Monday, November 7, 2016
Tuesday, November 1, 2016
TÂM TÌNH VỚI CHÁU CON
Tuesday,
April 19, 2016
Các cháu thuơng mến,
Ngày xưa vào thời học sinh có một ngạn ngữ Pháp mà ông đây nhớ hoài: "Cái tôi là cái đáng ghét" (Le moi, c'est bien haissable.) Vâng, đúng vậy. Nhưng có lúc người ta phải đem cái tôi ra, tuy 'chịu tiếng mang lời' nhưng mục đích để lấy mình làm thí dụ cụ thể cho vấn đề gì đó.
Hôm nay ông muốn gửi đến
tầng lớp cháu con một sự so sánh giữa tiền tài của cái và sự nghiệp học vấn.
Vào thời đại hôm nay khi nền kinh tế thế giới phát triển cao, thì của cải vật chất con người trong xã hội , hay nói khác đi đời sống vật chất phong phú của con người cũng tăng trưởng cao đến mức không ngờ. Nhà cửa, xe cộ, cùng các phương tiện phục vụ con người đếm không kể xiết. Hình thức thuơng mãi, hợp tác kinh tế làm ăn, vốn liếng đầu tư cũng tiến bộ đến múc rất nhạy bén, đòi hỏi trình độ học vấn con người phải cao hơn thời trước.
Không ai chối bỏ điều này.
Ai cũng cho sự sở hữu vật chất càng cao thì càng tỏ rỏ chỉ dấu thành công của
con người.
Trong xã hội thời nay, có người lại bỉu môi " bằng cấp, học hành làm gì cho mệt? bằng cấp mà nghèo 'kiết xác' thì chẳng ai coi ra gì!" Đó là câu nói của những kẻ xem tiền bạc trọng hơn tất cả. Từ quan niệm đó họ sẽ lao vào cuộc 'săn lùng' tiền bạc bằng mọi giá. Và có nhan nhản những mẫu chuyện trong xã hội hiện nay là hậu quả của lý tưởng “tiền bạc trên hết.” Có những xã hội không cần học hành nhưng vẫn có nhiều tiền đó là xã hội thiếu dân chủ văn minh, xã hội của tham quan, bạo chúa? Thật ra trong xã hội văn minh, bằng cấp đi đôi với lợi tức cá nhân với nguyên tắc 'học thật bằng cấp thật'.
Nhưng có một điều có phần
nào bi quan vì thành công cũng lắm nhưng thất bại cũng nhiều. Sự phát triển về trình độ giao thuơng, hình
thức đầu tư vừa tinh vi vừa khoa học trong thời đại điện toán là con dao hai
lưỡi nó có thể làm tiêu tan sản nghiệp một ai đó trong thời gian rất ngắn; lấy
thí dụ thị trường chứng khoán , hay kinh doanh địa ốc v.v..
Ngang đây chúng ta thấy
rằng giàu có, hay thành công kinh doanh không thể nói là vĩnh cửu, bất biến ;
sự sở hữu của chúng ta đối với tiền tài, của cải là phiếm định ;ví dụ Nhà băng
có thể xiết nhà cửa , xe cộ hay mọi của cải khác của một người nào đó nếu làm
ăn thất bại.
Nhưng có một thứ chúng ta
không thể nói là phiếm định mà là bất biến vì nó là của ta, do ta sở hữu và
không ai tước đoạt được đó là học vấn và kiến thức. Con đường học vấn, đổ đạt,
thăng tiến kiến thức khi đã hoàn thành là những thứ của cải tinh thần của ta. Không
có nhà tài phiệt nào, nhà băng nào có thể tịch thâu của cải tinh thần của ta
được do chúng đã nằm trong trí não ta rồi. Nói thế, để chúng ta thấy rằng cái
sở học rất quan trọng do nó không những giúp chúng ta thăng tiến trong đời sống
vật chất- học cao thì làm lớn lương bổng nhiều, nhà cao cửa rộng là điều chắc
chắn. Thứ hai, khi sở học của chúng ta đã tiến triển thì kiến thức cũng phát
triển theo giúp ta thành người hữu ích hơn cho xã hội hơn khi vốn học chúng ta
quá ít.
