Friday, December 20, 2019

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA DÌ VÕ THỊ LIỄU




















1- MỘT THỜI BẠC PHẬN TÌNH DUYÊN 

Dì tôi lấy chồng sớm nhưng số phận bạc duyên do Dì không có khả năng sinh con  nên phải từ giã mối duyên với dượng Anh  về lại với Ngoại tôi mang phận Hồi TÔn để dượng Anh đi lấy vợ khác kiếm con nối dỏi tông đường. Còn Dượng Anh sau này lấy vợ khác sinh được con cái đầy đủ. Chị tội cho Dì bạc phận tình duyên nên phải chia tay mối tình trong đời. 

Hồi Tôn là lúc dì có dịp cùng với chị tức là mẹ tôi ra bán hàng ăn tận Gio Linh. Thời gian này tôi mới hai h- ba tuổi. Ra Gio Linh khoảng hai ba năm nhưng trong trí tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm Gio Linh...

 Quán ăn mạ tôi bán gần Quận. Buôn bán ở đây lèo tèo cạnh cái chợ có mấy cây bàng sum xuê lá. Cạnh chợ chỉ có quán O Phượng là lớn, giàu có nhất. Nhắc đến O Phượng thì ai ở xứ Gio linh tuổi đời trên sáu mươi tôi mới hi vọng còn nhớ O . 

   Muốn vào quận Gio Linh xe phải quẹo phải ở ngả ba Quán Ngang rồi theo con đường đất đỏ vào độ hơn  vài cây số mới đến Quận. Chiếc xe hàng thuờng đậu trước bãi đất trước quán O Phượng. Tôi còn nhớ mang mang ngôi trường công Gio Linh cũng nằm vùng này. Vùng "thị tứ" nhỏ bé này bắt nguồn từ đây.  Theo con đường dẫn tới quận, bên trái đường là nhà bác Thiệu, tức là quán của hai chị em, mạ tôi và dì tôi thuê bán. Quán này phải thuê lại một nửa nhà bác Thiệu. Tôi không nhớ căn nhà ngói nào suốt con đường này. Nơi Quận cũ Gio Linh đóng, tôi nhớ có căn nhà  lầu xây từ đời nào?  Mạ và dì tôi là người "thị thành", tức là từ thành phố Quảng trị ra đây, nên quán ăn lúc nào cũng đông khách. Có thể người thành phố nấu ăn ngon và  buôn bán "giỏi" chăng? Quán bán cơm tháng, hàng ăn. Khách đa số là người làm việc trong quận, các chú cán bộ, cảnh sát...

Mối tình Thứ Hai với Dượng Nguyễn như Ngọ phát xuất Từ cái Tánh Nhân Nghĩa làm cảm kích lòng người

 Sau này dì Liễu tôi kể lại chuyện tình duyên thứ hai của dì cũng bắt nguồn từ cái quán tranh (nhưng đông khách) này. Hồi này dượng tôi( Nguyễn văn Ngọ em ông Tuất thuơng gia Đông hà, em ông Vị chủ lò mỳ Vạn Hoa thôn Đệ Nhất QT  ) hay "đóng vai" một người cán bộ thật nghèo. Khi nào vào quán Dượng cũng mang bộ đồ  đen, bạc màu.  Dượng hay ngồi một góc. Còn "ra vẻ nhà quê" bằng cách ngồi cả hai chân lên cái ghế đòn dài "xì xụp " ăn bún bò. Thế mà dì tôi "để ý". Do hay thuơng người nghèo,  nên 'ưu ái'  bán cho Dượng rẻ và nhiều hơn. Thấy dì tôi là người nhân hậu, nên Dượng đem lòng yêu thuơng. Tình cảm hai người nảy sinh từ đó...

Dượng Ngọ yêu mến cái Nhân Nghĩa rộng rãi của Dì dù biết không có con cái nhưng vẫn chấp nhận mối tình này.

Rồi dì tôi theo Dượng vào Huế...thời gian này phải là trước 1960. Ở trong Thành Nội Dượng Ngọ và Dì xin em Minh về nuôi và Dượng phao tin là 'con riêng Dượng" để Minh có được tình thương của Nội. Dì kể lại rằng xin Minh tại Bệnh Viện Huế : Cha Minh là Nguyễn Thận Mẹ là Phạm thị Liên; hai vợ chồng gốc Quảng Nam trôi nổi cực khổ tại xứ Thần Kinh sinh con phải cho để về lại quê mình. Minh tuổi Ất Mùi 1955.

