nhờ tìm được cuốn phím cũ " Con Đường GP Huế 26.3.1975" Tôi đã tìm lại được hình ảnh toán tù binh đầu tiên trong đó có bản thân mình
TOÁN TÙ BINH VNCH BỊ DẪN RA ĐÔNG HÀ LẦN ĐẦU TIÊN NGÀY 24/3/1975
(đại đội 2/ tiểu đoàn 105 Địa Phương QUân Tiểu khu Quảng Trị)
Người viết bị bắt làm tù binh sau khi tuyến Mỹ chánh bắt đầu "tan hàng" trưa 23 tháng 3 1975. Tác giả cũng là một trong 17 tù binh bị dẫn qua sông Thạch Hãn trưa ngày 24 tháng 3 năm 1975 lúc Huế chưa mất. Số tù binh đầu tiên này bị giam ở thôn An Lạc đông hà những ngày Huế và Đà nẵng trong cơn "hấp hối".
Sự thật những gì trong ký ức, người viết nhằm ghi lại những nốt thời gian kỷ niệm của đời hay rất đông người của miền nam cùng cảnh ngộ một ngày THÁNG TƯ
Hôm nay nhờ vào Internet, và tìm kiếm lại trên cuốn phim Đường Về Huế cũ tôi đã tìm ra hình ảnh của mình và đồng đội trong cuốn phim này
Thú thật với bạn đọc, trong tâm tư người viết có phần nào bồi hồi xúc động. Buổi can qua và thế gian vật đổi sao dời mới đó mà gần đúng nửa thế kỷ rồi .
===================
10 THÁNG BA 1975
Động Tiên 295 m, : Ban mê thuột MẤT tình hình chiến sự sôi động trở lại , tin tức tôi theo dõi nhờ chiếc radio nhỏ xíu nghe BBC hàng đêm
Chốt Đai Đội 2 tiểu đoàn 105 Địa Phương Quân Quảng trị án ngữ mặt trước cho BCH tiểu đoàn đang đóng trên chóp Ông Đô 265 m
Tôi trung đội 2 lại nằm tiền đồn cho đại đội đóng ngay phía trước ngó lên là động Tiên
Hàng ngày bên kia động Tiên vc núp trong lùm cây gọi qua ơi ới
- Mấy anh bảo an ơi !....
cũng cần nhắc lại chốt bên nào thì ở yên đó theo Thỏa thuận Ngưng bắn Paris
Ban đêm tôi vẫn nghe sau Động Tiên 295 m (của vc) tiếng quân xa rú và đèn dọi lên tầng mây, chứng tỏ vc di chuyển ào ạt
Tiếng xe và đèn bên kia rặng động Tiên, ánh đèn hắt lên tầng mây thấy rất rõ, tôi có báo lên đai đội 2 và tiểu đoàn 105 nhưng phản ứng thật yếu ớt , chỉ một lần trong một đêm từ tiểu khu bắn lên vài quả pháo binh chiếu lệ cho có rồi thôi
Tiểu đoàn phó, anh Đôn hay liên lạc và tiếng ông vẫn trực tiếp với tôi
-Phú Lộc còn gà cồ đang gáy chuẩn bị
Ý anh nói pháo binh dưới Diên sanh bắn lên
Tiếng vài viên đạn pháo binh bắt đầu xé gió qua chốt tôi, trong đêm nghe xèn xẹt
vài tiếng nổ vu vơ bên kia rặng núi trước mặt tôi và rồi lặng yên
15/3/1975
tiếng của đại úy Nguyễn Đôn tiểu doàn phó 105 TKQT bên đầu dây PRC 25
-Phú lộc nghe rõ trả lời
Phú lộc là ám danh của tôi
-Phú Lộc nghe Đà Lạt 5/5 ...tôi trả lời anh Đôn
(tưởng cũng cần nói rõ anh Nguyễn Đôn hiện định cư tại San Jose )
- Phú lộc yên tâm khi nào đà lạt( tức anh Đôn) cũng sẵn sàng sau lưng phú lộc nghe , nghe rõ trả lòi...
-phú lộc nhận rõ
Quái , có vấn đề gì đây, Tôi phân vân lo lắng trong lòng
Chốt trung đội 3 của tôi nằm ngoài cùng của đại đội 2 của cố Đại Úy Lê Kim Chung. ĐĐ 2 là nằm trước Động ô Do BCH của Tiểu Đoàn 105 như thế xem như là chốt của tôi nằm ngoài cùng ngó lên là Động Tiên 295 m, phía đó là của VC bên kia rặng Động Tiên theo bản đồ chính bắt đầu hướng Ba Lòng
17 tháng 3/1975 CÁI GÌ ĐẾN ĐANG ĐẾN
TÔI RẤT BẤT NGỜ NHẬN LỆNH TỪ ĐĐ 2
trung đội được lệnh nghi binh, có nghĩa giả sinh hoạt , đứng gác, đồ đạc như thế một lúc trong sáng đó như không có gì xảy ra
Rồi yên lặng rút xuống chốt, men theo giữa rừng tranh rậm để về tập trung tại đỉnh ông Đô. Chúng tôi hi vọng Những đồi tranh chập chùng hi vọng lính chúng tôi rút VC bên kia rặng động Tiên không thấy
BCH tiểu đoàn 105 khui tất cả kho lương thực dự trữ tại BCH tiểu đoàn tại đỉnh ông Đô đa số là gạo sấy phát hết cho lính
-Tất cả di chuyển bộ theo con đường sơn đạo duy nhất đi ngay và sẽ di chuyển cả trong đêm
-Trong đêm 17/3/1975 cả tiểu đoàn tạm nghỉ ngang khoảng đồi 90
-Mẹ cha ơi, thật rủi có con bò cạp từ bụi cỏ tranh nào đó leo lên ba lô làm một phát vào ngón trỏ của tôi đau điếng. Con bò cạp đớp ngay vào ngón tay bóp cò súng làm tôi đau điếng , ngón tay sưng bắt đầu sưng lên nếu bắn nhau thì làm sao bóp cò súng được ?
