Trăm năm nhiễu
nỗi
hẹn
hò.
Cây da bến cộ con đò khác đưa.
Cây da bến cộ còn lưa,
Con đò đã thác năm xưa tê rồi
Cây da bến cộ con đò khác đưa.
Cây da bến cộ còn lưa,
Con đò đã thác năm xưa tê rồi
[ca dao Quảng trị]
Ngả tư Trần h Đạo-Quang trung thành phố QT cũ 1969
Tôi về lại Quảng trị sau bao nhiêu năm xa vắng . Nói sao hết bao cảm giác ban sơ
thật nhiều xúc động cùng háo hức.
Dĩ nhiên tôi
đồng ý những lời bình phẩm sau:
-Quảng trị bữa ni khác rồi ,nhất là Đông hà lớn lắm không còn nhìn ra mô
!
Đúng quá đi thôi ! nhất là chính mắt tôi chứng kiến Quảng trị khi về lại mảnh đất xưa vào dịp trường cũ của chúng tôi, Nguyễn Hoàng, kỷ niệm 60 năm thành lập. Những con đường cũ nay tôi chẳng mảy may nhìn ra, nhất là nhà cửa san sát bên nhau ,thú
thiệt không còn dư
một mét đất nào. Những nhà trọ, khách sạn mọc lên nhiều từ đường 1 gần Cầu Ga cũ đi theo múi Trần hưng
Đạo vô. Vài mảng vách Trường tư
thục BỒ Đề cũ loang lỗ dấu đạn còn được giữ lại làm "dấu tích chiến tranh" đó là những gì tôi có thể lấy tay sờ nó và có thể cảm nhận một vết tích còn lại sau bốn thập niên. Ngoài ra tôi chẳng còn một thứ gì để làm mốc rồi theo trí tưởng tượng hình dung lại và tự nhủ thầm :
-Quảng trị ơi , ta đã về đây !
Cái chợ tỉnh mới – (không biết bây giờ dân mình còn gọi là Chợ Tỉnh hay không?) vị trí của nó chẳng còn giúp tôi hình dung
lại chỗ nào là trung tâm chợ xưa
? Thật tệ cho trí óc tôi ! có thể tôi đang choáng ngợp với số lượng xe máy quá nhiều ! tiếng còi "tinh tinh" inh ỏi suốt ngày ! Mặc dù tôi còn nhớ có số đông di dân QT (năm 1973) vào Bình Tuy lập nghiệp , nhưng
khi về lại quê huơng,
người QT hiện tại rất đông! những thế hệ sinh sau, khi chúng tôi
ra đi, hay di dân từ ngoài kia vô giờ họ đang cư
trú khắp nơi,
mua bán sinh hoạt, những tiếng nói còn pha lẫn ngoài kia vào , có điều ít có giọng nam.
Thế thì giờ người dân thành phố Quảng trị đang ở hiện nay là ai? "con
bầy cháu đống " mới đó mới đây giờ toàn là thế hệ trẻ -mới. Trong tôi hình như
có một cảm giác họ chẳng còn dính dáng gì mình nữa , mặc dầu họ đang sống trên đất QT và tôi là cư
dân sinh ra lớn lên trên thành phố QT nay đang trở về.
Bốn cổng đường thành nay đã xây lại, nhưng
lạ thay tôi có cảm giác đường nét không còn mềm mại - uyển chuyển như
xưa. Với tôi, người sống trước cổng thành QT ngót hai mươi
năm mới xa ; hình dáng thành xưa
đã khắc ghi trong trí nhớ tôi. Quảng trị mới, có cổng thành mới, bao gạch đá đổ nát trong cuộc chiến nay đã vùi
sâu dưới lòng đất, ai cũng tiếc cho một di tích ngàn xưa lưu
vết tiền nhân !
Tôi theo
con đường về làng quê . Tất cả mọi làng đang đang ồ ạt "bê tông hóa”. Nhà nhà thi nhau xây mới -mái ngói vách xi măng.
Giờ tôi khó tìm ra mái tranh
xưa
ẩn hiện bên hàng cau hay bờ tre xanh ngắt. Những con đường vào làng đang lần lượt đổ xi măng thay nhựa đường. Tất cả đều đi lên theo tiện nghi cùng điện khí hóa về tận mọi ngõ ngách . Giờ đây ánh sáng điện đã về khắp nơi,
từ thành phố đến nơi
thôn dã. Bà con đang đầy ắp tiên nghi nhờ đường dây điện mang về.
