Friday, December 23, 2011

HỒI KÝ GIA ĐÌNH : BA TÔI và QUÊ HƯƠNG


Lời tựa: thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà Ba đã ra đi hơn mười một thu rồi. Hôm nay nơi xứ người ngàn trùng xa cách con chợt nhớ đến Ba, nhớ đến những ngày đói khổ nơi quê hương yêu dấu. Ba hỡi, khi nhớ đến Ba con không cầm được nước mằt. Giờ đây chén cơm đã đầy, áo măc đã thừa thì Ba đã khuất núi từ thuở nào. Nhớ ngày xưa Ba con mình khoai sắn có nhau thế mà giờ đây con chỉ có thể trả hiếu cho Ba bằng những dòng hồi ký này thôi, bằng những dòng chữ do công ơn Ba Mẹ cho con ăn học mà thành. Con thành tâm cố gắng lục lọi lại trong tiềm thức những ký ức và hoài niệm mong một mục đích vẽ lại cuộc đời Ba cho con cho cháu thấy và âu cũng là gặp lại Ba vậy.
San Jose January 11th 2006 Thứ nam Đinh trọng Phúc

Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu..

Bắt nguồn giữa hai đỉnh núi cao là Bạch Mã(1448 m) và động Truồi (1170m) sông Truồi lượn lờ uốn khúc nhiều đoạn rồi xuyên qua cầu Truồi, êm ả đi qua mấy thôn Xuân Lai, Bàng môn xuôi vể hạ lưu mà đổ vào đầm Cầu Hai. Mùa hè khách đi qua cầu Truồi khi ghé mặt ngó về hạ lưu phía tả ngạn sẽ thấy ngay cây phượng vĩ đỏ ối che rợp cả một bến đò: đó là bến đò thôn Xuân lai, ngày ngày đưa khách qua lại bên kia là chợ Lộc Điền, bến đò đó ngày ngày đưa đón khách sang sông , bóng cây phượng vĩ tuổI cùng thế kỷ , cây phượng vĩ được gầy lên từ tay NỘI và bóng miếu kia in dấu chân và hương khói của cả đời Ông.

BẾN NƯỚC QUÊ TRUỒI

NHÂM TUẤT 1922 Ru con con ngủ cho muồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán chợ Cầu Mua cau Nam phổ mua trầu chợ Dinh… Tiếng ru con của Mệ đã đưa Ba êm ả chào đời tại thôn Xuân lai, cách Nam phổ cũng chẳng bao xa, lại càng gần bến nước sông Truồi trong trẽo lượn lờ theo dòng thời gian bất diệt. Giọng hò của Mệ, người con gái xứ Quãng ngãi của núi Ấn sông Trà đã theo ông chàng trai xứ Huế ra làm dâu quê Truồi cũng là quê hương của những chùm dâu ngọt lịm. giọng hò đó đã ru Ba khôn lớn và yên lành trong giấc ngũ để Mệ còn qua chuyền đò ngang kịp chuyến chợ chiều, tảo tần giúp chồng nuôi con. qua cầu ngã nón trông cầu cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu…Huế kinh thành hoa lệ cộng thêm ánh sáng văn minh vật chất của thực dân Pháp làm cho Huế thu hút bao nhiêu người từ quê lên kinh đô mưu cầu sự sống.

Cầu Tràng tiền, một món quà mà Pháp đã xây làm quà cho vua KhảI Định được dựng lên bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của dân đinh, cầu càng xây thêm nhịp nào thì người vợ càng đợi tin chồng càng lâu chừng đó, vì đi làm sưu dịch cho Pháp là làm không công cho họ. Đó là lời Ba đã giải thích cho con được hiểu. Mới mười mấy tuổi Ba đã bôn ba lên Kinh đô Huế kiếm việc làm thuê, nào phụ tiệm may nào phụ thợ lò kem kinh thành hầu kiếm tiền về cho Nội. Lòng hiếu của Ba thương Mệ, chắt chiu từng đồng bạc lận trong áo Ba cố đi bộ theo đường xe lửa Ba về đến Truồi cho đỡ tốn tiền tàu để lấy tiền về cho Mệ. Cái thuở hàn vi ấy khi mà Mệ tảo tần hôm sớm,Ông thì chỉ may đôi ba cái áo xuyến kiểu xưa thì cảnh nhà làm sao ra khỏi cảnh chật vật được. Ba rất hiếu học trong làng chỉ có lớp 3 mà Pháp ngữ Ba đã giỏi lẳm rồi. Thế là Ba bắt đầu phóng tầm mắt xa hơn nữa dấn thân lưu lạc tha phương tìm sự nghiệp; Sài gòn hay phương nam đang lôi cuốn chàng thanh niên trẻ tuổi và người đó là BA.

