Sunday, November 30, 2014
Friday, November 28, 2014
MỘT LẦN SƠ NGỘ TÁC GIẢ "ĐẬP VỠ CÂY ĐÀN" LÊ MỘNG BẢO
Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn
người ơi người ơi! Tình ơi tình ơi! ...[LÊ MỘNG BẢO ]
Đang lay hoay chùi bàn, sắp đặt vài thứ chờ khách trưa cho tiệm , chợt tôi ngẫng đầu vì một người khách bước vào. Dáng ông khách có vẻ ốm yếu, chiếc áo sơ mi trắng hơi cũ, lại bỏ ngoài. Ông không đội mũ , mái tóc bạc trắng, hớt ngắn. Da mặt ông khách còn xen lẫn đốm đồi mồi.
-Ở đây có báo không em
Ông nói giọng Huế, miệng nở nụ cười thân thiện khi hỏi tôi xin báo.
Thú thật nhìn bề ngoài tôi cũng đoán khá đúng ; ông chỉ tạt vào tiệm tôi làm để xin báo đọc thôi . Cũng có vài người như vậy, nên tôi chẳng ngạc nhiên gì.
909 RESTAURANT , MILPITAS CALIFORNIA
Tuy bận tay, nhưng tự nhiên tôi thấy người khách này có cái gì dễ mến. Tôi lấy vài tờ báo , người quảng cáo mới giao, cho ông. Ông nấn ná không đi ngay, bắt chuyện thêm với tôi :
-em không biết nhà Xuất Bản Tinh Hoa Miền Nam à?
Tôi thật thà trả lời ông khách rằng không biết, vì sinh ra lớn lên ở Quảng trị. Thế là ông nói một mách về lịch sử của nhà xuất bản đó tôi cứ gật đầu lia lịa ...một chập sau ông nói:
-anh là Lê mộng Bảo đây !
-tác giả "đập vỡ cây đàn " đây em à !
Tôi lại phải tiếp tục gật đầu, mặc dầu chưa nghe bản này lúc nào. Bụng mong ông từ giã cho tôi tiếp tục công việc kẻo chủ tiệm phật ý.
Độ non giờ sau, không ngờ ông khách già tự xưng là Lê mộng Bảo trở lại tiệm. Không phải ông tới để kêu tô phở hay món ăn gì đó, mà ông đi thẳng tới tôi, rút từ trong cái áo sơ mi trắng kia mấy tờ giấy copy gấp đôi , in trắng đen, trao cho tôi:
-em coi đây, anh in ra nhiều lắm ,để phân phát cho bạn bè về tiểu sử của Tinh Hoa Miền Nam đây em
Đương nhiên tôi nhận ngay và gấp tư bỏ vào túi. Chỉ nghe lời ông khách tên Bảo đó nói, và cố ý gật gù cho vui lòng ông. Thấy đông khách , ông kiếu từ tôi đi mất.
Vừa làm việc tôi vừa suy nghĩ về ông khách tên Lê mộng Bảo , mặc dầu tôi không nhớ ông có ăn tại tiệm tôi làm lần nào không . Tôi thấy thuơng cho những thân phận ly huơng, nhưng còn hoài niệm về những hình ảnh huy hoàng trong quá khứ . Người thì thành công ở thuơng trường , kẻ thì đoạt được chức vụ cao sang , hay nổi tiếng về thi ca âm nhạc; quá khứ nào cũng đáng tiếc nuối. Giờ bao kẻ phải lưu vong, một trời lận đận , cộng thêm gánh nặng thời gian . Như người khách nói giọng Huế xưng tên là Lê mộng Bảo tôi được gặp ngày hôm đó, chắc đang nhớ nhung quay quắt xiết bao! một quá khứ vĩnh viễn chia xa với trời Sai Gòn, một thuở như ông kể. Giờ, những hình ảnh tiều tụy , xơ xác đến lôi thôi lếch thếch của người nhạc sĩ khi vào tiệm tôi, chỉ một việc... là xin báo , đủ cho tôi biết ông đang lang thang trong thành phố Milpitas này.