Nhưng may thay, cả đơn vị rút lui trong im lặng và an toàn chẳng có gì xảy ra
Ngay Đêm này tôi gặp được Thiếu tá Quang tiểu đoàn trưởng 122. Hai tiểu đoàn 105 và 122 không ngờ cùng có lệnh rút lui và gặp nhau ở điểm này.
Anh Quang là người anh người anh trong xóm Cửa Hậu Phường Đệ Tứ Nhà mệ Tý mẹ anh Q làm nghề chằm nón, anh Quang còn có người anh tên Vinh và 2 người em gái nữa. Nhà anh cùng xóm với Trần Tài bạn tôi, hắn ra trường thuộc tiểu doàn 126 đang đóng ở mạn biển, chúng tôi thì lên núi.
Nhà anh Quang nơi tôi rất gần với nhà anh. ANh Quang lúc học sinh , hồi bé rất thuơng tôi. Tôi gặp anh Quang không ngờ đây là lần cuối cùng vì sau này nghe anh chết ở Quảng NGãi
-Nghe xôn xao có một số bên tiểu đoàn 122 bạn phải bỏ xác lại trên chốt làm sao mang về?
-đơn vị đã di chuyển về gần tiểu khu Quảng trị(cầu dài Hải lăng )
vài ụ pháo binh dấu hiệu vừa rút , đất còn mới toanh
- thỉnh thoảng rời rạc vài tiếng pháo binh VC vu vơ đâu đó
- đã đến tiểu khu QT tại Diên Sanh
quốc lộ 1 chúng tôi không về huớng tiểu khu mà quẹo phải di hành theo quốc lộ 1 vào huớng Mỹ Chánh
-tiểu khu quảng trị đã di tản từ lâu , trên đường lộ nhiều đồ đạc đồng bào vứt lại chứng tỏ di tản gấp thiếu phương tiện, tôi cảm nhận một không khí ngột ngạt im lặng
Qua khỏi cầu Mỹ Chánh chúng tôi được lệnh quẹo trái men theo bờ sông về Huớng Ưu Điềm
Tất cả các tiểu đoàn Đia phương Quân tiểu khu quảng trị , 105-110-122-119-126 đều dàn theo tuyến Mỹ Chánh từ núi đến biển.
Dọc đường từ chợ Mỹ Chánh về ngang Ưu Điềm Trạch Phổ ...đồng bào ai còn ở lại đổ xô ra ngó lính chúng tôi đi qua. Người viết còn nhớ có người còn đem con gà ôm bên người đứng bên đường ra bán cho lính hi vọng có ít tiền
Hỡi ôi bà con đâu có hay lính chúng tôi chưa hề nhận lương tháng 3 / 1975. Tiểu khu QT từ Diên Sanh rút vào Huế cả tuần rồi mới cho chúng tôi trên núi RÚT? và họ còn đem cả lương hướng vào Huế (Mang Cá) rồi thì ai đem lương tháng 3 lên NÚI phát cho lính? Không biết các tiểu đoàn như 126 đóng ở mạn biển có nhận lương tháng 3/1975 không?
trọn bộ số lương tháng 3/1975 nằm trong bí mật của SĨ QUAN TÀI CHÍNH TIỂU KHU QT BIẾT? Thông thường mồng 10 hàng tháng là Tiểu KHu đã vào Quân KHu nhận Lương từ Đà Nẵng ra rồi...
Đó là lý do lính từ núi về toàn bộ không ai có đồng nào để mua bán với dân
19 tháng 3/1975
Tiểu đoàn 105 có lệnh đóng tại Làng Siêu QUần + đại đội 2
Đúng là địa danh "MUỖI SIÊU QUẦN" thành ngữ này ai đặt mà đúng dữ a?
Ruộng dân mới cấy , muỗi làng Siêu Quần này nhiều đến nỗi ban ngày đi "cầu" giữa đồng bầy muỗi nó tấn công tới tấp
- Nghe chợ Đông Ba cháy , ai đốt chẳng biết , trong Huế hoảng loạn quân nhu tiểu đoàn không mua được thức ăn tiếp tế
-tất cả lực lượng đpq của quảng trị đang nằm theo tuyến này chắc đói "phơi râu "
-phòng tuyến 2 tại Phò Trạch nhắm không cho ai rút qua tuyến này để vào phía nam?
