Tuesday, January 24, 2012

XUÂN THA HƯƠNG






Ngày xuân ngồi lặng vườn sau


gió rung luống cải ngọn rau nhớ nhà 

Đông qua xuân đến dần dà

tuổi đời nay đã chiều tà đến nơi 
 


xuân nào rộn bước vui chơi


níu tay theo mẹ đến nơi cảnh chùa 

đầu năm đốt pháo vui đùa 

đì đùng trước xóm tết về xôn xao

bài chòi huyên náo tiếng rao

lóc cóc tiếng mõ - ai kia trúng rồi !


mưa xuân không cản bước người


thăm nhau tiếng chúc tiếng chào râm ran


cành mai rộn rả nở vàng


vuốt râu tủm tỉm ngắm hoa ông cười


thẹn thùng ửng má chị tôi


anh kia lẻo đẻo ngày xuân mở lời


chít chiu tiếng én ngang trời




vui xuân góp tiếng biển Đông chim về


trầm hương thanh thoát lòng người


nam mô niệm phật hạt tràng Ngoại tu


càng xa kỷ niệm càng thương


tôi nay xa xứ - nên xuân hững hờ.






mồng 3 tết Nhâm thìn


DHL













Monday, January 23, 2012

MOM DAD WOULD BE HOME ALONE !!!









r_detailpage" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="640" height="360">








PHÁO GIAO THỪA

Tuesday, January 17, 2012

Truyện Ngắn Của Pearl Buck


                                                                      A  GEISHA
Truyện Ngắn Của Pearl Buck                       


kỹ nữTHE BEAUTY

sơ lược về tác giả :
sơ lược về tác giả : Nữ văn sĩ Hoa kỳ , Pearl Sydenstricker Buck sinh năm 1892 mất năm 1973. Bà có cha mẹ là người Mỹ nhưng sống nhiều ở Trung Hoa . Bà sinh ở Hoa kỳ nhưng lớn lên trong môi trường hai ngôn ngữ Mỹ và Hoa. Bà còn mang tên Hoa là Sai Zhenzhu (Chinese: 賽珍珠; pinyin: Sài Zhēnzhū) Trại Trân Châu. Tác phẩm the Good Earth thắng giải Pulitzer năm 1932 là cuốn sách bán chạy nhất trong thập niên 1930s, bà cũng là nữ văn sĩ Hoa kỳ đầu tiên thắng giải Nobel về văn chương vào năm 1938.



Vì ở nhiều tại Trung Hoa nên chúng ta thấy văn của bà thiên về văn hóa Á Châu . Bà đã có công giới thiệu văn hóa Á Châu tới nền văn hóa Tây phương hay bắc một nhịp cầu cho hai nền văn hóa Đồng- Tây.


NÀNG KỸ NỮ


Lời dần:
Sự va chạm giữa hai nền văn hóa Đông Tây từng được các nhà văn viết nhiều . Sự va chạm giữa cũ và mới, nảy sinh ra từ hai thế hệ trẻ cùng già. Pearl Buck đã khéo léo đứng về phía trung dung , bà không dùng ngòi bút cực đoan để phê phán hay bênh vực Tây hoặc Đông, với bút pháp có tính cách nhân bản bà phê phán ý nghĩ bảo thủ mà đại diện là nàng Omura người từng hứng chịu đau khổ từ nền văn hóa bảo thủ đó. Bà cũng không bênh vực lối sống Tây phương hoàn toàn như cái quán Bar đầy bẫy sập kia và thành phần dưới đáy xã hội, từng bị chà xí như trong thời đại của Hoạn Thư từ Đoạn Trường Tân Thanh chúng ta thấy Pearl Buck có cái nhìn thương xót cho các Geisha đời mới trong xã hội Nhật đang bị Tây hóa .

Thêm vào đó bà có một lối giải quyết cho những nan đề xã hội trong đó chúng ta phải chấp nhận các ý tưởng tiến bộ trong xã hội mới mà lời khuyên của Setsu cô con gái trẻ của nàng Omura là một ý tưởng mạnh bạo dám đương đầu với nếp bảo thủ của phong tục xưa trong xã hội Nhật . Từ đó cách ĐÁNH GHEN càng mang tính nhân bản hơn khi cùng nàng Mỹ Nữ vượt ra khỏi khổ đau cuộc đời , đem chồng Omura về với gia đình và trong sắc thái hội nhập với nền văn minh mới của nhân loại .

Đinh hoa Lư


Omura liếc nhìn đồng hồ trong bếp., Đã năm giờ chiều. Thế mà màn đêm đã buông xuống khắp thành phố Tokyo rồi. Giờ này thì mấy đứa con đang về , nàng phải chắc không để chân của Setsu ướt. Cô con gái này đã mười hai tuổi rồi đúng ra nó phải khôn rồi thế mà nó vẫn cứ mãi mơ màng , thật là con gái thời nay. Vào thời trước làm gì có chuyện con nít rời trường mà không mang giày, và chúng có thể cỡi giày ra ngang cửa cùng xỏ chân vào đôi dép Nhật ngay thôi. Thời này trường học đều Tây phương cả rồi , lũ nhỏ đều có thói quen mang giày vào tận trong nhà cũng như ngoài nhà. Nơi nào cũng vậy cả thôi.

có tiếng đứa con trai kêu ngoài cổng vườn. "Mẹ San ơi !"

"Mẹ đây, Toru !"

Thằng nhỏ chạy vào , đá hất đôi giày ngang cửa. Ít nhất còn một chút gì là người Nhật chứ. Nàng không cho phép ai mang giày vào nhà cả. Nàng vội tới bồn nước thấm ướt cái khăn sạch bằng nước nóng.

"Lại đây con, Toru."

Thằng nhỏ lại trước mặt bà , tay phải còn giữ mấy cuốn sách trong khi bà lau kỹ mặt đứa con trai bằng cái khăn ấm kia.

" Nào đưa tay ra mẹ coi , dơ quá đi thôi !"

" Phấn đó mẹ à. Có Cha ở nhà không mẹ?"

Câu hỏi thường ngày này của đứa con trai y như mũi dao nhọn đâm vào tim nàng. Thằng nhỏ càng ngày càng lớn rồi nó đang cần cha nó.

" Con biết đấy, cha con rất bận. Mà nữa, cha con không thể về nhà vì các con có mặt ở đây nè."

"Thế cha đi đâu hả mẹ?"

" Mẹ đã nói với con rồi mà."

"Quán bar. Đó là nơi cha con thường đến."

" Cất sách đi con mẹ con mình sẽ ăn tối chị Setsu đang về đến nơi rồi."

Đứa bé đi rồi nàng nghe tiếng nó kéo ngăn sách vở bên phòng cạnh. Đứa bé thật ngoan, chẳng biết ồn ào với cái tuổi mới lên mười, và nó cũng ý tứ lắm. Tối nay nàng phải nói chuyện với chồng mới được.

" Chào mẹ. "

Setsu vừa về đến nơi. Cô bé dáng mảnh khảnh , dong dỏng cao vừa yên lặng vào nhà bếp. giày cô bé cũng cỡi rồi, tóc cô bé chải gọn ghẻ để sau tai.

"Con về muộn thế, Setsu."

" Đường xá kẹt quá mẹ à , chiếc xe buýt cứ chút dừng , chút dừng."

" Tệ hơn bình thường hả?"

Nàng hỏi câu hỏi có vẻ vô ý , nhưng đưa ánh mắt sắc bén liếc nhìn cô con gái xinh đẹp độc nhất của nàng. Mười hai tuổi vẫn còn ở độ trẻ con , nhưng Setsu dậy thì có phần sớm hơn. Xem chừng trong cái thành phố Tokyo đời này mọi đứa con gái đều lớn lên quá sớm như vậy cả. Chúng tự tiện đi chơi , xem phim phương Tây, bắt chước kiểu sống thanh niên Mỹ. Vì chuyện đó, dù đến đâu nàng cũng phải từ chối không cho Setsu đi đại nhạc hội, cái loại Rock-and- Roll đó.

Một ngày cô bé tự ý đi , sau một phen nài nỉ.

" Mọi đứa con gái khác đều đi cả mà , " Setsu trề môi.

"Con sẽ đi, " cô bé nói. " con phải xem cho được."

Cảnh tượng cô bé mục kích tại buổi đại nhạc hội thực sự làm cô khiếp sợ. Xung quanh cô hàng ngàn thanh thiếu niên đứng chật ních trong một rạp hát rộng lớn--đa số đều là con gái , cô thật sự bị xốc khi thấy cảnh tượng này. Những ca sĩ đứng trên sân khấu đều là nam, họ đứng hát sau cái máy vi âm. Nếu cứ cho là họ hát đi thì chỉ là tiếng gào thét theo kiểu Tây phương, nhạc cao bồi , hay những thể loại tình ca làm cô đỏ mặt với lứa tuổi cỡ cô. Thế mà tiếng nhạc chưa thấm vào đâu khi so sánh với tiếng hét, tiếng rên phát ra từ miệng lủ con gái. Chúng thực sự còn là người Nhật nữa không? Vì khi bản nhạc dứt , đầu tiên là một , tiếp đến hai mươi cô gái và nhiều hơn nữa ùa nhau lên sân khấu choàng những vòng hoa vào các ca sĩ cùng hôn lên má họ chùn -chụt. Cô bé dùng tay che kín mắt mình rồi lũi mất.

"Không , Setsu," nàng cương quyết. " Mẹ sẽ không bao giờ cho con tới những nơi như thế."

Mặc dầu có ra lệnh, nàng cũng không chắc Setsu có đi hay không. Không còn bà mẹ nào ở Tokyo thời này còn chắc chắn về con cái họ--hay ngay cả ông chồng của họ. Bà dẹp qua một bên những ý nghĩ bất trung đối với chồng . " Một người đàn bà không bao giờ phản bội đối với chồng dù ngay trong ý tưởng, " mẹ nàng thường dạy nàng như thế.

Nàng ngước lên bếp, tiếp tục đảo con cá trên chảo. Setsu đang rửa tay. Xong cô bé tiếp tục dọn chén bát cùng mấy đôi đũa lên bàn.

" Mẹ à con cũng dọn một chỗ cho Cha nữa chứ?" cô bé hỏi.

"Con biết đấy, cha con không về đâu."

Một chút im lặng giữa hai mẹ con. Setsu tiếp tục phá tan sự yên tĩnh đó.

"Con không thấy mẹ là nguyên cớ để Cha con phải đi tới quán bar hằng đêm như thế ."

Amura dừng tay. Nàng đang cắt củ cà rốt sống thành hình dáng từng đóa hoa cho món súp lỏng cho đầu bữa ăn . " Mẹ làm cho ba con đi ? Mẹ không bao giờ làm điều gì cả. cha con luôn tới quán bar quen rồi."

" Trước chiến tranh Cha không thế phải không mẹ "

" Trước chiến tranh nơi đó dành cho các Ả Đào(geisha). Giờ đây các cô Ả Đào đó lại biến thành mấy cô gái bán bar. Con biết đấy."

"Mẹ à sao mẹ cứ chịu đựng mãi chuyện này ?"

Omura đặt con dao xuống. "Nhưng đàn ông khi không tìm ra nhà hát Ả Đào thì họ phải tới quán bar thôi. Họ biết đi đâu hả con?"

" Họ phải ở nhà."

Omura làm ra vẻ như cười, bằng cách lấy tay che miệng , như cố giấu niềm đau khi nghe cô con gái dám nói lớn điều nàng chẳng dám hé môi, dù trong ý nghĩ.

"Mẹ à , con mong mẹ đừng che tay mà cười nữa , kiểu này xưa rồi mẹ ạ." Setsu nhận xét mẹ mình đầy vẻ trắc ẩn.

Tay của Omura giờ mới buông xuống. " Cha các con chịu ở nhà hả? Cha con không còn ở nhà khi có các con ra đời. Cha con không chịu đựng nỗi tiếng khóc và tiếng ồn. Cạnh đó, cha con còn có công việc làm ăn nữa chứ."

Setsu lộ vẻ mỉa mai. " Công việc làm ăn!ngay trong quán bar? Đó là làm ăn đấy à !"