VÀO NAM THẬP NIÊN 1940

BA 18 TUOI 18 tuồi

Ba bắt đầu ra đi tìm sự nghiệp Theo lời Ba thì mẹ của Ông NỘI là người hoàng phái nên Sài gòn có người bà con bên Mệ của Ba là Nhà in Tôn thất Lễ(cậu của Ông Nội) nên Ba đã dấn bước vào Sài gòn lúc tròn 18 tuổi. Bước chân giang hồ từ đó nhưng cũng giúp Ba mở mang trí óc được nhiều lắm, nhất là tiếng Pháp và tiếng Nhật. Đó là cái thuở Viêt nam vào thập niên 1940, trong Sài gòn lại có bà O con trước của Ông NỘI , O tên là Luyến(?). Bước chân viễn khách đưa đẫy cho Ba gặp Mạ đích của con lúc đó Mạ đang bán thuốc tây tại Đà lạt, đó là lời ba kể. Hồi này chuyện tình của Ba và Mạ cũng có phần trở ngại vì Mạ là gốc công giáo. Nhưng sóng gió nào cũng qua, Ba nhờ thông thạo Pháp và Nhật ngữ nên Ba Mạ về lại miền Trung cũng có việc làm. TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG THẬP NIÊN 1950 Trở lại quê Truồi, lúc này đã có chị Bích và chị Biên. Cố đô Huế với cầu Tràng tiền sáu vài mười hai nhịp ngang đây khi chiếc xích lô chở gấp chị Bích vào bệnh viện Huế nhưng chị cũng từ giã cõi đời vì bạo bệnh lúc mới lên mười(1952). Thời gian này Ba có lẽ đã ra làm Quãng trị và gia đình Mạ đã về Mỹ chánh gần quê ngoại của Mạ ở Ưu điềm. CHị Bích( Nhâm ngọ 1942) và chị Biên (Mậu Tý 1948) đều được sinh ra ở quê Truồi. Bước qua thập niên 1950 Ba ra làm việc Quãng trị cũng là lúc sinh anh Nghĩa (1952 Nhâm thìn) và cái số đào hoa ai xui ai khiến cho Ba gặp mạ đẻ của con và cuộc tình đó càng thắm thiết tại một vùng thơ mộng –Lăng cô nơi Phúc đã tượng hình, và khi nghe tin con được sinh ra ngoài Quảng trị Ba vừa may mắn thoát chết khi bị phục kích bằng mìn nên đặt tên Phúc cho con. Đến khi lên mấy tuổi con có dịp về thăm Lăng cô lại và đã ở lại nhà Bác Hai mấy ngày. Thời gian đó tuy còn nhỏ nhưng con không quên được món đặc sản sò huyết ở Lăng cô mà không nơi nào ngon bằng. Nào ăn sò huyết rồi lại ra ngồi chơi tại bãi cát sát ven bồi ven sóng nước tuy nhiên còn nhỏ nên con đâu dám lội xuống nước khi nào. Lăng Cô chân đèo HảI Vân nơi này hẹn hò của mốI tình lãng mạn giữa Ba và Mạ con và kết quả là có Phúc trên đờI Sau khi sinh O Mỹ (ất Mùi 1955) và O Tâm (Bính Thân 1956) thì Ba cũng làm lên được trưởng chi công an các quận ở tỉnh Quảng trị. Con còn nhớ khi còn nhỏ đã theo Ba lên tận quận Cam lộ khi ba làm trưởng chi trên đó rồi cho đến khi sinh o Hiệp( năm Kỷ Hợi 1959) con cũng theo Ba lên tận quận Ba lòng. Con còn nhớ hồi đó quận Ba lòng chưa mất, mỗI lần lên lại phải chèo đò đi theo giòng ngược lên hướng nguồn sông. Hai ba giờ sáng đò đã rời thị xã Quãng trị ngược lên hướng núi. Thời đó làm gì có máy để chạy đò, phải chèo hơn suốt một ngày đến năm sáu giờ chiều mới đến thôn Đá nổi gần Rà vịnh Ba lòng. Làm sao con quên được lúc chỉ là cậu bé non mười tuổi đi đâu cũng lẽo đẽo theo Ba. Thung lũng Ba lòng dân mình hồi đó trồng toàn bắp, mùa bắp đến con đâu quên được những nồi bắp bốc hương thơm ngát và con cũng không quên được cái tình cảm chan hòa phía bên Quận mỗi lần săn được gà và heo rừng cũng đều đem qua chia cho Chi công an của Ba cả. Sau khi O Hòa ra đời(canh Tý 1960) thì đến Tân Sửu 1961 em Đinh trọng Lĩnh cũng được sinh ra nhưng chỉ năm sáu tháng thì bị cơn động kinh vì quá sốt và qua đời tại bệnh viện Quãng trị(rạng mồng 1 tháng 10 ÂL 1961). Đám của Lĩnh gặp ơn Phật táng tại chùa Ái tử Quảng trị lúc mệ ngoại con tu ở đó và may mắn thay gặp lúc chư tăng đang mùa kiết hạ nên gặp rất đông đại đức hòa thượng ra tiếp dẫn. Đám của em Lĩnh lúc Ba đang về làm ở Đông hà. Đám xong thì ông NỘI từ Truồi mới ra kịp và chỉ thắp hương bên bàn thờ của em con tại nhà Ngoại của chúng con tại 127 đường Lê văn Duyệt thôn Đệ Tứ thị xã Quảng trị mà thôi. Con còn nhớ hình ảnh NộI vừa bước xuống chiếc xích lô vội chạy vội vô bàn thờ khóc ba tiếng và có trách rằng sao lại đặt tên em là Lĩnh sao không biết rằng đó là tên Húy của tổ tiên dòng họ Đinh( tức là ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ-ĐINH BỘ LĨNH), có lẽ Nội tin rằng vì húy kỵ mà nhà mình bị tổ tiên quở cũng nên. Hồi đó Ba có giải thích rằng vì Mạ con tên là Mai mà tỉnh QT có ngọn Mai Lĩnh là cao nhất (núi Mai sông Hãn) nên Ba cao hứng mà đặt tên cho con trai chớ không về Truồi mà tra cứu cho kỹ càng trước khi đặt tên cho con trai mình.

