Monday, September 5, 2022

Ô CHÂU ÁC ĐỊA VÀ KÝ ỨC CỦA NHÀ VĂN TUỆ CHƯƠNG HOÀNG LONG HẢI VỀ CẬU VÕ CƯ (Võ đình Cư)

 


Trong cuốn Quê Ngoại viết về quê ngoại Quảng Trị của nhà văn nhà biên khảo cựu giáo sư Hoang Long Hải ông có đôi dòng nhắc đến cậu Võ đình Cư.


Bài Ô Châu Ác Địa của Tuệ Chương Hoàng Long Hải ông muốn nói đến gốc tích của tỉnh Quảng Trị thuộc về Châu Rí và trong châu Rí là châu Ô tức là Thừa thiên Huế Sau này.



Tuệ Chương từ giã phường Đệ Tứ rất sớm từ thuở ban đầu của thập niên của 1950s có nghĩa là sau kháng chiến chống Pháp 1946 trở về sau này nên ông viết nhiều về QT trong khoảng thời gian kháng chiến này.


Khoảng thời gian này là thời gian cậu Võ CƯ đi kháng chiến thuộc Trung Đoàn 95 VM. Vùng hoạt động của Trung Đoàn 95 VM từ rừng núi thượng nguồn sông Ô Lâu cho đến Ba Lòng

Cậu mợ lấy nhau cũng từ thời kháng chiến này. Cuối thời kỳ kháng chiến thì cậu Võ Cư bỏ VM cùng mợ về lại gia đình ở với Ngoại.

Người ta lầm cậu qua hình ảnh cậu là một CA thời VNCH khô khan sắt đá nhưng thực ra cậu là một con người VĂN NGHỆ. Thời phục vụ Trung Đoàn 95 cậu là một tay sáo có tiếng cậu thổi sáo rất hay và chơi đàn violin rành rọt cùng hát hay nữa...


Trong cuốn QUê Ngoại (Ô Châu Ác Địa) chính nhà văn Hoàng long Hải nhắc lại như sau...

"...Cảm cái ơn của dân chúng, Nguyễn Hoàng bèn đóng quân tại Ái Tử. Do đó, khởi thủy, chúa Nguyễn dựng đất ở phương nam, lập nên nghiệp lớn là ở Ái Tử. Ái Tử thuộc châu Ô hay châu Rí?


Để rõ hơn, tôi xin chứng minh:


Sông Ô Lâu - cách cầu Mỹ Chánh đúng 9 km về phía nam, là ranh giới hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên. Thời chiến tranh Việt Pháp 1945-54, xe thiết giáp hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên hộ tống các đoàn công-voa dân sự, tới cầu Ô-Lâu thì hai bên bàn giao cho nhau. Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, đường sá được chỉnh đốn thì ngay cầu Ô-Lâu, phía bờ nam có bảng đề ranh giới hai tỉnh. Có nghĩa là ty công chánh Quảng Trị chịu trách nhiệm chăm sóc, tu sửa cây cầu nầy. Cũng thời chiến tranh nói trên, phía thượng nguồn sông Ô-Lâu là chiến khu của Việt Minh, có ai đó, tôi không rõ tác giả, đặt bài hát như sau:


Ôi giòng Ô, vang chiều nay,

Trong khói sương buồn,

Mây chiều buông xuống,

Lau lách ven bờ, đìu hiu gió sương.

Thuyền lên chiến khu, mái chèo đưa nhanh

Lau xanh nghiêng nghiêng,

vươn mình giòng Ô…

Ôi! Giòng Ô,

Vươn mình băng qua khe suối,

Qua thác ghềnh, bọt tung sóng reo lao xao.

(Tôi chỉ nhớ có chừng đó – (6)

(6) Anh Võ Cư, nhân viên ty Công An, (anh của Võ Tử Bé và Võ Hoa, hát rất hay), ở chiến khu về, tập cho tôi hát bài hát nầy và đàn vọng cổ bằng guitar. Hồi ấy, năm 1951, tôi chưa thấy người ta đàn vọng cổ bằng đàn guitar như anh Võ Cư.

Trích Hoàng Long Hải. Quê Ngoại (Ô Châu Ác Địa)

----- (hết trích)



  Cũng nhờ bài viết này chúng ta mới biết quá khứ của cậu Võ Cư là một quá khứ văn nghệ tài năng từng phục vụ cho Việt Minh và cũng nhờ thế mà sau này cậu có số đào hoa khá nhiều chăng?


Đó là quá khứ của cậu thời Pháp Việt còn chúng ta sau này lớn lên chỉ thấy cậu là người khéo tay nữa. Những con diều trong xóm Hậu mang 3 ống sáo bay cao cũng do tay cậu làm. Thỉnh thoảng cậu cũng có lấy ống sáo tre ra thổi

Cho đến sau 1975 một quá khứ gian nan tại Xuân Sơn với nghề thợ rèn mới thấy cậu có nhiều nghề và khéo tay mới trụ nổi trong thời nghèo khó gian nan như thế...


Cho đến những ngày cuối đời của các cậu những dấu ấn hay trăng trối sau cùng mới cho biết rằng cậu và các cậu rất thương cháu ngoại

Cậu Hoa trong một buổi điện đàm cuối cùng với đứa cháu ngoại bên Mỹ nhắc lại những ngày cậu còn nhỏ về thôn Đệ Tam (gần cửa Tả) bồng trộm anh lên cho ngoại. ANh mập và nặng cậu cõng từ đó lên đến cửa Hậu


Còn cậu Cư trong lúc chịu đựng cơn bạo bệnh đau đớn vì ung thư và lần điện thoại sau cùng gắng liên lạc với anh nói lời sau chót là "...CẬU BỎ QUA TẤT CẢ"


Chỉ có anh hiểu cho người cậu sắp mất cậu muốn nói gì thôi.

Đôi dòng nhắc lại cậu Võ Cư cũng như những gì trong quá khứ chúng ta con cháu không nỡ lãng quên và nhắc lại để cùng nhau nhớ về NGOẠI


ĐHL

ps: Nhà văn Tuệ Chương là em của bác Hoàng viêt Lợi lúc ở xóm Heo là bạn cậu Võ Bé
Hùng Móm trong Mùa Hè Đỏ Lửa của nhà văn Phan nhật Nam là em trai của ông Tuệ Chương
hình: nhà văn Tuệ Chương
hình: Cậu Cư

No comments:

Post a Comment

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...