-thế là tụi này chắc hi sinh hết ngoài này
-tiếng pháo binh từ Phong Điền dội ra vẫn nghe hàng ngày pháo binh đang rót qua bên bờ bắc sông Mỹ chánh , thế là sông Mỹ Chánh trở thành sông Thạch Hãn 1973 rồi , tôi thở dài.
NGÀY 23/3/1975
sáng sớm đại đội 2 được lệnh di chuyển , cả đại đội vượt qua cánh đồng mới cấy trơn trợt đi ngược ra huớng bắc ra huớng Trạch Phổ gần Uu Điềm xã Hải Văn
đến trưa mới trám được cho vị trí của 1 đại đội của tiểu đoàn 110 nghe đâu bị "lũng' hồi đêm
công sông Mỹ chánh nhìn rõ qua bên kia , im lìm nhưng chứa đựng bao bí ẩn sau những bờ tre kia
-ban chỉ huy đại đội đóng trong cái nhà thờ , dân đã bỏ chạy hồi hôm không thấy ai
-khoảng 2 giờ chiều lính trung đội hoảng hốt báo
-tụi nó vượt sông rồi
- nó thổi súp lê nữa ôn ơi(gọi tôi)
xạ thủ đại liên lại xách khẩu đại liên vừa nói vừa "dze" lui
tôi tức giận cho sự "chạy lui" như vậy , ngón trỏ như một phản úng bỏ vào vị trí bóp cò đột nhiên ngón tay tôi buông ra
-giao chiến chỉ một khoảng ngắn mà cả đại đội bị dồn ra giữa đồng
-trung sĩ Hài THƯỜNG VỤ ĐẠI ĐỘI cũng vừa rút ra khỏi vị trí
thôi rồi : tan hàng mau quá
hậu quả của một đội quân bị bỏ rơi, hi sinh cho 2 sư đoàn sừng sỏ rút trước và cả môt tiểu khu đang ở phía sau , cùng cái chợ Đông Ba cháy không gì tiếp tế cho lính là đây hay sao?
Cả tháng lương cho mấy tiểu đoàn ĐPQ quảng trị cũng mất tiêu?
tôi còn nhớ rõ chỉ còn 500 tháng trước còn lại ,người dân bên đường bán con gà còn sót lại tôi cũng chẳng có đủ tiền mua.
Mau quá, tiếng súp lê tiếng a ka dồn dập , sau lưng tôi tiếng ùng oàng của B 40 đuổi theo , lề ruộng mới cấy thật trơn trợt
TRẠCH PHỔ CHIỀU ĐỊNH MẠNG 23 - 3 - 1975
từ rú Uu điềm bị trói tay dẫn về lại sông Mỹ Chánh , tôi bị té mấy lần , tay bi trói nên không gượng lên được. Tên VC hình như lính chính quy lôi tôi dậy
Tội nghiệp cái chân lính quen mang giày, nay giày không có, qua mấy đám cây mắc cở đầy gai đau điếng
Giữa đường có mấy du kích đang cáng người bị thuơng đi ngược hướng với tôi. Có người bảo người lính miền bắc đang dẫn tôi, bảo bắn mẹ nó đi dẫn gì cho mệt.
Số tôi hên , người lính miền bắc vẫn chấp hành lệnh bắt giữ tù binh nên tôi vẫn được dẫn lui phía sau tức hướng sông Ô Lâu
Dọc đường tôi nghe vài tiếng pháo binh vu vơ từ Phong điền tiếp tục bắn ra, tiếng xé gió vun vút nổ đâu đó. Nhưng pháo binh bắn cho có lệ một vài quả mà thôi chẳng có gì dử dội cả.
Tôi nói thầm trong bụng
-mẹ, đại đội tan hàng từ lâu rồi bắn làm gì nữa?
Tôi đâu biết rằng phía dưới Siêu Quần cả Tiểu đoàn 105 cũng bắt đầu ...rút
THÌ RA ra đám tù binh toàn đại đội 2 chúng tôi , 17 người tất cả : 2 sĩ quan duy nhất là tôi và Ngọc hai trung đội trưởng , không có tiểu đội trưởng nào
hình ảnh trước mắt chúng tôi trong văn phòng xã Hải văn
đồ đạc tung tóe , ảnh TTthiệu thì bị xé và vứt trên nền nhà
-một người xưng là Lộc , 27 tuổi xưng là tiểu đoàn trưởng "lên lớp" chúng tôi xong một người khác xưng là chính trị viên tiểu đoàn tiếp tục" lên lớp và kể tội" chúng tôi
Tôi còn nhớ mãi tiếng nói của tiểu đoàn trưởng LỘC:
-TÔI LÀ LỘC, 27 TUỔI TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG...