Sau này Dượng Ngọ bị tù do gây sự với lính tráng hay ai đó nên bị giam tù tại  Mang Cá Huế một thời gian. Ra tù Dượng Ngọ không còn có công việc nữa nên hai vợ chồng Dì Dượng Ngọ từ Huế ra lại QT ở chung với Đại Gia đình Ngoại tức là gia đình Cậu mợ Cư  - Ba mẹ tôi- dì Thừa các cậu tại 127 Lê văn Duyệt QT


Kiệu La Vang 1961



Nhớ làm sao những ngày Dì buôn bán tảo tần. Nhớ làm sao mỗi lần có Kiệu La Vang là Dì cũng bon chen cho được một quán hàng ăn trong dịp lễ Kiệu năm đó để kiếm ít tiền. Hồi đó khoảng 1961  mỗi lần La Vang có Kiệu là lớn lắm. Hàng trăm cái quán tranh san sát nhau ánh đèn ánh đuốc trong đêm rất vui... Sau này Dì không ngại khổ đi buôn rau trái Nam Đông Gio Linh vào chợ QT cùng chị tức là mẹ tôi. Rồi Dì bán xe sinh tố giải khát trước tiệm Lido cho đến nay tôi còn nhớ làm sao mùi thơm của đậu ván rang chín chế nước giải khát với đường đá lạnh hay những ly sương xâm xương sáo v v Dì tảo tần nuôi chồng con. Dượng Ngọ thất nghiệp ngày ngày điếu thuốc ruby Queen phì phà; tôi nhớ làm sao hai ngón tay dượng vàng khè do khói thuốc?

 Ba anh em tôi Sử -Phúc- Minh lớn lên từ nhà Ngoại cho đến 1968...

1967 DƯỢNG NGỌ MẤT

Sau này Dượng Ngọ có công việc là tài xế cho anh ruột là bác Tuất thương gia tại Đông Hà. Dượng lái xe ra vô Đà Nẵng chở hàng ra cho anh. Còn Dì thì buôn bán hàng hoá từ Đà Nẵng ra chợ Quảng Trị và dời lên ở tại Phường Đệ Nhất trong khuôn viên anh chồng là bác Nguyễn văn Vị lò mỳ Vạn Hoa chợ QT. Dượng Ngọ rất hào hiệp mỗi lần Dượng chở hàng từ Đà Nẵng ra ghé thăm ở lại nhà Ngoại chiếc xe tải chở đầy bia lon của Mỹ đậu trước nhà ông Xạ Lịch ngoài đường. Hai anh em Sử và Phúc được Dượng nhờ ra ngủ ngoài xe sáng mai hai đứa được cho 2 trăm bạc...

Đùng một cái! Một ngày của năm 1967 Dượng Ngọ  đem tiền bạc vào Đà Nẵng cho anh mình thì chiếc xe traction chở Dượng cán phải mìn VC tại Đá Bạc mà qua đời.  

Rồi vụ Mậu Thân 1968 ập đến. Cả nhà mẹ tôi lên cư trú tại P Đệ Nhất cùng làm ăn chung với Dì. Từ năm này Dì có mẹ tôi nên thuê căn tiệm của Bà Lê thị Trọng kế bên ảnh quán Lido mở mang buôn bán to hơn. 

SAU 1968

Tiệm Hàng NƯỚC MẮM -Fish Sauce Store
Mrs. VÕ Thị Liễu
34 Trưng Trắc Street, Quảng trị Province
VIETNAM
==========================================




HỒI NÀY THUÊ (1968 trở lên ) của tiệm hàng này từ bà Lê thị Trọng , Giá thuê là 27, 000 $ một tháng.(khoảng 3 lượng vàng ? hay nhieu hon ?).
mặt hàng chủ yếu bán sĩ : nước mắm thùng , ruốc thùng , cá khô, bột ngọt
gia vị, cá hộp nhập từ Nhật, bánh thùng , Bia chai, nước ngọt
...
tiệm hàng (có dấu ngôi sao) số 34 Trưng Trắc Chợ Quảng Trị 

còn ra lẻ để cho trong nhà bán ở mặt trước. Các sạp hàng ngoài chợ đều lấy hàng của tiệm Dì Liễu.

