QUÊ TRUỒI
MONDAY, MARCH 23, 2015
by ĐHL
Xe dừng ngoài đường cái quan và con đường cái vô làng không xa lắm, tôi đi một lúc thì đến bến đò Xuân lai thôi. Con đường qua đình Bàn môn, tôi còn nhớ hình ảnh mấy căn nhà lợp ngói âm dương nằm im lìm sâu sau mấy cây dâu Truồi trĩu trái. Nhà ai đó còn có cả vườn chè xanh ngắt nằm trước sân nhà . Chè xanh và dâu hai thứ cây này vẩn in đậm trong trí nhớ non nớt của tôi . Cũng như sự nao nức của đứa cháu từ xa về quê nội, tất cả cảm giác xưa kia sao vẫn còn mãi trong tim .
dâu Truồi nổi tiếng ngọt
-cha mi nờ !cha mi nờ !
nưng nịu thằng cháu nội ở xa về thăm Ôn chỉ hai ba ngày là cùng . Tôi nằm im cho Ôn xoa đầu , giả bộ ngủ, một cảm giác êm dịu, trìu mến khó quên . Tôi sinh ra đời và lớn lên gần ngoại, nhưng ngày đó thì ông ngoại tôi đã mất chỉ còn mệ ngoại 'hủ hỉ' với đứa cháu ngoại đầu tiên của mệ thôi . Tôi ở xa Nội , đó là lí do cứ mỗi lần tôi vô Truồi thì cả nhà nội tôi 'cưng' tôi, tiu tít với tôi . Con chú tôi đông , ai cũng gần Ôn cả . Duy mấy anh em tôi là xa nhất. Ba tôi làm việc xa, sau hiệp định Geneve làm việc lanh quanh mấy quận của tỉnh Quảng Trị .
Sáng ngày tôi được nội tôi ưu ái cho ăn chung. Hai ôn cháu ngồi ăn bữa trưa được dọn trên cái mâm gỗ tròn , cũ , ở bộ ngựa đằng đông . Thím Luông, vợ đầu chú tôi suốt đời bên Ôn; phận dâu con ngọt ngào hiền thục . TÔi nhớ tô cá hanh' kho ám', ÔN tôi ưa ăn; ngoài ngoại tôi chẳng hề thấy kho kiểu này . Mỗi lần vô Truồi tôi lại thấy ôn tôi ăn cá hanh 'kho ám'. Cá mới mua từ chợ Lộc điền, những con cá vừa được lưới lên từ dòng sông êm ả trôi qua bến đò Xuân Lai . Tô cá kho nước trong vắt , vài lá hành nổi trên , thật đơn giản . Lúc này tôi là đứa cháu 'duy nhất' được ngồi ăn chung với Ôn . Tôi nhớ lại hình ảnh hai Ông cháu ngồi ăn chung năm đó tôi mới biết ÔN thương tôi - đứa cháu ở xa ngoài vùng địa đầu giới tuyến .
DI ẢNH ONG MỆ NỘI(1890-1972)
Một ngày trong năm 1976 khi tôi còn trong 'trại Ái tử', bạo gan làm liều cởi lốt áo tù tạm một ngày đánh liều vào Huế thăm Truồi. Chuyến đi "bất họp pháp" này chỉ 'du di' trong 1 ngày khi tôi đã có sẵn gánh cũi dấu sẵn gần trại 4 Ái tử chỉ đi Truồi ra là gánh về trại lại thôi. Sự sắp đặt nhiệm mầu nào xui cho tôi vào lại Truồi rất sớm. ÔN tôi ngồi thui thủi bên bờ xóm vắng , người đang phụ con cháu cạo đống sắn cạnh nhà để kiếm thêm mắm muối cho thím tôi. Ba tôi, chú tôi và ngay cả tôi ai cũng bị đi 'cải tạo' , kẻ bắc người nam tất cả đều 'ra đi' . Cả nhà vắng hết, tôi biết ÔN buồn lắm . Cảnh đời ly loạn, cảnh nhà ai ai cũng đổi thay theo. Hai ÔN Cháu ăn bữa trưa hôm đó. Thiếu gạo, thím tôi phải quậy thêm bột lọc thay cháo. Có ngờ đâu đó là bữa ăn cuối cùng giữa hai ÔN cháu. Sau này tôi được biết khi tôi ra 'cải tạo' tại Lòng Hồ SÔng Mực Thanh Hóa 1977 thì ông tôi mất. ÔN mất không thấy mặt hai người con trai, tức ba tôi và chú tôi, và ngay cả thằng cháu nội ở xa như tôi, cho ÔN xoa đầu như ngày đó .
