CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
Thôi đúng rồi!
Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng hay men theo. Nơi đó cũng là điểm đầu của cái rẫy mới của tôi gỗ lá khá khô. Lữa và khói bốc lên càng lúc càng cao. Ngọn lửa càng lúc càng hừng hực cháy pha lẫn tiếng nổ lốp bốp của cành lá còn tươi càng lúc càng dồn dập. Tôi chỉ còn nước tìm chỗ chiếc xe thồ kéo nó ra khỏi bụi cây, quên luôn chuyện gai góc , tìm đường thoát...
-Bọn nó đốt rồi, đúng bọn thợ săn Tân Thắng rồi!
nghề lấy dầu rái
Mối thù hằn giữa nông dân QT đi phát rẫy làm rừng gia tăng càng lúc càng cao với nhóm thợ săn kiếm nghề lấy dầu. Những cánh rừng bạt ngàn của Hàm Tân, nơi vô số cây dầu sản xuất ra loại dầu rái đi ghe và nghề làm biển đang cần. Dầu rái là thứ bôi cho ghe thuyền khỏi mục là những thứ nghề đi biển. La Gi là thị trấn biển ghe thuyền khá đông nên có nhu cầu về dầu rái. Đây là sinh kế của nhóm thợ rừng xã Tân Thắng. Họ không là người Quảng Trị, phần nhiều là con cái người Chăm dân bản địa Bình Thuận Phan Thiết bao đời nay. Thợ lấy dầu này họ không phá rừng trồng bắp lúa vốn liếng sinh nhai của họ nằm ở những cây dầu, nơi mà tự nguyện chia vùng với nhau lần lượt đi lấy dầu về bán thôi. Nghề làm rẫy đã đốt phá, chặt hạ, cưa gỗ biết bao nhiêu cây dầu? Rẫy đồng bào QT càng nhiều, đất bạch hóa càng tăng và những cây dầu, mạch sống những thợ rừng kia, cũng biến mất, và sau cùng là sự gia tăng lòng căm ghét từ những người bị mất nguồn sống.
HỌ ĐỐT RẪY NON ĐỂ TRẢ THÙ CHO CÂY DẦU BỊ MẤT
Họ đốt "rẫy non" cho bỏ ghét. Họ muốn trả thù, trong đó tôi là một nạn nhân. Dù sao, ngang đây bạn đọc chắc chưa hiểu tường tận hết sự trả thù ra sao?
Ngày hôm sau tôi lên rừng sớm để biết tình trạng rẫy mình. Bạn làm rẫy cho biết thằng Hai Chàm nó đốt rẫy của tôi chứ không ai khác. Thằng Hai Chàm ở Tân Thắng, nó "một mình một ngựa" từng thề sẽ trả thù cho cái nghề lấy dầu rái của họ bị "mất cơm". Dĩ nhiên 'thủ phạm' đốt cây dầu của những thợ lấy dầu này là người làm rẫy chứ ai vào đây nữa ?
Những vết nứt trong lòng bàn tay không có thì giờ lành hẳn. Đau lưng mỏi gối mới có một mẫu rừng mới như hôm đó. Thế mà chỉ một 'mồi lửa' thằng Hai Chàm đã trả hận và tôi là kẻ khổ đau của một sự thù hằn đến từ chén cơm manh áo.
Hai Chàm... rõ ràng tôi chỉ nghe tên chứ không hề biết mặt. Dù sao cái tên đó cũng chứng tỏ họ không là người QT mà là người sắc tộc.
Bỏ thì thuơng, vương thì tội
thế là tôi tiếp tục phải dọn sớm cái "rẫy luộc", cành ngọn cháy không hoàn toàn, nham nhở, phải tốn công gấp bốn năm lần khi dọn rẫy cháy đúng thời lúc cây cành khô róm. Đã thế, khi đã "cháy luộc" thì càng ít mun tro, như vậy đất không thể nào tốt để gieo hột được. Đó là tại sao có bạn rừng gặp rẫy bị "luộc" họ đành bỏ đi, không làm nữa.