Bỏ hàng sĩ cho đến Sãi ,cầu Ga , La Vang...
Cam lộ , đông hà cũng vào mua hàng của tiệm này...
Những mặt hàng này là chính yếu cần cho dân người Trung nên rất chạy hàng. Một tháng khoảng 2 chuyến hàng từ Đà Nẵng ra. Xe Value tức là xe tải chở gần 10 tấn hàng
Nặng nhất là nước mắm thùng ,bia 80 chai lade 1 bao nặng nhưng có ekip phu bốc vác ở chợ lo chuyện này...
O Giỏ lo bán hàng , giữ tiệm , thu tiền. Dì Liễu đi ra vô lấy hàng Đà Nẵng ,khi về lại mới phụ bán vài ngày , sổ sách , thu tiền gom tiền để tiếp tục vô Đà nẵng trả cho hãng Diệp Kim THành...và một số khác.
Bây giờ tay anh đếm tiền còn nhanh vì quen đếm từ hồi đó , trước tiên phân loại. 1000, 500, 200, 50 xong bó lại từng bó. có khi cả giỏ đầy..
Người cho vay nặng lãi nhất là bà Lê thị Trọng. Tiệm hàng cho thuê đã cao, còn trả tiền lặt vặt cọng thêm tiền lời do vốn bà cho dì Liễu vay để sinh lợi nữa. Bên chùa Sư Nữ cũng có góp vốn sinh lợi trong việc làm ăn của dì Liễu...

 ===============================================


Loi ke cua Cựu thư Ký Dinh Trong PHuc
CEO cua tiem "nuoc mam " cua Di Lieu 1972
hồi dì liễu bán tiệm hàng ở chợ QT , anh phúc là thư ký kế toán cũng như chuyên viên phân loại tiền đếm tiền hàng đêm( có đêm đếm đến vài triệu , vài chục ngàn là giá 1 lượng vàng đấy nhé )
Dì Liễu tiêu hao tiền bạc cho đám cưới, đám tang liên tục trong gia đình ngoại , [vi du: riêng sơ sơ Đai chay đàn chẩn tế cũng hết 500000 tức 10 lạng vàng , đi phong bì cho 80 kiểng chùa tại Huế , cầu phúc cho gia đình bên Ngoại khỏi chết Trùng nữa-...đám cưới cậu B mợ thuợc đi đứt 400 ngàn(vàng 18 ngàn 1 lượng )
]..phụ giúp kinh tế cho gia đình cậu Cư, lo lăng mộ xây cho toàn chi phái nhánh họ Võ , ..cho đến khi sự kiện 1972 thì phá sản...
Vào Mỹ tho , mắc nợ mới nhất các vựa ruốc ở Mỹ tho cả triệu đồng 1972 chở ra thì vứt bỏ ở Tây Lộc , nhưng vào Mỹ tho còn nợ ruốc mấy trăm ngàn , phải bán hết vàng bạc , tủ lạnh , quạt máy , mượn o Dỏ 7 , 8 lạng vàng bù vào nợ.
Xe ruốc cuối cùng vì ra đúng lúc 1972 nên họ xù hết....
Về đòi nợ tại thuận an , cát phỏng cẳng mấy thằng buôn lại số ruốc này hắn trả cho vài trăm , ,,uống nước
Số dì liễu vì gia đình mà tiêu sự nghiệp
Cựu thư Ký
Đinh trọng PHúc


Cuộc chạy loạn 1972 cùng số phận chuyến xe buôn bán cuối cùng của cuộc đời thuơng gia dì Liễu
Tháng 3 năm 1972, cuộc chiến lên cao điểm đẩy người dân QT phải bỏ chạy vào Huế. Dì Liễu vừa vào nam ra ngang Huế thì hộc tốc thuê bao 1 chuyến xe chạy ra ngay QT để chở toàn bộ nhà ngoại , gồm cả nhà o Dỏ vào Huế. Qt hỗn loạn chỉ có nhà giàu mới thuê xe được, hay thuê ngay xe từ Huế ra. Suốt con đường vào Huế, đồng bào QT nghèo từ Gio Linh , Đông hà tay bồng tay bế gồng gánh đi bộ rất thê thảm. Thỉnh thoảng có vài người bị pháo kích chết dọc đường. Người kể xin nhắc lại, giữa tháng 3 năm 1972 mới đầu tháng 2 âm lịch 1972 năm Nhâm Tý nên cả nhà thoát nạn ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CẦU DÀI. Sau hơn một tuần có lệnh ra lại QT và đồng bào QT chạy vô khoảng ngày rằm tháng 2 âm mới bị thảm sát Cầu DÀi hay gọi là ĐẠI LỘ KINH HOANG 

