Sunday, October 23, 2011
Cố Đô Yêu Dấu
KỲ ĐÀI THÀNH HUẾ
ĐẠI NỘI THÀNH HUẾ
LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH
LĂNG MINH MẠNG
HOÀNG CUNG HUẾ
PHONG CẢNH HUẾ THỜI XƯA
QUAN VN CỠI NGỰA
NGƯỜI LÍNH AN NAM
QUAN VÀ NGƯỜI HẦU
CHUẨN BỊ DIỄN BINH
MỘT TUỒNG HÁT NGOÀI TRỜI
NGƯỜI DÂN XEM TUỒNG CHÈO
CHỢ MIỀN NAM COCHINECHINE thoi PHAP
XE Ô TÔ
MỘT GIA ĐÌNH QUÝ TỘC
NGÀY HỘI LỄ
CẦU SẮT BIÊN HÒA ĐẦU THẾ KỶ 20
MỘT GIA ĐÌNH VN TRÊN CHIẾC CẦU NHỎ
MỘT TRẠM CANH NÔNG
DÂN VN SĂN ĐƯỢC CỌP
Saturday, October 22, 2011
TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG XƯA
thầy giám thị Hồ ngọc Thanh đang đánh lại TRỐNG TRƯỜNG NGUYỄN HOÀNG khai mạc đại hội ngày 3 tháng 9 năm 2011 tại Paracel Restaurant Nam CA
tùng! tùng ! tùng ! tùng !
trống như gọi hồn ai
làm bao lòng xao xuyến
những mái đầu bạc trắng phong sương
những cánh chim Nguyễn Hoàng chụm lại
kể bao chuyện ngày qua
bốn thập niên như thật như đùa
phải chăng đời là ảo mộng?
bốn mươi năm qua nhanh và thoáng nhẹ
như ngọn thu phong !
tùng! tùng ! tùng ! tùng !
trống làm ta trẻ lại
sống với Nguyễn Hoàng
cùng hình ảnh trường xưa
uy nghi hùng vĩ
tất cả sống lại rồi
những bàn tay xiết chặt
cười nói âm vang
vui với nhau vì ngày mai chắc gì trở lại?
hạnh ngộ tương phùng chỉ giây phút này thôi !
tiễn Thầy - đưa Cô - trở lại quê mình
bịn rịn chia tay như "Chuyến Đò Vĩ Tuyến"!
NẮM ĐẤT trường cho
ôi linh thiêng ! cùng bao kỷ niệm
sẽ an ủi những tâm hồn biệt xứ
đau đáu tấc lòng hai tiếng Quê Hương
tùng! tùng ! tùng ! tùng !
cám ơn thầy cô - cám ơn bè bạn
xin chia tay
cùng những thanh âm
tiếng trống Nguyễn Hoàng . / .
*****************************************************
nhớ về đại hội Hoàn vũ NH mồng 3 tháng 9 2011
Nam CALI
Đinh trọng Phúc
Wednesday, October 19, 2011
HAVARD CHÂN TRỜI MỞ RỘNG
video clip dinh khang read his speech at Bioengineering Department, Stanford University
https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlink
HARVARD MEDICAL SCHOOL
Viết cho con trai của Ba Mẹ,
Thế là mộng ứơc của con và giấc mơ của Ba - Mẹ đã trở thành hiện thực.
Đại học Havard là một danh từ hay có thể là một "MỸ Từ" mà toàn thể gia đình chúng ta chỉ biết qua sách vở . Những chữ đó là những gì ngoài tầm với và chúng ta chỉ có quyền mơ thôi và đôi khi chúng ta tưởng chừng là Huyền Thoại !
Thật sự Ba Mẹ không ngờ, hoàn toàn bất ngờ, vì con đã đem lại cho gia đình cho BA Mẹ môt một niềm vui quá lớn. Niềm vui này đã làm ba choáng ngợp : cánh chim bằng của con đã cất cánh bay tới đó, ĐẠI HỌC Y KHOA HARVARD . Trường đại học Harvard một đại học tư thục có tầm vóc hàng đầu thế giới đã chính thức nhận con vào sau một cuộc bình chọn gay go của ban giám hiệu trường với sác xuất cực kỳ nhỏ bé 3 phần ngàn cùng với HỌC BỔNG ĐẶC BIỆT(SPECIAL SCHOLARSHIP) 250,000 đô la cho kinh phí 5 năm hậu đại học.
Hai cái may mắn ngoài tầm với của gia đình của BA Mẹ- HARVARD & SPECIAL SCHOLARSHIP- của bà con chúng ta thế mà ba không ngờ cánh chim của con đã bay được tới và đã dám thách đố với thân phận bay vụt qua ranh giới của ước mơ.
Ba Mẹ thành thật cám ơn lòng kiên trì và tính chịu đựng trong học tập của con. Ba cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã chấp cánh cho con, đội ơn trời phật cùng uy linh giòng họ đã phò độ cho con .
https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlink
Trong email của chú BÌNH con có đọc dòng chữ chân tình của chú không con :
Chúc mừng cháu Khang đã nhận được học bổng sau đại học. Cháu hãy học thật tốt,
không chỉ cho cháu mà cả cho ba cháu, cho chú và cả cho những người khác đã
không được học ...