THEO BA kể thì bà nội của ba là người Hoàng phái tên là Tôn Nữ Thị Tình - Hoàng gia Đệ Thất hệ tại Huế sau này sinh ra các bác ông và ông nội của chúng ta thì về Truồi . BỞi vậy người mà ông Nội chúng ta kêu là CẬU tức có họ Tôn Thất (phía ngoại của Ông Nội va ngang hang voi me cua Ong Noi )
THời Pháp, có người vào Sài Gòn lập nghiệp làm nhà máy in TÔN THẤT Lễ trong Sài Gòn giàu có vào thời đó . Do có bà con , năm 18 tuổi ba chúng ta mới vào SG vì có cậu Tôn thất Lập của ông Nội [tuc ba keu la Ong ] là nhà in Tôn thất Lập to lớn ,khá giả trong đó . Khi ba tôi vào SG thời Pháp và thời ông DIệm thì có liên lạc với O Dinh thi Luyến con của ông Nội nhưng khác mẹ của Ba và chú tôi . O Luyến có thể lớn hơn o Dinh thi Cháu vì o Luyến là vợ trước của Ôn nhưng sau này sao mà lương duyên không thành >>>
O Dinh thi Luyến có người con hồi đó là thiếu úy VNCH (anh còn nhớ ba kể lại ) . Trong gia đình ngoài Qt hồi 1960 còn giữ hình O Luyến , O ngồi bên cái bàn , áo dài chụp kiểu ảnh chân dung cho con cháu ...[ anh Phúc còn nhớ sau này cái hình đó mát rồi . ]
NHư vậy nhánh Tôn Thất theo ba kể là bà nội của ba là hoàng phái đó tức là mẹ của Ông Nội .
Giờ chắc Ái và con chú Tương ngoài Truồi có biết , phải sao lục lại cho con cháu .
[tấm hình ba tôi thời 18 tuổi vào Sài GÒn tìm cậu ông Nội tên là Tôn thất Lập hay Nhà in Tôn thất Lập nổi tiếng lớn tại Sài Gòn thời Pháp ]
Loi Ghi Chep tu Anh Em ...
1-Dinh trong Binh:
Anh Hoa Lư Đinh kể lại đúng đó, mẹ của Ông Nội (Cố Bà) người hoàng Phái, gia tộc hiện còn sống ở Truồi, ngày xưa Chú Tương còn sống thường đến dự đám giỗ. Hiện anh Tôn Thất Tánh (gọi em bằng chú, có nghĩa là ba anh Tánh cùng ngang hàng với anh em mình) đang sống ở Cam Ranh, khi ba anh Tánh còn sống Ba mình có ghé thăm, ông ta lấy chị của Đại Tướng Lê Đức Anh, khi gần chết ông ba anh Tánh tự động về Truồi một mình trong nhà không ai biết, ông đi tàu Thống Nhất nhưng ông xin lái tàu cho xuống ga Truồi, khi xuống ga ông nhờ người về làng nhắn bà con đem ông về và ông chết ở Truồi. Con cái của ông sống ở trong này nên hằng năm đám giỗ trong này, năm nào em cũng xuống dự, gặp mặt đầy đủ. Tuổi em nhỏ nhưng các vị đó vẫn gọi em là chú, con cái họ gọi em là Ôn và cháu họ gọi em là Cố.
Tôi là đứa cháu ở xa quê nội tôi nhất vì tôi sinh ra từ quê ngọai Quảng trị trước ngày hiệp định Geneve chia đôi đất nước một năm. Hình ảnh một thời bé thơ đã khắc sâu trong tiềm thức nhất là những dịp Tết cũng là ngày giỗ Cố (lớp của tôi gọi là ông CAO hàng năm đúng vào mồng 4), ba tôi thuờng đem tôi theo mỗi dịp về Truồi .
