KÍNH NHỚ HƯƠNG HỒN CẬU VÕ HOA bút hiệu TRẦN GIÃ VIÊN và NGUYỆT LÃNG
VĂN HOA -Nguời Quảng Trị ra đi cất cao tiếng hát yêu đời
https://www.facebook.com/100005113577843/videos/599490123564768/
Qua cái dáng ốm, đen, khắc khổ của ông, không ai ngờ bên trong ông tràn trề một tâm hồn văn nghệ. Non ba muơi năm, nguời bên Thác Trị An không ai lạ gì nguời nghệ sĩ đó. Với khả năng điều khiển chuơng trình của một MC trong đám cuới hay lễ hội, ông còn có khả năng trang trí rất đep mắt. Chưa kể đến chữ viết của ông; rất đẹp, những hàng nghiêng nghiêng, fantasie, bay buớm vô cùng.
Chuyện đáng nói nơi ông là KHẢ NĂNG VĂN NGHỆ. Một thời QT, ông cùng Trịnh duy Nhuợng (Đặng sĩ Tịnh người Gốc Bâu, đường Duy Tân QT cũ),Triều Sao Dại ( Nguyễn hoàng Đoan), Trần giã Viên (là bút hiệu của Văn Hoa) -ba nguời bạn văn nghệ - có một thời gắn kết bên nhau. Một quá khứ thân thiết đến độ... theo nguời viết chứng kiến: Văn Hoa và Nguyễn hoàng Đoan chia nhau từng bữa ăn đạm bạc, thiếu thốn. Những ngày lận đận với nghiệp văn thơ thì dĩ nhiên phải thiếu, phải nghèo.
Xuất thân từ Phuờng Đệ Tứ, ông lớn lên, cũng như bao lớp thanh niên ngang trang lứa đều từ giã "bút nghiên" khoác áo ka ki, màu xanh lính trận. Ba tay viết duới vùng trời nhỏ bé QT về phuơng diên báo chí văn nghệ v v... Thời trai trẻ, độc thân- ba người chưa được biết nhiều do tỉnh QT vào thời này là tỉnh "Địa Đầu", heo hút xa xôi. Ba người có môt quá khứ thân thiết, gần gũi,sẻ chia, nhất là Nguyễn hoàng Đoan và Trần giã Viên. Dù sau này, cuôc chiến và cảnh đời chia cắt 'Bộ Tam' mỗi nguời một phuơng trời nhưng cái quá khứ thơ văn, đàn hát, văn nghệ của ba nguời. Một số nguời có tuổi truớc đây sống tại thành phố QT còn nhớ .Quá khứ văn nghệ của TKQT của Văn Hoa với những tiếng hát "đàn chị" truớc đây ví du như Thu Vang (QT), ... Nguyệt (Hải Lăng) cùng ban Tâm Lý Chiến TKQT luôn có tay đờn của Văn Hoa . Môt Quá khứ của Nguyễn Hoàng Đoan trôi dạt vào phuơng Nam cùng Trịnh duy Nhuợng mỗi nguời mỗi nơi. Trịnh duy Nhượng biệt vô âm tín - 1975 làm ở ty thong tin văn hóa Khánh Hòa (Nha Trang ) Bệnh và mất tại đó , còn Nguyễn hoàng Đoan, sau này là chồng sau của ca sĩ Khánh Ly. Nguyễn hoàng Đoan sau khi qua Mỹ từng là người 'trợ thủ' đắc lực cho vợ. Tuy vậy, ông ít xuất hiện song hành với vợ ngoại trừ lần về thăm VN lần cuối 2014 và qua đời đầu năm 2015.