Cháu hãy học thật tốt để sau này giúp được cho nhiều người, đặc biệt là những
người nghèo, những người chịu bất công. Vẫn còn rất nhiều người đau khổ và bệnh
tật đang cần sự giúp đở. Khi cháu cứu giúp mọi người chính là cháu đã làm vinh
danh dòng họ của mình.
Thân ái.
vâng tuy vài dòng ngắn ngũi nhưng chú đã viết rất đúng. Con đường con đang đi và đang tới là con đường cứu người vì "còn rất nhiều người đau khổ và bệnh tật đang cần sự giúp đở." và cái đích cuối cùng không phải vinh thân phì da mà là cứu khổ cũng từ đó dòng họ chúng ta sẽ vinh hiển lây từ cố gắng vượt bực của con.
Trong bài essay viết về lịch sử gia đình con đã cố nhớ lại chuỗi ngày cực khổ ở quê nhà một vùng đất rẫy cơm không đủ ăn áo không đủ mặc và ước mơ cháy bỏng của ba những ngày còn mang áo thư sinh dưới vùng trời QUẢNG TRỊ-- ba của con đã từng mơ về màu áo sinh viên dưới mái trường đại học y khoa Huế . Và tất cả chỉ là ước mơ thôi! biến thiên lịch sử đã đổi thay bao nhiêu hoài vọng của bà con Quảng trị mình trong đó có ba . Đọc bài tự sự của con chị con đã rơi nước mắt chỉ nói thoáng qua cho gia đình vì tôn trọng tính riêng tư của con.
Ba Mẹ chính thức khen ngợi con vì chỉ trong 6 tháng đã lấy xong bằng thạc sĩ và trước đây mới vào đại học Stanford 2 năm sau con đã thi xong MCAT với thứ hạng cao để dự trù cho việc nạp đơn vào Harvard như hôm nay.
Con đã có quá nhiều lựa chọn vì ngoài Harvard, hai trường y khoa khác UC San Francisco và Stanford cùng một lúc đã thu nhận con vào trong niên khóa này .
Chính có quá nhiều may mắn và ưu đãi cũng là điều ba mẹ lo lắng vì nó dễ phát sinh ra lòng kiêu hãnh cùng tự mãn, chính đó là những yếu tố tiêu cực, kẻ thù của sự thành công của con người. Dù vào trường hợp nào, đức tính khiêm tốn là yếu tố cần thiết cho hạnh kiểm cá nhân để đi đến thành công, và phục vụ xã hội là cứu cánh cho người trí thức nghe con.
Mom -Dad at Harvard Medical School
Ngày 16 tháng 8 tới ,kỳ lạ thay lại trùng vào ngày sinh nhật của BA con sẽ được LÀM LỄ MẶC ÁO - chính thức vào trường tại Boston, tiểu bang Massachusetts. Ba Mẹ sẽ qua đó để chứng kiến phút vinh dự này.
Món quà quý báu của số phận, của gắng công bền chí đã trao tận tay con rồi đó ; năm năm hay mười năm tới còn bao nhiêu thử thách đang đón chờ con; con hãy kiên trì và cố gắng với quyết tâm tuyệt vời nhất hỡi người con trai của ba - Mẹ, người chiên sĩ trong mặt trận giáo dục.
cám ơn con lần nữa
Ba Mẹ của con
San Jose CA , June 6th 2011
*************************************************
Đinh Khang nhận bằng Bioengineering at Stanford
https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlinkhttps://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=email
Đinh Khang nhận bằng thạc sĩ KHOA CƠ SINH (BIOENGINEERING)
đại học Stanford - California
13 tháng 6, 2011
(khang is standing among his Mom, oldest brother, and youngest sister)
************************************************** **************************
WHITE COAT CEREMONY
Lễ CHOÀNG ÁO
HARVARD -BOSTON , MA
Dr. John Warren founded Harvard Medical School in 1782.
Lại một niềm hảnh diện dâng trào nếu ba muốn vứt đi mặc cảm rằng tự cao vì đây là sự thật, dù sự thật nào chăng nữa .
Trong 5435 ứng viên nạp đơn vào đại họcy khoa Harvard khóa 2011-2015 chỉ có 845 hồ sơ được phỏng vấn . Và cuối cùng chỉ có 165 ứng viên được thu nhận, tỷ lệ là 165/5435 tức là 3 phần trăm - một tỷ lệ hết sức nhỏ bé. Đó là chưa kể tỷ lệ 3 phần ngàn cho thành phần có học bổng cho hậu đại học như con . Còn nữa! con đã làm hãnh diện cho người VN nói chung cùng quê hương ba mẹ nói riêng vì con là người VN duy nhất trong khóa này . Đây là lý do tại sao ba mẹ không tìm ra được ngừơi VN nào trong buổi lễ CHOÀNG ÁO này.
Từ niềm tự hào này ba mẹ và gia đình thầm đội ơn trời phật cùng tổ tiên chúng ta và nhất là nổ lực vô cùng lớn lao của con.
Nhưng từ niềm sung sướng vô biên trên, ba mẹ cùng thương con rất nhiều cho chuỗi ngày phấn đấu học tập làm việc vô cùng gian khổ trước mắt con.
Việt Nam có câu ' có công mài sắt, có ngày nên kim' hay Người Pháp có câu: MUỐN LÀ ĐƯỢC !"VOULOIR, C'EST POURVOIR" Thành quả nào cũng có cái giá của nó! gắng lên con ơi, Đinh Khang, đừng bao giờ nản chí.