Xe dừng ngoài đường cái quan và con đường cái vô làng không xa lắm, tôi đi một lúc thì đến bến đò Xuân lai thôi. Con đường qua đình Bàn môn, tôi còn nhớ hình ảnh mấy căn nhà lợp ngói âm dương nằm im lìm sâu sau mấy cây dâu Truồi trĩu trái. Nhà ai đó còn có cả vườn chè xanh ngắt nằm trước sân nhà . Chè xanh và dâu hai thứ cây này vẩn in đậm trong trí nhớ non nớt của tôi . Cũng như sự nao nức của đứa cháu từ xa về quê nội, tất cả cảm giác xưa kia sao vẫn còn mãi trong tim .
thuở 1960s khi vô thăm ÔN, tôi hay qua ngôi đình làng Bàng Môn này rồi mới đến Xuân Lai gần sông Cảnh cũ người xưa giờ đâu thấy
dâu Truồi nổi tiếng ngọt
Theo lời ba tôi kể lại Ôn tôi ít đi đâu, suốt đời bên cạnh mệ , cạnh cái bến đò chèo qua bên kia là chợ Lộc Điền, cái chợ không bao giờ vắng mấy cái bánh bột lọc gói của mệ tôi bán đó đã mấy chục năm. Còn Ôn tôi làm ông Từ, lo huơng khói quanh năm săn sóc cho cái miếu âm hồn trong thôn xây lâu đời cạnh sông Truồi tháng ngày êm ả trôi về đầm Cầu Hai cách làng một khoảng không xa. Ôn tôi bên bà con làng xóm- người hiền từ đôn hậu nên xóm làng ai ai cũng thưong mến.
Vào thăm Truồi tôi hay được nằm ngủ cạnh ông nội trên bộ ngựa đen bóng đó. Cái đòn gỗ cứng ngắt Nội tôi lại làm gối kê đầu là hình ảnh lạ lùng đối với thằng bé như tôi . Nửa đêm, Ôn cứ xoa xoa đầu tôi
-cha mi nờ !cha mi nờ !
nưng nịu thằng cháu nội ở xa về thăm Ôn chỉ hai ba ngày là cùng . Tôi nằm im cho Ôn xoa đầu , giả bộ ngủ, một cảm giác êm dịu, trìu mến khó quên . Tôi sinh ra đời và lớn lên gần ngoại, nhưng ngày đó thì ông ngoại tôi đã mất chỉ còn mệ ngoại 'hủ hỉ' với đứa cháu ngoại đầu tiên của mệ thôi . Tôi ở xa Nội , đó là lí do cứ mỗi lần tôi vô Truồi thì cả nhà nội tôi 'cưng' tôi, tiu tít với tôi . Con chú tôi đông , ai cũng gần Ôn cả . Duy mấy anh em tôi là xa nhất. Ba tôi làm việc xa, sau hiệp định Geneve làm việc lanh quanh mấy quận của tỉnh Quảng Trị .
Sáng ngày tôi được nội tôi ưu ái cho ăn chung. Hai ôn cháu ngồi ăn bữa trưa được dọn trên cái mâm gỗ tròn , cũ , ở bộ ngựa đằng đông . Thím Luông, vợ đầu chú tôi suốt đời bên Ôn; phận dâu con ngọt ngào hiền thục . TÔi nhớ tô cá hanh' kho ám', ÔN tôi ưa ăn; ngoài ngoại tôi chẳng hề thấy kho kiểu này . Mỗi lần vô Truồi tôi lại thấy ôn tôi ăn cá hanh 'kho ám'. Cá mới mua từ chợ Lộc điền, những con cá vừa được lưới lên từ dòng sông êm ả trôi qua bến đò Xuân Lai . Tô cá kho nước trong vắt , vài lá hành nổi trên , thật đơn giản . Lúc này tôi là đứa cháu 'duy nhất' được ngồi ăn chung với Ôn . Tôi nhớ lại hình ảnh hai Ông cháu ngồi ăn chung năm đó tôi mới biết ÔN thương tôi - đứa cháu ở xa ngoài vùng địa đầu giới tuyến .
Chú Tương tôi làm xa lâu lâu mối về nhà. Mệ tôi lưng mỗi lúc mỗi còng thêm việc nhà thím Luông tôi, dâu đầu quán xuyến hết . Hình ảnh mệ tôi hè về vẫn qua lại chuyến đò ngang qua chợ Lộc Điền. Tan chợ về, cái ướm đen mệ tôi mặc, lo bột, gạo cho buỗi chợ sáng mai . Lưng Mệ cong lần theo năm tháng "gạo chợ nước sông", tảo tần nuôi sống gia đình làm tôi xúc động. Mệ tôi người Thanh Quít, Quảng ngãi, 'biền biệt ly hương' theo chồng ra tận quê Truồi xứ Huế từ những năm đầu thế kỷ hai mươi. Mệ ra đi không một lần nhắc đến quê nhà Quãng Ngãi, mù mờ trong trí nhớ tôi ngoài giọng nói của Mệ tôi thôi . Năm 1972 Mệ tôi ra đi trước ÔN tôi để thân xác lại quê chồng . Khi tôi chạy loạn đến tận Mỹ Tho , tôi lại là đứa cháu phuơng xa có được ưu tiên có 1 vé máy bay từ Sai Gòn ra về đến Xuân Lai, may thay về đến quê Truồi linh hài linh Mệ cũng sửa soạn ra cửa.