Cả nhà trong thời gian cuối tháng 3 tây 1972 trú tạm tại Tây Lộc Huế. Dì Liễu vừa trong Nam ra bao nhiêu vốn liếng tập trung vào một chiếc xe tải lớn toàn là ruốc và mắm, nhờ ba anh quen ông thuợng sĩ Giang vừa có cái nhà lầu bỏ không gần chợ Tây Lộc nên cho dì Liễu chứa toàn bộ gần mấy trăm thùng ruốc mắm ở đó. Tiệm hàng ngoài QT thì khi chạy Cầu Dài nghe nói bà Trợ Trọng tới hốt sạch vì bà có cho dì Liễu vay một phần vốn. Toàn bộ gia tài dì Liễu giờ còn lại tại xe ruốc bỏ tại đây. Nhưng thời buổi chiến tranh không có khách hàng , vì Huế cũng rục rịch chạy.


Đến khi dì Liễu tìm được một chủ vựa ruốc mắm tại chợ Đông Ba thì lại gặp một tên đại lường gạt. Hắn tuy thầu hết xe ruốc dì Liễu , đem đi nơi khác nhưng lại vin vào cớ chợ Đông Ba bị đốt trong vụ 1972 nên tri hô lên mất sạch? Thời gian này dì Liễu lại cưu mang bà con vô Đà Nẵng , nhà ngoại cậu Cư ở lại tỵ nạn tại đà nẵng. Còn gia đình O Dỏ thì theo dì Liễu ở tạm tại thuơng gia nước mắm tức là Ô Mười , số 4 đường Hùng Vương Đà Nẵng. Ông Mười là bạn hàng thân với dì Liễu , ông bà rất tốt có cô con gái tên Tâm bằng tuổi anh . Một người làm công bằng tuổi anh cũng kết tình bạn vào lúc này. 


Dì Liễu ra vô Huế đòi nợ tên chủ vựa ruốc người Thuận an ; hắn trốn mặt không trả. Có khi dì phải về tận Thuận An , nghe dì kể , cát nóng như rang tại xóm biển Thuận An tìm ra nhà hắn , tên này chỉ thí cho dì vài ngàn không đủ tiền xe 



TỘi nghiệp dì Liễu xem như mất trắng xe ruốc. Còn bao nhiêu vốn liếng lại mua vé máy bay(boeing 727) vô đến Mỹ tho không còn đồng nào. [cũng xin nhắc lại thời chiến vào lúc đó không có xe hàng chạy vào tận trong Nam ]


Có đem theo quạt máy tủ lạnh, những thứ này ngoài QT. Vào Mỹ tho bán hết cũng không đủ tiền trả tiền mua ruốc ở Mỹ tho , số ruốc vừa đem ra ngang Huế thì chiến tranh. 


Nhờ o Dỏ bán thêm khoảng 7 cây vàng mới đủ trả cho vựa ruốc ở Mỹ tho.
Thế là dì Liễu hoàn toàn TAY TRẮNG từ đó.


Dì lên Long Thành thuê nhà ở gần căn cứ Lôi Hổ của cậu Bình , mua dưa mua mắm sống qua ngày vời mẹ con mợ Huờng. Anh có lên thăm trước khi về lại Mỹ tho để đi lính tháng 10/1972
Sau này cậu Bình đổi ra Đà Nẵng mới quen mợ Mai và ở Sơn Chà cùng sinh ra Tuấn Anh đó. nhà Mệ ngoại , dì thừa, nhà cậu cư đều ở tạm cư Non Nước sau mùa hè 1972. Đến năm 1973 mới co chương trình Di Dân LẬp ấp gia đình cậu Cư Mệ ngoại Dì Thừa mới vô Nam tức là Bình Tuy.


GIa đình o Dỏ vẫn ở Mỹ tho, Dì Liễu , nhà mợ Huờng hình như ở khu cư xá Thủ Đức cho đến sự kiện 1975: ô la la Tan hàng !!
!


anh Phuc ngay 16/10/2014


Cuộc đời sau 1975

Tất cả gia đình mình đều đi cải tạo ; từ Long Thành nghe tin cậu Bình chạy vô đến Sài gòn, cả gia đình đầu tiên tập trung tại Sài gòn , Di Dân lập ấp Bình tuy cũng chạy lên Sài Gòn , cậu B trứơc khi đi trinh diện cũng tập trung tại Sài Gòn. Dì Liễu từ Thủ đức chạy về Sài gòn tần tảo mua dưa mua rau từ chợ Cầu muối rồi đi bán lại chợ khác , tối nướng bắp bán cậu B cũng phụ quạt than vv..trước khi tập trugn về Bình tuy làm rẫy...nhà o Dỏ cũng chạy về Động Đền tất cả sau 1975 đều làm nông tại Động Đền...