Ba Mẹ và em Viên của Khang bay qua Boston MA đến dự lễ CHOÀNG ÁO cho khang ngày 16 tháng 8 2011 sinh nhật của ba Khang
BẾN CẢNG BOSTON
=========================================
Nhưng từ niềm sung sướng vô biên trên, ba mẹ cùng thương con rất nhiều cho chuỗi ngày phấn đấu học tập làm việc vô cùng gian khổ trước mắt con.
Việt Nam có câu ' có công mài sắt, có ngày nên kim' hay Người Pháp có câu: MUỐN LÀ ĐƯỢC !"VOULOIR, C'EST POURVOIR" Thành quả nào cũng có cái giá của nó! gắng lên con ơi, Đinh Khang, đừng bao giờ nản chí.
hình Khang sau gần 4 tháng tại trường Havard (facebook)
sự thử thách đầy cam go như những thác ghềnh gian khổ tại 1 ngôi trường bậc nhất thế giới , dù ốm o gầy mòn nhưng con vẫn kiên gan phấn đấu. Ba Mẹ quá xúc động nhưng chẳng biết làm sao, vì vinh quang nào cũng có cái giá của nó cả.
https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlink
HARVARD MEDICAL SCHOOL
Viết cho con trai của Ba Mẹ,
Thế là mộng ứơc của con và giấc mơ của Ba - Mẹ đã trở thành hiện thực.
Đại học Havard là một danh từ hay có thể là một "MỸ Từ" mà toàn thể gia đình chúng ta chỉ biết qua sách vở . Những chữ đó là những gì ngoài tầm với và chúng ta chỉ có quyền mơ thôi và đôi khi chúng ta tưởng chừng là Huyền Thoại !
Thật sự Ba Mẹ không ngờ, hoàn toàn bất ngờ, vì con đã đem lại cho gia đình cho BA Mẹ môt một niềm vui quá lớn. Niềm vui này đã làm ba choáng ngợp : cánh chim bằng của con đã cất cánh bay tới đó, ĐẠI HỌC Y KHOA HARVARD . Trường đại học Harvard một đại học tư thục có tầm vóc hàng đầu thế giới đã chính thức nhận con vào sau một cuộc bình chọn gay go của ban giám hiệu trường với sác xuất cực kỳ nhỏ bé 3 phần ngàn cùng với HỌC BỔNG ĐẶC BIỆT(SPECIAL SCHOLARSHIP) 250,000 đô la cho kinh phí 5 năm hậu đại học.
Hai cái may mắn ngoài tầm với của gia đình của BA Mẹ- HARVARD & SPECIAL SCHOLARSHIP- của bà con chúng ta thế mà ba không ngờ cánh chim của con đã bay được tới và đã dám thách đố với thân phận bay vụt qua ranh giới của ước mơ.
Ba Mẹ thành thật cám ơn lòng kiên trì và tính chịu đựng trong học tập của con. Ba cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã chấp cánh cho con, đội ơn trời phật cùng uy linh giòng họ đã phò độ cho con .
https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlink
Trong email của chú BÌNH con có đọc dòng chữ chân tình của chú không con :
Chúc mừng cháu Khang đã nhận được học bổng sau đại học. Cháu hãy học thật tốt,
không chỉ cho cháu mà cả cho ba cháu, cho chú và cả cho những người khác đã
không được học ...
Cháu hãy học thật tốt để sau này giúp được cho nhiều người, đặc biệt là những
người nghèo, những người chịu bất công. Vẫn còn rất nhiều người đau khổ và bệnh
tật đang cần sự giúp đở. Khi cháu cứu giúp mọi người chính là cháu đã làm vinh
danh dòng họ của mình.
Thân ái.
vâng tuy vài dòng ngắn ngũi nhưng chú đã viết rất đúng. Con đường con đang đi và đang tới là con đường cứu người vì "còn rất nhiều người đau khổ và bệnh tật đang cần sự giúp đở." và cái đích cuối cùng không phải vinh thân phì da mà là cứu khổ cũng từ đó dòng họ chúng ta sẽ vinh hiển lây từ cố gắng vượt bực của con.
Trong bài essay viết về lịch sử gia đình con đã cố nhớ lại chuỗi ngày cực khổ ở quê nhà một vùng đất rẫy cơm không đủ ăn áo không đủ mặc và ước mơ cháy bỏng của ba những ngày còn mang áo thư sinh dưới vùng trời QUẢNG TRỊ-- ba của con đã từng mơ về màu áo sinh viên dưới mái trường đại học y khoa Huế . Và tất cả chỉ là ước mơ thôi! biến thiên lịch sử đã đổi thay bao nhiêu hoài vọng của bà con Quảng trị mình trong đó có ba . Đọc bài tự sự của con chị con đã rơi nước mắt chỉ nói thoáng qua cho gia đình vì tôn trọng tính riêng tư của con.
Ba Mẹ chính thức khen ngợi con vì chỉ trong 6 tháng đã lấy xong bằng thạc sĩ và trước đây mới vào đại học Stanford 2 năm sau con đã thi xong MCAT với thứ hạng cao để dự trù cho việc nạp đơn vào Harvard như hôm nay.