Hai anh em Nghĩa và Phúc (chụp tại ảnh quán Lido Quảng trị khoảng năm 1960)

Hai năm sau Thịnh ra đời (Quý Mão 1963) thời gian này Ba tiếp tục làm tại Đông Hà, năm Ba có thêm chú Bình ở Mỹ chánh thì O Hương cũng sinh ra tại Đông hà Quảng trị (Giáp thìn 1964). Thế là con lại có thêm em gái (con dì Dỏ) người em gái ra đời tại thôn An Lạc bên giòng Miêu giang Đông hà Quảng trị. Con lại nhớ hè năm 1964 khi Ba đã vào làm tại chi công an HảI lăng. Lúc đó nhà mạ con cũng vào ở với Ba tại Chi. Con vẫn ở học tại nhà mệ Ngoại ở thôn Đệ tứ QTrị nhân dịp nghỉ hè vào Hải lăng chơi. Hè đó Dì DỎ sinh xong em Hương tại Đông hà, dì bồng Hương khi đó mới khoảng một hai tháng tuổi vào trả cho Ba tại chi công an Hải lăng. Mạ con vẫn săn sóc Hương, khi đó Thịnh lớn hơn Hương mấy tháng. Mái sau của Chi Công an Hải lăng nơi nhà mình tạm ở, trên cái đi văng Thịnh và Hương ngày ngày nằm sóng đôi còn mạ con thì lo chăm sóc. Nhưng chỉ vài ngày sau vì tình mẹ dì Dỏ từ Đông hà vào xin Hương lại và Dì nói lý do vì quá căng sữa. Chính cái số đào hoa của Ba làm cho Ba có nhiều anh em tuy khác mẹ nhưng vẫn thương nhau vì chỉ cùng chung huyết thống, chỉ tộI cho thân phận lạc loài như O Hương sinh ra thiếu vắng tình cảm của Ba cũng như bên NộI thì thật thiệt thòi cho Hương nhiều lắm. Ba có biết không, sau cái ngày sụp đổ 1975, một ngày con trong đoàn tù binh trên đường lên Cồn tiên Gio linh tăng gia sản xuất trên đường di chuyển khi dừng chân tạm nghỉ bên cầu Đông HÀ gần thôn An lạc, con đã gặp được o Hương. Hương khi đó là một em bé lạc loài tay đang nách một mẹt bánh mỳ bán cho khách khi xe dừng. Có người quen bên đường, O Dung bạn Mạ con ngườI cùng thôn đệ tứ đã nhìn ra con và o Dung liền chỉ cho Hương nói rằng anh của con đó. Thế là Hương quên cả sợ liên hệ với tù binh mà chạy òa đến bên con, tình huyết thống sao mà thiêng liêng quá Ba a. Mười một năm rồi Hương mới thấy mặt anh mình thế là trên cái mẹt chỉ mấy ổ bánh mỳ Hương cũng trút hết cho con đang mang thân phận người tù cải tạo. Cũng chưa hết, em chỉ có mấy đồng cũng nhét hết vào tay con, lên Cồn tiên tối lại nhai ổ bánh mỳ mà con không cầm được nước mắt. Hương sinh ra, gia đình mình đã là quá thiếu bổn phận thế mà lúc con sa cơ đứa em gái cũng không bao quên được cái tình máu mũ. Khi con lên học lớp đệ thất trường Nguyễn Hoàng Qtrị niên khóa 1965-1966 thì Mạ con và các em phải ra lại thôn Đệ tứ ở chung lại với gia đình bên mệ ngoại con vì chi công an hay còn gọi là chi cảnh sát quốc gia hay bị pháo kich rất nguy hiểm. Con còn nhớ một đêm nọ khi bên quận Hải lăng bị pháo kích và chi công an cũng bị pháo mấy quả 82 ly làm chết oan mấy người tù chính trị đang bị tạm giam ở chi. Thế là Ba phải ở lại làm việc một mình và ăn cơm tháng tại nhà o Hải thôn Diên sanh.

Ba với o Hiệp Chú Thịnh và con chụp tết Ất Tỵ 1965 Tại ảnh quán Lido thị xã Quảng trị

HOA KHÔI ĐẤT MỸ CHÁNH

Như thế sau năm 1965 trong Mỹ chánh trong nhà mẹ con gôm chị Biên, a Nghĩa, O Mỹ, O Hòa và chú Bình. Còn ngoài Quãng trị gồm con, O Tâm, O Hiệp, Chú Thịnh khoảng năm 1966 mẹ con tại Quảng trị bị sa một cặp trai gần đủ tháng đủ ngày theo lời mẹ con nói hậu quả là do đi xe bị dội mạnh và cho đến năm 1967 là sinh chú Trị tức là Trực tuổi Đinh mùi là con út của cả đại gia đình mình. Thời gian 1966 trở về sau thuộc thời của rối loạn chính trị tại miền nam , công danh của Ba suy giảm mạnh. BA không còn làm trưởng chi nữa mà xuống nhân viên vì chế độ cảnh sát đã theo hệ thống quân đội hóa gồm cấp tá và úy mà thôi. Thêm vào đó sự thanh trừng nhau đảng phái và phe nhóm thành phần của BA. sau đám cưới của chị Biên 1966 Ba chỉ có một chiếc xe đạp giàng theo phố Trần Hưng Đạo lên làm tại ty cảnh sát Qtrị, năm 1967 thành cổ Qtrị bị giải phóng lần đầu tiên tại Cửa Hậu thôn Đệ tứ, quán của mạ con bán ngay trước cửa thành này do đó đêm đêm Ba phải lên chợ Tỉnh trú tại nhà quen là phố O Chút gần tiệm Vạn An gần miếu Ông Voi thôn Đệ Nhất đường Quang Trung Qtrị.