CHÚNG TÔI NHẬN LỆNH MANG QUÂN TƯ TRANG GỌN NHẸ NHẤT ĐỂ ĐUỔI THEO TRÁM VÀO CHỖ CÁC ANH VỪA RÚT NHƯNG CÁC ANH RÚT ...NHANH QUÁ
Đây là những gì tôi chẳng cần phải thêm hay bớt: người Tiểu đoàn Trưởng VC tên Lộc nói đúng
Một sự rút lui ồ ạt không phải MỘT ĐƠN VỊ MỘT TIỂU KHU MÀ CẢ QUÂN KHU cả một THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC SAU KHI VÀO TÙ HAY VNCH MẤT RỒI MỚI THẤY NÓ ĐÚNG
MỘT LỆNH RÚT TỪ SÀI GÒN NHANH VÀ VÔ TRÁCH NHIỆM ĐẾN NỖI AI CŨNG NGỠ NGÀNG NHƯ NẰM MƠ
***
TOÁN TÙ BINH ĐẦU TIÊN QUA SÔNG THẠCH HÃN
Phải nói cho đúng trưa 24 /3/1975 chúng tôi 17 người là toán TÙ BINH ĐẦU TIÊN BỊ ĐƯA QUA SÔNG THẠCH HÃN
-tối đó được ăn uống , có mấy trái bính ngô đám tù binh nấu ăn xong tối được dẫn đi ngay
qua mấy khúc sông cạn người lính VC thản nhiên" trut quần" lội qua , vai vẫn đeo xuống , qua sông bận quần lại "khỏe re" thật đơn giản như du kích.
tối đó chúng tôi được dẫn ra phía Bến Đá đường lộ 1
sa’ng 24 tháng 3/75
cả toán tù binh đại đội 2 chúng tôi 17 người đang bị dẫn ra huớng Đông hà ,khoảng 2 vệ binh VC đi theo . Chặng Cầu Dài. ( trong thời gian tù chúng tôi được biết phía bên VC lính trơn tức binh nhì họ gọi là "VỆ BINH")
Từng toán du kích đi ngược huớng chúng tôi họ theo đường lộ tiến vô huớng Huế. Đồng bào lại một lần nữa chạy lui do QT đã mất
Du kích ai cũng đeo ba lô bộ đội màu xanh đầy cứng
Chúng tôi là đám tù binh đầu tiên đang bị dẫn ra huớng Bắc sau khi Quảng trị di tản
Thế là tuyến Mỹ chánh lũng rồi , tuyến Sông BỒ chắc đang nao núng thậm tệ
-Ngang khoảng gần Cầu Dài chúng tôi được lệnh nghỉ chân ,kiếm gì ăn bên các nhà hoang bên đường
-vài du kích tò mò hỏi thăm chúng tôi , có một số cho lương khô 701
họ nói:
-mừng cho mấy eng rứa là sống rồi đó
-Ba Lô họ mang nặng chịch, chúng tôi được biết toàn là cờ "giải phóng "
-lần đầu tiên tôi thấy mấy o du kích to con lục lưỡng người chắc nịch , ba lô sau vai toàn đi bộ họ ở đâu giờ đây xuất hiện lại đông thế?
hai vệ binh VC tiếp tục dẫn chúng tôi ra huớng Đông hà . Thật may họ đón được chiếc xe Molotova đang chạy ra không về lại đơn vị liền ngoắc lại xin quá giang cho khỏi đi bộ
chiếc xe này thấy dẫn tù cũng ra tay hào hiệp chịu chở chúng tôi ra Đông Hà
-Đến sông Thạch Hãn lần đầu tiên chúng tôi thấy chiếc cầu phà do công binh VC lắp nhanh để quân vận VC tiến vô Nam
-một toán thông tin CSVN qua sông . Biết là toán tù binh miền nam đầu tiên qua sông Thạch Hãn họ liền dừng lại ngay và không bỏ qua cơ hội quay clip phim đầu tiên.
Tiếng họ quay từng khuôn mặt chúng tôi khi đang xuống xe để đi bộ qua cầu phao. Tiếng máy xè xè.
Sau này khi ra tù, năm 1980 những thuớc phim đầu tiên tôi nhận ra tại Hàm tân. Tôi nhận ra mình xuất hiện trong cuốn phim ĐƯỜNG VỀ HUẾ những khuôn mặt chúng tôi toán tù binh đang cúi đầu bước, trung sĩ Hài đang băng bó ở cằm, tôi đang bận cái áo măng tô mỏng , thiếu úy Ngọc người Huế đang lầm lũi đi trong toán 17 người đó. Cả toán người không lầm vào đâu được. Tôi không ngờ thấy mình trong đám tù binh tiếc rằng không biết tìm đâu ra đoạn này trên video hiện nay? Có thể tôi phải chịu khó tìm lục lại ...
-Gần chiều , chiếc xe molotova thả chúng tôi gần Đông hà.