Con đã có quá nhiều lựa chọn vì ngoài Harvard, hai trường y khoa khác UC San Francisco và Stanford cùng một lúc đã thu nhận con vào trong niên khóa này .
Chính có quá nhiều may mắn và ưu đãi cũng là điều ba mẹ lo lắng vì nó dễ phát sinh ra lòng kiêu hãnh cùng tự mãn, chính đó là những yếu tố tiêu cực, kẻ thù của sự thành công của con người. Dù vào trường hợp nào, đức tính khiêm tốn là yếu tố cần thiết cho hạnh kiểm cá nhân để đi đến thành công, và phục vụ xã hội là cứu cánh cho người trí thức nghe con.
Mom -Dad at Harvard Medical School
Ngày 16 tháng 8 tới ,kỳ lạ thay lại trùng vào ngày sinh nhật của BA con sẽ được LÀM LỄ MẶC ÁO - chính thức vào trường tại Boston, tiểu bang Massachusetts. Ba Mẹ sẽ qua đó để chứng kiến phút vinh dự này.
Món quà quý báu của số phận, của gắng công bền chí đã trao tận tay con rồi đó ; năm năm hay mười năm tới còn bao nhiêu thử thách đang đón chờ con; con hãy kiên trì và cố gắng với quyết tâm tuyệt vời nhất hỡi người con trai của ba - Mẹ, người chiên sĩ trong mặt trận giáo dục.
cám ơn con lần nữa
Ba Mẹ của con
San Jose CA , June 6th 2011
*************************************************
Đinh Khang nhận bằng Bioengineering at Stanford
https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlinkhttps://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=email
Đinh Khang nhận bằng thạc sĩ KHOA CƠ SINH (BIOENGINEERING)
đại học Stanford - California
13 tháng 6, 2011
(khang is standing among his Mom, oldest brother, and youngest sister)
************************************************** **************************
WHITE COAT CEREMONY
Lễ CHOÀNG ÁO
HARVARD -BOSTON , MA
Dr. John Warren founded Harvard Medical School in 1782.
Lại một niềm hảnh diện dâng trào nếu ba muốn vứt đi mặc cảm rằng tự cao vì đây là sự thật, dù sự thật nào chăng nữa .
Trong 5435 ứng viên nạp đơn vào đại họcy khoa Harvard khóa 2011-2015 chỉ có 845 hồ sơ được phỏng vấn . Và cuối cùng chỉ có 165 ứng viên được thu nhận, tỷ lệ là 165/5435 tức là 3 phần trăm - một tỷ lệ hết sức nhỏ bé. Đó là chưa kể tỷ lệ 3 phần ngàn cho thành phần có học bổng cho hậu đại học như con . Còn nữa! con đã làm hãnh diện cho người VN nói chung cùng quê hương ba mẹ nói riêng vì con là người VN duy nhất trong khóa này . Đây là lý do tại sao ba mẹ không tìm ra được ngừơi VN nào trong buổi lễ CHOÀNG ÁO này.
Từ niềm tự hào này ba mẹ và gia đình thầm đội ơn trời phật cùng tổ tiên chúng ta và nhất là nổ lực vô cùng lớn lao của con.
Nhưng từ niềm sung sướng vô biên trên, ba mẹ cùng thương con rất nhiều cho chuỗi ngày phấn đấu học tập làm việc vô cùng gian khổ trước mắt con.
Việt Nam có câu ' có công mài sắt, có ngày nên kim' hay Người Pháp có câu: MUỐN LÀ ĐƯỢC !"VOULOIR, C'EST POURVOIR" Thành quả nào cũng có cái giá của nó! gắng lên con ơi, Đinh Khang, đừng bao giờ nản chí.
Ba Mẹ và em Viên của Khang bay qua Boston MA đến dự lễ CHOÀNG ÁO cho khang ngày 16 tháng 8 2011 sinh nhật của ba Khang
BẾN CẢNG BOSTON
=========================================
Nhưng từ niềm sung sướng vô biên trên, ba mẹ cùng thương con rất nhiều cho chuỗi ngày phấn đấu học tập làm việc vô cùng gian khổ trước mắt con.
Việt Nam có câu ' có công mài sắt, có ngày nên kim' hay Người Pháp có câu: MUỐN LÀ ĐƯỢC !"VOULOIR, C'EST POURVOIR" Thành quả nào cũng có cái giá của nó! gắng lên con ơi, Đinh Khang, đừng bao giờ nản chí.
hình Khang sau gần 4 tháng tại trường Havard (facebook)
sự thử thách đầy cam go như những thác ghềnh gian khổ tại 1 ngôi trường bậc nhất thế giới , dù ốm o gầy mòn nhưng con vẫn kiên gan phấn đấu. Ba Mẹ quá xúc động nhưng chẳng biết làm sao, vì vinh quang nào cũng có cái giá của nó cả.
GIỖ NỘI NĂM 2011 TÂN MÃO
TAI SAN JOSE :
tại Hàm Tân thập niên 1980s -chiều chiều ba tôi ra ngồi hướng
vê cố hương xa vời vợi
HỒI KÝ
(FATHER'S DAY tưởng niệm về BA toi )
ba toi 1940
Cơn mưa
giông vùa dứt để lại một lớp không khí mát rượi trong lành khắp xóm. Ba
tôi ngồi yên lặng trên cái giường ọp ẹp dưới mái tranh của căn phòng
lồi đằng trước nhà; ngưởi cứ mãi nhìn qua khung cửa sổ khoét vội qua lớp
lá buông vàng úa , cũ nát . Trong không khí ẩm thấp sau cơn mưa dưới
mái nhà tranh nhỏ bé, căn nhà tranh thấp lè-tè rên rỉ, kẻo-kẹt, lắc mình
theo từng cơn gió giật. Cứ mỗi trận giông trời lại kèm theo loại gió
mạnh ở vùng biển Hàm Tân này .