CUỘC ĐỜI NGẮN NGŨI CỦA CHỊ BIêN

Chị Biên sinh năm mậu tý 1948 tại quê Truồi. thời niên thiếu cho đến lúc lớn lên thì nhà ở gần chợ Mỹ chánh gần quê ngoại. Nhà mạ gần cạnh giòng sông Ô Lâu trăm năm nước chảy hiền hòa. Khi đến tuổi thiếu nữ thì chị càng đẹp khiến cho dân Mỹ chánh ai hồi đó ai cũng biết, ngay ngoài tỉnh Qtrị cũng đông ngườI thương mến chị Biên. Tốt nghiệp trung học chi đi dạy ấp tân sinh cho gần nhà, hồi đó trường của chị dạy ngay trước mặt nhà mạ sau lưng chợ Mỹ chánh. Chị rất nghiêm, chỉ gằn giọng một tiếng là em út im re. Con gái đến tuổi cập kê năm đúng 18 tuổI chị đi lấy chồng, bao nhiêu chàng trai gằm ghé nhưng chị chỉ chọn người hùng quân đội mà thôi. Kết cuộc anh Lê khắc Kha người quê Ưu điềm đă chiếm được trái tim của chị. Đám cưới năm đó tại Mỹ chánh anh Kha mới còn trung úy tiểu đoàn 2/1 mà thôi. Chị B đi lấy chồng mấy em còn nhỏ dạI khi đó anh Nghĩa mới 14 –15 tuổi, O Mỹ mới 11 tuổi, đám cưới chị B xong thì cả nhà có thuyên chuyển vào Tây lộc Huế thuê nhà khu công chức chợ Tây lộc, số 34 Đường Trần quốc Toản. Thời gian này mạ cũng có nồi cháo gà hàng ngày bán tại chợ Tây lộc, nồi cháo gà của mạ nấu rất ngon ai ăn cũng khen ngợi cả. Con cũng có lần vào thăm Tây lộc lúc này chú Bình mới ba hay bốn tuổi mà thôi rất dễ thương, da trắng trẽo , mắt to lông mi dài uốn cong lên như con Tây hàng xóm bà con ai cũng khen thích hết