Omura chợt lấy con dao lên làm . Nàng nói như đang giành lại cái uy cho nàng. " Mẹ không cho phép các con có thái độ thế đối với cha các con. Đàn ông họ thường bàn bạc chuyện làm ăn với nhau khi cùng chia nhau ly rượu . Mọi chuyện làm ăn lớn , cha con nói , đều--"

Setsu ngắt lời, " Và cha con lại về nhà tận hai giờ sáng lại còn bắt mẹ cứ mãi chờ và phải cố gắng cười một cách thảm não. ' Thật tội cho anh quá đi thôi, anh quá mệt rồi. Vì gia đình mà anh phải làm việc suốt ngày. Này trà đây anh . Em đã làm sẵn nước nóng cho anh tắm. Hãy ngủ lấy lại sức cho đến khi đi học đã rồi hẳn dậy nghe anh--' "

Setsu bắt chước giọng mẹ tuyệt hảo làm Omura phát hoảng. Té ra con nàng đã giả bộ ngủ và nghe hết!

" Con là đứa con gái nghịch ngợm," nàng phát cáu.

Setsu dậm chân thình thịch. " Cứ lo cho con , mẹ chả hề lo gì cho mẹ cả ! Cha là người cha của tụi con , phải không nào? Thế thì khi nào chúng con gặp mặt được cha mình? Chỉ được ít giờ thôi, có lẽ vậy , vào Chủ Nhật, ngày lễ. Chuyện này có tốt cho Toru không hả mẹ? Dĩ nhiên con chẳng cần cho con--"

Cô gái nhún vai và rời phòng ăn nhưng Omura gọi vói thẹo

"Setsu , bước trở lại mau !"

Cô gái ngập ngừng bước lui , đứng ở giữa vách ngăn đang mở lưng chừng.

Omura ngại ngùng bước tới gần con gái nàng. Cô gái nhìn nàng một cái nhìn xa lạ.

" Con có thể làm gì nếu con là Mẹ?"

" Con sẽ tới quán bar với Cha " Setsu quả quyết .

" Con?" Omura thốt lên có vẻ chưa tin vào tai nàng. Nàng chợt thấy mình ngớ ngẩn khi phải đứng đó, một tay đang cầm dao tay kia lại đang cầm củ cà rốt.

"Đàn bà trẻ đi quán bar, " Setsu nói. " Họ đi với chồng họ. Rồi các ông chồng sẽ hết đi cho mà xem."

"Sao con biết thế?"

"Chúng con bàn về chuyện này ở trường mẹ ạ. Vài bạn gái có chị đã lấy chồng."

Omura có vẻ hốt hoảng." Chuyện ấy mà dám bàn ở trường học ư !"

"Vâng mẹ ạ, " Setsu trả lời. "Tại sao không hả mẹ? chỉ ít năm nữa đến khi chúng con đi lấy chồng chúng con sẽ không cho phép chồng đi quán bar như mẹ từng cho đâu."

Omura lặng nhìn khuôn mặt tròn trịa và xinh đẹp con gái nàng. Trước đó nàng chưa hề nhìn ra nét quả quyết trên cái miệng non nớt kia, những tia nhìn thẳng thắn từ đôi mắt đen nhánh kia. Con gái hôm nay quả thật khác , rất khác mới đúng. Nàng thở dài vội trở lại bên bồn rửa chén bát.

" Con thay quần áo đi rồi đi gọi em Toru. Ba mẹ con mình sẽ ăn tối , xong hai con phải đi học bài nữa. Mẹ may gần xong bộ đồ hồng cho con rồi đấy."

Buổi tối cứ thế tiếp tục trôi qua như thường lệ. Ba mẹ con ăn trong im lặng . Ăn tối xong Omura lo dọn bàn. Hai đứa con nàng bận kimono trong nhà, ngồi xuống trước chiếc bàn thấp cùng sách vở. Omura cũng ngồi xuống cạnh bàn may nốt những phần còn lại cho bộ đồ hồng của Setsu. Cô gái trông thật đẹp trong bộ đồ hồng, đôi mắt , làn tóc đen nhánh. Hi vọng sao Setsu sẽ không nhuộm vàng mái tóc như các cô gái khác đã từng làm thời nay. Mốt mới, thời thượng, mới mấy năm lại đây thôi, lúc vẻ đẹp nằm trong làn tóc đen tuyền của phụ nữ ! giờ mọi thứ đã đổi thay. Nàng lấy thí dụ ở mấy quán rươu- nơi trước đây là các nhà chứa Ả Đào một giai cấp xã hội, giờ lại vợ của giai cấp khác khi đã biến thân thành gái bán bar.

Vào thời khắc này nàng nghĩ về lời nói của con , những gì mà Setsu thốt ra. Có thể con nàng nói đúng. Tại sao nàng không dám đi để tự khám phá ra cái gì trong quán bar đó? Nàng có quyền tìm hiểu thật chắc về người chồng nàng làm sao ở thâu đêm suốt sáng , cứ mãi các tối như thế sau giờ các con nàng đi ngủ. Họa hoằn lắm nàng mới không thể ngồi chờ chồng hơn một giờ sáng , nhìn kim đồng hồ chỉ đến nửa đêm và còn đợi thêm hơn hai giờ nữa. Và Setsu nói rất đúng, vào hai giờ sáng hay thêm nửa giờ nữa chồng nàng mới mò về đến nhà. Nàng tự bắt buộc mình cười , phải tự can đảm dối lòng , rồi phải dịu dàng đón chồng và nín thinh không một lời ca cẩm chuyện nàng hay chuyện ở nhà. Chồng nàng phải tuyệt đối thảnh thơi, như mọi ông chồng khác.

Lời nói của cô con gái nhỏ như hằn sâu vào vết thương lòng sâu lắng bấy lâu nay cho nàng. Có thể do nàng quá cổ lổ. Cũng có thể do nàng không nghiệm ra tại sao nàng phải chịu đựng cuộc đời oái ăm như thế. Khi hai đứa con đã chìm vào giấc ngủ nàng mới tự lạ với chính mình tại sao nàng phải chịu đựng như thế. Nàng tới ngăn tủ nơi áo quần nàng xếp gọn trong đó, nàng lấy ra bộ đồ Tây nàng sắm vào một dịp Triển lãm. " Em nên mặc đồ Tây em ạ " chồng nàng bảo, " khách Mỹ sẽ thích hơn đấy." Đó là tại sao nàng sắm một bộ đồ Tây hai mảnh may bằng lụa xanh này, nhưng cuộc Triển Lãm xong nàng chẳng hề mặc. Cái váy xem chừng ngắn quá đi thôi, làm lộ hai đầu gối nàng. Giờ nàng mặc bộ đồ này vào, chải mái tóc cho thật tinh tươm, bím nó phía lưng, xong nàng đeo bận ngọc vào cổ. Giờ nàng tô hồng lại đôi môi, xong ngắm mình trước gương. Nàng không đẹp nhưng cũng không xấu, cũng không vì thế, nàng ngắm vì nàng muốn nhìn thôi. Người đàn bà đã có con và lịch thiệp chẳng nên màng thứ áo quần kỳ lạ kia. Kimono khi nào cũng tôn vinh nét quý phái hơn, nhưng xem chừng nó lạc lỏng giữa cái thứ quán bar đó. Có lần nàng hỏi chồng các cô gái bán bar có mặc kimono không, chồng nàng trả lời cụt lủn rằng không, họ chẳng hề mặc kimono tại đó.

Nàng lặng lẻ mở cổng vườn để ra khỏi nhà. Khóa cánh cổng lại vì chỉ còn hai đứa con trong nhà xong nàng vẫy một chiếc taxi .

"Cho Đến Golden Moon Bar , " nàng bảo gã tài xế.

Cái bar này là một trong ba cái bar nổi tiếng của thành phố, gã tài xế cố gằng lái chiếc taxi len lỏi giữa dòng xe cộ về đêm. Như thường lệ gã bắt chuyện.

"Thưa bà , sao bà đi có một mình vậy?"

"Tôi phải đi gặp chồng tôi tại đó, " nàng trả lời. Chính nàng cũng hơi ngạc nhiên với sự bình thản của câu nói vừa thoát ra từ miệng nàng.

Gã tài xế bật cười.

"Nước Nhật thời xưa đã qua rồi bà ơi , " gã vừa nói vừa đột ngột bẻ tay lái tránh va vào chiếc xe buýt đang chở đầy khách. " Đàn bà đi tới quán bar với đàn ông. Không biết con cái họ ra sao ?"

Nàng tránh câu trả lời. Vì đó chẳng phải việc của gã ta.

Gã tài xế cứ bi bô. " Bà thấy đó , mọi chuyện thay đổi cả rồi. Trong khi nhà cửa và sở làm vắng ngắt thì tại các quán bar đầy cả đàn bà. Đàn bà nhường như đang chạy đi tìm đàn ông đấy. Thời buổi này , một người đàn ông có thể lấy bất cứ người đàn bà nào ông ta thích ngoại trừ đàn bà già. Thế ai thì ai muốn vậy? Chính cái thế giới mới hôm nay quá lý tưởng cho đàn ông đấy bà ạ."

Gã bật lên ho một cách thô lổ còn nàng thì rút sâu vào trong im lặng. Khi gã ta nhận thấy nàng chẳng thèm nói chuyện nữa, gã bèn ư hử hát một mình nghe thật khó chịu, thế nhưng nàng không đủ can đảm cự nự. Nàng chưa bao giờ đi taxi một mình như hôm nay. Vài phút sau gã quẹo gắt về trái, chiếc xe len vào một con hẽm dài. Nàng biết ngay chiếc xe đang đến quán bar kia khi nhận ra ba người con gái trong những chiếc váy đỏ mỏng manh họ đang cười nói vẫy khách tại cửa vào. Thấy chiếc xe tới ba nàng bu tới ngay, chợt lùi lại vì chỉ có duy nhất mình nàng là đàn bà trong xe.

"Bà này đang đến tìm chồng đấy, " gã tài xế phân bua. " Coi chừng nghe ba cô!"

Ba người con gái cười khúc khích nhưng Omura không còn tâm trí để ý chuyện này và ngay cả gã tài xế nữa. Trong đầu nàng giờ đây dù đầy ắp nỗi sợ hãi nhưng chỉ còn một hướng tiếp tục bước tới thôi. Nàng trả tiền cho gã tài xế xong quay qua mấy người con gái đang đứng ngáng trước cửa.

" Tôi đến đây để gặp chồng tôi "

" Thê ông ấy là ai?" cô cao nhất hỏi.

"Ông Omura, phó chủ tịch Công ty Sản Xuất Sakura."

Đám con gái bước lùi lại. " A, Ông Omura--Chúng tôi biết rõ ông ta. Một ông khách hào hoa--"

Khi biết rõ lai lịch tên chồng nàng, thái độ mấy cô gái này thay đổi nhanh chóng. Họ nhìn nàng với vẻ kính trọng, xong đưa nàng ngang qua phòng lớn của quán bar và gọi , " Mẹ ơi, có bà Omura đến !"

Lập tức có một bà bước ra. Bà ta khá đẹp, khoảng tuổi ba mươi lăm, nét thanh tú. Bà đang bận trên người bộ đồ satin màu vàng may theo kiểu Tây phương , cổ khoét sâu, tay áo để trần, bà đưa cả hai tay vồn vả chào đón nàn. " Ô chào bà Omura," bà kêu to " Chúng tôi quá hân hạnh được gặp bà ở đây. Ông Omura đang uống rượu ở đây. Ông ta khoái rượu whiskey lắm đấy. Chúng tôi luôn chiều những gì ông thích. Thế thì ông đang đợi bà đến đấy à ?"

Omura không kịp trả lời ngay. Tình hình này nàng đang cần nói dối, khổ nỗi nàng chưa quen chuyện này. Nàng e rằng phải đỏ mặt khi tự dối với chính mình. Giờ nàng phải nói thật thôi.

" Chồng tôi chẳng đợi gì tôi. Tôi tự...đến đây thôi."

Bà đó hiểu ngay. " A , té ra vậy. Quán chúng tôi còn tiếp các bà nữa đấy. Thế thì bà ưa chọn phòng riêng yên tĩnh để uống rượu trước khi vào quầy rượu chính thưa bà?"

"Tôi thích kiểu bà nói lắm," Omura ngập ngừng trả lời. Thôi thì nàng đành gắng chậm gặp chồng nàng trong hoàn cảnh này đã. Nàng theo gót bà kia vào trong một phòng nhỏ, yên tĩnh- trống trơn, chỉ độc nhất một chiếc bàn cùng hai ghế.