-Gần chợ nghe tù binh đang đi qua rất đông người dân đỏ xô ra xem coi có bà con hay không? Đồng bào họ sống Đông Hà đa số là dân kẹt lại không vô nam được sau cuộc chiến 1972 và số tù binh chúng tôi là người Quảnng trị nên họ phải bỏ chợ chạy ra xem.,
Trong số anh em tù binh này có người nhận được bà con , họ cho luôn tờ bạc bắc 10 đồng lớn màu đỏ chót , tờ bạc này là lớn nhất tại miền bắc lúc này
tối 24 tháng 3/75
chúng tôi bị đưa về thôn An Lạc Đông hà tạm giữ tại đây. Khoảng một tuần lễ tại đây lưu trú trong mấy xóm nhà dân bỏ hoang cạnh sông đông hà. TÔi và Ngọc là hai trung đội trưởng nhưng lại là hai sĩ quan duy nhất trong số tù binh dẫn ra đầu tiên tại đây. Hàng ngày hai tôi và Ngọc phải lên gặp cán bộ. Họ theo dõi tình hình chiến sự hàng ngày , Huế đang thất thủ , đang có rối loạn ở Thuận An.
Mấy cán bộ ở đây bảo tôi vào Ngọc thu băng cassette kêu gọi anh em trong Huế buông súng theotờ giấy họ viết sẵn. Tôi còn nhớ họ bảo tôi phải sữa lại một vài chữ thí dụ họ bảo xóa những chữ ...ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO THEO QUY ƯỚC TÙ BINH QUỐC TẾ mà họ bảo nói lại...ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO THEO CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG VÀ NHÂN ĐẠO 12 ĐIỂM CỦA CÁCH MẠNG
26 tháng 3
tôi nghe tin Huế mất
cán bộ VC theo tình hình từng giờ
tôi nghe tin Thuận An rộn lắm
29 tháng 3
tôi nghe tin Đà nẵng mất
Đầu tháng 4/1975
chúng tôi bị di chuyễn về trường Lai phước , cũng gần Đông hà nhưng đi về hướng Quảnng trị
-tù binh bắt đầu ra đông , chuyện ăn ở càng lúng túng , nhờ con sông Lai phước chúng tôi ra giặt giủ tắm rửa và ngủ trong trường này.
lên Ba Lòng
Ở trường Lai PHước này chưa được bao lâu thì đùng môt cái chúng tôi bị dẫn giải lên Ba Lòng
khoảng mấy trăm tù binh trong đó đa số là binh sĩ thủy quân lục chiến bị dẫn bộ theo con đường 9 đông hà Cam lộ rẽ trái lên Cùa để lên Ba lòng.
đi hai ngày thì qua đèo Ba lòng đổ dốc xuống là thung lũng Ba Lòng , có một số lán trại bỏ hoang nghe đồn là lán trại của tù binh Trung tá phạm Văn Đính có ở đây
-những ngày đi vác gạo về cho tù , những lán gạo sâu trong thung lũng BA lòng , gạo đã hư nát mấy vệ binh thuợng cộng lăm lăm AK giữ gạo. Chúng tôi tời gạo trên lưng đem về trại cũng thấy vui nhất là qua mấy con khe nước cạn trong vắt chảy ra nguồn Thạch Hãn
-Thung lũng Ba lòng lúc 7 tuổi tôi đã lên đây ở chơi. Hồi này thời ông Diệm là quận Ba Lòng hẳn hoi , ba tôi làm trưởng chi công an đóng ở đây gần bên quận , có dân cư đông đúc sinh sống , nhưng giờ này tôi là một tù binh và thung lũng này trở thành một chỗ hoang vu chốn núi rừng ,người dân xưa không biết đi đâu?
30 -4- 1975
Tin Sài Gòn thất thủ đầu hàng tại thung lũng BA lòng này được loan nhanh
11 giờ 30 : Cán bộ bỏ radio thật lớn cho tù binh nghe. Giọng phát thanh viên Hà NỘi the thé---chính quyền miền Nam chính thức sụp đổ , đại tướng Minh đã chính thức đầu hàng
-một số lính thủy quân lục chiến lại reo vui !? họ nói như vậy họ hi vọng được về nam
-chúng tôi im lìm
-thế là DẤU CHẤM HẾT !
19-5-1975
chúng tôi lại có lệnh di chuyển toàn trại qua sông tại Rà VỊnh lên lại đèo Ba lòng , về lại Cùa Cam lộ đi hai ngày đêm về lại Đông hà nhưng lại quẹo
Hú vía , không ra huớng Bắc
-chúng tôi ngang Ái tử ngược lên huớng núi mấy cây số đóng tại thôn Hiệp Khế cạnh con suối lớn lập trại ...
========================
PHẦN 2 chưa edit
21-5-1975
XÂY DỰNG TRẠi 1 ĐOÀN 74:
những cái lán CS ở trước đây bên thôn Hiệp khế chúng tôi là nhóm người đầu tiên làm cứ điêm để ngày đêm đi rừng xây dựng trại 1 trại đầu tiên của ĐOÀN 74
-tù binh cấp tá và đại úy càng lúc càng ra đông nghe đâu có trung tá võ trọng Hầu có ra ở đây
-chúng tôi đã xây dựng nên một hội trường cao lớn , nội cái cột nhất phải mười mấy người gánh từ rừng về
-khoảng cuối năm ,nghe tin anh em tù nói nhỏ với nhau phạm văn đính trong ban binh vận có về thăm trại 1 này , bận áo quần bộ đội đội mũ cối bộ đội xanh lại đeo quân hàm trung tá bên kia nữa mới lạ?