Đó là thời điểm khoảng cuối năm 1995 (hay 1996) . Sau này, vào ngày Hội đồng Huơng Quảng Trị -khoảng năm 2003-2005 - tôi còn nhớ Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo có tới tham dự một hay hai lần. Mái tóc ông Bảo trắng hơn, da đồi mồi hơn. Qua cái kiếng tuổi ông chăm chú theo dõi buổi đại hội người Quảng trị tại San Jose nhưng ông không có cơ hội cho ai biết ông là ai ? như cái cơ hội ông cho tôi tờ flyer về tiểu sử nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam mà tôi đã kể ở phần đầu câu chuyện.
Vào năm 2007, qua tờ VietMercuryNews và qua đài phát thanh Quê Huơng tại vùng Bắc CALI, tôi nghe tin nhạc sĩ Lê mộng Bảo qua đời trong nghèo khổ. Những ngày cuối đời, nghe đâu ông chỉ ăn mỳ gói qua bữa thôi.
Giới văn nghệ sĩ tại San Jose có vinh danh ông một lần . Một vài người có viết về cuộc đời nhạc sĩ Lê mộng Bảo. Một quá khứ nổi tiếng với nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, ông là nhạc sĩ giàu có, từng sắm xe Huê Kỳ đầu tiên , khi đi tù cải tạo ông còn để lại gia đình cả "100 cây vàng "! Đến khi qua Mỹ, vợ chồng ly thân . Hai vợ chồng ở chung một nhà nhưng không bao giờ ăn chung, không bao giờ giao tiếp . Nhạc sĩ sống kham khổ cho đến lúc nhắm mắt lìa trần . Hình như bài "Đập vỡ Cây Đàn" ông sáng tác vào năm 1972 đang trở thành định mệnh cho đời ông . Nói theo tờ Vietnamdaily thì :
"Đây gần như tâm trạng của Lê Mộng Bảo lúc này, sau những chuỗi năm dài tù đày khổ nhục của cộng sản, được gọi một cách hoa mỹø"học tập cải tạo" khi trở về, do một sự ngộ nhận không đâu, tâm trạng đổi thay bởi những ảo ảnh của đời, người bạn đường năm nào của Lê Mộng Bảo đã ngang nhiên cắt đứt sự khăng khít của tình nghĩa chồng vợ gắn bó bấy lâu nay. Hương lửa êm ấm của những ngày nào hoa mộng, giờ đây chỉ còn đống tro tàn nguội lạnh, trong những đêm đông buốt giá, làm khô héo tâm hồn đã cằn cỗi bởi những nhăn nhíu của đời, và những hận thù của những tháng ngày đi tù."
Những điều tôi biết sau này đủ cho tôi hiểu tại sao lần đầu tiên gặp được nhạc sĩ Lê mông Bảo tại tiệm ăn 909 thành phố Milpitas, trông ông sao nghèo nàn thế kia. Những ngày đó, chắc ông đang lang thang tìm lại quá khứ của ông. Trong tay, vài tờ in sẵn " Tiểu Sử Tinh Hoa Miền Nam" ông đã hỏi tôi " em có biết không?" (hay những người đồng huơng khác) , là những gì tôi được gặp tác giả "Đập vỡ Cây Đàn"" trong một lần sơ ngộ.
DHL 25/11/2014
================================
xem them ve
nhạc sĩ Lê mông Bảo
http://khanhly.net/phoxua/tm.asp?m=44857
http://danviethouston.com/vn/tin-tuc/van-nghe/dap-vo-cay-dan.html
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=29720
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=29720
người ơi người ơi! Tình ơi tình ơi! ...[LÊ MỘNG BẢO ]
Đang lay hoay chùi bàn, sắp đặt vài thứ chờ khách trưa cho tiệm , chợt tôi ngẫng đầu vì một người khách bước vào. Dáng ông khách có vẻ ốm yếu, chiếc áo sơ mi trắng hơi cũ, lại bỏ ngoài. Ông không đội mũ , mái tóc bạc trắng, hớt ngắn. Da mặt ông khách còn xen lẫn đốm đồi mồi.
-Ở đây có báo không em
Ông nói giọng Huế, miệng nở nụ cười thân thiện khi hỏi tôi xin báo.
Thú thật nhìn bề ngoài tôi cũng đoán khá đúng ; ông chỉ tạt vào tiệm tôi làm để xin báo đọc thôi . Cũng có vài người như vậy, nên tôi chẳng ngạc nhiên gì.