“Hết rồi “ , ba tôi nhẹ nhõm người. Cứ mỗi lần mưa to gió lớn là ngưởi phập phồng lo sợ cho số phận mái tranh nghèo nơi trú ngụ duy nhất cho cả gia đình. Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng yên.
Xuyên qua khung cửa sổ khoét vội ba tôi lặng yên ngắm cây phượng con người kiếm đâu dưới La GI nhân ông đi có công chuyện. Cây phượng con coi bộ cũng hạp thứ đất ở cái xóm cát Động Đền này một thứ đất đen pha cát nên cây phượng lớn thật nhanh. Mới năm ngoái giờ thế mà nó đã vươn lên ngót nghét gần hai mét rồi. Còn một thứ ba tôi hay để tâm tới là “chú gà gô” nữa . Chiều chiều ông hay giấu mẹ tôi , lén lấy vài nắm bắp khô một loại lương thực ‘cao cấp’ vào thời buổi này ‘ưu tiên’ cho chú gà gô -‘ cục cưng ‘ người . Chú gà ‘gô” cứ được cho ăn nên hay lẩn quẩn dưới gốc phượng này không chịu đi xa .
Chú gà này sau cơn mưa giờ lại đang bận bịu kiếm mồi, mấy con mối bay ra từ mấy bộng chúng . Những con mối thấm nước mưa rả cánh biến thành thứ mồi ngon cho chú gà cưng của ba tôi. Những lúc khác thì chú gà ta cứ đeo theo chân ba tôi chẳng rời . Hơi tức cười tôi nhớ cảnh ba tôi che che nắm bắp sau lưng đi vội sau vườn -"bập bập"- ông kêu chú gà gô về rồi ông thường cho mấy hạt bắp ngon lành.
Giờ đây ngoài vườn còn vài vạt nắng như còn vương vấn một buổi chiều tàn làm lộ rõ màu xanh lục nõn nà mấy nhánh phuợng non nớt mới đâm chồi nảy lá. Ba tôi vẫn ngồi yên đó, bất động trong vùng sáng lờ mờ của cái “chái” nhà chật hẹp kia.
ngay xua bến nước quê Truồi
Ba tôi cứ ngắm mãi cây phượng . Hình như người đang nhớ về quê hương . Quê nội tôi, Truối, xứ Huế có thôn Xuân Lai của những chum dâu ngọt lịm . Ba tôi nhớ về một Bến sông ngó qua bên tê là chợ Lôc Điền. Ngày xưa , cái chợ đó Mệ tôi ngày ngày hai bận qua lạị tần tảo nuôi con và chồng . Che phủ cái miếu trong thôn là những tàn cây rộng bế thế từ cây phượng vĩ mà ông tôi đã trồng xưa kia . Ông tôi trồng hai cây phượng vĩ trong thôn để ghi nhớ 2 đưá con trai tức là ba tôi và chú tôi. ( Giờ chú tôi đang ở ngoài quê lo hương khói cho ngôi nhà Từ Đường dòng họ Đinh mới xây lên ngoài đó 2008.)
Tuổi già xế bóng nhớ nhung vế quá khứ thân yêu xa thẳm, ba tôi nảy sinh ý nghĩ rằng bắt chước Nội tôi trống cây phượng vĩ này sau vườn. Người muốn lưu dấu cho con cháu sau này, một kỷ niệm tuy đơn sơ nhưng nhiều ý nghĩa vì có lần người tâm sự :
- “Phượng vĩ là giông cây lưu niên dạng cổ thụ có sức sống dẻo dai cùng thế kỷ.”
Trồng cây phượng vĩ, tôi biết ba tôi đang nhớ về quê hương một nỗi nhớ thương da diết sâu thẳm trong tâm hồn. Với linh cảm nào đó của một người tuổi già xế bóng, qua cây phượng vĩ sau vườn là một khoảnh quê hương thu nhỏ cho Người trong những phút chạnh lòng lưu xứ. Xuyên qua khung cửa, ngoài kia cây phượng đó cũng là Truồi, là xuân Lai, là Huế là cả một khung trời kỷ niệm của ba tôi thời trẻ dại . Và cũng như cái linh tính báo cho ba tôi biết rằng người sẽ không còn cơ hội trở về quê hương thêm một lần nào nữa cả !
Có con chim sâu nào đó ngoài kia nghiêng đầu chăm chỉ săm soi cố tìm vài con sâu trên là phượng . Con chim kia thỉnh thoảng kêu vài tiếng chiêm chiếp rời rạc . những giọt mưa còn sót lại ở phấn chót của nhánh là lấp lành trong những tia nắng cuối cùng của một ngày dài buồn tẻ nơi vùng kinh tế mới Động Đền.
Ba tôi chợt hung hắng ho. Chứng đàm kinh niên trong người thỉnh thoảng làm giọng ba tôi khao khao như khan cổ. Sau những cơn mưa , độ ẩm không khí tăng làm ba tôi lên đàm nhiều hơn.