Và 1975- thời thế đổi dời - ba tôi chú tôi và ngay cả tôi cùng bao nhiêu người tất cả đều ra đi cải tạo Ôn tôi ngày ngày ngồi bên bến Xuân Lai thuơng nhớ cháu con chưa có ngày về. Biết bao gia đình trong thôn xóm cũng giống hoàn cảnh nhà ÔN, thiếu bóng đàn ông-- những cánh tay đắc lực nuôi sống gia đình. Và biết bao gia đình, phận đàn bà sau cuộc đổi dời "cánh cò lặn lội bò sông " gánh gạo nuôi chồng.
DI ẢNH ONG MỆ NỘI(1890-1972)
Một ngày trong năm 1976 khi tôi còn trong 'trại Ái tử', bạo gan làm liều cởi lốt áo tù tạm một ngày đánh liều vào Huế thăm Truồi. Chuyến đi "bất họp pháp" này chỉ 'du di' trong 1 ngày khi tôi đã có sẵn gánh cũi dấu sẵn gần trại 4 Ái tử chỉ đi Truồi ra là gánh về trại lại thôi. Sự sắp đặt nhiệm mầu nào xui cho tôi vào lại Truồi rất sớm. ÔN tôi ngồi thui thủi bên bờ xóm vắng , người đang phụ con cháu cạo đống sắn cạnh nhà để kiếm thêm mắm muối cho thím tôi. Ba tôi, chú tôi và ngay cả tôi ai cũng bị đi 'cải tạo' , kẻ bắc người nam tất cả đều 'ra đi' . Cả nhà vắng hết, tôi biết ÔN buồn lắm . Cảnh đời ly loạn, cảnh nhà ai ai cũng đổi thay theo. Hai ÔN Cháu ăn bữa trưa hôm đó. Thiếu gạo, thím tôi phải quậy thêm bột lọc thay cháo. Có ngờ đâu đó là bữa ăn cuối cùng giữa hai ÔN cháu. Sau này tôi được biết khi tôi ra 'cải tạo' tại Lòng Hồ SÔng Mực Thanh Hóa 1977 thì ông tôi mất. ÔN mất không thấy mặt hai người con trai, tức ba tôi và chú tôi, và ngay cả thằng cháu nội ở xa như tôi, cho ÔN xoa đầu như ngày đó .
Ba tôi có kể cho tôi nghe rằng, xưa ÔN trồng hai cây phượng vĩ để ghi nhớ hai người con trai là ba tôi và chú tôi. Sau này lớn lên, mỗi dịp xe chạy qua cầu Truồi , tôi hay ngó về hạ lưu nhìn tàng phượng dỏ nghiêng bóng bên sông . Cái bến đò thân thuơng, cái miếu quanh năm thâm nghiêm vắng vẻ, có tàng cây phượng vĩ che chở ấm êm, và sau hết là nhà ông mệ tôi gần đó, chỉ vài bước thôi là bến nước ngó qua cái chợ cũ có tên Lộc Điền . Sau khi có thêm cái cầu mới bắc qua sông Truồi, tầm nhìn lùm phượng vĩ đỏ ối kia lại càng rõ hơn thêm. Khi bóng ÔN vắng rồi, nhất là sau này khi ba tôi cùng chú tôi lần lựơt 'ra đi' hai cây phượng gần cả trăm năm cũng lần lượt 'nối bước đi theo ' những người 'khuất mặt' ? Lớp cháu con qua sông nay chỉ còn thấy một khoảng trống cô đơn bên bến vắng . Thời đại đổi thay, những chuyến đò ngang cùng ông lái đò nay cũng không còn . Phải chăng đò cùng theo số phận hai cây phượng vĩ , Nội tôi , ba và chú thím tôi... tất cả đều 'rũ áo trần gian'
miếu xóm Ôn tôi ,xóm Bột thôn xuân lai bến đò qua chợ Lộc Điền
Đất hẹp người đông , con cháu làng Truồi lần lựot tạ từ đất cũ vào nam lập nghiệp. Thế hệ sau này đang hi vọng một cuộc sống sung túc hơn ở phương nam . Con cháu ra đi đã để lại phía sau để bao kỷ niệm vui buồn. Thế hệ này sẽ giã từ ngọn núi Truồi, khởi nguồn cho một dòng sông êm xuôi về phía hạ lưu, những triền đất đầy hoa sim dại , mấy lũy tre nghiêng bóng trước khi trôi qua cầu đen trui trủi cùng cái chòi canh xây từ thời Pháp thuộc . Riêng tôi, đứa cháu xa quê khi nào cũng hoài niệm về Truồi hình bóng ÔN MỆ bên cái miếu thâm nghiêm cùng một bến đò u tịch.