909 RESTAURANT , MILPITAS CALIFORNIA
Tuy bận tay, nhưng tự nhiên tôi thấy người khách này có cái gì dễ mến. Tôi lấy vài tờ báo , người quảng cáo mới giao, cho ông. Ông nấn ná không đi ngay, bắt chuyện thêm với tôi :
-em không biết nhà Xuất Bản Tinh Hoa Miền Nam à?
Tôi thật thà trả lời ông khách rằng không biết, vì sinh ra lớn lên ở Quảng trị. Thế là ông nói một mách về lịch sử của nhà xuất bản đó tôi cứ gật đầu lia lịa ...một chập sau ông nói:
-anh là Lê mộng Bảo đây !
-tác giả "đập vỡ cây đàn " đây em à !
Tôi lại phải tiếp tục gật đầu, mặc dầu chưa nghe bản này lúc nào. Bụng mong ông từ giã cho tôi tiếp tục công việc kẻo chủ tiệm phật ý.
Độ non giờ sau, không ngờ ông khách già tự xưng là Lê mộng Bảo trở lại tiệm. Không phải ông tới để kêu tô phở hay món ăn gì đó, mà ông đi thẳng tới tôi, rút từ trong cái áo sơ mi trắng kia mấy tờ giấy copy gấp đôi , in trắng đen, trao cho tôi:
-em coi đây, anh in ra nhiều lắm ,để phân phát cho bạn bè về tiểu sử của Tinh Hoa Miền Nam đây em
Đương nhiên tôi nhận ngay và gấp tư bỏ vào túi. Chỉ nghe lời ông khách tên Bảo đó nói, và cố ý gật gù cho vui lòng ông. Thấy đông khách , ông kiếu từ tôi đi mất.
Vừa làm việc tôi vừa suy nghĩ về ông khách tên Lê mộng Bảo , mặc dầu tôi không nhớ ông có ăn tại tiệm tôi làm lần nào không . Tôi thấy thuơng cho những thân phận ly huơng, nhưng còn hoài niệm về những hình ảnh huy hoàng trong quá khứ . Người thì thành công ở thuơng trường , kẻ thì đoạt được chức vụ cao sang , hay nổi tiếng về thi ca âm nhạc; quá khứ nào cũng đáng tiếc nuối. Giờ bao kẻ phải lưu vong, một trời lận đận , cộng thêm gánh nặng thời gian . Như người khách nói giọng Huế xưng tên là Lê mộng Bảo tôi được gặp ngày hôm đó, chắc đang nhớ nhung quay quắt xiết bao! một quá khứ vĩnh viễn chia xa với trời Sai Gòn, một thuở như ông kể. Giờ, những hình ảnh tiều tụy , xơ xác đến lôi thôi lếch thếch của người nhạc sĩ khi vào tiệm tôi, chỉ một việc... là xin báo , đủ cho tôi biết ông đang lang thang trong thành phố Milpitas này.
Đó là thời điểm khoảng cuối năm 1995 (hay 1996) . Sau này, vào ngày Hội đồng Huơng Quảng Trị -khoảng năm 2003-2005 - tôi còn nhớ Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo có tới tham dự một hay hai lần. Mái tóc ông Bảo trắng hơn, da đồi mồi hơn. Qua cái kiếng tuổi ông chăm chú theo dõi buổi đại hội người Quảng trị tại San Jose nhưng ông không có cơ hội cho ai biết ông là ai ? như cái cơ hội ông cho tôi tờ flyer về tiểu sử nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam mà tôi đã kể ở phần đầu câu chuyện.
Vào năm 2007, qua tờ VietMercuryNews và qua đài phát thanh Quê Huơng tại vùng Bắc CALI, tôi nghe tin nhạc sĩ Lê mộng Bảo qua đời trong nghèo khổ. Những ngày cuối đời, nghe đâu ông chỉ ăn mỳ gói qua bữa thôi.