" Mời bà ngồi," Bà đó vui vẻ mời. " Tôi sẽ cho một cô gái mang cho bà vài thứ để mời bà nhấm rượu, thứ ngọt nào đó , cô này sẽ hầu cô lúc này. Tôi sẽ cho cô gái thích hợp với bà --cô ngon lành nhất đấy bà."

Bà ta cười rang rở và vội vả ra mau, cái váy dài ba ta lắc lư theo nhịp bước. Omura, nàng ngồi bất động đợi chờ. Nàng khỏi cần đợi lâu. Chưa đầy năm phút sau thì một người cô gái xinh đẹp bước vào. Lập tức Omura nhận chân ra ngay-- cô ta là một kỹ nữ. Nàng nhìn lại, thấy cô ta không phải là một người thiếu phụ trẻ--cũng không là một thiếu nữ, cô ta trạc hai mươi tám. Trong bộ áo quần Tây phương màu đỏ, nhưng tóc cô còn bới cao lên thay vì cắt ngắn và chải thẳng đuột. Cô gái đặt lên bàn cái khay nhỏ gồm hai cái ly cao. Rồi với cái khom mình kính cẩn thật sâu. Omura đứng dậy hơi khom mình đáp lễ, xong cả hai ngồi xuống. Kỹ nữ bắt đầu nói chuyện.

" Thưa bà Omura?"

" xin gọi tôi là cô thôi ."

" Mẹ chúng tôi sai tôi lên tiếp cô đây."

" Cám ơn cô."

"Khi nào cô muốn , tôi sẽ đi mời ông đến đây chung vui luôn. Hoặc là cô xuống uống với ông tại quầy rượu."

" Còn có các bà nào khác tại quán này, giống trường hợp tôi không cô."

Nàng kỹ nữ cười mĩm. Cô ta có khuôn mặt trái xoan, xanh xao của vẻ đẹp thời trước, cùng cái miệng thật đẹp, nhỏ nhắn. Hai bờ môi khi hé mở, để lộ hai hàm răng đều đặn trắng bóng.

"Không hoàn toàn giống trường hợp hôm nay, thưa cô, nhưng cũng có những cô vợ trẻ thỉnh thoảng tới đây với chồng. Kiểu sống mới mà cô."

" Tại sao họ phải đến đây vậy?" Omura hỏi.

Nàngkỹ nữ ngạc nhiên khi mình đươc chọn phục vụ vị khách trước mắt. Một người đàn bà có vẻ đẹp hồn hậu, có vẻ thân mật nếu để ý đến, cùng không có gì ác cảm, ước gì mọi người đàn bà trong quán bar này cũng như bà khách này .

Nàng kỹ nữ chợt buông một tiếng cười nhẹ nhàng. "Thưa cô, cô hỏi chính cô đấy.

Omura không ngờ rằng ngang đây nàng đã muốn bật khóc.

" Cô- cô không thể nào hình dung ra rằng " --nàng lắp bắp, "cứ chiều này đến chiều kia, năm này sang năm khác, tôi phải ngồi đợi đến canh hai, chờ chồng về. Tôi phải gắng mà cười cùng như đóng vai vui vẻ đón chồng, chẳng dám hé môi hỏi một câu vì sợ chồng nỗi giận bỏ nhà luôn không về nữa!"

Nàng kỹ nữ gật đầu. "dạ tôi hiểu, có những bà vợ khác có nói thế với tôi. Riêng cô xin cô hãy mừng phần cô còn may mắn. Ông Omura chưa bao giờ có hẹn hò lăng nhăng với ai cả. Ông ấy chỉ đến đây uống rượu, pha trò cho vui, thỉnh thoảng lại bàn chuyện làm ăn. Có vậy thôi cô ạ."

Tới khoảnh khắc này nàng kỹ nữ xem chừng có chút bối rối. Bằng cử chỉ cung kính nàng ta dùng tay phải mời Omura nhấp một xí rượu. Cả hai cùng uống, nàng kỹ nữ tiếp tục.

"Dỉ nhiên Ông Omura sẽ ưa ý một nàng và chúng ta nên hiểu rằng nàng đó chỉ ngồi bên hầu rượu cho ông, coi chừng ông quá chén. Chỉ có thể, tôi chưa bao giờ thấy ông rủ nàng ta đi khách sạn lần nào."

"Khách sạn ư?"

Nàng kỹ nữ nghiêm trang nói. "Thưa cô Omura, đây là quán bar đứng đắn nhất. Mẹ chúng tôi không bao giờ để chuyện trăng gió lôi thôi xảy ra tại đây. Chuyện thế chỉ xảy ra ngoài giờ làm việc và tại một vài khách sạn. Còn chúng tôi ở đây luôn luôn đóng cửa lúc hai giờ sáng. Mẹ chúng tôi rất nghiêm."

Omura lắng tai nghe, chăm chú nhìn vào khuôn mặt đẹp của nàng kỹ nữ.

"Không công bằng , " nàng hết câu. "Thật hoàn toàn không công bằng chút nào."

"Cái gì là không công bằng, thưa cô Omura?"

" Rằng đàn bà như cô.."

"Đàn bà như tôi?"

" Thật quá đep.."

" Tôi làm gì được đây? ? Vì cô hoàn toàn đẹp."

" Tôi chẳng may mắn...khi so với cô "

" Cô Omura , tôi xin hứa với cô."

"Đừng, đừng hứa. Tôi chỉ hỏi cô một câu thôi."

"Vâng gì ạ?"

"Tôi phải làm gì đây hả cô ?"

Rồi trước khi Omura có thể hết lời, tất cả mọi u uẩn của nàng đồng loạt tuôn ra , nỗi buồn tủi, cùng tình cảm tổn thương, trầm uất bấy lâu, tất cả bắt nguồn từ thói quen và truyền thống xa xưa để lại. Khuôn mặt thanh tú, đôi mắt đen huyền nhân hậu, cùng đôi bàn tay dịu dàng của nàng tất cả đều biến mất theo tiếng thổn thức của nàng.

" Đàn bà như cô..xin cô hãy nghĩ đến chúng tôi , các cô đều là đàn bà tất nhiên phải hiểu...tất cả chúng tôi đều mệt mỏi chán chường ...phận giữ nhà...cưu mang con cái...chúng tôi giống y những đứa ở , nhưng chúng tôi không phải là đứa ở. Đàn bà chúng tôi đợi chồng quá lâu rồi. Nhưng các cô đã cướp chồng tôi mất rồi. Các cô đã lấy đi tất cả từ lòng thánh thiện, ý tưởng, lời nói , tiếng cười của chồng tôi mất rồi. Chồng tôi khi về nhà tất cả đều trống rỗng, tôi vẫn mãi cô đơn dù khi anh ấy về được đến nhà."

Khuôn mặt xinh đẹp cuả nàng kỹ nữ thay đổi từ ngạc nhiên đến phòng vệ, rồi tiếp đến thống khổ. Đôi môi đỏ mộng kia liên tục mấp máy hay run rẩy, đôi lông mi nàng cứ mãi long lanh ngấn lệ, đôi bàn tay dịu dàng của nàng liên tục nắm chặt vào nhau để tựa dưới cái cằm mềm mại kia .

Bên trên đôi tay kia, mắt người kỹ nữ đang nhìn hình ảnh một người vợ đang nức nở khóc, cái bi thương dường như chưa một lần nàng thấy.

"Tôi không nghĩ thế cô Omura ạ , chuyện này chưa xảy ra đối với tôi. Cô thấy đó, cô Omura thân mến , tôi ghét ông ta !"

Omura gạt lệ cố nuốt tiếng nấc. "Làm sao cô ghét được anh ta?" Omura hỏi vặn có vẻ mai mỉa "anh ta tốt lằm mà."

"Vì ông ta là đàn ông," nàng kỹ nữ đáp gọn lỏn. " Tôi thù hận tất cả đàn ông."

Omura nhìn chằm chặp vào đôi mắt đen láy kia. "Cô hận đàn ông?"

Nàng kỹ nữ khẻ gật đầu. Hai tay nàng giờ buông nhẹ vào lòng cùng nằm yên ở đó tựa hai cánh hoa rời rã. "Ở đây họ nhiều lắm nhưng họ đều giống nhau cả thôi. Họ hoàn toàn ngốc nghếch , ông nào cũng nghĩ cho mình thôi-- yếu đuối ."

Omura bắt đầu tức giận về những lời của nàng kỹ nữ. " Chính cô là người làm chồng tôi tin như vào điều cô nói," nàng giận dữ. Đối với nàng chỉ có một đàn ông trong đời, đó là chồng nàng.

Nàng kỹ nữ rút cái quạt trong tay áo tự quạt cho mình. "Ông ta sao không thấy chúng tôi đối đãi y nhau đối với người đàn ông nào trả tiền cho chúng tôi? Sao ông ta cứ ưa được cung phụng cho một mình ông ta thôi? Tôi quá chán đối với hạng người như thế. Cô có biết tôi làm ở quán Bar này bao nhiêu năm rồi chăng ? mười hai năm rồi cô ạ. Cô có tin rằng tôi vào đây khi mới mười sáu tuổi chăng? Nhưng đó là sự thực đấy cô ạ. Mười hai năm đoạn trường trong cái trò nịnh bợ, dỗ dành, cùng giả vờ , hay ngay cả phải lắng tai nghe những diễu cợt xuẩn ngốc ! Cô chỉ biết được một đàn ông . Còn tôi biết cả hàng trăm , hiểu đươc hàng trăm người đàn ông. Cọng rơm nào có khác gì nhau : kiêu căng , tự phụ, ích kỷ và ngu dai--"

Omura ngắt ngang. " Đó là vì cô chưa có con đấy thôi."

Nàng kỹ nữ nhún vai. "Về chuyện này thì tôi xin cám ơn."

Nàng ta xếp lại cái quạt luồn vào lại tay áo. Nàng ta giờ đây tựa hai khuỷu tay lên mặt bàn nói một cách quả quyết, khuôn mặt nàng gần lại với Omura " Nếu như tôi được tự do như cô, tôi sẽ mở một căn tiệm nho nhỏ---một tiệm áo quần. Tôi sẽ thuê sáu nữ nhân công , trong đó có bốn người may áo quần do tôi vẽ kiểu, còn hai người còn lại lo chuyện bán mua. Tôi sẽ không bao giờ thu nhận một đàn ông nào--không bao giờ !"

"Thế thì tại sao cô không làm cái cô muốn làm?" Omura hỏi. Giờ đây cơn giận của cô lại trỗi dậy, nóng bừng từ lòng ngực. " Tại sao cô làm cho phận đàn bà như tôi trở thành tội nghiệp thế này? Cô hãy đi mở một tiệm may đồ đi-- rồi buông tha cho chồng tôi ! Chúng tôi cần anh ta, kể cả lủ nhỏ và tôi. Thật sự ra -"

Ngang đây nàng bỗng thẹn thùng dứt ngang. Vì nàng chưa một lần dùng chữ "yêu" chưa có câu nói tương tự cỡ "tôi yêu anh" trong tiếng Nhật, nhưng nàng biết được qua tiếng Anh nhờ phim ảnh Mỹ quốc thôi. Nàng còn biết thêm các từ ngữ như "người tình" và " cục cưng," những chữ không có trong ngôn từ Nhật. Tình yêu cho chồng như lời mẹ nàng dạy là cái gì sâu lắng nhất vượt quá ngôn từ , nó chỉ thể hiện qua hành động dịu dàng và vì người khác thôi.

"Thật ra , " nàng can đảm nói hết câu , " chúng tôi YÊU chồng tôi".

Nàng kỹ nữ thở dài. Xem chừng nàng ta chẳng cần để ý đến tâm trạng của Omura nữa.

"Tôi nên làm những gì cô khuyên , cô Omura ạ , nhưng thực tế là tôi...lười lắm. Bao nhiêu năm nay tôi có thói quen ngủ dậy thật trễ , ăn thật ít , có người tắm và mặc áo cho tôi. Rồi tôi chằng phải làm gì ngoại trừ cái việc đứng xem và làm ra dáng như mê mệt một ông nào đó.

Đó là công việc dễ kiếm tiền. Giờ thì quá muộn để thay đổi rồi cô ạ."