ĐỘNG ĐỀN 

Tại Quê Hương Mới Cam Bình Hàm Tân sau 1975



Dì Liễu là người hảo tâm. Anh Quang(em anh xê) là người to con mạnh khỏe. Hồi này ngoài làm nông trong nhà,  rảnh chú đi cuốc thuê trong thôn. Dì Liễu có lúc cũng nhờ chú cuốc giúp miếng đất trong nương , cái nương sát chợ Cam Bình trước cây Xanh nhà cô Trúc bây giờ, dì chỉ ăn toàn khoai nhưng lại nấu cơm trắng cho anh Q ăn. Chúng ta phải để ý rằng thòi này mà ăn cơm trắng tức là cơm không có độn là chuyện rất hiếm, ngoài trừ khi cúng kiến, kỵ giỗ.
Minh thì đi Sài gòn làm ăn. Ở Cam Bình càng lúc càng túng khổ nên Minh ra đi cũng đúng , mặc dù Minh chẳng khá gì ở đất Sai Gòn. Ông Bác giàu có ỏ gần Lăng Cha Cả nhưng chẳng giúp gì Minh . Minh làm đủ nghề, anh nhớ nhất là cái nghề "sửa giày" bên vệ đường. Lưu ý rằng , sửa giày dép khác với đánh giày , nghề sửa giày không có cửa tiệm chỉ cái bàn nhỏ thấp , cái ghế nhỏ bên lề đường là xong.

Trở lại qua chuyện dì Liễu, sống rất khổ . Có khi phải gánh bộ suốt lên đến Bình Châu, mua vài thứ gì bán lại ỏ Xuân SƠn về kiếm lời nuôi cháu tức 2 con cậu Bình. Dì ăn toàn khoai cần sa, nhưng củ nào ngon cũng chà phơi khô làm bột khoai để dành ra thăm cậu Bình đang cải tạo ngoài Bắc. Dì nghèo đến nổi chỉ có một cái quần đen, đêm dì bận quần "tà lỏn " còn cái quần đen dì giặt xong ,tranh thủ phơi để sáng ngày lại bận gồng gánh đi buôn tiếp. Dì bòn từng cắc , để có đủ tiền ra thăm em mình.

Cực quá dì phải bán lại mái tranh miếng đất chỉ 2000 mà anh không thể có tiền mua? Sau này Dì bán cho ông Hùng làm nghề bứt tranh. Dì lên xuân sơn ,làm vựa than củi , tay buôn bán đã quen nên khá lần lên và đúng lúc cậu Bình đươc tha về. Dì lại tốn kém cho cậu nhiều lắm , vì tìm đường vượt biên. Tốn kém này là tốn kém tiền xe , vốn buôn bong bóng cho cậu, tiền bồi dưỡng cho cậu vì cậu B về không "chun" vô rừng làm than như cậu Hoa.

Đến khi cậu ra đi thì Dì Liễu lại phá sản lần nữa vì thâm công bị nợ do tiền lời đẻ ra, do tiêu tốn quá nhiều tiền lời làm vựa than...
Dì phải trốn xuân sơn vì nợ. Nhớ Mệ , Dì mò về ban đêm để thăm mệ xong lại đi ngay khi trời chưa sáng. Nhưng dù sao cũng may cậu B đã tìm được mối vượt biên.

Trời đua đẩy, Dì Liễu lên Trị An và tiếp tục cuộc đời thăng trầm ...
cho đến hôm nay bóng Mệ Ngoại cũng về với tổ tiên, các cậu Ba, Phương, cậu Cư cậu Bình, các mợ Ga, Thược, mợ Chắt mợ Chở cũng lần lượt rũ áo phong sương về với người muôn năm cũ.


DÌ NƯƠNG ÁNH HÀO QUANG PHẬT TỔ




                                  MAI SƠN TỰ 

Những ngày nương tựa cảnh thiền lâm Dì không quản ngại khó khăn phục vụ tăng chúng hết lòng. Phẩm hạnh của Dì được sư Ông chứng minh và thông cảm sâu sắc. Dì được đặt Phật Danh là THÍCH NỬ NHƯ HẠNH 


Những năm tháng cuối đời Dì  nay khoác áo nâu sòng tìm về cửa phật, là hình ảnh mệ ngoại năm xưa, quên bao tục luỵ cuộc đời trong lời kinh tiếng kệ và giúp đỡ đạo hạnh cho quý thầy, quý ni sư , quý tăng lữ và bà con phật tử mộ đạo nhất là bà con QT. Dì dốc lòng tu tập phục vụ và thành tâm nên được sư Ông Trụ trì tin cẩn.