****
ghi chú riêng
THời Pháp, có người vào Sài Gòn lập nghiệp làm nhà máy in TÔN THẤT Lễ trong Sài Gòn giàu có vào thời đó . Do có bà con , năm 18 tuổi ba chúng ta mới vào SG vì có cậu Tôn thất Lập của ông Nội [tuc ba keu la Ong ] là nhà in Tôn thất Lập to lớn ,khá giả trong đó . Khi ba tôi vào SG thời Pháp và thời ông DIệm thì có liên lạc với O Dinh thi Luyến con của ông Nội nhưng khác mẹ của Ba và chú tôi . O Luyến có thể lớn hơn o Dinh thi Cháu vì o Luyến là vợ trước của Ôn nhưng sau này sao mà lương duyên không thành >>>
O Dinh thi Luyến có người con hồi đó là thiếu úy VNCH (anh còn nhớ ba kể lại ) . Trong gia đình ngoài Qt hồi 1960 còn giữ hình O Luyến , O ngồi bên cái bàn , áo dài chụp kiểu ảnh chân dung cho con cháu ...[ anh Phúc còn nhớ sau này cái hình đó mát rồi . ]
NHư vậy nhánh Tôn Thất theo ba kể là bà nội của ba là hoàng phái đó tức là mẹ của Ông Nội .
Giờ chắc Ái và con chú Tương ngoài Truồi có biết , phải sao lục lại cho con cháu .
[tấm hình ba tôi thời 18 tuổi vào Sài GÒn tìm cậu ông Nội tên là Tôn thất Lập hay Nhà in Tôn thất Lập nổi tiếng lớn tại Sài Gòn thời Pháp ]
Loi Ghi Chep tu Anh Em ...
1-Dinh trong Binh:
Anh Hoa Lư Đinh kể lại đúng đó, mẹ của Ông Nội (Cố Bà) người hoàng Phái, gia tộc hiện còn sống ở Truồi, ngày xưa Chú Tương còn sống thường đến dự đám giỗ. Hiện anh Tôn Thất Tánh (gọi em bằng chú, có nghĩa là ba anh Tánh cùng ngang hàng với anh em mình) đang sống ở Cam Ranh, khi ba anh Tánh còn sống Ba mình có ghé thăm, ông ta lấy chị của Đại Tướng Lê Đức Anh, khi gần chết ông ba anh Tánh tự động về Truồi một mình trong nhà không ai biết, ông đi tàu Thống Nhất nhưng ông xin lái tàu cho xuống ga Truồi, khi xuống ga ông nhờ người về làng nhắn bà con đem ông về và ông chết ở Truồi. Con cái của ông sống ở trong này nên hằng năm đám giỗ trong này, năm nào em cũng xuống dự, gặp mặt đầy đủ. Tuổi em nhỏ nhưng các vị đó vẫn gọi em là chú, con cái họ gọi em là Ôn và cháu họ gọi em là Cố.
=============================================
ĐẶC SẢN QUÊ TRUỒI
(Tác giả: NGUYỄN TRƯỜNG - Nam Phổ Cần)
Kỉ niệm về làng Truồi(Sưu tầm)
Làng Truồi: bắc giáp với sân bay phú bài, Nam thì giáp với Đà nẵng. Phú lộc-TT.Huế, mãnh đất có lượng mưa nhất nước bởi đỉnh đèo Hải Vân, bán kính đồng bằng 1-3km Đông thì giáp biển và tây thì giáp với núi và Lào.
1. Sông Truồi của xứ truồi, là con sông to thứ 2 của tĩnh TT.Huế, sau sông Hương. Chảy từ nguồn ra biển và cung cấp nước thành Hồ Truồi.
2. Hồ Truồi: Hồ được xây và giữ nước ngọt và cung cấp nước ngọt cho các Huyện phía Nam TT.Huế.
3. Chè truồi, là loại chè nổi tiếng bởi được trồng trên đất phù sa của núi rừng
Xứ Truồi mít ngọt thơm dâu
Anh đi làm rễ ở lâu không về.
