2.8.1995 -- 2.8.2020
HAI MƯƠI LĂM NĂM
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG H.O.
bài edit
HÔM NAY LÀ NGÀY 2/8/2020
Thấp thoáng mới đó mà đã 25 năm - thời gian gia đình tôi giã từ VN đi định cư xứ Mỹ. Dòng thời gian dù muốn dù không nó vẫn trôi, không chờ đợi một ai. Hai mươi lăm năm- một phần tư thế kỷ, tôi cứ ngỡ như mới 'hôm qua'?
LẠY BIỆT GIA TIÊN
Những túi
nylon trong vắt lại rộng thùng thình nhìn rõ mọi thứ bên trong, họ cấp phát cho
từng người để đựng khẩu phần ăn khô cùng 1 lon nước Coke sản xuất tại Sài gòn.
Những thứ này, IOM- tức là Cơ Quan Di Dân Quốc Tế (INTERNATIONAL ORGANIZATION
FOR MIGRANT)- đã trả tiền cho chúng tôi cùng với vé máy bay nữa. Những ánh mắt
dò xét họ cố gặng hỏi nhỏ chúng tôi xem có 'quà cáp' gì kẹp trong giấy tờ không
trước khi được 'giải thoát'?
Suốt hành
trình bay biết bao nhiêu bâng khuâng lo lắng của hai vợ chồng tới xứ lạ quê
người. Út Miu vẫn rúc người vào vú mẹ, Cu Ty thì hỏi mẹ "răng lâu rứa chưa
về đến nhà"?, mấy anh chị nó thì ra chiều thích ý vì lần đầu tiên trong
đời chúng mới có có một chuyến viễn hành trên chiếc máy bay khổng lồ. Những giờ
bay dài dăng dẳng, những bữa ăn trên máy bay- 2 vợ chồng không nuốt nỗi vì lo
lắng trong lòng. Ngoại trừ bầy con chúng thích lắm - cái gì cũng lạ- cái gì
cũng ngon.
Mấy đứa
con chúng tôi sinh ra trên nương khoai rẫy sắn và cát trắng mịt mùng thì làm
sao chúng không thích được. Phi cơ VN sẽ đổi máy bay của hảng United Airlines
của Mỹ tại phi trường Gimpo-Seoul, Đại hàn. Ra khỏi chiếc máy bay Boeing 767-
loại mới- của Air Vietnam, xe buýt Hàn quốc đưa chúng tôi một đoạn ngắn chạy
nắp theo phi trường tới khu đợi của phi cảng. Bươn bả theo đoàn H.O. con trai
thứ ba vuột khỏi tay tôi hồi nào không hay - ngang cầu thang lên tôi mới hốt
hoảng chạy lui tìm nó. Thật hú hồn! tôi thấy nó vẫn đứng yên một chỗ không kêu
khóc gì - nó như đợi ba nó đi đâu thôi chứ không có ý niệm lạc. Từ chuyện suýt
lạc đứa trai thứ ba này tôi rất 'dị ứng' những túi ny- lon tay đùm tay xách
,chỉ làm vướng tay gây hại.
Tại phi
cảng Gimpo (Kimpo) - Seoul, IOM cũng phát 7 phần ăn cho cả nhà chúng tôi trong
6 tiếng đợi đổi tàu bay. Nhưng vì không hạp mùi vị thức ăn Hàn quốc chúng tôi
mới kêu mấy người đàn bà Hàn lao công gần đó và cho họ. Mấy người đàn bà này
mừng rỡ nói ríu rít tôi đoán là họ muốn cám ơn .
Kimpo Airport , west of Seoul
Kimpo Airport , west of Seoul
Lần đầu
tiên ra khỏi quê hương mọi thứ đều tân tiến, đều khác lạ . Phòng vệ sinh nước
tự động chảy và đóng lại, mọi thứ đều sạch sẽ tinh khôi .
Cầu thang tự động, nhân viên an ninh nghiêm túc làm nhiệm vụ có mặt ở mọi ngỏ ngách.