Cúi xin đức phật từ bi gia hộ cho dì thân tâm an lạc, trường thọ vui hưởng tuổi già bên tiếng mõ sớm kinh chiều dưới hào quang đức Phật.


Đinh Hoa Lư edition 1/7/16
==========================================================================================

MẤY CHỊ EM NGÀY CUỐI ĐỜI TÌM GẶP NHAU LẦN CUỐI

TẠI THÔN CAM BÌNH HÀM TÂN TỈNH BÌNH THUẬN 


tù trái sang phải: chị cả Võ thị Mai, em gái Võ thị Lý, em gái võ thị Liễu , em dâu Nguyễn thị Lành (Diên Sanh), em dâu Lê thị Hường (Trà Lộc)
ngày thăm chị cả tại Cam Bình Hàm Tân 16/3/2016

------------------------------------------------------------

YOUTUBE (Đinh thị Hiệp quay) 27/10/2013 tức 23/9 Quý Tỵ ngày giỗ phụ thân tôi





GIỜ PHÚT CUỐI ĐỜI CỦA DÌ 



THÁNG 11 NĂM 2018 DÌ YẾU DẦN

Những ngày còn lại chẳng kéo dài đau khổ tuổi già. Tiền sử của Dì làm nhiều việc nghĩa nên phút lâm chung của Dì thật nhẹ nhàng tiêu sái. Con cháu về thăm đầy đủ. Vợ Chồng Võ Đạt có dịp đền đáp thâm ân. Con cậu Võ Bình từ Mỹ về được gặp Dì và giúp Dì khỏe tươi tỉnh thêm vài tuần trước lúc ra đi.
=======================================

DÌ RA ĐI trong AN NHIÊN TỰ TẠI

----------------------------------------------------------
TIN NHẮN 
xin gửi đến tất cả a chị e cô bác của gia đình mình biết o liểu vừa qua đời lúc 0g8 phút ngày 
29 /12/2018 là ngày 23 11 âm lịch MẬU TUẤT 2018 







xin thông báo đến bà con . chiều nay 2h ngày 29/12 /2018 nhằm ngày 23th 11 âm lịch là lễ nhập quan cho o liễu (sư cô như hạnh) ngày 31/12/2018 nhằm ngày 25 th 11 âm lịch đúng 9h là lể động quan . tang lể được tổ chức tại chùa vĩnh An ( Mai Sơn Tự)
---------------------------------------------------------

Sư Ông trụ trì Mai Sơn Tự đã làm đúng lời hứa lúc Dì lâm chung rằng cho Dì tắt hơi ngay dưới mái chùa Dì hàng ngày thành tâm làm công quả. 
Tất cả đều hanh thông viên mãn. Người ra đi cũng ngậm cười nơi cõi Phật con cháu ở lại đều thỏa mãn.

Nay Ni Sư Thích Nữ Như Hạnh đã ra đi thanh thản nơi cõi Phật. Dì đã rũ sạch một kiếp gian truân cùng hưởng được an lạc nơi chốn phật môn nhờ vào tiền sử đã làm điều nhân nghĩa vì người chứ không vì mình.

Hương linh Dì vẫn còn nương nhờ lời kinh tiếng kệ dưới mái chùa có cái tên là MAI SƠN TỰ. Nơi đây có bài vị của Dì cùng phảng phất hình ảnh  của mười mấy năm công quả của Di nương nhờ mái thiền môn có cái tên Mai Sơn Tự.
Người viết tin như vậy.
Đội ơn tấm thịnh tình của Sư Ông Trụ Trì và tăng ni phật tử chùa Mai Sơn Tự 
Cám ơn lòng hiếu hạnh của bà con chúng ta. 

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Đinh Hoa Lư 
Ngày cuối năm 31/12/ 2018













CÚNG  NGỌ 12 GIỜ TRƯA 30/12/2018 giờ VN
các ni sư đến viếng ni sư Như Hạnh (Dì)







https://www.facebook.com/100026681422414/videos/236959667203412/?t=6

https://www.facebook.com/groups/461710990559195/



No comments:

Post a Comment

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...