" Đó là lý do vì cô lười thôi , " Omura chua chát nói , " còn tôi thì từng qua bao đêm cô độc và mấy đứa con tôi vắng bóng cha thì sao." Nàng kỹ nữ chợt đứng dậy đi lui tới, thong thả như con mèo lười. Nàng khẽ vuốt làn tóc đen mượt khỏi má, nàng cắn môi, nhún vai , cười mĩm và lại thở dài lần nữa. Rồi nàng ngồi xuống giữa phòng ngó về Omura. "Sao cô lại không mở một tiệm áo quần đi? Mọi ngày cô đều dậy sớm mà. Mấy đứa con cô đi học rồi, buổi chiều chỉ còn mình cô ."

" Tôi không muốn thứ tiệm áo quần đâu , " Omura nói.

"Thế thì cô muốn thứ gì khác không?" nàng kỹ nữ cặn vặn hỏi. " Cô hãy cho ông ta biết rằng cô có thể làm chủ cuộc sống của cô, rồi từ đó ông ta có về hay không cũng không còn quan trọng nữa đó cô ạ.



"Như vậy là buộc anh ta lại gần cô thêm nữa phải không? Không , cám ơn cô! tôi chẳng dại gì mà ngốc đến thế kia". Xong câu này Omura đầy phẩn nộ, nàng đứng dậy ra khỏi phòng và rời cái tiệm rượu. Ngang lối ra nàng cố nhìn lui một lần, mong rằng chồng nàng, tức ông Omura biết nàng có đến. Nàng kỹ nữ đứng ngang lối ra cửa, buồn bả nhìn nàng. Khi nàng thấy Omura quay lại cố mĩm cười và đưa tay vẫy, nhưng Omura chẳng vẫy tay hay mĩm cười đáp lại. Thay vào đó, nàng đi ra lộ chính kếu một chiếc taxi rồi lặng lẻ ngồi vào ghế sau. Có hai điều mà nàng nhớ mãi trong đầu , một là nàng kỹ nữ kia rất ghét đàn ông , hai là nàng , Omura có thể tự lo liệu cho đời sống riêng mình. Thay đổi cuộc sống nói trên đáng quá đối với nàng, những điều có khả năng thực hiện được thôi, đó là chờ khi ông Omura về nhà khoảng hai giờ mười lăm sáng, nàng sẽ đón chồng với nụ cười thật lòng. " Trà còn nóng đây anh, " nàng nói. " Anh xem chừng mệt rồi. Anh không nên làm việc suốt đêm lẫn ngày như thế nựa Anh quá trung thành với ý thức mình rồi."

Chồng nàng khẽ rên rỉ và ngồi xuống trước cái bàn thấp trong khi nàng rót trà cho chồng rồi tiếp tục .

"Em thật chưa xứng là vợ hiền của anh chút nào. Em quá sung sướng cùng nhàn tản ở nhà đáng lý ra em phải làm việc gì để kiếm thêm tiền để anh khỏi cần tới quán bar nữa làm gì."

"Em có thể làm gì nào?" chồng nàng hỏi không chút gì thích thú cả.

" Em đã nghĩ ra một tiệm áo quần rồi , " nàng nói khi đang quỳ trên trước cái bàn trước chồng .

" Một tiệm áo quần ư?" chồng nàng lập lại . " Em lấy đâu ra vốn? thật là ý tưởng vô lý , ngay cả cô gái bán bar còn để dành được tiền cho tuổi về già. Còn như em chẳng có một xu nào ."

" Thật sao, " nàng thốt lên một cách trầm tư." Em không có một xu nào để dành cả . Em không có cái may mắn bằng cô gái bán bar nữa."

Chồng nàng nhướng cao lông mày. "Em nói thế có ý gì vậy?"

" Không, " nàng nói , " hoàn toàn không có ý gì cả." Buổi tối lại qua đi như thường lệ. Chồng nàng ngáp dài vội lên giường ngủ , nàng dọn bộ đồ trà xong cũng lêntheo.

Tuy thế ý tưởng làm chủ đời sống cứ đeo đẵng nàng mãi không thôi, dù chưa có gì thay đổi cả. Ông Omura tiếp tục đi lại quán bar, nàng tiếp tục vò vỏ đợi chồng mọi đêm sau khi các con đi ngủ. Khoảng hai tháng sau nàng cố tìm nàng kỹ nữ thêm lần nữa. Lần này nàng không còn lạ lùng khi tới cái bar này. Nàng cũng chẳng thêm tăng thêm tiền tip cho gã tài xế taxi làm gì và đi thẳng vào quán bar đầy vẻ tự tin. "Xin các cô vui lòng , " nàng nói với mấy cô gái đang lao nhao trước cửa. Lần này Bà kia không còn xuất hiện, chỉ một mình nàng Kỹ Nữ ra ngay.

"Chào cô Omura, " tiếng chào nghe rất nồng ấm. " Tôi thật sung sướng, cô đến thật đúng lúc. Cô có cách nào giúp tôi không thưa cô? Sau khi cô rời khỏi đây tôi cảm thấy hổ thẹn nghĩ mình quá lười trong lúc cô quần quật như nô lệ cho gia đình, còn chồng cô thì luôn có mặt ở đây hằng tối để mình cô đơn độc. Tôi đã quyết định lấy ra số tiền dành dụm nơi này ra để mua một tiệm bán may quần áo đấy cô ạ. Tiệm này nhỏ thôi , chỉ có một phòng trước dành cho nơi bán hàng , còn phía sau một phòng nhỏ hơn cho tôi ở. Như thế tôi cần có một người giúp đỡ tôi. Cô có thể là người đó được không hả cô? Tôi không dám đứng ra một mình đâu."

Omura giật mình. Nàng vội ngồi xuống cạnh chiếc bàn cùng trong căn phòng trước đây nàng đã ngồi rồi đắn đo trong giây lát.

"Tôi không thể nào rời nhà được cô ạ," cuối cùng nàng nói.

"Thế thì thời gian Ông Omura bận tới quán bar này , thì cô tới tiệm tôi," nàng kỹ nữ đề nghị .

Trông Omura giờ đây thật khó xử, cái băn khoăn quay quắt của nàng càng để ý càng thấy nàng càng có một vẻ đẹp tế nhị ,tiềm tàng . Thấy thế, nàng kỹ nữ đưa bàn tay nhỏ nhắn nắm lấy tay nàng."Chỉ một thời gian ngắn thôi cô. cho đến khi tôi quen sống một mình, rồi tôi sẽ mướn thêm sáu cô gái giúp việc, khi công việc làm ăn khá hơn. Cô không làm mãi đâu. Đời này không có gì kéo dài mãi hết"

“Thế cô không có mẹ hả ?" Omura dò hỏi . "cũng không chị và bạn cũng không sao?"

"không ai cả cô ơi," người kỹ nữ buồn rầu trả lời .

"Bà con tôi ở đâu tận Hokkaido. Tôi đã mất hết rồi . Gia đình tôi đều là nông dân họ đã bán tôi trong một mùa đông đói khổ. Giờ tôi không còn liên hệ gì với họ nữa." Hai người nhìn nhau khá lâu . Omura giờ là người quyết định.

"Thôi được tôi sẽ giúp cô."

Với cách thay đổi này, đơn giản cùng mau chóng, cuộc sống Omura bắt đầu thay đổi. Đầu tiên là ít tuần tiếp đến hàng tháng mọi tối nàng đều tới tiệm áo quần kia . Nàng kỷ nữ khéo chọn địa điểm. Cửa tiệm ngay cạnh khu Gingza, một nơi tấp nập khách lui tới . Nàng kỹ nữ giờ lại người bán hàng đắt khách . Nàng cứ phải bận bịu với khách ngay cửa vào hay bận bịu với khách hàng tại ngăn giới thiệu mặt hàng họ cứ mãi dừng xem nàng làm việc. Đàn ông dừng lại xem vì nàng quá đẹp, đàn bà cũng dừng lại xem chuyện gì khiến đàn ông cứ mãi mê nhìn vào. Rồi khi họ không vì chuyện đàn ông nữa, họ lại bước vào tiệm hàng hỏi mua vài bộ áo quần. Nàng kỹ nữ thật khéo tay, những bộ áo quần nàng may đều lạ mắt . Thế là chỉ một thời gian ngắn cửa tiệm khá hẳn lên làm nàng phải mướn thêm hai người phụ việc , một may áo quần , còn người kia thì phụ bán . Giờ Omura cùng nàng kỹ nữ xem như hai chị em. Những thời gian đầu Ông Omura chưa hay biết gì và cũng chưa biết được lỗi mình . Một hôm, đột nhiên ông ta không tới quán bar mà lại về nhà. Nàng Omura lần đầu tiên xiết nỗi ngạc nhiên nhưng lại rồi nóng ruột vì nàng phải tìm cách đi cửa tiệm. Đang có vài cuốn sách may mặc thời trang vừa từ Mỹ gữi sang nàng cần nghiên cứu chung với nàng kỹ nữ chiều nay tại cửa tiệm. Thế mà ông chồng, tức Omua giờ đang điềm nhiên đang ngồi vừa hút xì gà vừa đọc báo. "Anh không tới quán bar hả ?" cuối cùng nàng phải hỏi . "Không , " Ông Omura nói.

"Có chuyện gì vậy?" nàng hỏi.

Ông ta đặt tờ báo xuống. "Thế anh không có quyền có một hôm yên tĩnh ngay trong nhà mình à?"

"Chắc chắn là anh có quyền chứ, " nàng đáp, cẩn trọng với cái chau mày của chồng .

"Nhưng em thấy lạ lắm ."

Chồng nàng chẳng nói gì thêm . Ông ta đọc tờ báo lại . Nàng liếc nhìn đồng hồ. Nàng đã trễ mất nửa tiếng rồi, cũng không thể gọi điện thoại được vì chiếc máy kia đang trên cái bàn nhỏ cạnh khuỷu tay chồng nàng . Nàng bấm bụng thu hết can đảm .

"Có anh ở nhà," nàng nói, " em xin phép đi chơi một lát được không anh?"

Chồng nàng nhìn nàng qua phần trên tờ báo .

"Ở đâu?""Đi thăm một người bạn."

Ông ta trố mắt nhìn nàng . " Đây là buổi chiều đầu tiên có mặt anh tại nhà mà em lại đi là sao?"

"Khi vắng anh, em phải ở nhà lo cho con cái" .

Giờ có anh rồi.."

"Cứ nói tiếp đi, " ông ta cụt lủn, " cứ nói tiếp...nói tiếp. Hãy để anh ở nhà một mình đi . Anh sẽ làm tròn nhiệm vụ ở nhà như một người hầu. Trước tiên là cho vừa lòng em."

Nàng biết ông chồng đang giở mòi làm nàng thương hại, nàng thấy tim mình se lại. Thế thì đã bao buổi chiều thậm chí hàng năm ai ngồi cô đơn như vậy?

"Cám ơn anh," nói xong nàng bỏ đi mất.

Tới cửa tiệm kể lại câu chuyện cho nàng kỹ nữ, nàng chăm chú lắng nghe một cách hưng phấn. Nhìn kỹ khuôn mặt tươi tắn của nàng kỹ nữ, Omura mới nghiệm ra tại sao khi mất nó chồng nàng không thèm đến quán bar kia nữa .

"Vấn đề chính, vì cô không còn có mặt đó nữa ," nàng nói. Nàng thấy hơi quá đáng khi nói toạc ra như vậy . Giờ đây, nàng thích chí với việc cộng tác với người đàn bà, người mà có thể chồng nàng mê như điếu đổ.

"Hừ!" nàng kỹ nữ gằn giọng. "Tôi không bao giờ mong gặp lại người đàn ông nào. Tôi chẳng cần phải dối ai, Tôi chẳng cần phải cứ mãi điệp khúc láo khoét rằng ông ta rất tuyệt vời ..."

Omura ngắt lời. "Có lúc anh ấy cũng tuyệt vời đấy chứ."

Nàng kỹ nữ cười phá lên ." Cô thật buồn cười!" Thôi đừng mất thì giờ bàn về đàn ông nữa . Nào chúng ta hãy nghiên cứu mấy cái mốt thời trang mới đến từ Mỹ quốc đi nhé ."

Suốt buổi chiều còn lại cả hai bàn thảo với nhau thật tương đắc về đàn bà Mỹ cùng cái đẹp của họ, và từ mấy bức hình kia nàng kỹ nữ vẽ ra nhiều kiểu thời trang thích hợp với đàn bà Nhật Bản, kết hợp hài hòa giữa cái táo bạo của thời trang Mỹ quốc với cái kín đáo của người Nhật .