. -HÔNG NHAN BẠC MỆNH

Tưởng đời cứ thế êm trôi, Ba cũng có ngườI rễ có chức phận vì sau đám cướI anh Kha lên đại úy và lên tiểu đoàn phó, tiếp đến chuẩn bị cho chức tiểu đoàn trưởng cho nay mai vì anh Kha tốt nghiệp trường võ bị Đà lạt công danh rất vượng. Năm 1967 ngoài Qtrị chú Trị ra đờI tại thôn đệ tứ anh Kha khi đó ở tiểu đoàn 2/1 đóng tại La vang nên hay ghé thăm nhà mỗI lần thấy út Trị mớI mấy tháng tuổI đang nằm vẫy đạp trên cái ghế xếp anh vuốt ve cứ khen rằng giống cả chị Biên đủ thấy trong trái tim anh Kha chị là hình ảnh của chị B mà thôi. Ai có ngờ đâu cái năm này là năm vĩnh biệt của hai vợ chồng anh chị. Một đêm ngày 9 tháng 9 năm đó có anh rễ bác Tám nhà sau xóm ra nhà Ngoại báo tin dữ là chị cùng hai người khác là tài xế lái xe và em chồng là Lê khắc Ngạc đã bị phục kích chết tại cây số 23. Chiếc xe jip của 3 người trên đường vô lại Huế vì anh Kha đã vô Huế rồi, đúng ra trời chiều không nên đi chị vắn số mới xui ra như vậy. Chi khu Phong điền đã đem thiết vận xa ra khu vực ba người bị thảm sát đem xác vô Mang cá Huế. Ba đêm đó đang trú đêm tại nhà O Chút trên phố Qtrị vội đạp xe đạp trong đêm đó về nhà. Con còn nhớ rõ đêm đó mắt Ba đỏ hoe vì thương con quá mức, Ba bước vô nhà Ngoại mà bước chân như xiêu đổ, Ba đã rít biết bao nhiêu là thuốc lào mà không ngăn được cơn xúc động. Ba như nghe trời đất sụp đổ tan tành, chị B đứa con gái mà Ba yêu quý nhất là niềm hi vọng và kiêu hãnh của Ba giờ đã ra người thiên cổ. Trời mới rạng hai cha con vội tốc xe vào Tây lộc. Nhà chồng chị B cũng gần nhà Mạ và cũng gần Cửa Ngăn thành Nội Huế. Bước vào nhà thì đã thấy 2 quan tài của hai chị em nằm cạnh nhau, hai nắp chưa đóng để cho thân nhân nhìn mặt. Con đã tới nhìn mặt chị lần cuối cùng, mắt chị đã thật sự nhẳm như đang ngũ không còn lộ nét gì hãi hùng hay đau đớn, chị đã thật sự trả lại cho đời một kiếp hồng nhan. DướI chân hòm anh Kha nằm dãy dụa khóc la kêu tên chị mà thôi, mặc dầu anh Kha đang bận áo quần lính mà giờ đây chỉ kêu gào thảm thiết mà thôi. Quan tài đứa em trai mới ra trường ra gấp Qtrị để gặp mặt chị dâu ai dè gặp nhau lần đầu cũng là lần vĩnh quyết rồi hai chị em cùng nhau về thế giới bên kia. Oan khiên cho anh lính tài xế, trai chưa vợ cũng bị chết thảm theo nhau. Ngày đưa đám chị lên dốc Nam Giao, anh Kha lại càng kêu gào thảm thiết hơn nữa, mất chị là anh mất tất cả, hình ảnh hãi hùng khi chiếc xe đã bị lật chị đã bị thương bò tới một đoạn xa rồi mà tên giết người vẫn không tha mạng cho một người đàn bà nó đi tớI kêt liễu đời chị. Nhưng làm việc ác thì gặp ác, tên giết người đó vì đã phục kích giết quá nhiều người nên sau này bị quận phong điền phục kìch lại và y đã đền tội ác. Trong cuốn sổ ghi công tác mà Ba mượn đem về nhà cho mọi người coi ngày 9 tháng 9 năm 1967 y có viết rằng đã giết được hai sĩ quan một nam một nữ tức là anh Ngạc và chị B . cùng tài xế, cuốn sổ đó mặc dầu bị một viên đạn Thómpson xuyên ngang chính giữa nhưng mấy dòng đó cũng được đọc ra và đã chứng tỏ rằng một kẻ say máu ngườI thì sẽ bị oan hồn trả báo mà thôi. Chị B và anh Kha lấy nhau chưa có đứa con nào nên sau này anh Kha đi lấy vợ lại tên Thừa con gái Sãi quận Triệu Phong Qtrị. Sau trận Hạ lào 1971 anh Kha vì tánh nóng nãy bị phản binh là thiếu úy tên Cao dưới quyền định bắn chết anh rồi tự sát sau. Ai sui cho tên Cao chỉ bắn anh bị thương ở chân mà thôi. Sau này coi thầy có nói rằng vong linh của chị còn đi theo anh Kha mà phò trì cho anh ấy kể cả lúc bại trận Hạ Lào. Trung đoàn 1 chỉ còn tiểu đoàn anh Kha còn gần 80 ngườI còn tiểu đoàn thiếu tá Lê Huấn thì hoàn toàn tan nát , thiếu tá Huấn cũng bị mất xác luôn. Sau này anh Kha có cho lính xây cái miễu thờ vong linh cả 3 người tại cây số 23 này , nhưng lúc này chỉ còn trơ trọi cái miếu 3 lư hương đó gần một đầm nước còn vạt thông thì đã bị đốn sạch từ lúc nào.

Miễu 3 ngườI xây nơi chị bị thảm sát tại cây số 23 Quận Phò trạch Thừa thiên Sát cạnh quốc lộ 1 A. Hình này chú Thịnh chụp lúc ra quê xây lăng Ôn Mệ tai Truồi và trên đường ra Qtrị ghé chùa Sắc tứ thăm mộ Ngoại cùng chú đây sơ là Đinh trọng L.

Một thời gian còn làm tai trung đoàn 1 thì gia đình anh Kha xây tạI cạnh đường Lê Huấn một thờI gian sau khi lên trung tá thì không còn tác chiến nữa mà làm quận trưởng quận 3 tại Đà nẵng cho đến năm 1975. sau này cũng có đi Mỹ theo diện HO . còn anh Nguyễn hoàng Đoan một thời tay dắt con lúc con còn nhỏ dại đi quanh chợ Mỹ chánh để kiếm cách lấy lòng chị Biên mà không thành, giờ là chồng của nữ ca sĩ Khánh Ly hiện ở Nam California

1968-1972
Sau ngày chị Biên mất cuộc đời Ba càng thấy buồn thảm hơn nhiều. Tiếp đến là trận Mậu thân 1968 Ba suýt chút nữa là bị bắt tại Tây lộc vì lúc này Ba đang ăn tết trong nhà tại Tây lộc. Ngoài thôn Đệ tứ Quảng trị thì xóm Hậu bị đánh mạnh nhất, Tết đó cả nhà con khi đó đang bán mua tại cái nhà của dì Liễu số 65 Lê v Duyệt vì ngay trước mặt thành nên bị hư hại nặng nề. sau khi chạy lên tỉnh lánh nạn 2 ngày về lại thôn đệ tứ thì căn nhà đã bị cháy và hàng hóa quán của nhà mình căn trước cũng bị thiêu cháy hết sạch. Sau này mạ con và Tâm , Hiệp , Thịnh, Trị cùng mạ con lên thôn đệ nhất Quảng trị mà mua bán với Dỳ Liễu con ở phố 34 Trưng trắc chợ Tỉnh, riêng con vẫn ở lại tại nhà ngoại để tiếp tục học. BA dạo này cũng còn làm cho ty CSQG Qtrị, chỉ còn lại chiếc xe đạp làm phương tiện mà thôi, còn xe jeep thì không có nữa vì đã hết chức vụ chi trưởng từ lâu.
 HÀNG CON NÍT:
trái qua: phong(thu)thanh, thủy , thịnh, dưỡng , Liên(bòn con cậu Cư)