Dấu Ấn Văn Nghệ Vẫn còn Sau cuôc 'Đổi Đời' 1975
Vào năm 1977 sau khi ra tù 'Cải Tạo' Sông Mao, ông về với gia đình tại Động Đền Xã Tân Thiện Hàm Tân. Nơi đây ông vừa là một nông dân như bao nhiêu người khác trong thôn nhưng không ngưng 'tỏa' ra cái chất văn nghệ trong người. Một cái thời mà 'hộ khẩu' là một nỗi lo sợ cùng khó khăn cho người dân trong chế độ mới ra sao chắc hẳn ai cũng nhớ ám ảnh này. Khả năng văn nghệ của Văn Hoa từng hướng dẫn cho những thanh niên thiếu nữ trong xã Tân Mỹ cùng Thôn Cam Bình có được đội văn nghệ khá nổi tiếng trong huyện Hàm Tân. Những "diễn viên bất đắc dĩ " ra sao?
trong thôn dù muốn dù không cũng phải sốt sắng để được cho cắt khẩu đi tìm đất sống. Chữ ký của CA Thôn là một quyền năng cho những ai đã "phấn đấu " để ra đi?
Ông thì đi được vào những vùng đất đai tốt hơn như Căn Cứ , Sùng Nhơn Xuân Sơn sau này là Trị An. NGười thì được cắt khẩu mới đi học được sư phạm làm cô giáo; trước là cái nghề kiếm "mười ký gạo' hay ba mươi hai đồng bạc Bắc mà sống...biết bao nhiêu người ra đi từ cái Ban VĂn NGhệ của Xã Tân Thiện
Cái móc "đổi đời' đã xô đẩy bàn tay nghệ sĩ thay đổi một cách lạ lùng, từ tù đày cho đến hình ảnh lao lư như cái cảnh 'anh hùng mạt vận vào rừng đốt than' chẳng khác chi bao kẻ khác, những ai từng khóac chiến y. Những vùng rừng Hàm Tân, Căn Cứ, Xuân Sơn Bình Giã, cho đến Thác Trị An nơi nào cũng có những hầm than của Văn Hoa nhả khói. Những sợi khói xám xanh ngày ngày bốc lên bầu trời, Ông cũng như bao con nguời ' lỡ vận' khác đếm ngày qua. Nguời nghệ sĩ tạm gác qua tiếng đàn câu thơ vì cuộc sống, vì chén cơm manh áo như bà con vùng 'kinh tế mới'.
Những Năm Đổi Mới; dần dà đưa Văn Hoa về lai lời ca tiếng đàn
Thay đổi kinh tế, môt thời 'bao cấp' dần dà lột vỏ. Cuộc sống nguời dân bên thác Trị An nay không còn là những hầm than, những khúc gỗ cẩm xe, vàng tâm từng ngày đi lên Thành Phố nữa. Ông có cơ hội về lại cuôc sống hợp với năng khiếu của mình.
Với kinh nghiệm về văn nghệ lâu năm, Văn Hoa có khả năng bố trí giọng hát, lựa giọng cùng phối cảnh cho một truờng khúc, hợp ca v v ..Ngoài khả năng điều phối một ban văn nghê như thế, ít ai biết đuơc ông có tài trang trí đẹp mắt, trang nhã. Bà con bạn bè dần dà mời ông đi làm MC, nhất là nghe lại tiếng hát năm xưa, những bài ca quê huơng của Phạm đình Chuơng. Lê Thuơng, Phạm Duy, Lam Phuơng một thời qua tiếng hát cũng quê huơng là Duy Khánh. Nguời nghe không ngờ Ông tuổi đã cao mà chất giong còn manh mẽ, trầm ấm đến thế. Nguời Tri An cũng không ngờ bài "Tiếng Sông Huơng" Ông còn mãi giữ "phong độ":
"Quê huơng em nghèo lắm ai ơi , mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn ..."
hay "Hỏi em rằng em ở ngoài ấy ra sao ..."
"Đố ai quét sạch lá rừng..."
Nguời nghe không ngờ với cái tuổi thất thập, mà giọng ca Văn Hoa không yếu đi chút nào; chất giọng trầm ấm của ông qua "Đố Ai", "Thư Về Em Gái Thành Đô"... làm nguời nghe chạnh lòng nhớ Duy Khánh, nhớ sao da diết nguời ca sĩ QT đã ra đi mãi mãi.