Giới văn nghệ sĩ tại San Jose có vinh danh ông một lần . Một vài người có viết về cuộc đời nhạc sĩ Lê mộng Bảo. Một quá khứ nổi tiếng với nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, ông là nhạc sĩ giàu có, từng sắm xe Huê Kỳ đầu tiên , khi đi tù cải tạo ông còn để lại gia đình cả "100 cây vàng "! Đến khi qua Mỹ, vợ chồng ly thân . Hai vợ chồng ở chung một nhà nhưng không bao giờ ăn chung, không bao giờ giao tiếp . Nhạc sĩ sống kham khổ cho đến lúc nhắm mắt lìa trần . Hình như bài "Đập vỡ Cây Đàn" ông sáng tác vào năm 1972 đang trở thành định mệnh cho đời ông . Nói theo tờ Vietnamdaily thì :
"Đây gần như tâm trạng của Lê Mộng Bảo lúc này, sau những chuỗi năm dài tù đày khổ nhục của cộng sản, được gọi một cách hoa mỹø"học tập cải tạo" khi trở về, do một sự ngộ nhận không đâu, tâm trạng đổi thay bởi những ảo ảnh của đời, người bạn đường năm nào của Lê Mộng Bảo đã ngang nhiên cắt đứt sự khăng khít của tình nghĩa chồng vợ gắn bó bấy lâu nay. Hương lửa êm ấm của những ngày nào hoa mộng, giờ đây chỉ còn đống tro tàn nguội lạnh, trong những đêm đông buốt giá, làm khô héo tâm hồn đã cằn cỗi bởi những nhăn nhíu của đời, và những hận thù của những tháng ngày đi tù."
Những điều tôi biết sau này đủ cho tôi hiểu tại sao lần đầu tiên gặp được nhạc sĩ Lê mông Bảo tại tiệm ăn 909 thành phố Milpitas, trông ông sao nghèo nàn thế kia. Những ngày đó, chắc ông đang lang thang tìm lại quá khứ của ông. Trong tay, vài tờ in sẵn " Tiểu Sử Tinh Hoa Miền Nam" ông đã hỏi tôi " em có biết không?" (hay những người đồng huơng khác) , là những gì tôi được gặp tác giả "Đập vỡ Cây Đàn"" trong một lần sơ ngộ.
DHL 25/11/2014
================================
xem them ve
nhạc sĩ Lê mông Bảo
http://khanhly.net/phoxua/tm.asp?m=44857
http://danviethouston.com/vn/tin-tuc/van-nghe/dap-vo-cay-dan.html
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=29720
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=29720
Thanksgiving cùng Vài Dòng về chuyện Biết Ơn
Thưa bạn đọc,
Nói với chữ ÂN thiết tưởng chúng ta hân hạnh được đọc nhiều bài viết rộng rãi trên sách báo và các trang mạng. Với tính cách góp ý, tôi mạo muội đưa thêm một chữ ÂN rất gần gũi và thiết thực cho mọi người , thiết nghĩ không biết có nên không? đó là ân nghĩa vợ chồng.
Nghĩ cho cùng sau những cái ân có tính kinh điển mà đạo đức Khổng Mạnh vun bồi cho con người Á Đông thì Ân Nghĩa vợ chồng nó cũng nặng và thâm thúy lắm. VỚi tấm lòng biết ơn , chúng ta cùng nhau đề cao ân nghĩa về đạo vợ chồng trong vô vàn sự biết ơn khác.
Cùng nhớ lại , cân nhắc bao tình cảm hay ân nghĩa nặng nhẹ trong đời: khi ta đói khổ thì ai là người chịu chung cảnh ngộ với ta? chính là VỢ HAY CHỒNG .Lúc hoạn nạn ai là người "lóc thịt cắt da" hay "đứng mũi chịu sào"? trước cũng là VƠ hay Chồng
Nếu đạo xưa nói " bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" thì ai là người chín tháng cưu mang , hao mòn thân xác, để cho ta con cái nối dõi chính là người phối ngẫu cho ta. Ai buôn gánh bán bưng, thức khuya dậy sớm tảo tần nuôi con ta lớn lên với đời cũng do công lao vợ hiền ; đây là những ân nghĩa thực tế nhất cho ta ghi nhận. Đó là chưa kể cái ơn dìu dịu từ những câu châm ngôn mang nặng tính Việt tộc như "sống gữi nạc thác gữi xương "-những ngày trên đời thân xác này cũng thuộc về chồng, đến phút ra đi cũng bên chồng , phận người con gái Á Đông khi ra đi lấy chồng là thế . Đó là ý nghĩa cảm động biết bao khi thân phận nữ nhi, " quê cha thì bỏ quê chồng thì theo " nó không nặng nề ép buộc như " tại gia tòng phụ, phu tử tòng tử " nhưng sẽ dìu dắt tình cảm cùng sự rung động của tâm hồn chúng ta, nhất là các đấng phu quân, ngộ ra cái ân nghĩa trong đạo vợ chồng của văn hóa VN .