"Để phô bày khỏi bị phê phán ..." nàng kỹ nữ nói, " phải làm sao cho thiên hạ biết người mặc không có ý muốn phô bày...".

Nàng Omura niềm nở thu nhận những phát biểu thông minh của nàng kỹ nữ."Tôi học được nhiều thứ nơi cô," nàng bảo.

Cả hai nhìn nhau một cách chân tình cùng tiếp tục công việc. Omura về tới nhà thì gần hai giờ sáng . Nàng mong nhà nàng giờ đây đã tắt đèn tối om rồi, nhưng không, đèn vẫn sáng rực tại phòng ngoài. Khi nàng bước vào cửa, ông Omura đang đợi nàng không một nụ cười, dĩ nhiên chẳng có một tách trà nóng nào . Ông ta đang ngồi trên cái ghế xếp cạnh bàn gần giữa phòng đưa ánh mắt đầy đàn hạch nhìn nàng.

"Khi em vắng nhà," ông ta lên tiếng một cách dỏng dạc, "con trai của em Toru suýt chết vì đau bụng. Cậu bé nói món cá không được tươi đấy."

Nàng há hốc miệng vội chạy vào phòng bên . Toru đang ngủ trên tấm nệm mỏng , tay cậu bé còn đặt trên má . Nàng rờ thử trán con. Vẫn thấy mát, cậu bé liền mở mắt ra khi tay nàng chạm vào trán. "Bụng con có đau không?" nàng lo âu hỏi con.

"Có đau mẹ ạ," cậu bé nói, " nhưng cha đã cho con uống trà nóng với gừng, giờ con thấy đỡ rồi." "Ồ, cha con giỏi quá, " nàng lẩm bẩm .

Cậu bé mĩm cười nhắm mắt lại ngủ tiếp. Omura ra lại phòng ngoài. "Anh thật hay! biết pha cả trà gừng nữa..Làm sao anh biết được cách này vậy?"

"Anh có dốt lắm đâu," Ông Omura đáp. Chợt ông cao giọng cùng cái thở dài thậm thượt. "Nhưng anh quá mệt theo cái kiểu phải ngồi chờ em như thế này thôi." "Anh chẳng cần đợi em như thế làm gì," nàng nói với vẻ ân hận.

"Dĩ nhiên anh phải đợi chứ," ông ta lại dỏng dạc. " Anh thật lo lắng cho em vào lúc khuya khoắc-- thân đàn bà lại còn trẻ đẹp như em." Ông ta tránh nhìn nàng khi phải dùng lời nói đáng ngạc nhiên này. Ông vừa sửa lại nếp gấp của bộ kimono vừa đưa mắt dò phản ứng của nàng.

Omura nhìn chằm chặp vào chồng . Nàng không biết nói sao . Bao nhiêu năm lấy nhau nàng chưa một lần được chồng khen như thế, giờ nàng đang mong nói lời cám ơn chồng, chỉ dăm ba lời, tiếng nói yêu đương. Nhưng thật khó tìm trong ngôn từ nước Nhật, và rằng, nếu nàng dám thốt lên "Em yêu anh" trong ngôn ngữ nước Anh lãng mạng thế thì chồng nàng lại quá đỗi ngạc nhiên nhưng cũng sinh lòng ngờ vực. Nàng đã học cái thứ tiếng Anh kia ở đâu nhỉ? Bất giác nàng quyết định nói thật với chồng. "Anh còn nhớ về chuyện cửa tiệm áo quần không nhỉ ?"

Chồng nàng đang đẩy lại cánh cửa tủ áo chợt ngừng tay, ông quay lại nhìn nàng. " Tiệm áo quần nào ?"

"Chính anh nói em không có vốn để mở nó mà.". "Thế em có vốn rồi à ?".

Nàng nhẹ lắc đầu rồi can đảm nhìn trả lại chồng.

"Vậy thì chẳng có tiệm áo quần nào," ông ta nói .

"Vâng, có đấy".

Chồng nàng trở lại đối diện với nàng tại bàn. " Sao em có thể ở lại tại một tiệm áo quần tận hai giờ sáng thế kia?" "Em vẽ kiểu áo quần--với một người đồng nghiệp của em."

"Người đồng nghiệp ư!" Chợt nổi nóng ông ta vọt qua phía nàng cùng nắm chặt lấy tay nàng. "Thằng đàn ông nào?"

Nàng tròn xoe mắt nhìn chồng, kinh ngạc. "Đàn ông nào?"

"Thì đồng nghiệp đấy!".

Mắt chồng nàng như rực lửa nhìn thẳng vào đôi mắt đang tròn xoe của nàng, hai tay ông ta lắc mạnh vai nàng. " Tôi biết ! Không đàn bà nào đáng tin. Còn em, vợ tôi, lại đi về nhà lúc hai giờ sáng thế kia.."

Nàng gỡ tay chồng ra. Nỗi hận suốt đời nàng giờ có dịp nổ bùng . Giờ là giây phút nàng phải trả thù . Giờ là phút nàng có thể trút trên đầu chồng những gì dữ dội như a -cid. Ông chính là người, năm này qua năm khác về nhà lúc hai giờ sáng, chính là người bước tới nhà thổ khi mới lấy nhau và rồi tiếp đến mấy quán bar, hoang phí thì giờ, cùng lý trí cho những người đàn bà khác . Đó là những gì đáng nói ngay bây giờ, nhưng nàng lại im . Người đàn bà nào ở đó nếu không yêu chồng nàng thì hãy yêu giùm, ông ta thật tội nghiệp, đã tung hê biết bao nhiêu đêm của cuộc đời mình tại quán bar một nơi mà chẳng ai yêu ông ta cả ! "Thưa ngài," nàng nhẹ nhàng trả lời có vẻ thương hại. "Ngài ơi, đồng nghiệp của tôi là một người đàn bà thôi, cô ta có vốn đấy."

"Làm sao một người đàn bà lại có đủ vốn được?" Ông Omura hạch hỏi.

"Cô ta dùng vốn của gái bán bar thôi," Omura gọn ghẻ trả lời.

Giờ đây chồng vợ nhìn nhau, nàng thì tội nghiệp còn chàng thì bắt đầu hiểu đươc vấn đề.

"Làm cách nào hai người gặp nhau?" chồng nàng tiếp tục dò xét.

"Có gì đâu, mọi tối em đều rảnh. Em quá nhớ anh, có một hôm em đến… tìm anh”

“Em dám đến quán Bar?”.

"Đúng thế".

"Nhưng anh có bao giờ thấy em đâu.".

"Đúng, vì có một người đẹp tiếp em mất rồi."

"Tại sao vậy?"

"Bởi vì cô ta rất hận đàn ông".

Ông Omura cơ hồ như muốn xỉu. Ông ta vội ngồi xuống ngay trên bàn , hai tay ôm đầu." Thôi thế đó là lý do nàng bỏ đi rồi".

"Đúng thế".

"Dỉ nhiên, anh biết cô ta chẳng cần quan hoài đến ai --trong tất cả chúng ta. Mà chẳng ai trong đám họ lại biết quan hoài như thế đâu".

Thế thì tại sao anh cứ mãi tới đó năm này qua năm khác vậy hả?"

"Anh muốn vui mà," chồng nàng lẩm bẩm. "Rất thú vị, rất vui, khi xung quanh mình là những người con gái xinh như mộng, tai được nghe bao lời nói ngọt ngào --một gã đàn ông có thể trở thành những gì mà gã hằng ao ước..".

Chồng nàng đã bộc lộ quá nhiều và nàng đã hiểu hết vấn đề. Một người vợ không được để chồng tự thấy nhục nhả trước mặt vợ. Nàng quỳ xuống bên chồng. "Em không ngờ rằng cô ta đã không yêu anh. Theo em , không hề có một loại đàn bà nào kề cạnh anh đêm này qua đêm khác nhưng trong lòng chẳng một chút nào yêu anh".

Tay chồng nàng chợt buông ra khỏi mặt. "Em nghĩ vậy hả?".

" Vâng, không hề có vậy." nàng lập lại.

Chồng nàng chợt húng hắng ho, ông ta đứng dậy đi vòng qua bàn cùng nhìn xuống mặt nàng. Nàng tiếp tục quỳ thế như bao lâu nàng từng được dạy phải quỳ như thế trước chồng. Tuy nhiên, khi chồng nàng không còn nói nữa, nàng ngước lên nhìn thẳng vào mặt chồng, đột nhiên cả hai cùng mĩm cười. Cả hai nhìn nhau trong giây lát , cùng im lặng. Rồi chồng nàng chợt thốt lên.

"Kể từ nay em không cần phải quỳ thế trước mặt anh nữa . Thời đại tân tiến rồi không còn cái kiểu ấy nữa đâu".

Rồi thì chồng nàng đưa hai tay nắm lấy tay nàng đứng dậy.

Đinh hoa Lư .

Ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012




Monday, January 16, 2012

THƯƠNG NHỚ HÀ LA


Ngày cuối năm lướt qua trang mạng vannghequangtri.com, tôi đọc bài thơ của tác giả Đinh Thu chạnh lòng tôi nhớ kỷ niệm Hà La năm nào.




Cửa Việt ơi! Cửa Việt

Bao năm trời đi xa

Đêm giật mình thức giấc

Nghe con sóng vỡ oà


Cửa Việt sóng và gió

Nửa đời ta mang theo

Lật úp ngàn nỗi nhớ

Em hồn nhiên trong veo


Cửa Việt cát và nắng

Chiều chênh vênh hàng dương

Đêm nồm lên mát rượi

Thổi nghiêng miền nhớ thương



Cửa Việt sáng và chiều

Cõi riêng em và tôi

Ngoảnh lại miền kí ức

Khúc dạo đầu êm trôi


Cửa Việt ngày và đêm

Biển rì ầm vỗ sóng

Thương mùa sang biển động

Lạc nhau một kiếp người


Cửa Việt em và tôi

Cùng mối tình thơ dại

Nửa đời chưa chạm phải

Vết thương lòng cưu mang


Đình Thu - CỬA VIỆT EM

cám ơn bài thơ của tác giả làm DHL chạnh nhớ cái thôn đìu hiu vắng bóng dân về ; ngày tháng cũ khi cảnh biển dâu chưa cơn lặng sóng


Hà La ơi ! thôn xưa cày lên dòng nước mặn


bạc áo vai người kỉu kịt hạt muối thấm mồ hôi


thôn xóm quạnh hiu dòng sông chờ người khơi mạch sống


cơm áo chưa về ngày tháng đó xa xăm


Sóng sánh miếng nước chè xanh anh tôi chia đôi khúc sắn


mặn nồng ơn nghĩa- dòng sông vắng làm nhân chứng tình dân



kỷ niệm ruộng muối và đào sông thủy lợi thôn Hà La Cửa Việt 1976

Đinh trọng Phúc

Wednesday, January 11, 2012

truyện ngắn JOHN STEINBECK--- CÚC VÀNG








John Steinbeck (1902- 1968)

John Steinbeck bắt đầu viết văn trước thời khủng hoảng kinh tế thập niên 1930s của Hoa kỳ. Như trong cuốn NHỮNG CHÙM NHO THỊNH NỘ ( the Grapes of Wraths) miêu tả sự di cư ào ạt của người Mỹ nhất là giới nông dân . Cuộc sống khó khăn từ trung tây hoa kỳ nơi vừa chịu khủng hoảng nông nghiệp tiếp theo lại đại họa DUST BOWL những đám bụi khổng lồ che kín các tiểu bang Texas , Oklahoma lan tới cả bờ biển phía đông Mỹ quốc . Hàng loạt nông dân thất nghiệp di cư vào kiếm sống tại vùng đất California thời khủng hoảng kinh tế Mỹ.
Truyện ngắn CÚC VÀNG John Steinbeck miêu tả cuộc sống khó khăn của người dân Mỹ ngay tại California trong thời suy trầm kinh tế của thập niên 1930s như đã nói trên.

sơ lược về tác giả
John Ernst Steinbeck, Jr. là nhà văn Mỹ. Ông sinh năm 1902 và mất năm 1968. Ông được biết nhiều nhờ chiếm được giải Pulitzer văn học qua tác phẩm Grapes of Wrath(Những Chùm Nho Cuồng Nộ 1939) và qua East of Eden( hướng Đông vườn Địa Đàng 1952) , Of Mice and Men( Chuột và Người 1937). Ông là tác giả của 27 tác phẩm trong đó có 16 tiểu thuyết, 6 chuyện thật , 5 tác phẩm tổng hợp của nhiều truyên ngắn. John Steinbeck thắng giải Nobel văn học vào năm 1962.