Ba tôi mong ước sao cho cây phượng vĩ này lớn mau hơn nữa. Mà cây phượng này thực sự lớn mau thật; theo đà này chỉ một hay quá lắm là hai năm nữa thôi ba tôi sẽ có dịp chiêm ngường mấy cành bông phượng đỏ thắm vào dịp hè về cho thỏa lòng mong đợi. Máu ‘ máu con tim’ như trong bản nhạc nào đó ngày xưa không lạ gì cho người dân xứ Huế . Nhưng sắc đỏ hoa phượng xem chừng hiếm hoi ở xứ Động đền xóm tôi. Và vì thế, niềm hi vọng , ước ao , cùng trí tưởng tượng hoà lẫn trong niềm nhớ nhung quê hương chất ngất sẽ kết tinh lại thành niềmi sung sướng và hãnh diện vô biên cho ba tôi chỉ bằng sắc thắm phượng hồng .
Mẹ tôi giờ đang bận bịu với gánh hàng chạy hai buổi chợ . Ngày ngày hai buổi , chợ Sáng và chợ Hôm, mạ tôi là “trụ cột “ kiếm ‘mắm muối’ cho gia đình . Một làt nữa đây ba tôi sẽ rời giưòng, rời cái giang sơn nhỏ bé này . Rồi người sẽ ‘ bào’ mỏng mớ khoai làm nồi cháo khoai cùng với mớ cá mạ tôi ‘um’ sẵn .Bữa cháo khoai này chính là bữa ăn tối của cả gia đình tôi nơi vùng đất rẫy , cận sơn cận hải .
Thật tội cho ba tôi , người chưa được dịp ngắm nhìn sắc thắm phượng hồng nở rộ lần đầu thì đã xuôi tay về miền thiên cổ . Ba tôi đã ra đi với tuổi già xế bóng bên cái nghèo lận đận cháo sáng khoai chiều cùng cây phượng sắp sửa ra hoa .
Mười mấy năm qua , mỗi dịp hè về cây phượng vĩ của ba tôi trong xóm càng lúc càng sum xuê sắc thắm. Xóm làng đi qua nhà tôi ai cũng đều trầm trồ khen cây phượng vĩ . Tôi mường tượng trong cõi hư vô nào đó, ba tôi cũng đang ngắm nhìn sằc thằm phượng hồng và người cũng sung sương mãn nguyện khi cảm nhận được bà con lối xóm ngợi khen.
Thời gian sẽ trôi về miền quá khứ,lặng lẽ êm đềm như giòng sông Truồi năm tháng lững lờ xuyên qua cái thôn nhỏ bé có tên là Xuân lai . Truối - quê nội tôi - nơi có những chùm dâu ngọt lịm và mấy cái bánh bột lọc gói ngon nhớ đời.
Nơi đây, quê người - Động Đền có cây phượng nhà tôi đang ra hoa kết trái. Hạt khô từ cây phuợng Ba tôi rơi rụng làm phượng con mọc rai dưới gốc thật nhiều .
Ba vợ tôi ở cùng xóm cũng đem mấy cây phượng con về trồng. Giờ những cây phượng bên nhà vợ tôi cũng lớn nhanh như thổi vì cũng chung một thứ đất pha cát .
Tôi chợt nghĩ rằng, khi ba vợ tôi một mình lặng ngắm những nhành phượng đỏ thắm mới lên trước sân nhà , ông sẽ nhờ đến hình ảnh ba tôi , một người bạn và cũng là tình thông nghị đã kết nên duyên hai vợ chồng tôi . Rối ông ngoại của mấy con tôi sẽ nhớ về kỷ niệm xưa từng chén nước ‘hạt chè’ (một thứ tạm thế cho trà vì không đủ tiền mua nỗi vào thời đó). Ông chợt buồn vì ba tôi ra đi sớm quá , mười mấy năm rồi mà , sao mau ghê !
GỐc phượng già cũng là kỷ niệm của ba tôi để lại cõi trần
hàng xóm đang đem phượng con từ nhà Ba tôi trồng khắp và phượng con này lại bắt đầu ra bông
những cây phượng vĩ rõ ràng đúng với mong ước của tôi cho đến năm này 2012 nó đã lan ra khắp xóm. Tàng phượng vĩ đỏ ối đang che bóng trứơc chợ CAM BÌNH (hình trần thiên Khải 2012)
TÔI MƠ XÓM PHƯỢNG ĐỘNG ĐỀN
Tôi lại nảy sinh ra một niềm ao ước: tôi ước gì xóm tôi ai cũng lấy giống phượng con từ cây nhà tôi đem về trồng lên khắp nơi. Như thế cứ độ hè về Động Đền sẽ rực rở hẳn lên một màu hoa phượng. Biết đâu nay mai xóm tôi lại được thiên hạ thương yêu mà đặt cho cái tên là XÓM PHƯỢNG không chừng ./.