4. Thiền viện Trúc Lâm, ngay giữa hồ Truồi có 1 hòn đảo và được xây dựng thành Thiền viện Trúc Lâm. Ai muốn vào Thiền viện phải qua con đường thủy.
5. Phá Tam giang: Nổi tiếng cả nước bởi vì nó được bắt đầu từ đầu tỉnh TT.Huế và kết thúc vào cuối tỉnh thừa thiên huế.
6. Núi Truồi, Đỉnh Bạch Mã: cao thứ 2 Việt Nam sau Pa-xi-păng: Phải nói các bạn lên đến đỉnh Bạch Mã thì là nơi nghỉ lý tưởng và tuyệt vời, hoa lan bốn mùa.
7. Cảnh Dương: Bãi biển nối tiếng với nhiều bài hát biên thùy dương.
8. Lăng Cô: Vịnh Lăng Cô (Làng Cò) đã nối tiếng không phải bàn.
9. Chân Mây: Cảng nước sâu nhất Việt Nam, nhưng ko hiểu vì sao vẫn ít tàu cập bến.
10. Lịch sử: Phú Lộc đã có những nhà lão thành cách mạng Lê Đức Anh, Đoàn trọng Chuyến, Đoàn Mạnh Giao, Trần Xuân Giá.
(Về Truồi, tôi thấy đường sá khang trang, người dân bảo do công sức kêu gọi của ông Lê Đức Anh)
11. Khe vàng: Quê tôi đã có một thời từ năm 1985 đến 1995 khai thác vàng ngay tại sân vườn, chỉ cần đi vào rừng 1 km là có vàng….nhưng giờ nhà nước đã cấm.
12. Quê tôi có hải sản và đặt biệt là các loại nắm, bánh lọc….và mắm sò chỉ có Lăng cô mới có….
Dâu Truồi là loại trái cây đặc sản của một vùng đất phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ xưa dâu Truồi đã đi vào câu hát dân gian :
"Dâu Truồi vừa ngọt vừa thanh
Em nghiêng giỏ hái tặng anh quả này
ước gì gặp mẹ gặp thầy..."
Hay :
"Xứ Truồi ngọt mít thơm dâu
Anh đi làm rể ở lâu không về."
Từ Huế đi theo Quốc lộ1A về phía nam 25km là đến Truồi, một địa danh trù phú nhất của huyện Phú Lộc, với gần 4 vạn dân sống tập trung dọc hai bờ sông Truồi. Nhờ phù sa bồi đắp sau mỗi mùa lụt hằng năm nên vùng đất này quanh năm cây trái sum suê.
Trong nhiều loại trái cây có hương vị ngọt ngào, thơm ngon ở đây thì dâu Truồi được xem là loại trái cây đặc trưng của xứ Truồi mà khách trong nam ra, ngoài bắc vaò đều biết tiếng. Hằng năm cứ đến tháng 5 âm lịch là mùa dâu chín rộ. Trong một chùm dâu sai quả thì quả nào có điểm son là quả ngọt nhất. Vị ngọt của dâu điểm son khó so sánh được với bất cứ vị ngọt của một loại trái cây naò khác. Người ta nói, ăn quả dâu tiên xứ Truồi thì "ngậm mà nghe", nghe hết cái tinh chất của thiên nhiên chắt lọc từ một mạch đất mà tạo nên cái vị ngọt độc đáo kia. Ăn nhiều quả dâu tiên người ta thấy mát ra, và có lẽ vì thế nên thiên nhiên cho loài trái cây này chín đúng vào giữa mùa hè. Những chủ vườn dâu thường bận rộn chăm sóc lúc dâu chín, đề phòng chim chóc phá hại. Khi thu hoạch dâu cây nào, người ta hái hết cây ấy, vì nếu hái lẻ tẻ vài chùm rồi bỏ đó thì cơ hồ như đêm đến loài dơi sẽ tìm tới ăn sạch. Mùa dâu chín, con buôn kéo nhau đến ngã giá từng cây để mua sĩ rồi đem chợ bán. Đây là mặt hàng trái cây bán chạy, có lãi nên rất đắt khách. Xưa nay ở Truồi đến mùa dâu chín, quả dâu được dùng làm quà để đi thăm người thân ở xa ; học trò dùng đi thăm thầy nhân kỳ nghỉ hè ; là lễ vật cúng gia tiên nhân tết Đoan Ngọ. Và đặc biệt trong lễ ăn hỏi giữa nhà trai và nhà gái, gặp mùa dâu chín, quả dâu là lễ vật được" nhân cách hóa" theo một ý nghĩa độc đáo để hai bên su gia có thể gởi gắm nỗi lòng của nhau. Nếu nhà trai ở Truồi đi hỏi vợ vùng khác thì người ta mang theo lễ vật, trong đó có một khay dâu chín mọng để biếu nhà gái với ý nghĩa mong muốn có được cô dâu ngọt ngào, hiền thảo. Nếu nhà trai ở nơi khác hỏi vợ ở Truồi thì nhà gái chọn những quả dâu điểm son để mời nhà trai với ý nghĩa mong muốn "của ngon" này phải được người thưởng thức xứng đáng. Vì thế ở đây mới có câu hát :