Cầu thang tự động, nhân viên an ninh nghiêm túc làm nhiệm vụ có mặt ở mọi ngỏ ngách.
Chặng bay
thứ 2 tới Mỹ vượt Thái bình dưong là chặng dài nhất. Mười mấy tiếng bay hai vợ chồng
cứ miên man suy nghĩ không tài nào chợp mắt được. Chiếc Boeing 747 của hãng
United Airlines này, mới nhìn lần đầu tiên nhưng tôi chợt thấy nó không được
mới lắm?
Tôi còn
nhớ nhũng bà tiếp viên tuổi 'đã về chiều'- da đã nhăn nheo nhưng vẫn còn có việc
là. Mấy bà coi bộ tử tế, họ đem cơm cho chúng tôi vì chúng tôi là người Việt!. Bà chiêu đãi viên lớn tuổi nhất thỉnh thoảng ngồi làm việc gần cuối máy bay
với chiếc máy Fax hay máy gì đó liên lạc về đất liền. Đoạn băng giấy dài từ từ
ló ra khỏi cái máy rối tròn xuống sàn máy bay.
Chiếc máy
bay đã vào không phận nước Mỹ, nó bay thấp dần. Qua cửa sổ tôi thấy những đồi
núi màu cỏ khô vàng cháy. Tháng Tám nước Mỹ đang giữa mùa hè. Máy bay đáp xuống
phi trường San Francisco khoảng 1 giờ chiều. Tuy hai chuyến bay mất cả ngày trời, tới Mỹ cũng trùng vào ngày 2/8/1995 do bay
về hướng đông thì thời gian được lợi một ngày.
Cậu mợ chúng tôi đã tới SFO chờ từ lâu.
Cậu mợ chúng tôi đã tới SFO chờ từ lâu.
Tội cho út
Miu làm gì có 'tả lót tân thời' như ở xứ Mỹ? dù mẹ Miu có thay nhưng những
miếng vải đơn sơ không át được mùi khai làm mợ tôi kín đáo che mũi. Tới nhà cậu
mợ tôi mất một tiếng. Cả gia đình được đãi ăn bữa phở bò đầu tiên tại xứ Mỹ.
Tôi không quên được hình ảnh mấy đứa con được ông bà cho ăn những tô phở từ lúc
sinh ra đến giờ chúng mới thấy cái tô nó 'lớn' đến thế kia? Bốn đứa con ăn phở
sì sụp, đứa út còn bú mẹ, hai vợ chồng tôi chẳng muốn ăn gì, chỉ ham nói
chuyện, kể lể đủ điều cũng đủ "no bụng".
tô phở đầu tiên nơi nhà cậu mợ Võ Bình chiều 2/8/1995 lần đầu tiên chúng tôi mới thấy tô phở to như thế?
tô phở đầu tiên nơi nhà cậu mợ Võ Bình chiều 2/8/1995 lần đầu tiên chúng tôi mới thấy tô phở to như thế?
Mợ tôi chỉ
làm việc được một tay, tay kia bị yếu nhưng làm việc rất siêng năng và chu toàn
mọi thứ. Một sự so sánh đầu tiên tại xứ lạ quê người đó là chuyện 'trứng
gà", thứ thực phẩm cao cấp cho đời sống nhà quê bên nhà, mới đây thôi,
những thứ ưu tiên bán mua gạo, và trông chờ từng ngày qua từng con gà mái đẻ
lại là thứ 'rẻ như bèo' ở xứ Mỹ này? đó là lời mợ tôi cười xoà và giải thích:
-Tưởng gì,
chứ các cháu mà đòi 'ăn trứng gà" thì rẻ lắm, một tá chỉ mấy chục cents
thôi các con ơi!