 ĐAU BUỐN  NHÀ NGOẠI

phía Ngoại chuổi thời gian đau khổ kéo dài : 1967 dượng Ngọ chồng dì Liễu mất(bị mìn tại Đá Bạc- phú Lộc Huế), 1968 vừa sau biến cố Mậu thân thì Mợ Ga(vợ thứ cậu Cư mất vì bệnh phong đòn gánh) Tiếp đến 1969 cậu võ Ba mất (tử trận 1969 trung đoàn 2, sư đoàn 3), 1970 cậu Phương mất(tử trận Phong Dinh) , 1971 mợ Trần thị Kim Thuợc cũng mất .Tang tóc bao trùm nhà ngoại , mái nhà con sinh ra , lớn lên , học hành biết bao kỷ niệm

Cho đến khi năm 1972 khi đó con đang chuẩn bị học hết lớp 12 thì cả tỉnh Qtrị phải di tản theo mùa hè đỏ lửa cả gia đình mạ con sau gần một tháng tạm trú tại Tây lộc sau đó theo dỳ Liễu vào xin ở nhờ nhà Ô Mười thương gia nước mắm ở đường Hùng Vương Đà nẵng một thời gian ngắn lại phải mua vé máy bay theo Dỳ Liễu di cư vào tận MÝ tho. Ba sau đó được đổi vô làm tại Quận nhất thành nội rồi tiếp đến Đà nẵng và cuối cùng một thời gian ngắn cũng xin đổi vô được Mỹ tho. Vào Mỹ tho BA và nhà mình đều tạm trú tại nhà cậu Bé con 56 Nguyễn Trãi Mỹ tho. Lúc này con đã nhập ngũ quân trường Quang trung sau đó lại ra quân trường Đồng đế Nha trang. Mãn khóa con ra phục vụ tiểu khu Qtrị kể từ cuối năm 1973 chứ không xin về MỸ tho cho gần nhà. Âu cũng là cái số xui cho con như thế sau này mới đi Mỹ theo diện HO được.
Còn cả nhà mình ở Mỹ tho ở tại nhà cậu mợ Bé cho đến ngày sụp đổ 30 tháng 4 năm 1975.

NĂM 1975 & QUÊ HƯƠNG THỨ HAI HÀM TÂN BINH TUY



Sau 1975 cả nhà mình từ Mỹ tho lên kinh tế mới Động đền Bình tuy làm rẫy sinh sống với di dân Quảng trị(đi từ năm 1973 theo chương trình khẩn hoang lập ấp ) rồi Ba cũng như các cậu con ai có dính líu chính quyền cũ phải đi cải tạo. Ba cải tạo tại Đức linh gần Hàm tân con thì cải tạo ngoài Quảng trị rồi bị ra Thanh Hóa sau chót là Bình điền thừa thiên. Ba ở cải tạo ở Đức linh vì già cả nên được cho giữ cái việc chăn bò nên cũng đỡ vất vã, chưa tới 3 năm cải tạo(1977) Ba được tha về lại địa phương là Động đền Hàm tân. Về địa phương Ba đau đầu gối không đi cuốc đất được ở nhà lo chăn nuôi phơi khoai phơi sắn, Tâm Hiệp lần hồi phấn đấu cũng được đi sư phạm, việc rẫy bái thì Thịnh Trực lo hết, 2 đứa em tuy nhỏ nhưng cuốc rất giỏi. Mạ con thì vất vả sớm hôm ngày gánh 2 buổi chợ còn trưa lại phải lo đi phụ cấy lúa với các em con, Mạ con lạI còn phải lo cho Tâm và Hiệp đang học sư phạm ở Phan thiết nữa. Thời gian này con chưa về được căn nhà tranh xiêu vẹo theo thời gian không ai sửa sang, đàn ông lúc này đa số đều còn trong tù ít ai được tha về địa phương. Gia đình các Ngoại con các dỳ các mợ đều ở gần nhau nhưng ai cũng cực khổ đói khát không ai giúp được ai cả. Tuy thế Ba hay viết thư thăm con nhiều nhất Ba đã gởi thư đến Ái tử Qtrị cho đến Như xuân Thanh hóa hay sau này Bình điền Thừa thiên. BA còn nhắc nhở Mạ con ở Tây lộc cố gắng gởi thức ăn vật uống cho con ở Bình điền nữa. Tội nghiệp Mạ con ở Bình tuy cũng vì mấy chuyến bới cho con tận Quảng trị mà hết cả vốn, giá như con biềt nhà mình hồi đó ở Hàm tân đói khổ như thế thì con thà chết chứ không bao giờ để mạ con ra thăm con đâu.


Cánh thư BA gởi thăm con trong tù Thư đề ngày 14 –1-1979 Ba dăn Hòa đang ở Tây lộc thỉnh thoảng gời đồ lên cho con ở trại 3 cải tạo Bình điền, Huế.