CÚC VÀNG nguyên tác : The Chrysanthemums

chuyển ngữ : Đinh hoa Lư

   Những đám sương mù mùa đông màu xám lướt thướt trên cao như tách rời cái thung lũng Salinas ra khỏi bầu trời quảng khoát và cả thế giới còn lại bên ngoài. Lớp sương mù mọi phía trông giống như một cái nắp đậy khổng lồ che kín dãy núi bao quanh cái thung lũng vĩ đại tựa một cái nồi lớn. Trên các dãi đất bằng phẳng người ta cày sâu vào nền đất làm tơi lên màu đất đen như kim loại. Mấy nông trại nằm ở chân đồi cạnh con sông Salinas, sắc vàng những đám đất còn trơ gốc rạ đang tắm trong ánh nắng yếu ớt mùa đông, nhưng thực sự chẳng có ánh nắng nào trong cái thung lũng này vào tháng Chạp. Bụi liễu khô rậm cạnh bờ sông như rực rở hẳn lên bởi đám lá nhọn hoắc màu vàng đậm .
    Đây là lúc của im lặng và đợi chờ. Làn không khí lành lạnh cùng êm đềm . Có ngọn gió nhẹ nhàng từ hướng Tây Nam làm người làm nông mơ màng về một trận mưa lớn nào đó sẽ tới; nhưng khi trời sương mù thì làm gì có chuyện mưa.
   Bên kia sông, dưới chân đồi nông trại của nhà Henry Allen vẫn còn ít việc phải làm. Cỏ khô phải cắt và cất vào kho cùng đất vườn cần cày xong để đợi trận mưa đầu mùa sắp đến. Đàn bò trên dốc giờ đây lông chúng đã biến thành thô ráp xù- xì .
   Elisa Allen vừa làm việc trong mảnh vườn trồng hoa của nàng vừa ngó xuống phía dưới thì thấy Henry, chồng nàng đang nói chuyện với hai gả đàn ông ăn bận theo kiểu thương nhân. Ba người đứng cạnh mái nhà chứa chiếc xe máy kéo, vừa để một chân bên hông chiếc xe nhỏ hiệu Fordson, vừa hút thuốc vừa bàn chuyện máy móc.
   Elisa chỉ nhìn họ sơ qua rồi tiếp tục làm việc. Nàng độ tuổi ba mươi lăm, khuôn mặt đầy đặn thoáng mạnh bạo cùng đôi mắt trong như làn nước. Dáng nàng bị đóng khung trong bộ áo quần làm vườn thô kệch với cái nón đàn ông đen kéo thấp che cả mắt nàng, đôi giày làm vườn nặng chịch, bộ áo quần có vẽ hình sẵn gần như bị che phủ bởi cái cái tạp dề bằng vải bông dầy có bốn túi lớn đựng nào kéo tỉa, nào xẻng, cào, hạt giống cùng dao . Nàng còn mang cả đôi bao tay da để bảo vệ tay nàng .
Nàng cắt bớt mấy cuống cúc già bằng cặp kéo ngắn và mạnh. Thỉnh thoảng nàng lại trông qua mấy ông khách vừa tới trang trại vợ chồng nàng , họ vẫn còn đứng cạnh chiếc máy kéo. Khuôn mặt nàng giờ đây đầy hăm hở, hồn nhiên, và đẹp lạ lùng; khi làm việc với chiếc kéo cắt cây nàng trông thừa hăng say và tràn đầy sức mạnh. Những cành cúc yếu đuối kia coi bộ nhỏ bé quá đối với năng lực của nàng lúc này.
Dùng phần lưng của bao tay nàng khẻ vuốt lại làn tóc đang rũ trước mắt làm vương một vết bẩn dưới cằm. Đàng sau là nhà nàng, màu trắng xây theo kiểu nông trang . Nó trông gọn gàng với những cây phong lữ màu đỏ xung quanh chiều cao chúng ngang tầm với mấy khung cửa sổ. Một căn nhà coi bộ quét dọn kỹ, những khung cửa sổ đánh bóng tinh tươm, và cả cái bậc tam cấp trước nhà cũng có cái thảm chùi bùn hẳn hoi.
Elisa chợt liếc mắt lui mái nhà che chiếc xe kéo lần nữa. Hai người khách lạ đã vào lại chiếc xe Ford nhỏ. Nàng cởi bớt một chiếc bao tay rồi dùng đầu ngón tay lách mạnh mạnh vào đám cúc con mới nhú mầm xanh mơn mởn quanh mấy cái rễ già. Phanh đám lá non nàng phải thật chắc chắn không có loại sâu bọ, côn trùng, rệp lá hay sên nào hại cúc. Những ngón tay nàng bắt buộc phải diệt cho kỳ hết những thứ côn trùng này trước khi nó sinh sôi nảy nở.
Elisa lúi húi làm chợt có tiếng chồng vang lên sau lưng. Anh ta im lặng tới gần Elisa không biết lúc nào, hơi nghiêng người qua hàng dây kẽm gai bảo vệ vườn hoa của nàng chống lại bầy bò, lủ chó, cùng gà.
"Lại trồng thứ đó nữa," anh ta thốt lên. " Em đã xong một vụ tiếp coi bộ khắm khá đó chứ".Elisa thẳng lưng dậy, nàng kéo bao tay ra lần nữa. "Vâng, vụ hoa năm này chắc hẳn là khá lắm." Giọng nàng vang lên kèm với sắc mặt đầy vẻ tự hào.

"Những thứ này là món quà cho em đấy," Henry nhận xét. "Năm nay em đã tạo được cúc vàng lớn thật , anh thấy nó lớn đến mười phân lận. Anh ước gì em cũng tạo được trong vườn cây ăn trái nhà mình mấy trái táo to đến ngần ấy mới được."
Mắt nàng bỗng sắc sảo hơn . " Em có thể làm được chứ. Đã nói , em đã có những món quà này mà. Mẹ em đã có như thế. Mẹ chỉ cắm những cành cây đó xuống vườn là mọc ra cây trái ngay thôi. Mẹ thường nói phải bắt những bàn tay người làm vườn phải biết làm sao trồng cho được mà."

" Vậy thì, trồng hoa coi bộ chắc ăn , " anh ta nói.

" Henry, hai người nào nói chuyện với anh vậy?"
" Đó là sao anh tới nói với em đây. Mấy người đó từ Công Ty Thịt bò Miền Tây đến đấy. Anh đã thỏa thuận bán bầy bò thịt ba mươi con rồi . Cũng suýt soát với giá anh muốn. "
" Tốt thật," nàng bảo. " Tốt cho anh đó."
" Và anh nghĩ rằng ," anh ta tiếp tục, " anh nghĩ trưa thứ Bảy này chúng mình sẽ về Salinas ăn tối tại một tiệm ăn cùng xem phim để mừng chuyện này nhé "
" Tốt thôi," nàng lặp lại " Ồ! vâng , vậy thì tốt quá."
Giọng Henry có vẻ đùa. " tối nay có trận võ đài. Em có thích đi không nào?"
"Ô , không " nàng trả lời như muốn nín thở. " Không, em không thích võ đài đâu. "
"Anh chỉ đùa thôi, Elisa. Chúng mình sẽ đi xem phim. Xem này , bây giờ là hai giờ . Anh sẽ gọiScotty giúp anh lên lùa bầy bò trên đồi xuống. Sẽ mất hai giờ nữa . Chúng mình sẽ về phố khoảng năm giờ ăn tối ở khách sạn Cominos. Em thích chứ?"
" Dĩ nhiên là em thích rồi , ăn một bữa xa nhà thú vị lắm ."

" Tốt lắm , thôi anh đi lấy hai con ngựa đã ."

" em nghĩ giờ em còn nhiều thời gian để bứng trồng một số cây này đã ."

Nàng nghe tiếng chồng gọi Scotty cạnh kho rơm. Một lát sau , có dáng hai người đàn ông cưỡi ngựa ngược lên ngọn đồi vàng vọt kia để lùa bò về.

Một cây cúc có một khoảng nhỏ đất pha cát vuông vắn. Nàng dùng cái xẻng nhỏ liên tục trộn đất đều, thật nhuyển, xong nàng ém đều quanh đễ giữ chặt từng cây cúc. Rồi nàng xới đều mười khoảnh đất song song nơi sẽ đặt những khóm cúc này vào. Trở lại mấy khoảnh cúc nàng tiếp tục dùng kéo xén bớt lá và rể thừa và để những thứ rác đó từng cụm nhỏ bên cạnh .


    Chợt có tiếng bánh xe cót- két nặng nhọc từ con đường vẳng lại. Elisa khẻ ngước nhìn. Con đường vùng quê xuyên qua mấy rừng liễu cùng bông dày đặc tiếp giáp với con sông, và đằng xa con đường có một cổ xe trông là lạ, gợi tính tò mò. Đó là một toa xe kéo, nhún được, với một tấm bạt tròn cong che cao cao trông giống toa xe kéo thuở xưa. Có con ngựa già và một con lừa hai màu trắng , xám, đang kéo toa xe kia. Gã đàn ông ngồi trên hàm râu lởm chởm đang giữa các mảnh che đơn sơ. Gã cố gắng điều khiển kéo lê toán lữ hành của gã bò từng bước trên đường. Ngay dưới cổ xe kia, khuất sau phần trong mấy chiếc bánh xe đang chạy, có con chó lai ốm tong teo thong thả bước theo. Hàng chữ viết trên tấm bạt coi bộ cũng vụng về , cẩu thả : " Nồi, chảo, dao , céo (sic) , làm thêm cỏ . SỬA HẾT " Hai hàng chữ ở trên cùng chữ SỬA có vẻ tự tin to đùng ở dưới. Gã còn để những vết sơn đen nhỏ dài xuống mỗi chữ gã viết.
Elisa ngồi xổm trên nền đất lặng ngắm toa xe khập khểnh lăn bánh đi qua. Nhưng toa xe này không qua ngay. Nó rẽ vào con đường trước ngõ vào nhà nàng, mang theo tiếng cót- két chói tai từ mấy chiếc bánh xe ọp- ẹp kia. Con chó lai dưới gầm bánh giờ chui tọt ra ngoài , ra phía trước . Lập tức hai con chó chăn cừu trong nhà phóng vụt ra. Ba cái đuôi chó giờ trông dựng đứng lên, hơi rung động, cẳng căng ra với động thái nghênh đón nhau hết sức nghề nghiệp cùng cẩn trọng. Cái đoàn này xem như thực sự dừng hẳn trước hàng rào của vườn Elisa. Giờ đây con chó mới này cảm thấy vô tích sự, đuôi cụp xuống , nó chun lại vào dưới gầm xe nằm đợi nhưng lông cổ vẫn còn dựng , hàm răng nó còn nhe ra ngoài.

Gã đàn ông trên xe nói vọng ra, " Con chó này chống cự coi tệ thật "
Elisa cười, " Tôi cũng thấy thế, nó đi theo ông bao lâu rồi vậy?"
Gã không bỏ qua cơ hội lúc nàng đang vui vẻ trả lời ngay." Cũng không phải tuần này qua tuần khác đâu bà ạ " Vừa nói gã vừa men theo bánh xe trụt xuống. Con ngựa và con lừa cụp đầu xuống chẳng khác gì mấy bông hoa thiếu nước.
Elisa thấy gã là một người đàn ông to lớn. Tóc râu gã tuy xám ngắt nhưng trông gã không già lắm. Bộ đồ đen gã bận đã nhăn tụm và lốm đốm đầy vết dầu mỡ. Nụ cười trên mặt cùng ánh mắt gã biến mất ngay đồng lúc khi tiếng cười của gã ngưng hẳn. Đôi mắt gã tối thẩm, ủ -ê thần sắc của những kẻ rong xe hay đi biển lâu ngày. Hai bàn tay chai sạn của gã tựa trên hàng kẽm gai trông nứt nẻ, những vết nứt đen bầm. Gã giở chiếc mũ méo mó xuống.