1976 : đoàn 74 băt đấu đông thành lập thêm nhiều trại
nhất là qua năm 1976 trại cồn Thiên di chuyển sát nhập vào đoàn 74 ái tử thành lập tên chung là đoàn 76 cải tạo thuộc sư đoàn 337 trực thuộc quân khu 4
Trại 1: từ cấp đại úy đến trung tá
trại 2, trại 3, trại 4 đều cấp trug úy trở xuống kể cả thuợng sĩ và trung đội trưởng nghĩa quân
trại 4 chúng tôi bên thôn xuân khê:
dặc biệt các trại đều nằm sát con suối Lai phước dẫn về dưới kia lai phuóc chỉ có trại 2 là không nằm sát con suối này thôi
thời gian này trại 4 chưa đầy đủ rau xanh chúng tôi được đi chợ Dông Hà mua rau muống ;
lội bộ ra chợ Dông Hà là dịp thỏa thích vui chơi.
anh em chỉ trỏ , Có thấy vợ Phạm văn Đính đi bán lốp xe đạp tại chợ đông hà bà ta bận áo dài hồng tha thuớt.
-hối lộ vệ binh dẫn đi mua rau một ít ,anh em được vô cửa hàng ăn cơm một suất 1 đồng bạc bắc gồm 1 tô cơm ,1 con cá nục kho , ít xào hay canh thế mà ngon nhất trên đời , bên kia có cửa hàng kem cây hợp tác mua ăn liền tại chỗ
cứ hai đứa một bao đầy rau muống gánh tà tà vô lại Ái Tử , có đứa mua được vài cặp đường đen
Rõ ràng đi chợ sướng như "đi phép"
Sau này có rau tăng gia sản xuất nên chúng tôi hết đi chợ đông hà !
[thời gian này cồn tiên đoàn 76 chưa về sáp nhập].
lội bộ ra chợ Dông Hà là dịp thỏa thích vui chơi.
anh em chỉ trỏ , Có thấy vợ Phạm văn Đính đi bán lốp xe đạp tại chợ đông hà bà ta bận áo dài hồng tha thuớt.
-hối lộ vệ binh dẫn đi mua rau một ít ,anh em được vô cửa hàng ăn cơm một suất 1 đồng bạc bắc gồm 1 tô cơm ,1 con cá nục kho , ít xào hay canh thế mà ngon nhất trên đời , bên kia có cửa hàng kem cây hợp tác mua ăn liền tại chỗ
cứ hai đứa một bao đầy rau muống gánh tà tà vô lại Ái Tử , có đứa mua được vài cặp đường đen
Rõ ràng đi chợ sướng như "đi phép"
Sau này có rau tăng gia sản xuất nên chúng tôi hết đi chợ đông hà !
[thời gian này cồn tiên đoàn 76 chưa về sáp nhập].
trại 5 : đặc biệt dành cho số chiêu hồi , xây dựng nông thôn, trung đội trưởng nghĩa quân
như vậy kể từ trong ra trại 1, trại 5, trại 4, trại 3 còn trại 2 phía bên ngoài gần thôn Ái Tử
31 THÁNG 10/ 1977
ĐÔ LƯƠNG NGHỆ AN
Đợt cao điểm nạo vét cống Ba RA Đô Lương có mặt mấy trăm người tù từ Ái Tử ra .
chúng tôi ra bằng xe lửa dành riêng cho tù. Xuống ga Diễn Châu Nghệ An đi bộ lên khoảng 50 cây số đến huyện Đô Lương miền núi phía Tây
dọc đường dân hợp tác xã đang làm lúa đổ xô ra coi chúng tôi dang đi trên đường ruộng : họ xì xầm " ngụy cũng to con đẹp trai nhỉ "
trên đường di chuyển tôi chứng kiến nhũng cái quán nhỏ bên lề ruộng ,vài nhánh chuối đu đưa , cái ống thuốc lào , dụng cụ người dân gánh nước bằng đất nung tuyệt nhiên không có kim loại
những bà già còn bận quần 1 ống gọi là xịnh như thời cha ông chúng ta thời xưa cổ . Người ta quét lá gom lại làm chất đốt , rõ nghèo.
Nạo vét lòng sông đất đá :
, thi công trong 3 tuần cho xong số lượng đã ghi trong mấy chục ngàn khối đất đá , chúng tôi làm theo lối dây chuyền , gánh đủ loại.
Tối về nằm trên nền đất ẩm lót lá và ni long , đĩa bò vô hút máu có đứa la lên không ngủ được
Có các căng tinh bán đồ ăn nhất là cam Xã Đoài rất rẽ , nhưng tù làm gì có tiền ?!