Tb: ai đi qua cầu Truồi ngó về phía hữu ngạn mùa hè sẽ thấy tàng phượng vĩ đỏ ối ngang bến đò Xuân Lai, sau ngày ba tôi mất giờ 2 cây chỉ còn 1
Sau nhũng trận lụt , cây phượng còn lại bên sông Truồi cũng chết theo . Một thời gian sau chú tôi cũng qua đời (năm 2008)
vê cố hương xa vời vợi
HỒI KÝ
(FATHER'S DAY tưởng niệm về BA toi )
ba toi 1940
“Hết rồi “ , ba tôi nhẹ nhõm người. Cứ mỗi lần mưa to gió lớn là ngưởi phập phồng lo sợ cho số phận mái tranh nghèo nơi trú ngụ duy nhất cho cả gia đình. Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng yên.
Xuyên qua khung cửa sổ khoét vội ba tôi lặng yên ngắm cây phượng con người kiếm đâu dưới La GI nhân ông đi có công chuyện. Cây phượng con coi bộ cũng hạp thứ đất ở cái xóm cát Động Đền này một thứ đất đen pha cát nên cây phượng lớn thật nhanh. Mới năm ngoái giờ thế mà nó đã vươn lên ngót nghét gần hai mét rồi. Còn một thứ ba tôi hay để tâm tới là “chú gà gô” nữa . Chiều chiều ông hay giấu mẹ tôi , lén lấy vài nắm bắp khô một loại lương thực ‘cao cấp’ vào thời buổi này ‘ưu tiên’ cho chú gà gô -‘ cục cưng ‘ người . Chú gà ‘gô” cứ được cho ăn nên hay lẩn quẩn dưới gốc phượng này không chịu đi xa .
Chú gà này sau cơn mưa giờ lại đang bận bịu kiếm mồi, mấy con mối bay ra từ mấy bộng chúng . Những con mối thấm nước mưa rả cánh biến thành thứ mồi ngon cho chú gà cưng của ba tôi. Những lúc khác thì chú gà ta cứ đeo theo chân ba tôi chẳng rời . Hơi tức cười tôi nhớ cảnh ba tôi che che nắm bắp sau lưng đi vội sau vườn -"bập bập"- ông kêu chú gà gô về rồi ông thường cho mấy hạt bắp ngon lành.
Giờ đây ngoài vườn còn vài vạt nắng như còn vương vấn một buổi chiều tàn làm lộ rõ màu xanh lục nõn nà mấy nhánh phuợng non nớt mới đâm chồi nảy lá. Ba tôi vẫn ngồi yên đó, bất động trong vùng sáng lờ mờ của cái “chái” nhà chật hẹp kia.
ngay xua bến nước quê Truồi
Ba tôi cứ ngắm mãi cây phượng . Hình như người đang nhớ về quê hương . Quê nội tôi, Truối, xứ Huế có thôn Xuân Lai của những chum dâu ngọt lịm . Ba tôi nhớ về một Bến sông ngó qua bên tê là chợ Lôc Điền. Ngày xưa , cái chợ đó Mệ tôi ngày ngày hai bận qua lạị tần tảo nuôi con và chồng . Che phủ cái miếu trong thôn là những tàn cây rộng bế thế từ cây phượng vĩ mà ông tôi đã trồng xưa kia . Ông tôi trồng hai cây phượng vĩ trong thôn để ghi nhớ 2 đưá con trai tức là ba tôi và chú tôi. ( Giờ chú tôi đang ở ngoài quê lo hương khói cho ngôi nhà Từ Đường dòng họ Đinh mới xây lên ngoài đó 2008.)
Tuổi già xế bóng nhớ nhung vế quá khứ thân yêu xa thẳm, ba tôi nảy sinh ý nghĩ rằng bắt chước Nội tôi trống cây phượng vĩ này sau vườn. Người muốn lưu dấu cho con cháu sau này, một kỷ niệm tuy đơn sơ nhưng nhiều ý nghĩa vì có lần người tâm sự :
- “Phượng vĩ là giông cây lưu niên dạng cổ thụ có sức sống dẻo dai cùng thế kỷ.”
Trồng cây phượng vĩ, tôi biết ba tôi đang nhớ về quê hương một nỗi nhớ thương da diết sâu thẳm trong tâm hồn. Với linh cảm nào đó của một người tuổi già xế bóng, qua cây phượng vĩ sau vườn là một khoảnh quê hương thu nhỏ cho Người trong những phút chạnh lòng lưu xứ. Xuyên qua khung cửa, ngoài kia cây phượng đó cũng là Truồi, là xuân Lai, là Huế là cả một khung trời kỷ niệm của ba tôi thời trẻ dại . Và cũng như cái linh tính báo cho ba tôi biết rằng người sẽ không còn cơ hội trở về quê hương thêm một lần nào nữa cả !
chiều chiều ba tôi ra ngồi hướng
vê cố hương xa vời vợi
vê cố hương xa vời vợi
Có con chim sâu nào đó ngoài kia nghiêng đầu chăm chỉ săm soi cố tìm vài con sâu trên là phượng . Con chim kia thỉnh thoảng kêu vài tiếng chiêm chiếp rời rạc . những giọt mưa còn sót lại ở phấn chót của nhánh là lấp lành trong những tia nắng cuối cùng của một ngày dài buồn tẻ nơi vùng kinh tế mới Động Đền.
Ba tôi chợt hung hắng ho. Chứng đàm kinh niên trong người thỉnh thoảng làm giọng ba tôi khao khao như khan cổ. Sau những cơn mưa , độ ẩm không khí tăng làm ba tôi lên đàm nhiều hơn.
