đưòng làng mới ra đến đây kiếm ít tờ bạc về nuôi sống gia đình .

Phố thị La gi một thị trấn sát biển, buổi sáng như bừng lên sức sống vì nó sát biển và gần vùng nông nghiệp nên những mặt hàng nông sản và hải sản nườm nườm vào buổi chợ đông .

Tôi nhớ những ngày ngoài Thanh hóa cũng "rừng rẫy" , được tha về lại cũng "rẫy rừng" điệp khúc này làm cho tôi phát 'khùng' . Nhưng may thay cứ mỗi khi bán được gánh khoai,mớ bắp làm tôi sung sướng,yêu đời hẳn lên quên hết bao mệt nhọc trong người.

Mỗi lần bươn bả về được phố phường thị trấn và cái chợ đông đấp này tôi không khỏi chứng kiến hình ảnh một anh thương binh hai chân cụt hết ngang đầu gối lê lết tấm thân tàn khắp chợ biển này xin ăn .

Tuổi anh thương binh này cũng còn trẻ lắm , tóc dài bẩn thỉu gần phủ vai . Ngang 2 đầu gối chỗ cuối cùng của thân dưới anh được bọc bằng 2 cái mo cau dạy cộm. Hai khuỷ tay cũng vậy anh bọc bằng những lớp vải dày. Thế là anh cứ lết bò quanh chợ. Bùn nước buổi chợ đông, lá rác củng mùi tanh tưởi cuả cá mú bốc lên nồng nặc . Anh thương binh hình như đã quen rồi mùi hôi hám . Bò được một khoảng anh lại đưa cái lon nhôm cao ngang đầu miệng anh lảm nhảm nói câu gì đó , có lẽ lời khẩn cầu xin người qua kẻ lại . Lời của anh không còn rõ nữa , nhưng khỏi cần nghe ai cũng hiểu rồi . Thiên hạ cứ thản nhiên mớ cá mớ tôm, bao than gánh củi, xong xuội để vội về nhà chẳng ai màng đến anh, họ đã quen cái cảnh này rồi.

Thật lâu mới có một người cho tờ 200 đo đỏ vào cái lon nhôm ,anh thương binh chợt ngững đầu,lại lí nhí câu gì đó có lẽ cám ơn người tốt bụng, một bà già. Bà hơi lằc đầu ái ngại rồi vội bước đi. Anh thương binh bắt đầu di chuyển bằng lồi di chuyển lê lết như vậy tới một vũng lầy khác .

Tôi thông cảm cho cách ăn xin như vậy , anh chỉ còn cách tự hành hạ thân xác như thế mới mong đánh động lòng thương hại của con người, khi đó anh mới mong được họ bố thí cho một ít tiền lẻ anh sống cho qua một kiếp người khốn khổ .

Lòng tôi chợt chùng xuống buồn vô hạn , thân phận về lại địa phương sống trong vùng nương rẫy tưởng mình là ‘ khổ nhất trên đời ‘ nhưng không phải thế . Tôi còn may mắn còn đầy đủ tay chân , còn cầm cuốc cầm rựa được . Anh thương binh này mới thật bất hạnh hơn tôi nhiều quá . Số phận hẩm hiu của đất nước đã đá long lốc tấm thân què cụt của anh ra ngoài rìa xã hội . Đớn đau , tủi nhục , đói khổ hành hạ anh không biết đến lúc nào ?

Mười mấy năm qua rồi , mỗi lần nhớ về quê cũ , phố chợ LAGI hình ảnh người thương binh khốn khổ đó vẫn còn trong trí nhớ tôi . Anh thương binh tội nghiệp giờ còn sống hay chết , hồn anh trôi giạt phương nào ?

3/8/08

Sunday, April 17, 2011

Em bé bán vé số ngày cuối năm



Xem hình trên mạng chợt tôi dừng lại trên tấm hình một em bé Việt nam bán vé số của một người nào đó post lên trên.Cái cảm giác đầu tiên là một nỗi buồn khó tả, một cảm xúc dâng trào làm cho tôi chợt thấy cay cay trên mắt ; chợt khám phá ra rằng dù sao trong tôi còn có một cảm xúc thật tình một tình cảm còn nồng nàn với đồng bào ruột thịt, với những người nghèo khổ.

Em bé bán vé số; lứa tuổi còn nhỏ hơn con út của tôi . Nhưng con út của tôi còn quá hạnh phúc vì ngày ngày được ba nó chở đi học , đươc huởng những gì đầy đủ nhất trên quê hương thứ hai này.

Em bé bán vé số trong hình này không biết đang lang thang trên phố thị nào đó trên quê hương Việt nam . Em đang ngồi bên vệ đường đếm lại từng tờ vé số. Có lẻ em đang đếm lại xem lời đuợc bao nhiêu ? còn bao nhiêu thứ naò gạo nào cơm là cả trời đợi mong của mẹ của em đang đợi ở nhà.Tôi thấy mắt em đang nhìn xuống ;một cái nhìn cam chịu và nhẫn nhục và hình như trong tâm hồn em, sự chịu đựng này đã chai lỳ theo ngày tháng bất hạnh của lứa tuổi thơ của các em với những cơn mưa tầm tả , những đợt nóng cháy da trên những hè phố Sài gòn , Đà nẵng , hoặc có thể những cơn rét làm thân em run cầm cập dọc những con phố Hà nội .