Năm 1980 con được về lạI gia đình, lúc này con đã 28 tuổI. vể lạI gần Ba Mạ việc đầu tiên của con là đi rừng đốn cây đem về làm lạI mái nhà tranh đã đến hồI hư nát. Hai tháng ròng rã con đi rừng đốn cây vác về nhà cho đến khi đủ làm lạI cái nhà của gia đình. Ngày tháng bên nương bên rẫy có con về thêm một tay lao động trong nhà cũng đỡ nhọc nhằn gia đình mình. Khoai sắn qua ngày nhưng gia đình mình rất vui là đã đoàn tụ. Con cuốc khoai thì BA lặt rễ, Ba vừa làm vừa hát tiếng Pháp. Je suis un chef de vingt- six soldats, et si je suis absent le Paris est perissable. Con còn nhớ là có ngày Ba đố con như câu tiếng Pháp trên khi muốn nói đó là mẫu tự A vậy. Tuy nghèo BA cũng tha thiết muồn hỏI vợ cho con, vợ con bây giờ đây là ngườI dâu Ba thích nhất. RồI cái gì đến lạI đến, BA rất ý hợp tâm đầu vớI ba của vợ con ngày đầu năm dương lịch năm 1983 là ngày cướI của vợ chồng chúng con cái ngày Ba thích chọn cho dễ nhớ sau này.- Nouvel an- BA hay nói tiếng pháp như vậy đó.

Tuy nghèo nhưng BA cũng muốn cưới vợ cho con Ngày 1-1-1983 là ngày cưới Phúc và Huệ. (Hai thân phụ đang lạy trước bàn thờ nhà gái)

Vợ chồng con về sống chung trong gia đình mình đùm bọc nhau dướI mái tranh nghèo. Chén cơm gạo hẩm mà chỉ dành cho bữa trưa mà thôi còn chiều về thì cắt khoai ra nấu cháo cũng nhờ sống gần biển nên còn đôi ba con cá tươi mà sống qua ngày. Mạ con thì hai bữa chợ gánh hàng tạp nhạp như cau khô thuốc vấn thế mà càng ngày càng vơi bớt đi mà nợ cứ tiếp tục đầy thêm. Nguyên nhân đây là vùng cát trắng đất đai bạc màu không làm gì nuôi đủ con người. Số phận những con người ở vùng kinh tế mới là thế đó, vợ con mang bầu nhưng mấy ký gạo hẩm tiêu chuẩn giáo viên cũng đắp đổI cho gia đình nhà chồng. Rồi lại phải ăn thêm bột sắn thế cơm. Vợ chồng con sinh con đầu lòng dười mái tranh của Nội, ngày ngày Ba ru cháu ngủ rồi bao nhiêu câu hò của quê hương BA đều trao vào tai cháu.

Con trai đầu chúng con dưới mái tranh nghèo của NộI, phía đắng sau là cái phòng che lá của BA nằm ( con rễ bác Phục ở cạnh nhà chụp cho khi họ ở Tây Đức vể thăm nhà Tết Giáp tý 1984)

. .. Nung na nùng núng
Con gái bảy nghề
Hay nằm là một
Dựa cột là hai
Theo trai là ba…


Những câu đồng dao từ thuở xưa Ba đều cố gắng ru cho cháu ngủ tuy thế có khi BA đã muốn ngủ rồi mà thằng cháu còn vẫy đạp trong nôi. RồI vợ chồng con phảI bồng trống nhau lên vùng cao tạm trú mái trường quê cho vợ con tiện bề dạy học. ThờI gian này Thịnh đã xa nhà đi học nghề sư phạm, nhà mình chỉ còn lạI BA Mạ và Trực, cũng may còn có O Tâm phụ trợ cho nhà mình. BA thỉnh thoảng lạI ra Cam ranh O MỸ cũng hay bồI dưỡng thêm cho Ba. Thuở này trong Bình tuy thì có o Tâm ngoài Cam ranh thì có O Mỹ, hai cô con gái đã giúp đỡ cho gia đình qua cơn hoạn nạn nhiều lắm. Con thì ở trên vùng cao sinh con đẻ cái nhiều thêm rẫy nương không đủ sống , làm củI, đốt than, bắp khoai qua ngày kiếp nghèo còn đeo đẵng. Bước vào năm 1990 chương trình đi Mỹ diện HO ra đời, nhà con cũng nuôi mộng ra đi, chạy giấy chạy tờ cũng nhờ em út nhất là phía o Tâm yểm trợ. Ba cũng vui sướng trông chờ. Qua bao nhiêu gian nan chạy ngược chạy xuôi cuối cùng nhà con cũng được phỏng vấn vào ngày 13 tháng 1 năm 1994. Tết năm Giáp tuất 1994 là cái tết vui nhất cho cả nhà mình. Sao không vui được nếu con đi được thì cả trời hy vọng cho gia đình. Tết giáp tuất 1994 sau ngày gia đình con phỏng vấn đi MỸ ai cũng hi vọng.


Ba vui vẽ chụp chung với gia đình con tại nhà bên vợ con- gồm 2 vợ chồng cùng 4 cháu Trung, Khang, Lâm Ân và Viễn Dương nhỏ nhất còn Lâm Thư thì còn nằm trong bụng mẹ.