"Thưa bà tôi từ ngoài lộ chính vào, " gã nói. " Có phải con đường đất này sẽ băng qua sông và dẫn tới xa lộ Los Angeles không hả bà?"
Elisa giờ đây mới đứng dậy vội bỏ cái kéo dày vào túi trước, " Ồ, vâng , con đường này sẽ tới đó , nhưng phải đi vòng vòng theo sông mới có chổ cạn lội qua. Tôi không biết cổ xe của ông có thể lội qua cát nổi không ?"
Hơi cộc cằn gã nhanh miệng đáp ngay, " Tôi dám chắc bà phải ngạc nhiên vì bầy súc sinh này sẽ lội qua được ngay thôi."
"Thế thì khi nào đoàn ông sẽ đi lại?"
Thoáng một giây gã cười " Vâng thưa bà khi nào chúng đáng bắt đầu đi lại ạ . "
"Vậy à " Elisa thốt lên , "tôi nghĩ cách tốt nhất để tiết kiệm thì giờ ông nên lui lại đường Salinas và gặp được xa lộ chính theo hướng đó thì hay hơn ."
Gã đưa ngón tay thô kệch vừa đè lên lưới thép ngăn gà vừa phân bua một cách nghề nghiệp :
" Tôi chưa vội lắm đâu thưa bà , hàng năm tôi vẫn đều đều đi từ Seatle về đến San Diego và trở lại , cuộc đời tôi cứ mãi thế. Một chuyến đi mất hết sáu tháng. Tôi biết nhắm lúc thời tiết thuận lợi nhất bà ạ."
Elisa cởi bao tay cất lại vào túi trước của cái tạp dề nàng đang bận, luôn cả cái kéo làm vườn. Ngón tay nàng lần vào dưới vành cái mủ đàn ông của nàng sờ sờ mấy lọn tóc dấu kín bên trong. " Cuộc sống của ông nghe thú vị thật , " nàng thốt lên.
Dáng điệu gã đàn ông giờ có vẻ tự tin, gã nghiêng người qua hàng rào .
" Có lẽ bà đã đọc mấy chữ tôi viết bên xe rồi chứ bà. Tôi chuyên nghề đi sửa nồi dao kéo. Thế thì bà có cái gì cần sửa không thưa bà?"
"Ồ không, không có " nàng vội trả lời ngay, " không có những thứ đó ." Đôi mắt nàng chợt thoáng chụn lại nét bất nhẫn nào đó.
" Kéo cắt là thứ mau hư lắm bà ơi, " gã cố giải thích.
" Đa số con người ta càng cố làm kéo bén chừng nào thì càng làm cho kéo mau hư chừng đó bà ạ , nhưng chỉ mình tôi có một dụng cụ đặc biệt, chuyên môn thôi. Mọi nơi sửa khác dù có bảo chứng tôi cũng chắc là trò giả thôi bà ơi "
"Ồ không, kéo tôi tất cả còn bén lắm ông à "
"Vậy thì bà đem cái nồi cho tôi làm cho, " gã khẩn khoản van nài , " cái nồi nào móp hay cái nào lủng. Tôi cam đoan sẽ làm cho nó mới ngay và bà khỏi cần mua mới. Nó sẽ tiết kiệm cho bà đó. "
"Không ! " nàng đáp cụt lủn. "Tôi đã bảo với ông tôi không có cái gì để sửa cả."
Mặt gã chợt trở nên buồn thiu. Giọng gã giờ đây nghe như rên rỉ :
" Hôm nay tôi chưa kiếm được món nào để sửa cả bà ơi. Có lẽ tối nay tôi không kiếm ra bửa ăn tối rồi. Bà thấy đó vì tôi phải rẽ vào đường tắt này , chứ dọc theo xa lộ từ Seatle cho đến San Diego ai cũng để dành đồ chờ tôi sửa vì họ biết tôi sửa khéo và tiết kiệm được tiền cho họ nửa đó. "
"Xin lỗi , " Elisa bỗng cáu kỉnh .
" Tôi không có bất cứ cái gì cho ông sửa hết."
Mắt gã giờ đây đảo quanh soi mói trên mặt vườn. Ánh mắt gã dừng lại trên thửa cúc nơi nàng đang làm. " Loại cây gì đó thưa bà?"
Vẻ khó chịu và bất nhẩn vội biến mất trên gương mặt Elisa.
" Ô, chúng là cúc vàng, cúc trắng loại đại đóa đấy. Hàng năm tôi trồng những loại này và chưa ai quanh đây có hoa này lớn hơn tôi cả."
" Loại hoa cuống dài phải không thưa bà? chúng trông như những ngụm khói màu phải không bà?" gã hỏi.
" Phải, phải. ông diễn tả nghe thật chính xác."
" Nó ngửi có vẻ khó chịu cho đến lúc nào chúng ta quen dùng nó nữa đấy, " gã tiếp tục.
"Nó có mùi khá nồng thôi, " nàng chỉnh lại , " hoàn toàn không phải khó chịu như ông nói đâu ."
Gã vội đổi giọng ngay, " Chính tôi lại thích mùi như thế đấy bà ạ. "
" Năm nay tôi trồng được loại cúc lớn đến mười phân (inch) đấy ông ạ , " nàng khoe.
Gã giờ đây lại nghiêng ngưòi sâu thêm vào trong hàng rào .
"Này bà. Tôi có quen sơ một bà dọc đường , bà này có vườn hoa thật xinh chắc bà chưa hề thấy. Bà ấy trồng đủ loại hoa nhưng không có loại cúc như của bà đây. Vừa rồi tôi có vá cái đáy bồn tắm cho bà ấy, việc thật khó nhưng tôi cũng làm được, bà ấy có dặn tôi rằng khi nào tôi đi qua nơi nào có cúc đẹp nhớ kiếm cho bà ấy một ít hạt giống. Đó là những gì bà ấy bảo tôi. "
Đôi mắt Elisa giờ đây trở nên linh hoạt và háo hức. " Bà ấy dĩ nhiên không biết nhiều về cúc đâu. Ông có thể lấy hạt trồng ra nó , nhưng lấy mầm và trồng nó thì dễ hơn nhiều như ông thấy ở đây vậy."
"Ồ," gã kêu lên . " Vậy thì tôi chắc không đem gì cho bà ấy được rồi."
"Sao lai không " Elisa kêu lên.
" Tôi sẽ cho vào một ít cát ẩm ,xong ông không thể mang chúng đi theo . Chúng sẽ ra rễ trong chậu , nếu ông tiếp tục giữ cho nó ẩm rồi bà ấy có thể bứng ra mà trồng thôi ."
" Bà ấy chắc chắn sẽ có những chậu cúc đẹp lắm phải không bà. Chính bà nói chúng là loại đẹp nhất phải không thưa bà?"
" Đẹp" nàng thốt lên , " Ồ phải đẹp chứ " Đôi mắt nàng chợt long lanh.
Nàng hất cái mủ rách sờn vội rủ làn tóc đen nhánh và thật đẹp ra ngoài. " Tôi sẽ bứng nó đem vào chậu hoa , rồi ông có quyền đem theo,. nào hãy vào đi."
Thời gian gã lách mình qua hàng rào , Elisa hăm hở chạy vội theo hàng cây phong lữ lui hướng sau nhà . Khi trở lại nàng mang ra một chậu đựng hoa màu đỏ. Nàng quên mang cả bao tay. Quỳ trên nền đất nàng bắt đầu làm cho nền đất ẩm phẳng phiu xong dùng ngón tay cùng cái xẻng nhỏ bứng đất vào chậu hoa mới tinh này. Xong xuôi nàng đặt vào đó mấy nhúm mầm cúc đang lên vào chậu. Đầu ngón tay nàng ấn mạnh chúng sâu hơn vào trong lớp cát ẩm kia, xong nàng dùng khủyu ngón tay ấn đều xung quanh. Đợi khi gã đứng gần nàng bảo : " những thứ tôi dặn ông , nhớ bảo bà ấy làm như vậy nhé "

" Tôi cố nhớ lời bà dặn , thưa bà."
"Tốt lắm , ông hãy nhìn xem. Những cái mầm này sẽ bén rễ trong vòng một tháng. Xong bà ấy sẽ bứng nó ra cách nhau chừng một bộ(foot) một cây vào thứ đất thật tốt như tôi làm ở đây , ông thấy không? " Vừa nói nàng bốc lên một nắm đất đen nhánh cho gã thấy.
" Những cây cúc này sẽ lớn nhanh và cao lắm. Giờ xin ông nhớ điều này . Dặn bà ta vào tháng bảy cắt chúng đi chừa lại cao khoảng tám phân(inch) thôi nhé."
"Trước khi nó ra hoa phải không thưa bà?" gã hỏi.
" Đúng, trước khi nó ra hoa. " Mặt nàng đầy vẻ thiết tha
" Chúng sẽ mọc thêm ngay. Khoảng cuối tháng Chín chúng bắt đầu ra búp non.”
Chợt nàng ngưng nói và xem bộ hơi lúng túng.
" Khi cúc ra búp nó cần chăm sóc kỹ , "
ngập ngừng nàng tiếp. " Tôi không biết làm sao để nói thêm với ông. "
Nàng nhìn sâu vào mắt gã như dò xét. Miệng nàng hơi hé ra xem chừng như muốn lắng nghe thôi.
" Tôi sẽ gắng giải thích cho ông ," nàng tiếp , " có khi nào ông nghe nói bàn tay trồng cây là gì chưa? "
" Thật sự chưa bà ạ " hắn trả lời.
" Vậy thì, tôi bảo ông thứ cảm giác ông sẽ cảm nhận khi muốn ngắt bớt những búp nào mà ông không thích. Mọi chuyện ăn thua ở mấy đầu ngón tay ông. Ông sẽ nhìn ngón tay ông làm việc. Những đầu ngón tay này tự làm công việc của chúng. Ông sẽ cảm nhận chúng ra sao. Chúng ngắt và ngắt những búp hoa . Chúng chẳng bao giờ sai sót. Chúng dành cho cây cỏ , ông thấy đó không? Ngón tay ông và cây cỏ. Ông có thể cảm nhận rằng cánh tay ông. Chúng biết chúng không bao giờ làm sai. Ông có thể cảm nhận nó. Mổi khi ông ưa thích rồi thì ông sẽ không làm trật. Ông có thấy đó không? Ông hiểu không vậy? "
Nàng vừa quỳ trên nền đất vừa ngước mặt lên nhìn gã ta. Ngực nàng phập phồng đầy cảm kích.
Đôi mắt gã hẹp lại. Gã tự giác quay đi. " Có lẽ tôi biết , thưa bà , " gã nói. "Có đôi khi trong màn đêm trong toa xe ngoài kia..."
Giọng của Elisa trở nên khản đục. Nàng ngắt lời gã,
" Tôi chưa bao giờ sống cuộc sống như ông , nhưng tôi biết ý ông muốn nói. Khi màn đêm xuống lại tối tăm..tại sao , những tia sáng nhọn hoắt của những vị sao lập lòe trong khoảng không im vắng kia. Tại sao, ông lại càng lúc càng lớn hơn thêm! Vì mọi ngôi sao lập lòe kia đã thẩm thấu vào trong ngừoi ông. Giống như thế.Nhiệt tình và tinh nhanh và cả...trìu mến nữa kia."
Vẫn tiếp tục quỳ trên nền đất , tay nàng với rộng hướng về phía chân gã đang đứng với cái quần đen dính đầy dầu mỡ. Những ngón tay ngập ngừng gần chạm vào thứ vải kia. Tay nàng chợt buông xuống nền đất. Nàng khom lưng thật thấp trông giống con chó đang mừng chủ.
Gã vội nói , " Như lời bà chỉ cho thật quý hóa quá. Làm bà quên luôn bữa tối đây rồi , không thể như thế này được."
Nàng vội đứng thẳng dậy, mặt nàng thoáng thẹn thùng. Nàng nhẹ nhàng đưa chậu hoa vào tay gã,
" Đây , xin ông đặt nó vào toa xe cạnh chỗ ngồi , nơi ông có thể canh chừng nó. Có thể tôi đi tìm cho ông thứ gì cho ông sửa đây."
Nàng tìm trong đống đồ cũ sau lưng nhà ra hai cái chảo nhôm méo mó xong mang lại cho gã ,
" Đây, nhờ ông sửa cho."
Thái độ của gã giờ đây lại đổi khác. Gã trở lại tính cách nghề nghiệp của mình. " Sẽ trông như mới , tôi sẽ làm ngay "
Vào đàng cuối toa xe gã đặt một cái đe nhỏ , trong cái hộp dụng cụ dính đầy dầu mỡ có cái búa máy nho nhỏ. Elisa bước ra cổng xem gã làm, gã đang đập lại mấy vết lõm bên trong cái ấm nước mới làm. Miệng gã nhìn có vẻ tin chắc và thành thạo. Đến phần khó nhất, môi dưới gã bậm lại.
"Ông ngủ trong toa xe này hả ?" Elisa hỏi.
"Ngay trong xe này , thưa bà. Mưa hay nắng tôi đều khô như con bò đằng kia kìa ."
"Thế thì thú quá ," nàng nói. " Như thế thì quá thú đi, ước gì đàn bà cũng sống và làm như ông vậy ".
"Đây không phải cuộc sống thích hợp cho đàn bà đâu bà ạ "
Môi trên nàng hơi trề ra , làm lộ hàm răng nàng. "Sao ông biết? Sao ông lại nói thế ? " nàng nói.
" Tôi không biết bà ạ " gã chống chế. " Dĩ nhiên tôi không biết. Xong rồi , ấm mới của bà đây. Bà không cần đi mua ấm mới nữa nhé."
" Bao nhiêu đây ông ?"
" Ồ, bà cho năm mươi xu thưa bà , tôi luôn giữ giá thấp với công việc tốt như tôi. Đó là nguyên cớ tại làm sao tôi luôn giữ được khách suốt từ trên xuống dưới dọc theo xa lộ ngoài kia đấy bà "
Elisa mang trong nhà ra đồng năm mươi xu thả vào tay gã. " Ông có thể ngạc nhiên đôi khi có những đối thủ. Như tôi có thể mài kéo nữa. Và tôi có thể dằn những vết lõm bên trong mấy cái ấm nhỏ. Tôi còn có thể bày cho ông những việc đàn bà nên làm. "
Gã cất búa vào lại cái hộp đồ nghề dính dầu mỡ kia lại xô mạnh cái đe nhỏ cất đi.
" Đây là cuộc sống cô độc cho phụ nữ , thưa bà , nó còn nhiều sợ hãi nữa vì những con thú bò ở dưới sàn xe ban đêm đấy. "
Gã leo lên toa xe qua môt thân cây sát đó, giữ thân mình vào cái mông trắng của con lừa. Gã sắp đặt chổ ngồi xong nắm lại mấy sợi dây cương. " Xin cám ơn lòng tốt của bà , thưa bà ," gã nói. " Tôi sẽ làm y như lời bà bảo ; tôi sẽ đi trở lui gặp con đường Salinas".
"Hãy nhớ, " nàng nói theo , " nếu ông đi lâu nhớ giữ cát cho ẩm nhé."
" Cát hả , thưa bà ?...Cát? Ồ , chắc chắn thôi. Bà bảo xung quanh mấy cây cúc chứ gì. Vâng tôi sẽ nhớ." Giọng hắn như muốn phụ họa . Hai con vật ngoan ngoản tròng đầu vào hai cái ách đắt tiền của chúng. Con chó lai trở lại đi giữa hai bánh xe sau. Toa xe quay đầu lại từ từ bò ra đường cái, lui con đường nó vừa tới dọc theo con sông.