Em bé bán số ơi ; trên chiếc nón em đang đội trên đầu chú thoáng thấy một lá cờ nước Mỹ. Có lẽ trên những đoạn đường đi van nài cầu khẩn khách qua đường mua giúp cho em vài tờ vé số; hay những khi em ngập ngừng , chờ đợi lòng hảo tâm của những "đại gia" đang nhậu nhẹt say sưa bên những dĩa đồ ăn thơm phức mùi thơm từ những thứ đồ nhậu làm em phải nuốt nước miếng em đã nghe họ nói với nhau, bô bô biết bao nhiêu thứ chuyện “thiên đưòng “ . Từ những câu chuyện có thể em đang mơ : "ước gì em được ở Mỹ em sẽ được ăn ngon như thế , hay em sẽ được mặc đẹp hay em sẽ có những chiếc xe bóng loáng “thời thượng” từ những vị khách giàu có đang nhậu “xỉn” kia" . Và một ước mơ “cháy bỏng” trong em rằng em sẽ có tiền để em gởi về cho ba mẹ ; cho anh cho chị hay cho mấy đứa em nhỏ hơn của em nữa không chừng .

Em bán vé số ơi! nhìn những giòng xe bóng loáng hối hả chạy trên đường phố nhộn nhịp quê nhà; nào vila nào biệt thự cao sang mỗi lần em đi ngang như em đã nhìn lên : ôi cao vòi vọi ôi đệp quá theo con mắt tò mò của các em. Những con nhà sang ngày đêm trong phòng trà hay vũ hội ; Saì gòn Cần thơ, Nha trang, Đà nẵng , Hà Nội hay Hải phòng ; em đang tủi cho thân em, một trong hàng vạn đứa bé bán vé số vô danh trên khắp nẽo đường đất nước đang run run chờ khách mua cho vài tờ số . Hay em đang thèm thuồng liên tưởng tới những đứa bé khác, quá tốt số hơn em vì chúng là con nhà "đại gia" được cha mẹ đưa tới truờng trong những chiếc xe hơi đắt giá tới cả trăm ngàn đô la .

Em bán vé số ơi ! nhìn chiếc áo thun mỏng manh của em đang mặc ; không che đủ tay , không trùm kín cổ trong lúc chú đây tiếc cho những đống áo quần cũ xứ này khi phải đem bỏ từng đống ở garage chờ ngày “đổ rác” .

Em bán vé số ơi ; lại nhìn đôi dép “lẹp xẹp” em đang mang làm chú tiếc rẻ những đôi giày cũ ở xứ này người ta vứt đi từng đống nhưng làm sao có cách gì mà cho các em được !

Ngắm nhìn hình dáng tiều tụy của em; chú đau xót cho thân phận các em sao lại sinh ra trong những “ngôi sao xấu” . Cũng có thể các em đã quen rồi hay các em đâu có biết phân biệt thế nào là khổ và sướng đâu ! các em khi sinh ra thì nhà các em đã rách nát tả tơi ; là thiếu là đói và từ cái đơn điệu khổ đau một nhịp điệu trầm luân lại giúp em không có cái sung sướng để so sánh, để phân bì ; và như thế là cũng đỡ tủi thân cho em có đủ sức lang thang với những ngày tháng đọa đày.

Em bé bán vé số vô danh ơi ; đôi mắt đang nhìn xuống của em đó ; chịu đựng và mỏi mòn cho em, mời ông đi qua, mời bà đi lại mua giúp hàng em.



Bên kia vệ đường , em có nhìn thấy hình bóng của một bà già không hở em ? Lưng bà đã còng xuống theo gánh nặng thời gian , cánh tay khẳng khiu bà đang cố xua đuổi những con ruồi đang cố bu vào mớ hàng rong của bà ; đó cũng là niềm hi vọng ; là gạo sáng cháo chiều là cả 1 trời hi vọng giống như những tấm vé số của cháu vậy.

Đã ngày 30 tết rồi ; khách qua đường đang tất tả về nhà cho kịp cúng giao thừa hay tất niên có ai còn để tâm mua giùm vé số cho cháu hay ba cái thứ hàng rong của bà già bên kia đường như cháu thấy đó đâu! Đôi mắt bà cũng đang mõi mòn chờ khách và hình như đang hướng về phía nào đó một chân trời vô định hay một quá khứ xa xăm?

Và em có thể chạy băng qua đường ; 2 bà cháu hãy cho nhau vàilời tâm sự .

Trên đường những chiếc xe hơi bóng loáng , những chiếc “xế nổ” đời mới vun vút đi qua; vô hồn và vội vả họ mong mau về nhà để dự buổi tiệc linh đình cuối năm.