Ngang đây, hi vọng con cháu sẽ hiểu thế nào về hình ảnh một người già còn đi học ; đó là ông (hay bác cậu ) đây. Sau đúng ba muơi mốt năm (1972-2003) 'gác bút' và cuộc đời trải dài từ tù tội, đói khổ, nhọc nhằn nơi vùng 'kinh tế mới' trong xã hội CS trí óc tưởng như khô đét không còn chút phản ứng gì với 'chữ và nghĩa' tại trường học ở xứ người. Nhưng với ý chí và sự chịu khó ông đã vượt qua tất cả thử thách của trí não. Ông biết trước dù “đổ đạt” chăng nữa , nhưng tuổi tác cao làm gì có việc làm, phải không các cháu? Nhưng dù già, ông vẫn bắt trí não phải làm việc, phải suy nghĩ. Có lúc ông nghĩ rằng nếu có bằng cấp mà thất nghiệp thì ít ra mình cũng có khả năng viết hay dịch thuật giúp ích cho đời năm ba bài nghị luận. Nhưng có một việc làm tinh thần mà ông (hay bác cậu) đang làm và muốn làm dù khó khăn trong công việc thích hợp riêng cho cá nhân, đó là hoài bão kích động ý thức ham học, hiếu học của lớp cháu con họ Đinh cũng như họ VÕ (cũng như các cháu của ông mang họ khác).
Ông cho rằng các cháu bắt
đầu hiểu lần hồi rằng sự hiếu học của cha mẹ sẽ nêu guơng cho con cái đi
theo. Thế đấy, người viết tưởng tượng ra một ngày nào không xa, lớp cháu
con như người viết vừa đề cập tại quê huơng VN hay ngay tại hải ngoại đều học
hành tấn tới, bằng cấp cao thực tiễn cần cho xã hội, thì tha hồ biết bao nhiêu
công ăn việc làm cho các cháu.
Nói thế, những người không bằng cấp không hoàn
toàn là không giàu có, nhưng nếu như lớp người này thất bại mất trắng, thì xem
như không còn gì. Chỉ có các cháu những ai học hành thành công, nếu rũi có mất
mát về vật chất thì chúng ta cũng còn vốn liếng tinh thần.
Ông tin rằng, khi học vấn
thành công, các cháu bắt đầu chú mục vào làm ăn, phát triển tiền bạc, thì đó là
bước tiếp nối vô cùng hợp lý.
Một người có kiến thức cao
làm ăn khi nào cũng vững vàng hơn một người làm ăn nhưng thiếu kiến thức; nhất
là trong thời đại toàn cầu hóa, Internet...sự tiếp cận, giao thuơng, giao hảo
với thế giới càng lúc càng mở rộng, nhạy bén, nhanh và tức thời trên những quy
mô càng lúc càng lớn.
Tóm lại, bất cử tuổi nào nhất
là trẻ là phải chăm lo học hành trước; đừng quá đặt trọng tâm vào tiền tài quá
mức mà bỏ qua tất cả. Thời gian tối quan trọng cho con đường học vấn.
Lời ít nhưng ý nhiều, rất mong cháu con thông hiểu và sớm thành công .
Thân mến
Đinh Hoa Lư
last edition 31/10/2016
Friday, October 28, 2016
TAM SU RIENG
Hôm Bình gọi nói cậu Ái đi chạp mã, đăng hình lên nhóm và nói cậu Mẫn ko đi như kể công. Em xóa lời của cậu Ái sợ con Mẫn đọc được, anh em xích mích mãi. Ngày này anh thấy ko có cậu Mẫn đó, có vợ cậu ấy thôi.
Em có nói anh Phúc nhờ cậu Ái cúng tạ chuyện Ki. Bình nói EM KO QUAN TÂM.
Em nói vậy là anh đủ hiểu. Anh em trong dòng tộc, cùng cha mẹ,...mà cũng có khi hiềm khích nhau huống chi ngoài xã hội.
Bởi vậy, dòng họ mình cứ mạt hoài, ko có mở rộng tư tưởng, cảm thông là mãi mãi dòng họ Đinh làng Truồi ko ngóc đầu lên được .
Ngoài làng từ lúc chú còn sống cũng rắc rối rồi, cũng do con nhiều bà. Sau này chú Ái mỗi năm chỉ có 100 anh gửi về lo hương khói 1 năm 12 tháng rồi anh em ghét nhau vì tưởng 'tiền Mỹ nhiều quá'
Trong mình cũng vậy, sau khi các ba và chú mất đi , mẹ đích qua đời chị B và Anh Nghĩa không còn đúng ra nên coi anh như là 'trưởng tộc' nhưng dòng họ mình không có tinh thần như dòng họ người khác.
Bình là em út mà vẫn xem thường anh. May mà không được kết nạp vào đảng do lý lịch điều tra và là 'công giáo' nhưng vc Bình cũng mong vô đảng lắm
Vơ chồng Ái ngoài Truồi là vai vế lớn hiện nay, và có tinh thần dòng họ tôn thờ tổ tiên. Chỉ tiếc vì nghèo đói mà phải ra đi để nhà thờ tự không ai lo.