"năm xưa thầy mẹ bảo em
chọn mua lấy quả dâu tiên xứ Truồi
để nhà anh tới chịu lời"
Quả dâu tiên đã đi vào đời sống tinh thần của người dân xứ Truồi như thế và đang có giá trị của loài cây đặc sản. Do đó, trong phong trào cải tạo vườn tạp để trồng những cây có giá trị kinh tế cao hiện nay, nhiều hộ gia đình mạnh dạn tìm cách nhân giống cây dâu tiên để trồng nhiều hơn trong vườn nhà mình. Hy vọng cây dâu tiên sẽ được trồng rộng khắp ở đây và quả dâu tiên xứ Truồi sẽ là mặt hàng trái cây đáp ứng càng nhiều nhu cầu ưa chuộng của khách thập phương, nhất là trong dịp hè ở các điểm tham quan du lịch trong tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHÈ TRUỒI
Nói đến thổ sản của xứ Truồi là người ta nghĩ tới hai loại cây trái đặc sản nổi tiếng xưa nay : dâu Truồi và chè Truồi. Khắp mọi miền quê đâu cũng có hai loại cây trái trên, nhưng người sành thưởng thức hương vị miệt vườn ở đất Thừa Thiên Huế bao giờ cũng kén : đã là dâu phải là dâu Truồi ; đã là chè xanh phải là chè xanh xứ Truồi mới chịu. Trái dâu tiên ở đây cho vào miệng ngọt lịm như thế nào thì ai cũng biết cả rồi. Còn hương vị bát nước chè xanh đem ra mời nhau đậm đà khó quên ra làm sao thì những ai còn xa lạ với xứ này có thể chưa biết hết.
Hồi xưa, tất cả các làng quê dưới chân núi Ấn Lãnh, dọc theo hai bờ sông Hưng Bình đều gọi làng Nam Phổ Cần là làng Truồi. Từ cái làng Truồi "gốc" ấy mà không biết từ bao giờ đã "Truồi hóa" núi Ấn sông Hưng thành núi Truồi sông Truồi và cả một vùng đất rộng người đông này thành địa danh xứ Truồi hiện nay. Giờ đây những ông già bà cả trong vùng vẫn quen gọi làng Nam Phổ Cần là làng Truồi, làng của nhiều loại cây trái, trong đó cây chè xanh được xem là cây đặc sản của một vùng đất vì hương vị độc đáo riêng biệt của nó. Và không ai lạ gì trong các buổi chợ ở đây, người mua chè thường giành mua trên tay nếu mặt hàng này từ làng Truồi đem bán. Cũng khỏi cần hỏi tới hỏi lui, chỉ nhìn qua là biết chè làng Truồi để mua rồi. Khi nâng bát nước chè xanh lên môi nhấp một ngụm, người sành điệu có thể phân biệt được đâu là chè xanh làng Truồi với các làng khác trong vùng giống nhau. Cùng là chè làng Truồi cả, thế mà phải là chè Phủ mới có hương vị độc đáo. Phủ là một khoảnh đất bằng phẳng rộng chừng 6 ha chuyên canh cây chè, tiếp giáp với đồi núi cuối làng. Người đi mua chè lứa của các chủ vườn thường chọn mua cho được chè Phủ. Đã là chè Phủ thì không chê vào đâu được. Cây chè cứ mơn mởn, sây lá đều nhau từ gốc đến ngọn chỉa lên trời. Dưới nắng sớm mai, lá chè xanh vàng đến mát mắt, làm cho những cô gái hái chè cảm thấy "sướng tay", hứng lên hò đưa tình đối đáp với nhau không biết chán là gì.