"Quê huơng em nghèo lắm ai ơi , mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn ..."
hay "Hỏi em rằng em ở ngoài ấy ra sao ..."
"Đố ai quét sạch lá rừng..."
Nguời nghe không ngờ với cái tuổi thất thập, mà giọng ca Văn Hoa không yếu đi chút nào; chất giọng trầm ấm của ông qua "Đố Ai", "Thư Về Em Gái Thành Đô"... làm nguời nghe chạnh lòng nhớ Duy Khánh, nhớ sao da diết nguời ca sĩ QT đã ra đi mãi mãi.
Vẫn còn tiếng hát trầm ấm của Văn Hoa, vuơng đọng mãi trong lòng bà con bên Thác Trị An. Người nghê sĩ lão thành này đã một lần lên Sài Thành thi tuyển giong ca (Tiếng Hát Mãi Xanh 2014) ; tiếc rằng, do tuổi cao nên Ông không thể nào sánh vai đuơc với giới trẻ đang lên . Dù sao, đây là môt điểm sáng trên bầu trời văn nghệ của dân Thác Trị An.
Từ ông già bà lão đã đành; giới trẻ rất ai' mộ, tiếng hát, tiếng đàn ghi ta điêu luyện của Ông. Vùng đất mới Tri An, nguời Quảng trị khá đông, thế hệ trẻ QT sinh ra tại Đồng Nai, Trị An ... cả một trời quê cũ Quảng trị đang xúc động sống lại trong Văn Hoa.
Chúc nguời ca sĩ, nghệ sĩ Văn Hoa thân tâm an lạc, vui chơi văn nghệ lâu dài với bà con trên quê huơng mới Đồng Nai.
Tin buồn
Cậu VÕ VĂN HOA MẤT
Xin kính báo với bà con, bạn bè của cậu VÕ VĂN HOA , cậu đã từ giã cõi đời này vì bệnh ngặt nghèo.
Cậu mất lúc 11 giờ 58 phút ngày 23-12-2017 tức ngày mống 6 tháng 11 âm lịch năm Đinh Dậu.
Lễ tang của cậu sẽ báo cụ thể sau. Kính báo để bà con, bạn bè cậu được biết .
( Cháu cậu_ Đinh Thị Hiêp)
Cậu VÕ VĂN HOA MẤT
Xin kính báo với bà con, bạn bè của cậu VÕ VĂN HOA , cậu đã từ giã cõi đời này vì bệnh ngặt nghèo.
Cậu mất lúc 11 giờ 58 phút ngày 23-12-2017 tức ngày mống 6 tháng 11 âm lịch năm Đinh Dậu.
Lễ tang của cậu sẽ báo cụ thể sau. Kính báo để bà con, bạn bè cậu được biết .
( Cháu cậu_ Đinh Thị Hiêp)
TIN BUỒN
Ái hữu CHS Nguyễn Hoàng - SaiGon
xin báo tin buồn :
Anh VÕ VĂN HOA, CHS NH niên khoá 1956,
Sinh 1942 tại Quảng Trị
Đã qua đời ngày 24-12-2017 nhằm ngày 7-11 Đinh dậu Tại Trị An, Đồng Nai.
Hưởng thọ 76 tuổi
Ngày động quan 9:30 , 26-12-2017
An táng tại nghĩa trang thị trấn Vĩnh An. Trị An, Đồng Nai.
Ngày 25-12, Đại diện Ban LL Nguyễn Hoàng SG đã đến phúng viếng và chia buồn và cùng chị Hoa và gia đình.
Xin báo tin đến gia đình Nguyễn Hoàng gần xa.
p.s: Anh Hoa lúc sinh thời là người tích cực trong các hoạt động nối kết đồng môn và đồng hương. Thời khó khăn, anh Hoa và anh Võ Minh Lạc đã từng đưa ban nhạc từ Trị An về chung vui với họp mặt đầu Xuân của Nguyễn Hoàng SG. Xin Vĩnh biệt một trưởng huynh NH đáng kính.
No comments:
Post a Comment