Trong này, nội việc cháu Chọi là 'đích tôn' nhưng B cũng đem chúa về bàn thờ cho Ba là việc thất kính đối với ông bà tổ tiên mình.
Bên mình nhà nào cũng vậy thôi, thời đại này là vậy tệ lắm.
Nói cho rõ ra, nội gương và công lao của cháu khang, người Quảng Trị họ còn vinh danh huống gì trong dòng họ. Thế mà vẫn nói như B thì rõ ràng là chuyện không phải.
Ngày xưa anh em ngoài kia 'chửi' ba và kết tội mẹ mình nhiều lắm, và anh bỏ hết lấy tình máu mủ mà đối xử.
Anh thường có ước nguyện có tiền về VN tổ chức một đại hội trong dòng họ để bắt chước dòng họ người ta mà bầu ra một TRƯỞNG TỘC để sau nay dàn xếp và quyết định việc trong họ
Gia có GIA QUY, Quốc thì có QUỐC PHÁP người ta nói rồi.
Để lâu ngày càng tệ hại, không có trên dưới lớn nhỏ gì hết.
Bên này anh đã nhận được hình ảnh của ÁI gửi qua rồi.
Kể cả chụp Gia PHổ.
Anh sẽ làm một sự tích dòng họ (English) cho con cháu bên này thôi.
Nói Thịnh tiến hành ghi chép và in ấn một phó bản để giao cho Trực thờ tại Cam Bình (do có mộ phần Ba ở đó). Đây không phải là từ bỏ quê Truồi mà đề phòng chinh chiến, tai ương thảm hoạ, thất bổn.
Và con cháu sau trong Nam tiện đường quy tụ lại hàng năm tại Cam bình khá tiện lợi, để gặp nhau biết nhau cho lớp nhỏ là quan trọng lắm. Tuổi chúng mình (nói với tâm thịnh) già rồi phải lo đi là vừa.
Truồi là gốc, nhưng xa xôi lâu lâu về cũng được. Tiết kiệm kinh tế cho con cháu. Chi nhánh Đinh trọng tại Cam Bình nói rằng anh chị quyết định như thế , bữa nào về sẽ quy tụ gặp nhau và nói chuyện thêm.
Chúng ta hãy tự nhủ trong mình rằng: THỜI GIAN KHÔNG CÒN NHIỀU CHO CHÚNG TA mãi đâu.
Sunday, October 23, 2016
Thursday, October 20, 2016
Wednesday, September 21, 2016
chào quý bạn
chào quý bạn QUẢNG TRỊ NGÀY XƯA: tuổi sáu mươi, bảy mươi không hẹn mà đến trong tầm tay mọi người. Ai cũng sợ tuổi già, ai cũng muốn níu thời gian chầm chậm lại nhưng vô vọng! những chuyến tàu hoàng hôn ra đi về bóng tối thời gian, nơi đó chôn kín bao kỷ niệm xa xưa. Hãy để thời gian trôi, đừng thẩn thờ,níu kéo; ích chi với định luật cuộc đời. May chăng là gắng góp nhặt lại những mảnh vụn ký ức, chắp kết làm hành trang cho những ai đang hướng "lối về ĐẤT MẸ" .========== (DHL)
Có những ngày xưa nay đã là kỷ niệm dấu ái thương yêu. Ai cũng có những góc sâu nào đó nằm chìm trong ký ức sâu thẳm của tâm hồn. Bao kỷ niệm, bao hình ảnh, âm thanh ước gì có lại. Một thời bé bỏng trẻ thơ, hay một chặng đời của đôi lứa vào độ biết yêu. Đẹp sao ngày đó! tất cả nay nhạt nhoà dần theo mây trời gió núi,theo bóng thời gian mãi trôi về chân trời xa thẳm không bao giờ trở lại.=
-----------------------------------------
Có những ngày xưa nay đã là kỷ niệm dấu ái thương yêu. Ai cũng có những góc sâu nào đó nằm chìm trong ký ức sâu thẳm của tâm hồn. Bao kỷ niệm, bao hình ảnh, âm thanh ước gì có lại. Một thời bé bỏng trẻ thơ, hay một chặng đời của đôi lứa vào độ biết yêu. Đẹp sao ngày đó! tất cả nay nhạt nhoà dần theo mây trời gió núi,theo bóng thời gian mãi trôi về chân trời xa thẳm không bao giờ trở lại.=
-----------------------------------------
Saturday, September 17, 2016
Tuesday, September 13, 2016
Wednesday, August 17, 2016
Subscribe to:
Posts (Atom)
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...