Nghĩ cho cùng sau những cái ân có tính kinh điển mà đạo đức Khổng Mạnh vun bồi cho con người Á Đông thì Ân Nghĩa vợ chồng nó cũng nặng và thâm thúy lắm. VỚi tấm lòng biết ơn , chúng ta cùng nhau đề cao ân nghĩa về đạo vợ chồng trong vô vàn sự biết ơn khác.
Cùng nhớ lại , cân nhắc bao tình cảm hay ân nghĩa nặng nhẹ trong đời: khi ta đói khổ thì ai là người chịu chung cảnh ngộ với ta? chính là VỢ HAY CHỒNG .Lúc hoạn nạn ai là người "lóc thịt cắt da" hay "đứng mũi chịu sào"? trước cũng là VƠ hay Chồng
Nếu đạo xưa nói " bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" thì ai là người chín tháng cưu mang , hao mòn thân xác, để cho ta con cái nối dõi chính là người phối ngẫu cho ta. Ai buôn gánh bán bưng, thức khuya dậy sớm tảo tần nuôi con ta lớn lên với đời cũng do công lao vợ hiền ; đây là những ân nghĩa thực tế nhất cho ta ghi nhận. Đó là chưa kể cái ơn dìu dịu từ những câu châm ngôn mang nặng tính Việt tộc như "sống gữi nạc thác gữi xương "-những ngày trên đời thân xác này cũng thuộc về chồng, đến phút ra đi cũng bên chồng , phận người con gái Á Đông khi ra đi lấy chồng là thế . Đó là ý nghĩa cảm động biết bao khi thân phận nữ nhi, " quê cha thì bỏ quê chồng thì theo " nó không nặng nề ép buộc như " tại gia tòng phụ, phu tử tòng tử " nhưng sẽ dìu dắt tình cảm cùng sự rung động của tâm hồn chúng ta, nhất là các đấng phu quân, ngộ ra cái ân nghĩa trong đạo vợ chồng của văn hóa VN .
thân cò lặn lội bờ sông
Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. [ca dao ]
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. [ca dao ]
Chúng ta không làm lạ đạo vợ chồng của Khổng Giáo có phần ít bàn hơn vì chỉ đặt trọng tâm vào Tam Cương Ngũ Thuờng . Nhưng khi xã hội phát triển , vượt qua thời đại phong kiến một thời đại mà thiên tử là đấng chí tôn (Tam Cương ), tình cảm con người thuờng tập trung vào phạm vi gia đình hơn; đây là chuyện thực tế, nhất là khi xã hội chịu nặng về văn hóa Tây phương . Thật vậy, tình cảm vợ chồng ngoài đạo hiếu với cha mẹ tổ tiên ra, còn một dạng nghĩa ân hàm chứa ý nghĩa của đạo đức là đạo vợ chồng; là tình cảm gần gũi nhất, thiết thực nhất trong kiếp nhân sinh. Khách quan mà nhìn, đó chẳng qua là sự phát triển thời đại văn hóa của Khổng Tử ngang đó khi chế độ xã hội còn trọng nam khinh nữ hay đa thê , tam cung lục viện v v..nhưng vào văn hóa Lạc Việt là "gừng cay muối mặn" nó thâm thúy lại càng nhân bản xiết bao .
Đó là chưa kể bàng bạc trong kho tàng văn chương truyền khẩu Việt Tộc những câu như
"chàng ơi phụ thiếp làm chi?
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng "
hay
"đói lòng ăn nửa trái sim
uống lưng bát nước lên non tìm chồng.."
dù có phụ phàng nhưng cái nghĩa vợ chồng vẫn nặng, người vợ vẫn cố tìm cho ra chồng qua bao ghềnh thác gian nan , một trái sim cũng cất một nửa, miếng nước cũng dành một nửa cho chồng...
thiết tưởng , cái ân nghĩa vợ chồng trong văn hóa Việt nó lan trải theo chiều dài lịch sử đất nước mà văn hóa Trung Hoa khó tìm ra .