Ba tôi mong ước sao cho cây phượng vĩ này lớn mau hơn nữa. Mà cây phượng này thực sự lớn mau thật; theo đà này chỉ một hay quá lắm là hai năm nữa thôi ba tôi sẽ có dịp chiêm ngường mấy cành bông phượng đỏ thắm vào dịp hè về cho thỏa lòng mong đợi. Máu ‘ máu con tim’ như trong bản nhạc nào đó ngày xưa không lạ gì cho người dân xứ Huế . Nhưng sắc đỏ hoa phượng xem chừng hiếm hoi ở xứ Động đền xóm tôi. Và vì thế, niềm hi vọng , ước ao , cùng trí tưởng tượng hoà lẫn trong niềm nhớ nhung quê hương chất ngất sẽ kết tinh lại thành niềmi sung sướng và hãnh diện vô biên cho ba tôi chỉ bằng sắc thắm phượng hồng .
Mẹ tôi giờ đang bận bịu với gánh hàng chạy hai buổi chợ . Ngày ngày hai buổi , chợ Sáng và chợ Hôm, mạ tôi là “trụ cột “ kiếm ‘mắm muối’ cho gia đình . Một làt nữa đây ba tôi sẽ rời giưòng, rời cái giang sơn nhỏ bé này . Rồi người sẽ ‘ bào’ mỏng mớ khoai làm nồi cháo khoai cùng với mớ cá mạ tôi ‘um’ sẵn .Bữa cháo khoai này chính là bữa ăn tối của cả gia đình tôi nơi vùng đất rẫy , cận sơn cận hải .
Thật tội cho ba tôi , người chưa được dịp ngắm nhìn sắc thắm phượng hồng nở rộ lần đầu thì đã xuôi tay về miền thiên cổ . Ba tôi đã ra đi với tuổi già xế bóng bên cái nghèo lận đận cháo sáng khoai chiều cùng cây phượng sắp sửa ra hoa .
Mười mấy năm qua , mỗi dịp hè về cây phượng vĩ của ba tôi trong xóm càng lúc càng sum xuê sắc thắm. Xóm làng đi qua nhà tôi ai cũng đều trầm trồ khen cây phượng vĩ . Tôi mường tượng trong cõi hư vô nào đó, ba tôi cũng đang ngắm nhìn sằc thằm phượng hồng và người cũng sung sương mãn nguyện khi cảm nhận được bà con lối xóm ngợi khen.
Thời gian sẽ trôi về miền quá khứ,lặng lẽ êm đềm như giòng sông Truồi năm tháng lững lờ xuyên qua cái thôn nhỏ bé có tên là Xuân lai . Truối - quê nội tôi - nơi có những chùm dâu ngọt lịm và mấy cái bánh bột lọc gói ngon nhớ đời.
Nơi đây, quê người - Động Đền có cây phượng nhà tôi đang ra hoa kết trái. Hạt khô từ cây phuợng Ba tôi rơi rụng làm phượng con mọc rai dưới gốc thật nhiều .
Ba vợ tôi ở cùng xóm cũng đem mấy cây phượng con về trồng. Giờ những cây phượng bên nhà vợ tôi cũng lớn nhanh như thổi vì cũng chung một thứ đất pha cát .
Tôi chợt nghĩ rằng, khi ba vợ tôi một mình lặng ngắm những nhành phượng đỏ thắm mới lên trước sân nhà , ông sẽ nhờ đến hình ảnh ba tôi , một người bạn và cũng là tình thông nghị đã kết nên duyên hai vợ chồng tôi . Rối ông ngoại của mấy con tôi sẽ nhớ về kỷ niệm xưa từng chén nước ‘hạt chè’ (một thứ tạm thế cho trà vì không đủ tiền mua nỗi vào thời đó). Ông chợt buồn vì ba tôi ra đi sớm quá , mười mấy năm rồi mà , sao mau ghê !
GỐc phượng già cũng là kỷ niệm của ba tôi để lại cõi trần
hàng xóm đang đem phượng con từ nhà Ba tôi trồng khắp và phượng con này lại bắt đầu ra bông
những cây phượng vĩ rõ ràng đúng với mong ước của tôi cho đến năm này 2012 nó đã lan ra khắp xóm. Tàng phượng vĩ đỏ ối đang che bóng trứơc chợ CAM BÌNH (hình trần thiên Khải 2012)
TÔI MƠ XÓM PHƯỢNG ĐỘNG ĐỀN
Tôi lại nảy sinh ra một niềm ao ước: tôi ước gì xóm tôi ai cũng lấy giống phượng con từ cây nhà tôi đem về trồng lên khắp nơi. Như thế cứ độ hè về Động Đền sẽ rực rở hẳn lên một màu hoa phượng. Biết đâu nay mai xóm tôi lại được thiên hạ thương yêu mà đặt cho cái tên là XÓM PHƯỢNG không chừng ./.
Tb: ai đi qua cầu Truồi ngó về phía hữu ngạn mùa hè sẽ thấy tàng phượng vĩ đỏ ối ngang bến đò Xuân Lai, sau ngày ba tôi mất giờ 2 cây chỉ còn 1
Sau nhũng trận lụt , cây phượng còn lại bên sông Truồi cũng chết theo . Một thời gian sau chú tôi cũng qua đời (năm 2008)
Subscribe to:
Posts (Atom)
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...