Muốn chọn lá chè để nấu uống, người làng Truồi bao giờ cũng chọn lá chè ở chính giữa vườn, nơi cây chè không bị che khuất ở trên. lá chè phải nhỏ bản, có màu vàng non, tươi mà giòn, thì nứoc chè mới cho màu sắc vàng xanh, uống vào hơi chát mà ngọt mãi nơi cổ họng.
Chọn được lá chè vừa ý rồi mà không có nước nấu vừa ý thì cũng bằng không. Nước nấu chè xanh mà dùng nước giếng có chút nhiễm phèn thì coi như bỏ. Bây giờ người ta dùng nước máy đun sôi để pha chè. Còn ngày xưa người ta cho rằng đã là chè Truồi thì phải nấu với nước sông Truồi mới "đúng điệu" của nó.. Và để có nước sông Truồi như thế, người ta phải dùng trái bầu khô, bơi ra chính giữa dòng lấy nước về. Nước nấu bằng nồi đất nung. Chè rữa sạch, vò sơ, cho vào ấm sành. Nước sôi đổ vào lắc đều, chắt bỏ nước đầu, chỉ dùng nước thứ hai. Trong ấm chè không nên thêm gừng, vì mùi gừng sẽ khử mất mùi thơm tự nhiên của chè xanh. Nước chè pha ra cái bát sành để thật nguội uống mới đã cơn khát. Hương của bát nước chè xanh làng Truồi tỏa ra thơm thơm, uống vào thấy chát chát ngọt ngọt, khiến những ai quen dùng cứ nhớ, thành "nghiện, ăn xong mà không có bát nước chè xanh là không chịu được.
Chè xanh làng Truồi lâu nay vẫn được xem là loại nước uống phổ biến đối với mọi thành phần xã hội. Từ ngoài đồng đương mùa gặt hái của nông dân đến các bếp ăn tập thể, các cuộc hội nghị đông người, các nhà hàng ăn uống, cả khách sạn hạng sang ngừơi ta cũng phục vụ nước chè xanh. Gần đây, do tiếp cận với nhiều kênh thông tin, thấy công dụng của chè xanh có khả năng chống nhiễm xạ và phòng tránh một số dạn ung thư ở người, nên chè xanh rất được nhiều người ưa dùng.
Người làng Truồi đi thăm bà con mình ở các nơi khác thường mang theo chục bó chè làm quà. Người các nơi khác đến chơi ở làng Truồi cũng thường được chủ nhà biếu"cây nhà lá vườn" ở đây đem về. Đúng như câu tục ngữ"đất có lề quê có thói" là vậy.
Cây chè, hoa chè,bát nước chè xanh đã đi vào thi ca, làm nên bản sắc văn hóa riêng của làng Truồi thì không ai ở Thừa Thiên Huế lại không biết.
MÍT TRUỒI
Nếu như dâu là một trong những món ăn được ưa thích của các bạn tuổi “teen”, thì mít lại không phân biệt lứa tuổi, từ các bạn gái thích ăn vặt đến những cụ già răng đã lung lay cũng đều thích, đặc biệt là mít Truồi. Nếu nhìn bề ngoài thì khó mà phân biệt được đâu là mít Truồi, đâu là mít Nam đông, mít Bình Điền….Chỉ khi nào cắt quả mít ra, ta thấy màu vàng rộm, múi vừa phải, hương thơm nồng nàng, thì đó gần như là mít Truồi. Và để chắc chắn hơn, ta nên ăn thử một múi. Nếu như đầu lưỡi của bạn thấy vị ngọt mát, thanh thanh, múi mít mềm mại, và hòa trộn trong đó là “nước mật” ngọt lịm thì đích thực đó là mít Truồi rồi các bạn ạ!
Cũng như những nơi khác, Truồi có hai loại mít: mít ướt và mít ráo. Mít ráo thì có mít mật, mít dừa, mít đường... Do đó có rất nhiều hương vị để bạn thưởng thức. Các cụ già răng thường hơi yếu nên rất thích ăn mít ướt vì nó mềm hơn. Khi ăn mít ướt người ta còn làm thêm chén muối ớt để tăng thêm sự đậm đà.
Ai đã từng một lần được nếm thử vị ngon ngọt của dâu, mít xứ Truồi thì chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon làm say đắm lòng người của hai loại trái cây này. Nếu có dip ghé thăm Huế vào độ tháng bảy, xin mời bạn ghé thăm làng Truồi quê tôi để khám phá và thưởng thức một hương vị đặc trưng của làng Truồi, rất lạ và không thể lẫn vào đâu được.
No comments:
Post a Comment