Hai trạng
thái quá mừng cùng quá lo - phút vượt qua ranh giới bên này qua bên kia 'BỨC
MÀN SẮT' làm hai vợ chồng tôi ngây ngây trong người.
cả gia đình đi chợ Ocean Market tại thành phố Milpitas lần đầu tiên khi qua xứ lạ
25 năm qua
rồi khó diễn tả lại thứ cảm xúc kỳ lạ lần đầu tiênrời xa xứ sở khi ra đi với ba
tiếng NGƯỜI TỴ NẠN (refugee). Có một lần trong dịp tụ họp với nhóm cựu tù tôi
có dịp thấy lại Cơ quan IRC (International Refugee Commitee) nơi mà những người
thiện nguyện VN từng giúp đỡ gia đình tôi điền những hồ sơ giấy tờ hay giúp đỡ
một ít tài chánh ban đầu, lòng tôi chợt bồi hồi xúc động. Căn phòng IRC này nay
đã đổi chủ từ lâu, không làm công việc tỵ nạn ngày xưa nữa. Tuy nhiên căn phòng
và địa chỉ của nó đã gây cho một ấn tượng khó quên là sự giúp đỡ, những bàn tay
nhân đạo trìu mến năm xưa như sống lại trong tôi. Hai mươi lăm năm qua biết bao
nhiêu thử thách nhưng vợ chồng tôi từ lòng biết ơn đã quyết tâm bảo vệ và
khuyến khích năm đứa con cố công ăn học thành tài giúp đời và trả ơn nước Mỹ
trả ơn xã hội và khỏi lòng phụ lòng những đồng hương qua trước đã có thiện tâm
giúp đỡ.
số nhà đầu tiên xứ Mỹ: 1566 Adams Avenue TP Milpitas California
số nhà đầu tiên xứ Mỹ: 1566 Adams Avenue TP Milpitas California
****]
Thời gian qua nhanh, biến thiên thời cuộc cho phép người VN về lại cố hương
càng lúc càng nhiều . Và tâm lý người VN xa quê trở về cố quốc cũng biến đổi
theo.
Khi cánh
phi cơ nghiêng đảo một vòng trên bầu trời thành phố Sài Gòn, nói sao hết cảm
giác nôn nao, xúc động của người trở lại quê hương lần đầu. Dần hồi ai cũng
bình thường hẳn đi khi người VN hải ngoại đi đi -- về về, càng lúc càng nhiều.
25 năm qua
thật mau! Út Miu tôi ngày ra đi còn ngậm vú mẹ, giờ nó đã là cô gái 26 tuổi
đời. Miu tôi sắp giã từ đại học để theo anh chị tìm việc làm kiếm sống. Và cả
năm anh em cùng đi làm, đóng góp và chắc hẳn là phải biết trả ơn cho một xã hội
đã từng 'cưu mang, cứu vớt' một gia đình từ bên kia bờ "khổ ải".
Tôi làm
sao quên được công ơn cậu tôi đã bảo trợ cho gia đình. Những ngày đầu lạ lẫm ở
xứ người. Cậu tôi còn bảo trợ cho người cậu khác. Rồi tất cả hai người cùng giã
từ cõi thế, ra đi về khung trời miên viễn, nơi không còn buồn lo hay bận bịu
chuyện đời. Những "chuyến tàu hoàng hôn" tiếp tục chia xa để
"khuất dần trong vùng quá khứ".
Nay nhìn
lại những tấm ảnh ngày đầu qua Mỹ, những khuôn mặt bơ phờ, hốc hác của gia đình
tôi ngày rời đất Việt, làm sao tâm tư khỏi dâng lên niềm nhung nhớ bâng khuâng?
Tất cả đều trở thành kỷ niệm khó quên cho cả gia đình.
Mỗi năm cứ
ngày Hai tháng Tám, tôi thử nhớ lại cảm giác lần đầu tiên khi rời quê hương.