Mông 4 tềt Giáp tuất 1994 bức hình cuối cùng của Ba Mồng 4 tết giáp tuất 1994 ngày kỵ ông nội hàng năm Tại Động đền cả nhà đoàn tụ vui vẻ nhất vì con đã qua được giai đoạn phỏng vấn HO. Có ngờ đâu đây Là cái kỵ cuối cùng có mặt BA trong đời. Chúng con đóng góp nhau làm sao phảI xây cái nhà cho BA ở để yên tâm trước khi ra đi. Ai dè đâu vì có thai con gái út là Lâm Thư nên phái đoàn MỸ phảI trì hoãn chuyến đi MỸ của gia đình con. Bạn bè kẻ trước nguờI sau lần lượt ra đi chỉ cò gia đình con là còn chờ đợi. rồI chuyện giấy tờ , tái khám lung tung làm cho ai trong nhà mình đều nóng ruột và còn sinh ra tuyệt vọng. Ngày 7 tháng 8 1994 con gái út Lâm Thư của chúng con ra đời. Linh cảm nào xui cho BA cầm tay cháu lại báo trước : Cháu ra đời thì Ông cũng sắp sửa ra đi vậy. Bé Lâm thư được hai tháng tuổi, tháng 9 năm đó Ba bắt đầu bệnh nên ăn uống ít dần đi. Qua đầu tháng 10 Tây lịch tình hình không khá hơn chút nào. Lúc này con tuy chưa đi Mỹ được nhưng vợ chồng con đã bán được miếng đất nơi con ở . Tuy nhiên họ chỉ đưa làm tin cho ít chỉ vàng thôi nhưng cũng nhờ đó mới có khả năng mua thuốc và mời bác sĩ tới chữa trị cho Ba tận nhà và chuyền thuốc tại giường cho Ba. Ngoài Cam Ranh O Mỹ cũng vô săn sóc cho Ba; O Mỹ lại cầm cả bó tiền bỏ vào tay Ba cho Ba vui lòng. Con và em Thịnh đều túc trực thay áo quần và chùi dọn cho Ba . Bác sĩ cũng nói riêng với con là “bi quan lắm” . Chúng con không biết làm sao đây ?biết tìm đâu vàng cây mà đi Sài Gòn chỉ trong vào khả năng tại chỗ của bác sĩ thôi . Giá mà giờ đó chúng con ở Mỹ rồi thì may mắn biết chừng nào ! Em Trực thì chỉ biết chạy qua chùa van vái Phật Tổ gia hộ cho Ba . Linh tính sao năm đó là năm tuổi của Ba (Giáp Tuất 1994) nên ba đã biết trước sẽ về với Ông Mệ .
Cam Ranh và Phan Thiết tất cả đều vô Bình Tuy đầy đủ chỉ có Mẹ quá già nên phải ở lại giữ nhà cho đại gia đình ngoài Cam ranh vô thôi . CHo đến trưa 24 tháng 9 âm lịch lúc 11 giờ trưa Giáp Tuất tức là 28 tháng 10 DL Ba ra đi trong nhẹ nhàng . Gần cả tháng nằm trên giưòng không có cơn đau đớn nào hành hạ Ba cả . Bên gia đình vợ con thì nhạc phụ của con ngày nào cũng qua túc trực vì thật ra trong xóm chỉ có Ba vừa là tình thông nghị vừa là bạn tâm sự sớm hôm với nhạc phụ con thôi . Ba ra đi rồi thì coi như nhạc phụ con lẻ bạn. Con nhớ laị những khi cơ khổ thiếu thốn Ba qua nhờ nhà vợ con , nhạc phụ con có thúng lúa thúng khoai tuy hồi đó là mồ hôi nước mắt đong đầy vào những thứ này nhưng nhà vợ con đều giúp đỡ không băn khoăn ngần ngại chút nào .

[Image] con cháu đông đủ trong ngày đám của Ba ; đứng ngoài cùng là hai cha con anh Nghĩa (cháu Chọi tức cháu đích tôn của Ba)
Khi Ba nhắm mắt anh em bên vợ con đều túc trực . Anh Vũ lo tẩm liệm , em Lâm thì đóng áo quan tinh tươm đàng hoàng . Bởi thế cho nên con luôn giữ đạo rễ con trước là bổn phận sau là nhớ cái tình thông gia cao đẹp đó mà khắc ghi tình nghĩa để đáp đền cho Ba vui lòng nơi chốn Cửu Tuyền .

Anh Nghĩa ở lại cho đến ngaỳ mở cửa mả mới ra lại Cam Ranh .
Ngày đó vợ chồng con có mời đầy đủ xóm làng để tạ ơn bà con cô bác
.

Đúng thất tuần chú Tương ngoài Truồi mới vô đám được . Chú có trách sao ngày đám không cho Chú hay ! nhưng thời đó khó khăn đi lại không cách chi vào cho kịp đám nên chỉ làm khổ chú thôi ; Con mới dời ý để chú vô thất tuần cho rộng rãi thì giờ . Nghĩ sâu ra củng lỗi của con trước . Sau ngày đám tang thi gia đình con cũng về ở chung lại trong nhà để lo hương khói kinh kệ cho Ba và thời này gia đình chúng con lo lên về Sài gòn hoàn tất thủ tục đi Hoa Kỳ . Tuy rất nhiêu khê và rắc rối nhưng con cũng hi vọng đi Mỹ được dù có trễ nãi .

Qua tết Ất Hợi 1995 niềm hi vọng đi Mỹ của gia đình chúng con gần thành chắc chắn khi có thư mời đăng ký chuyến bay . Tết này là cái tết vắng bóng cha già nơi quê hương thứ hai Bình Tuy này . Chúng con ra đi với nhiều trách nhiệm với giòng họ tổ tiên và trong tâm tư có niềm hưa hẹn 3 năm sau sẽ trở lại sau khi lo việc Lăng Mộ ngoài Truồi xong xuôi . Ngày đêm vợ chồng con đều khấn nguyện BA linh thiêng phò trì phò độ cho chúng con chân cứng đá mềm nơi xứ lạ quê người , thực hiện viên mãn những điều tâm niệm trong lòng.

CON TIEP:nguoi con dau tro ve theo loi khan nguyen ...

No comments:

Post a Comment

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...