     Elisa đứng trước hàng rào nhìn theo toa xe chậm chạp bò trên đường. Đôi vai nàng cố rướn lên , đầu nàng hơi ngã lui sau, đôi mắt nàng nheo lại cố thu hình ảnh đoàn lữ hành ra đi mờ dần. Môi nàng mấp máy " tạm biệt , tạm biệt ". Bất giác nàng thì thầm một mình " Hướng đó mới tươi sang, mới đầy hi vọng " Nàng giật mình với tiếng thì thầm của chính nàng . Nàng lắc đầu nhìn quanh xem ai có nghe nàng vừa nói một mình không. Họa chăng là chỉ mấy con chó nhà nàng thôi. Đang nằm trên nền đất, mấy con chó chỉ ngẩng đầu nhìn nàng xong chúi mỏm xuống tiếp tục ngủ. Elisa quay lại chạy vụt vào nhà.

Vào bếp nàng lui đằng sau cái rờ thử cái thùng chứa nước nóng. Thứ nước này làm nóng bằng ánh nắng buổi trưa. Trong phòng tắm nàng lột phăng bộ áo quần đầy đất bụi vứt vào một góc. Nàng dùng mảnh xốp kỳ cọ thật kỹ đôi chân, đùi , thắt lưng, lên ngực cùng hai cánh tay cho đến khi da nàng đỏ ửng vì những cọ xát. Nàng vừa đứng trước gương đợi khô vừa ngắm thân thể nàng. Eo nàng nhỏ nhưng nỏ nang phần ngực. Nàng quay ngang tự ngắm phần vai và lưng.
Sau cùng nàng bắt đầu bận áo quần đi chơi, cử chỉ của nàng thật chậm rải. Trước tiên nàng dùng bộ đồ lót mới và đôi vớ dài xinh nhất cùng bộ đồ ưu tiên phù hợp với sắc đẹp của nàng. Nàng cẩn thận trau dồi mái tóc , viền hai lông mày và tô son đôi môi.
Gần xong trang điểm nàng nghe chân bò rầm rập trở về chuồng cùng tiếng la hét của Henry cùng người theo phụ anh ta lùa bầy bò lông đỏ về chuồng. Có tiếng cửa chuồng đóng mạnh tất cả cho nàng biết rằng Henry đang về nhà.
Tiếng chân chồng nàng ngang trước hiên nhà và anh ta gọi , " Elisa ơi , em đâu rồi?"
" Em đang ở trong phòng , đang bận đồ đây , chưa xong đâu. Có nước nóng cho anh tắm ở trong , nhanh lên nhé kẻo trể mất."
Nghe tiếng chồng tắm bên kia, Elisa vội đặt bộ đồ xám trên giừơng cho chồng , chiếc sơ mi đôi vớ cùng cái ca vát bên cạnh. Nàng không quên đặt đôi giày đánh bóng sẵn cạnh giường. Xong, nàng ra hiên, nghiêm trang và ngay ngắn ngồi đợi chồng. Nàng đang nhìn về phía con đường men theo con sông nơi rặng liễu vẫn một màu vàng cháy vì lá chết lạnh , nên dưới làn sương xám đậm nó trông như dãi nắng của ánh mặt trời. Đó là sắc màu duy nhất trong buổi chiều xám ngắt. Nàng ngồi bất động như thế. Đôi mắt nàng thật lâu mới nhấp nháy .
Henry mở mạnh cánh cửa, vừa tới gần vừa thắt ca vát bên trong bộ vét. Elisa như nghiêm lại nét mặt. Henry đứng lại gần chợt anh thốt lên khi ngắm nàng. " Sao vậy , Elisa. hôm nay trông em đẹp lắm !"
" Đẹp? Anh nghĩ em đẹp hả? Anh nói "đẹp" có ý gì đây? "
Henry vụng về, " Anh không biết nữa. Anh muốn nói hôm nay em xem khác lắm , mạnh mẽ và vui sướng hơn mọi khi "
"Em mạnh mẽ ? Vâng, thì mạnh mẽ. Anh nói mạnh mẽ với ý gì vậy ? "
Anh ta càng lúng túng hơn. " Em coi bộ muốn thách đố anh rồi ," anh ta nói một cách yếu xìu.
" Cho anh giỡn một chút nghe. Em trong mạnh mẽ, cái mạnh đủ sức bẻ chân được con bò , vui sướng như đang ăn một trái dưa hấu vậy đó."
Thoáng một giây nàng mất vẻ cứng nhắc ban đầu nàng nói hết ý mình, " Henry ! anh đừng nói thế. Anh không hiểu được lời chính miệng anh nói ra đâu. "
" Em mạnh mẽ," kiêu hãnh nàng tiếp tục , " thế mà từ lâu em chẳng biết mình mạnh mẽ đến như thế."
Henry hướng về phía nhà che chiếc xe kéo , khi ánh mắt anh ta trở lại bên nàng, anh trở về thực tại. " Đợi anh lấy chiếc xe ra , em bận áo choàng vào để anh đi nổ máy nhé."
Elisa bước vào nhà. Nàng nghe tiếng anh chồng lái chiếc xe máy kéo ra hướng cổng đợi nàng, lận bận với chiếc mũ khá lâu nàng làm anh chồng phải tắt máy xe vừa lúc nàng vừa choàng được chiếc áo choàng vội bước ra ngoài.

      Chiếc xe máy kéo loại nhỏ chạy rập rình, lắc lư trên con đường đất cạnh con sông , làm mấy đám chim bay toáng lên cùng mấy con thỏ sợ hãi chạy biến vào mấy lùm cây nhỏ bên đường. Hai con sếu nặng nề vổ cánh khỏi rặng liễu buông mình xuống lại xuống lại lòng sông.
Xa xa xuất hiện trên con đường nàng chợt một đốm nhỏ.
Khi sắp vượt qua cái đám mà nàng phát giác phút trước đây nàng cố nhìn lảng đi nhưng đôi mắt nàng chẳng còn tuân theo ý nàng nữa. Nàng buồn bả thì thầm một mình , " Hắn ta đã vứt nó mất rồi. chẳng hề chi , chẳng quan trọng. Nhưng ít ra hắn ta còn giữ lại cái chậu," Nàng tự giải thích. " Hắn biết phải giữ lại cái chậu. Đó là tại sao hắn không vứt nó xuống đường."
Chiếc xe kéo chợt vòng lại làm nàng phải thấy toa xe của hắn ta lại xuất hiện phía trước. Khi xe nàng vượt qua nàng cố xoay hết người qua chồng để khỏi nhìn lại cái đám người và vật lộn xộn kia.Trong thoáng giây mọi thứ đều trôi qua. Nàng chẳng nhìn lại làm gì. Chợt nàng nói lớn cố ý át tiếng máy xe , " Hay , hay lắm , bữa ăn tối hôm nay chắc hẳn phải là tuyệt vời."


"Rồi , em lại thay đổi nữa rồi ," Henry làu bàu.

Anh rời một tay lái vổ nhẹ đầu gối nàng,


" Kiểu này anh phải năng dẫn em đi ăn tối mới được. Sự thay đổi này sẽ tốt cho hai đứa mình. Ở nhà chúng mình làm việc nặng nhọc quá mà."


"Henry," nàng chợt hỏi , " chúng mình có thể uống rượu tối nay chứ? "


"Chắc chắn là có thôi , không hề gì đâu. "
Nàng im lặng một lát; lại nói tiếp , " Henry nè , tại võ đài người ta đánh nhau tàn bạo lắm phải không anh?"
"Đôi khi cũng có , nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sao em hỏi vậy nhỉ?"
"Vậy à , em đọc mới hiểu rằng vì sao họ bị vỡ mũi , máu chảy ròng ròng xuống ngực. Em còn hiểu được vì sao mấy chiếc bao tay ở võ đài nặng hơn vì ướt sũng máu."
Anh chồng nhìn quanh người nàng ,
" Chuyện gì thế, Elisa? Anh không hay em đã đọc những thứ đó."
Sau khi mang xe tới chổ dừng xe cả hai đi về hứơng phải, lên cầu Salinas.
"Đàn bà có hay đi xem võ đài không vậy anh?" nàng hỏi.
"Ồ , có chứ , có một số đi xem. Mà chuyện gì vậy hả em , Elisa? Em muốn đi xem hả? Anh không nghĩ là em thích đâu, nhưng em muốn thì anh đưa đi xem."
Vào chổ ngồi nàng làm dịu câu chuyện một cách yếu ớt. " Ồ- không, không. Em chẳng hề muốn đi đâu. Chắc chắn là em không muốn." Mặt nàng như muốn tránh cái nhìn của chồng .
" Có rượu như thế là đủ lắm rồi. Nhiều lắm rồi anh ạ. " Nàng chợt kéo cái cổ chiếc áo khoác lên cao để anh chồng khỏi thấy rằng nàng đang khóc, tiếng khóc yếu ớt-- như một bà già.

John Steinbeck


1938

San Jose tháng chạp tân mão 2011 (1/11/2012)


DHL


CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...