Thật khó nhớ lại tậm trạng năm xưa do tâm lý con người biến đổi theo tuổi đời
chồng chất cùng cảnh sống quen dần. Đến lúc này những người định cư lâu ở Hoa
Kỳ mỗi chuyến thăm lại quê hương lại nôn nóng trở về xứ Mỹ? Lạ thật ở đất nào
lâu dù là quê hương mới chăng nữa con người VN hay sinh ra thứ tâm lý luyến lưu
nơi vùng đất mình đang ở, sống, đóng góp mồ hôi công sức của mình và gia đình.
con gái út mừng đón anh trai đi học lớp mẫu giáo về
Riêng vợ
chồng tôi cùng nhau chung tâm chung lòng một TÂM NGUYỆN là làm sao cho BẦY CON
CHĂM HỌC?
Đúng thế chỉ có con đường học vấn thôi. Từ hai bàn tay trắng khi đến xứ người chỉ trông vào tương lai của bầy con nhỏ. Tương lai hay không nằm ở sự thành công của những tâm hồn măng dại của chúng khi có được may mắn trong vòng tay rộng mở của nước Mỹ bao dung. Chấp nhận tất cả, dù nghèo hay thua thiệt hơn người ta nhưng không bỏ bê con cái.
Đúng thế chỉ có con đường học vấn thôi. Từ hai bàn tay trắng khi đến xứ người chỉ trông vào tương lai của bầy con nhỏ. Tương lai hay không nằm ở sự thành công của những tâm hồn măng dại của chúng khi có được may mắn trong vòng tay rộng mở của nước Mỹ bao dung. Chấp nhận tất cả, dù nghèo hay thua thiệt hơn người ta nhưng không bỏ bê con cái.
Rồi thời
gian thử thách tiếp tục qua mau. Hết những năm dắt con đi học lớp nhỏ, vợ tôi
tay bế tay xách...Tôi bao lần hồi hộp chở con đi thi, đi phỏng vấn. Tôi nhớ làm
sao những lần chở con đi lên phi trường tiễn con đi học phương xa, trong lòng
cầu nguyện cho các con chóng thành tài..tất cả là một chuỗi thời gian đợi mong,
cầu nguyện, khuyến khích, và vỗ về bầy con. VỢ chồng tôi làm sao quên được
những lần nóng ruột hay reo vui đợi những cánh thư chấp nhận từ các trường đại
học .. .
RỒI THỜI GIAN DẦN QUA...MỘT VÙNG ĐẤT HỨA CÙNG NHỮNG ƯƠM MƠ ĐANG ĐƠM HOA KẾT TRÁI
GIA ĐÌNH TÔI CÁM ƠN VÒNG TAY BAO DUNG RỘNG MỞ CỦA ĐẤT NƯỚC HOA KỲ ĐÃ TRAO CHO NHÀ TÔI NHIỀU CƠ HỘI...
2015- con trai thứ ba Đinh Trọng Viễn Dương
ra trường Thạc Sĩ Computer Science tại Stanford University
ra trường Thạc Sĩ Computer Science tại Stanford University
...
Từng đứa
rồi từng đứa ...cho đến hôm nay 25 năm đã qua, một phần tư thế kỷ đã qua. Vợ
Chồng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhiệm vụ qua hai mươi lăm năm tròn. Những
thành tựu của năm đứa con là kết quả hạnh phúc nhất cho thời gian qua Mỹ.
Có thể là
hôm nay hay một ngày mai rất gần Vào những buổi chiều tà khi những vạt nắng
vàng còn sót lại trên sườn núi xa chúng tôi cùng hòa nhập vào hững ông bà già
chậm rãi bách bộ vừa đi họ vừa trầm mặc nhớ về quê cũ. Phương xa diệu vợi, ngày
xưa đầy ắp kỷ niệm một thời thanh xuân. Những bóng hình, những dáng người trong
quá khứ tình yêu quê hương nay còn vương đọng trong tâm hồn già cỗi.
Đó là
những cụ già gốc Việt, những người cha người mẹ đã xong nhiệm vụ hàng ngày vẫn
cố gắng rảo bước, bóng họ nghiêng nghiêng đổ theo ánh chiều. Họ vẫn gắng đếm
bước với thời gian./.
San Jose 2/8/2020
ĐHL
ĐHL
No comments:
Post a Comment