Cuộc thế đổi dời, cuộc biển dâu cho hoàn cảnh VN càng thấy bao gương tiết phụ trung trinh , thân cò lặn lội bờ sông qua bao thác ghềnh cuộc đời thay chồng nuôi con , hầu hạ cha mẹ chồng cực khổ xiết bao ! cũng là gương sáng đề cao thêm Ân Nghĩa Vợ chồng.
Ngay trong từ điển Tây phương chữ ĐẠO VỢ CHỒNG có thể dùng 'devoir conjugal' ; nhưng khi dùng chữ NGHĨA VỢ CHỒNG thiết nghĩ chưa từ nào phù hợp ...?Ân càng nặng , NGHĨA càng sâu , thiết nghĩ càng thấm nhuần văn hóa Việt Tộc trong đạo vợ chồng với bao nhiêu tấm gương xưa nay cho ta trân trọng. Người Việt Nam càng lao lung suy gẫm, càng tiếc thương quê huơng ta bất hạnh, đang trầm luân trong một xã hội mà đạo đức văn hóa càng suy đồi, nền tảng gia đình càng lúc càng mai một, do một nguyên nhân sâu xa do chế độ cai trị vô ân bội nghĩa mang lại.
Trong tinh thần ngày Thanksgiving , xin mạo muội góp thêm đôi lời thô thiển .
kính ái
DHL 27/11/2014
Happy Thanksgiving 2014
Đó là chưa kể bàng bạc trong kho tàng văn chương truyền khẩu Việt Tộc những câu như
"chàng ơi phụ thiếp làm chi?
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng "
hay
"đói lòng ăn nửa trái sim
uống lưng bát nước lên non tìm chồng.."
dù có phụ phàng nhưng cái nghĩa vợ chồng vẫn nặng, người vợ vẫn cố tìm cho ra chồng qua bao ghềnh thác gian nan , một trái sim cũng cất một nửa, miếng nước cũng dành một nửa cho chồng...
thiết tưởng , cái ân nghĩa vợ chồng trong văn hóa Việt nó lan trải theo chiều dài lịch sử đất nước mà văn hóa Trung Hoa khó tìm ra .
Cuộc thế đổi dời, cuộc biển dâu cho hoàn cảnh VN càng thấy bao gương tiết phụ trung trinh , thân cò lặn lội bờ sông qua bao thác ghềnh cuộc đời thay chồng nuôi con , hầu hạ cha mẹ chồng cực khổ xiết bao ! cũng là gương sáng đề cao thêm Ân Nghĩa Vợ chồng.
Ngay trong từ điển Tây phương chữ ĐẠO VỢ CHỒNG có thể dùng 'devoir conjugal' ; nhưng khi dùng chữ NGHĨA VỢ CHỒNG thiết nghĩ chưa từ nào phù hợp ...?Ân càng nặng , NGHĨA càng sâu , thiết nghĩ càng thấm nhuần văn hóa Việt Tộc trong đạo vợ chồng với bao nhiêu tấm gương xưa nay cho ta trân trọng. Người Việt Nam càng lao lung suy gẫm, càng tiếc thương quê huơng ta bất hạnh, đang trầm luân trong một xã hội mà đạo đức văn hóa càng suy đồi, nền tảng gia đình càng lúc càng mai một, do một nguyên nhân sâu xa do chế độ cai trị vô ân bội nghĩa mang lại.