Tân Sửu 2009

Thursday, April 14, 2011

CUỐC XE ĐẠP THỒ

Viết tặng những người bạn còn đạp xe đạp thồ xứ Huế

Huế 6/1980
Chiếc xe Bình Điền thả chúng tôi xuống Ga Huế thì trời chưa chiều lắm. Mấy anh em bạn hối hả chia tay nhau vì ai cũng muốn tìm mọi cách nhanh nhất về nhà.

Mấy năm xa cách chốn đế đô tôi nhìn lại Huế có một vẻ gì xác xơ và xa lạ. Tôi cũng như các bạn khác từ rừng xanh núi thẳm về lại chốn thị thành mới biết quê hưong chỉ vài năm mà đã tiều tụy đến não nề. Nhà ga Huế im lìm trong cơn nắng tháng 8, cửa cái bể cái vá, vài ba cái quán cũng đìu hiu trong gió, vài thẩu kẹo vài nải chuối đong đưa.



Những lời mời của mấy người xe thồ đưa tôi về thục tại:

- Đi xe khôn eng?

-chú chú đi xe cháu nì chú?...

Tôi nhìn quanh toàn là xe đạp. Những chiếc xe méo mó, sét rỉ lâu ngày cùng yếu ớt không vẻ gì chắc chắn để làm chuyện chở người. Đến nỗi này sao? Người dân Huế giờ đây lại "sáng tạo" ra một cách làm ăn mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây lần nào. Giờ họ phải tận dụng đến sức lực cơ bắp của mình kiếm đồng tiền bát gạo trong một xã hội ít ai còn tiền để đi. Họ phải bấm bụng giành giựt miếng ăn từ mấy anh xích lô đạp bao năm nay, những chiếc xe lambretta, những chiếc xe đò 2 màu xanh trắng -hình đặc biệt xưa nay mà tôi vẫn còn ghi trong trí óc. NGày xưa người ta cũng đi xe ôm, xe thồ nhưng tệ lắm là chiếc Honda nhấn ga là chạy vù vù thế mà đã than khổ rồi.

Tôi không biết từ chối ai,nhận lời ai đây. Nhìn những ánh mắt cầu khẩn của mấy người đạp xe thồ bằng tuổi em tôi, những nét mắt chưa xóa đi nét vô tư và hồn nhiên của những ngày chỉ biết cắp sách đến trường, áo cơm thì có ba mạ lo; giờ thì chẳng còn chi! (...)

Cũng may có thêm khách và tôi khỏi từ chối ai,và tôi chọn cuốc xe của một em đạp xe thồ bằng tuổi em tôi.

-Về Tây lộc mấy rứa?
-Chú cho 3 đồng à chú..

Thú thật nhìn cái dáng của tôi em đó cũng chẳng nói thách làm gì vì biết chúng tôi là ... cải tạo mà.

Tôi về Tây lộc vì có gia đình em cùng cha khác mẹ với tôi ở trong đó. Xa Tây lộc không biết mấy năm rồi cứ nhớ nồi cháo gà thơm phức của mạ đích tôi hồi đó nổi tiếng trong chợ.

Người thanh niên gò lưng cố đạp qua cầu Sông Hương, chiếc cầu mới xây sau này giờ cũng nét rêu phong rệu rả. Huế giờ này sao nhiều xe đạp quá đi thôi! Tôi cứ hơi lấn người tới trước lòng như muốn mình được nhẹ hơn. Hỏi chuyện thì tôi biết em đạp xe còn đi học nhưng phải kiếm thêm tiền về cho mạ. Em cũng không biết cách gì để giúp gia đình nữa, phương tiện là chiếc xe đạp nhưng lại bon chen lắm mới kiếm ra ngừoi khách. Có khi cả ngày em mới được 1 cuốc xe vừa đủ mua 3 lon gạo.

Xe đã vô cửa Thượng tứ nó cứ rập rành qua mấy đoạn có ổ gà, ổ vịt tôi lại như muốn rướn người lên cho nhẹ bớt đi vì nghĩ đến cảnh cái ruột xe của em bị dằn qua mấy chỗ đá nhăm. Từ đàng sau tôi thấy chiếc áo trắng bạc màu của em đã lấm mồ hôi, hơi thở của em dồn dập, ráng cho xong một đoạn đường nữa để có mấy đồng bạc Bắc mà tôi đã để sẵn mà trả cho em.

Nhớ về quá khứ, đây đâu phải là lần đầu tôi được chở đi bằng xe đạp. Nhưng hồi đó là đi chơi,đi dạo mát vui thú cái tuổi thiếu niên sau những ngày học hành mệt nhọc.

Còn giờ đây tôi là một gánh nặng cho một em mới lớn; em phải đổi sức lực của mình để kiếm vài lon gạo cho mẹ già và mấy em đang đợi ở nhà. Và cái điệp khúc mệt mõi này lại kéo dài trong cái não nùng của buồn tủi của đợi mong.

"eng đi xe không eng?"

Đã mấy mươi năm qua nhớ về Huế(...) tôi cứ nhớ mãi lời khẩn cầu của em nhỏ đạp xe thồ đó mà chạnh lòng thương cho thân phận của em.

Đinh trọng Phúc 13/4/2011

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...