24-11- 1977
CÔNG TRƯỜNG GIẢI PHÓNG LÒNG HỒ SÔNG MỰC
chỉ nạo vét cống Ba Ra Đô Lương non 3 tuần chúng tôi lại di chuyển. Cả đoàn tù theo cánh đồng diển châu về lại đồng bằng lên xe lửa tiếp tục ra Bắc. Chúng tôi xuống ga Nông cống và đi bộ lên Như Xuân miền núi non hiễm trở nơi đây là vùng lim và trường mật cây cứng như sất nguội. Dân tộc đây đa phần là người Thái. Họ dùng trâu kéo gỗ là chính , thợ rừng làm mật ong. Biết uống trà thuốc lào v..v
Từ trại 1 đến trại 4 chúng tôi thi công mấy ngàn hecta rừng lim phải san bằng đốt sạch. Cây đốn phải sát mặt đất mới khổ , khổ nhất là đói và lạnh
Giải trí: đốt đuốc nứa băng rừng qua trại 1 để "nhai lui nhai lại " bộ phim Đến Hẹn Lại Lên , Ngày Tàn Bạo Chúa , coi xong đốt đuốc đi về ,đoàn tù đi trong đêm cũng vui
THế nhưng có thằng buồn, như trường hợp thằng Bin ch úy thắt cổ chết , đại úy Lực ăn cóc nhằm gan ngộ độc chết
Tết năm 1978 mỗi người tù có lãnh 1 phong mè xững Huế 250 gam gọi là "quà quê huơng " để "phấn đấu lao động cho tốt "?
-sự thật đau lòng số áo quần tù cả ngàn bộ cho ngày "lễ độc lập" bị "ăn mất" ? vì sau này vào lại Ái tử chúng tôi mới biết. Mỗi bộ thời giá là 15 đồng làm sao không bị cán bộ "ém dẹm" luôn chớ?
Khi mấy ngàn hecta này đốt dọn sạch , chúng tôi những tù binh này đi làm tiên cho trại vì Thanh Hóa trả tiền cho trại kể cả tiền bán gỗ cho quân khu nữa. Đối với tỉnh Thanh Hóa thì mấy trại tù này cũng là công lao động và họ còn cung cấp chất tươi là thịt heo nữa.
Nhưng đến kỳ lãnh 1 con heo về , chính trí nhớ tôi còn ghi lại ví dụ trại 4 gồm 400 tù nhân chỉ có ăn 2 chân trước và phụ phẩm trong lúc cán bộ không có lao động thì ăn 2 chân và đùi sau cọng thêm mấy ký thịt ngon. Gạo cán bộ đem đi đổi nếp về săn nai xơi chơi?
7-9- 1978
VÀO LẠI ÁI TỬ BÌNH TRỊ THIÊN
nhờ vào ghi chú vào trang sau cổ động Ba Ra Đô Lương tôi ghi lại được ngày vô lại Ái tử là ngày mồng 7 tháng 9 năm 1978
và chỉ lay hoay ít tháng thì tất cả đoàn 76 thuộc sư đoàn 337 bị giao lại cho công an tức gọi là bộ nội chính để các binh đoàn chính quy CSVN sửa soạn nhiệm vụ đánh Campuchia
thôi giã từ mấy trại Ái tử bao kỷ niệm vui buồn , giã từ những đồi sim chín mọng từng giúp cho đời mấy thằng tù khỏi thèm chất ngọt , giã từ mấy đồi tranh bạt ngàn và bao cọng rau má xanh mơn mởn hay mấy đồi rau tàu bay bạt ngàn theo gió .
23-11- 1978
BÌNH ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ
Đúng trưa 23 tháng 11 năm 1978 đoàn công voa chở cả ngàn tù từ Ái Tử vào đến Bình Điền. Hai bên đường công an áo vàng đứng đầy. Trại hai ba lớp kẽm gai dày đăc với mấy vọng gác cao chót vót.
Thôi từ đây anh em tù Ái Tử mình sẽ tiếp tục chịu đọa đày thêm một lớp tù khác :
CÔNG AN ÁO VÀNG
31 THÁNG 10/ 1977
ĐÔ LƯƠNG NGHỆ AN
tờ cổ động thi công Ty Thông Tin NGhệ Tĩnh tôi còn cất làm kỷ niệm cho đến nay [giấy này do Trần Vấn khối trưởng khối 4 trại 4 mang về và tôi xin mới có ]
Đợt cao điểm nạo vét cống Ba RA Đô Lương có mặt mấy trăm người tù từ Ái Tử ra .
chúng tôi ra bằng xe lửa dành riêng cho tù. Xuống ga Diễn Châu Nghệ An đi bộ lên khoảng 50 cây số đến huyện Đô Lương miền núi phía Tây
dọc đường dân hợp tác xã đang làm lúa đổ xô ra coi chúng tôi dang đi trên đường ruộng : họ xì xầm " ngụy cũng to con đẹp trai nhỉ "
trên đường di chuyển tôi chứng kiến nhũng cái quán nhỏ bên lề ruộng ,vài nhánh chuối đu đưa , cái ống thuốc lào , dụng cụ người dân gánh nước bằng đất nung tuyệt nhiên không có kim loại
những bà già còn bận quần 1 ống gọi là xịnh như thời cha ông chúng ta thời xưa cổ . Người ta quét lá gom lại làm chất đốt , rõ nghèo.