Trong tinh thần ngày Thanksgiving , xin mạo muội góp thêm đôi lời thô thiển .
kính ái
DHL 27/11/2014
Happy Thanksgiving 2014
Thursday, November 20, 2014
thu gui gia dinh ve chuyen Me
mấy năm trước anh chị đã có ý mong và mừng Hiệp về hưu sẽ có vài năm trả hiếu cho mẹ , vì không ai thuơng mẹ thật tình bằng chính con gái. Nhưng Hiệp đã để mất cơ hội vô vô sài gòn ở với cháu. Thật ra hiệp có nhà và đem cháu ra ngoài này vài năm cũng được , Sau này mẹ mất thì tha hồ ở với cháu , vì cháu đã có cha mẹ nó và có thể ra ngoài này ăn học lúc còn nhỏ. Tại vì trực là người thiếu suy nghĩ vô cùng, nó rất tệ , còn Hòa phải lo làm ăn nuôi con . Trong lúc có Hiệp là con gái đang về hưu là cơ hội quá tốt. Hiệp nói không chịu được tánh Trực , thì vì tự ái chứ đâu vì hiếu đâu. Hành động của H , chứng tỏ lòng H ngang đâu.
Hiệp tự thỏa mãn rằng cuộc đời bây giờ tạm được , an bình , không lo lắng chi , nhưng mẹ già lẫn trí , hai ba giờ sáng mở cửa đi trong khuya, ra ngoài mương nước , phải đè lại khống chế.
Mọi chuyện cũng chỉ vì Trực là người lâu nay quá tệ , nếu là người hay thì đâu thành chuyện.
Thử thách vừa qua, sau ngày nghỉ hưu của H , anh trắc nghiệm chữ hiếu của con gái ngang đâu.
Phần anh hiện nay ngồi một chỗ chẳng có việc kiếm tiền ra trả nợ học. Bệnh viêm gan thì đến giai đoạn bs cho uống thuốc. Mà anh về VN thì chỉ thêm lo lắng cho gia đình thôi chớ ích chi?
Hiệp tự thỏa mãn rằng cuộc đời bây giờ tạm được , an bình , không lo lắng chi , nhưng mẹ già lẫn trí , hai ba giờ sáng mở cửa đi trong khuya, ra ngoài mương nước , phải đè lại khống chế.
Mọi chuyện cũng chỉ vì Trực là người lâu nay quá tệ , nếu là người hay thì đâu thành chuyện.
Thử thách vừa qua, sau ngày nghỉ hưu của H , anh trắc nghiệm chữ hiếu của con gái ngang đâu.
Phần anh hiện nay ngồi một chỗ chẳng có việc kiếm tiền ra trả nợ học. Bệnh viêm gan thì đến giai đoạn bs cho uống thuốc. Mà anh về VN thì chỉ thêm lo lắng cho gia đình thôi chớ ích chi?
Saturday, November 8, 2014
ĐÔI DÒNG TÂM SỰ -tai sao dhl khong thich van Hu Cau ?
ĐÔI DÒNG TÂM SỰ
bạn đọc thân mến
nhân tiện anh Q thân mến của dhl hay phàn nàn viết răng mà "ngắn quá" , thì dhl mới có cơ hội trình bày như vậy.
Bao lâu nay những bài ký ức dưới bút hiệu là dhl, xin thưa là thật 100% ngoài trừ phải tế nhị đổi tên một vài người . Truyện ngắn hư cấu thêm thì dễ dài thêm vì ngòi bút có khả năng "thiên biến vạn hóa". Nhưng dhl có một ước muốn ngay chính với lương tâm mình khi viết lại ký ức là viết thật , vì đó là những mảng đời có thật của mình trong đó. Một mong đó là cái gia tài còn lại cho lúc tuổi già , sẽ lật lại từng trang để thấy chính mình và những người thân quen hay thân yêu trong đó.
Thân kính cùng bạn đọc
bạn đọc thân mến
nhân tiện anh Q thân mến của dhl hay phàn nàn viết răng mà "ngắn quá" , thì dhl mới có cơ hội trình bày như vậy.
Bao lâu nay những bài ký ức dưới bút hiệu là dhl, xin thưa là thật 100% ngoài trừ phải tế nhị đổi tên một vài người . Truyện ngắn hư cấu thêm thì dễ dài thêm vì ngòi bút có khả năng "thiên biến vạn hóa". Nhưng dhl có một ước muốn ngay chính với lương tâm mình khi viết lại ký ức là viết thật , vì đó là những mảng đời có thật của mình trong đó. Một mong đó là cái gia tài còn lại cho lúc tuổi già , sẽ lật lại từng trang để thấy chính mình và những người thân quen hay thân yêu trong đó.
Thân kính cùng bạn đọc
Subscribe to:
Posts (Atom)
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...