Khi xưa
vừa
ra khỏi thành phố tôi phân biệt ngay là đang về làng. Những mái tranh , những con đường đất quanh co qua bao đồng lúa, bao làn khói lam
chiều cho nồi cơm
dùng rơm
nấu
bếp. Cái nghèo, cái mộc mạc đơn
sơ
khi về quê ngoại vẫn mãi lưu
giữ
trong lòng kẻ
tha huơng
bao tình cảm và nỗi nhớ nhung theo chân tôi qua đến xứ ngừơi,
bao năm trôi nổi.
Sẽ có người trách tôi sao có những ý nghĩ khắc khe -cứng nhắc ! quê huơng đổi thay rồi ! từ làng đến tỉnh -sao vẫn khư khư
cố chấp với bao chuyện xa xăm vô bổ ?
Thật tình tôi khó giải thích thứ tâm lý trong lòng người trở về như
tôi. Tôi nhớ mang máng lúc tôi còn nhỏ, có đọc một chuyện kể ngắn một người đàn bà sau bao năm lưu
lạc về lại quê làng. Nhìn lại hình ảnh cây đa bến cũ bà không cầm được nước mắt. Những hình ảnh thân yêu lúc bà ra đi từ thời son trẻ cho đến ngày bà lui bước trở về thôn xưa nó vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Tâm lý của người trổ về như
tôi còn buồn hơn
bà già trong câu chuyện kia vì bà về còn có “cây
đa cũ- bến đò xưa”
để an ủi, còn tôi thì chẳng có chi !
Nỗi buồn man mác, niềm nhớ vương
vương,
kẻ trở về khi tóc đã bạc , có một thứ tâm lý dùng dằng khó giải thích . Thứ tâm lý đang nghiêng ngã giữa mới và cũ , giữa mất và còn , giữa tiếc nuối vấn vương
và ngạc nhiên khen ngợi !
Ngang đây
tôi nhớ lại câu châm ngôn Pháp, tôi
hi vọng nó phần nào biện minh cho tâm lý tôi
trong ngày về :
-"con tim có lý lẽ riêng của nó mà chính lý trí cũng không thấu được"
[Le coeur a ses raisons que la raison ne connait point]
Thế mới hay về lại quê xưa
tôi bỗng dưng
hụt hẩng , khác với sự háo hức lúc sửa soạn trở về. Tôi có cảm tưởng rằng giờ đây mọi người đang thi đua "xi
măng , cốt sắt hóa" tất cả - mọi huớng, mọi nơi. Tôi hình dung cuộc sống giờ như đang đuổi theo tốc độ của những chiếc xe máy .
Mọi trao đổi giao tiếp đều hối hả, vội vàng, pha trộn, khô khan, cộc lốc ! Hình ảnh QT xưa giờ đã xóa nhòa. Từ bến đò bên dòng sông Thạch cho đến bãi Nhan Biều đều khác lạ . Thời học trò, bốn mươi năm trước tôi từng đứng bên ni sông ngó qua bên
tê , bãi Nhan Biều đất bồi thoai thoải , sâu vào trong- những truông bắp một màu xanh ngắt.
Một đất nước đang chuyển mình - sống vội - nhưng mục
đích không biết về đâu ?! Quảng trị đang tìm cách hòa mình
vào một nhịp sống khác xưa
như
những thành phố lớn hiện nay: Đà nẵng, Sài gòn, Hà nội. Những giấc ngủ ngắn hơn
-chờ ngày mai thức dậy lại lao vào một chuẩn mực mới của thế hệ: đi kiếm sống , sắm sanh, trả nợ, nhậu nhẹt lấy sức và lại tiếp tục kiếm tìm. ..
Chỉ có đi lâu trở về dễ nhận ra rằng mình đã lạ hẳn đi trong cách giao tiếp , bở ngỡ rụt rè- vì trong tâm người về nhận ra rằng “đường xưa lối cũ” không còn ! kể cả người xưa
- những
con người
"thị
xã"- giờ
phiêu dạt
nơi
đâu ? họ
ra đi biền biệt
phương
nào ?
Giờ tôi lại giả từ Quảng trị, một thành phố mới, xa lạ với riêng tôi. Tôi ra đi vẫn mang theo hình ảnh một thị xã xưa mờ nhạt trong
lòng.
San Jose , Feb /24/ 2013
đinh trọng phúc
[địa chỉ quảng trị trước 1972 :
127 Lê văn
Duyệt]
No comments:
Post a Comment