Nạo vét lòng sông đất đá :
, thi công trong 3 tuần cho xong số lượng đã ghi trong mấy chục ngàn khối đất đá , chúng tôi làm theo lối dây chuyền , gánh đủ loại.
Tối về nằm trên nền đất ẩm lót lá và ni long , đĩa bò vô hút máu có đứa la lên không ngủ được
Có các căng tinh bán đồ ăn nhất là cam Xã Đoài rất rẽ , nhưng tù làm gì có tiền ?!
24-11- 1977
CÔNG TRƯỜNG GIẢI PHÓNG LÒNG HỒ SÔNG MỰC
chỉ nạo vét cống Ba Ra Đô Lương non 3 tuần chúng tôi lại di chuyển. Cả đoàn tù theo cánh đồng diển châu về lại đồng bằng lên xe lửa tiếp tục ra Bắc. Chúng tôi xuống ga Nông cống và đi bộ lên Như Xuân miền núi non hiễm trở nơi đây là vùng lim và trường mật cây cứng như sất nguội. Dân tộc đây đa phần là người Thái. Họ dùng trâu kéo gỗ là chính , thợ rừng làm mật ong. Biết uống trà thuốc lào v..v
Từ trại 1 đến trại 4 chúng tôi thi công mấy ngàn hecta rừng lim phải san bằng đốt sạch. Cây đốn phải sát mặt đất mới khổ , khổ nhất là đói và lạnh
Giải trí: đốt đuốc nứa băng rừng qua trại 1 để "nhai lui nhai lại " bộ phim Đến Hẹn Lại Lên , Ngày Tàn Bạo Chúa , coi xong đốt đuốc đi về ,đoàn tù đi trong đêm cũng vui
THế nhưng có thằng buồn, như trường hợp thằng Bin ch úy thắt cổ chết , đại úy Lực ăn cóc nhằm gan ngộ độc chết
Tết năm 1978 mỗi người tù có lãnh 1 phong mè xững Huế 250 gam gọi là "quà quê huơng " để "phấn đấu lao động cho tốt "?
-sự thật đau lòng số áo quần tù cả ngàn bộ cho ngày "lễ độc lập" bị "ăn mất" ? vì sau này vào lại Ái tử chúng tôi mới biết. Mỗi bộ thời giá là 15 đồng làm sao không bị cán bộ "ém dẹm" luôn chớ?
Khi mấy ngàn hecta này đốt dọn sạch , chúng tôi những tù binh này đi làm tiên cho trại vì Thanh Hóa trả tiền cho trại kể cả tiền bán gỗ cho quân khu nữa. Đối với tỉnh Thanh Hóa thì mấy trại tù này cũng là công lao động và họ còn cung cấp chất tươi là thịt heo nữa.
Nhưng đến kỳ lãnh 1 con heo về , chính trí nhớ tôi còn ghi lại ví dụ trại 4 gồm 400 tù nhân chỉ có ăn 2 chân trước và phụ phẩm trong lúc cán bộ không có lao động thì ăn 2 chân và đùi sau cọng thêm mấy ký thịt ngon. Gạo cán bộ đem đi đổi nếp về săn nai xơi chơi?
7-9- 1978
VÀO LẠI ÁI TỬ BÌNH TRỊ THIÊN
nhờ vào ghi chú vào trang sau cổ động Ba Ra Đô Lương tôi ghi lại được ngày vô lại Ái tử là ngày mồng 7 tháng 9 năm 1978
và chỉ lay hoay ít tháng thì tất cả đoàn 76 thuộc sư đoàn 337 bị giao lại cho công an tức gọi là bộ nội chính để các binh đoàn chính quy CSVN sửa soạn nhiệm vụ đánh Campuchia
thôi giã từ mấy trại Ái tử bao kỷ niệm vui buồn , giã từ những đồi sim chín mọng từng giúp cho đời mấy thằng tù khỏi thèm chất ngọt , giã từ mấy đồi tranh bạt ngàn và bao cọng rau má xanh mơn mởn hay mấy đồi rau tàu bay bạt ngàn theo gió .
23-11- 1978
BÌNH ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ
Đúng trưa 23 tháng 11 năm 1978 đoàn công voa chở cả ngàn tù từ Ái Tử vào đến Bình Điền. Hai bên đường công an áo vàng đứng đầy. Trại hai ba lớp kẽm gai dày đăc với mấy vọng gác cao chót vót.
Thôi từ đây anh em tù Ái Tử mình sẽ tiếp tục chịu đọa đày thêm một lớp tù khác :
CÔNG AN ÁO VÀNG
ngày ngày ra vô cổng xếp hàng đếm số ,sau giờ học tập ban đêm phê bình công tác , tiếng kẽng đánh cũng đếm số trước khi đi ngủ
Đang đêm mắc tiểu , ra ngoài "dạ thưa cán bộ tui đi tiểu " , ánh sáng đèn pha quét trong đêm...
Nối tiếp với hai trại A và B số tù nhân Ai tử vào nhập thêm vào trại BÌnh điền để dệt thêm "thiên hùng ca tù hận"
edition 25/11/2022
nguồn
Tài Liệu phim "Đường Về Huế 26/3/75"
No comments:
Post a Comment