Một mùa "thu hoạch" cái "rẫy" khổ nạn đó, tôi chỉ còn vài gánh dưa, hơn chục thúng lúa, vài ký đậu xanh ... chẳng đủ vốn -công "cơm đùm gạo bới" của vợ tôi giúp chồng vào rẫy làm rừng, bao ước vọng tính toán của hai vợ chồng nay chẳng còn chi? rồi công lao bầy em vợ tôi giúp anh rể vào rừng bỏ hột. Thế mà từ một ngọn lửa trả thù của thằng Hai Chàm Tân Thắng nên cái rẫy luộc của nhà tôi từ thiếu mun tro nên đến mùa thu hoạch chẳng có lợi lộc gì. THU HOẠCH TỪ ĐÁM ĐẤT BỊ LUỘC ĐÃ ÍT. NGÀY ĐEM CHỤC THÚNG LÚA RỪNG VỀ LẠI MƯA TO GIÓ LỚN NƯỚC LŨ DÂNG MAU. NHỚ LÀM SAO HÌNH ẢNH HAI ĐỨA EM VỢ ...CẬU LÔ CẬU LU KHÔNG NGẠI CHO MẠNG SỐNG ĐỘI TỪNG BAO LÚA LÊN ĐẦU LỘI QUA DÒNG NƯỚC CHẢY XIẾT. GIỮA DÒNG NƯỚC ĐỎ NGẦU HAI ĐỨA EM CHỈ CÒN THẤY CÁI ĐẦU LẶN HỤP VÀ BAO LÚA TRÊN ĐẦU NHẤP NHÔ VỚI DÒNG NƯỚC ÀO ÀO CHẢY... CÁM ƠN TRỜI PHẬT, QUA ĐƯỢC DÒNG LŨ TÔI VÀ MẤY NGƯỜI EM BÌNH AN VÔ SỰ. NGƯỜI ANH RỂ CHỈ MANG ĐƯỢC CÁI XE ĐẠP THỒ QUA SUỐI, THOÁT ĐƯỢC CÁI CẦU VƯỢN MỘT CỘT LẮC LƯ LÀ MAY LẮM RỒI
Thu hoạch xong. Tạm gọi là thu hoạch, một mùa rẫy nói như phần trên là "không ra cơm cháo gì", tôi vẫn lên thăm lại cái rẫy đáng buồn đó. Ngắm lại những thân cây dài thườn thượt không cháy được vẫn choán hết diện tích cái rẫy, lòng tôi buồn làm sao?
Cho đến một ngày?
Vâng đúng vậy thưa bạn đọc, cho đến một ngày đứa em vợ tôi đi 'nghĩa vụ' bên Cambodge về. Cậu nó vô nghề vô nghiệp không lương không lá chi sau ngày mãn nhiệm vụ. Trần thiên Danh đã cặm cụi cùng anh rể vào lại đám rẫy đó, cưa hết những thân cây này đốt lại thành than vụn. Hai anh em hì hục đem về bán được mớ tiền khiêm tốn do than không đẹp bằng nghề đốt than chuyên nghiệp.
***
Đót phá rẫy người khác chưa khô đó là sự 'trả thù giữa người và người' khi tranh nhau nguồn sống của rừng thiêng. Người làm rẫy ngoài đổ mồ hôi công sức mẻ rìu hư rựa còn nỗi lo nơm nớp sợ bị phá hoại bị trả thù. Những phận người tranh nhau nguồn sống từ những đám rừng thâm u nói trên. Con người còn giành giựt "quê hương" của muôn thú lại còn thêm nỗi sợ trả thù của thiên nhiên khi lo chống chọi lại sự phá hoại của thú rừng chim muông nữa. Bầy thú hoang tinh quái lắm , chúng chỉ đợi những lúc rẫy có được cái ăn là xuât hiện. Nào khỉ bẻ bắp, nào heo rừng ủi trốc sắn, khoai. Tôi kể đến sự phá hoại của mấy bầy keo xanh ,từng bầy cũng phá bắp không kém khỉ ; một bầy keo bay sà xuống thì khung cảnh chắc khác gì 'máy bay oanh tạc' ! Những trái bắp năng tròn trong phút chốc bị những cái mỏ khoắm xé toạc rách nát tơi bời trông đến 'nhức mắt , nát lòng' . Những con sóc 'bí hiểm' chẳng kém, bao trái dưa lấy hạt đến hồi chín đều bị chúng moi ăn hột .
Thế là bà con dân làng vô làm chòi coi rẫy. Đêm đêm tiếng phèng la, tiếng mõ cóc cóc, cái gì gõ được đều đem ra chòi
.
Cánh rừng tĩnh mịch ban đêm , mùa rẫy thuờng bị khuấy động từ bao âm thanh:
-huầy huầy
-ơi ơi ơi !!! cóc , cóc, phèng phèng ..
Tất cả cộng lại, tạo thành một tạp âm LẠ LÙNG MA QUÁI hay có thể là một KHÚC "NHẠC RỪNG KHUYA".
Rừng khuya, người và thú canh nhau, rình rập từng giây phút. Dù ngày hay đêm, nhất là đêm về con người phải canh chừng để giữ cho được miếng ăn. Nguồn sống giữa rừng hoang chính đó là mồ hôi hòa chen nước mắt sau bao lần cây rừng ngã gục, lửa hừng hực cháy, rồi mun tro...hình ảnh cái rẫy khốn khổ, tiếp nối hình ảnh mấy đứa em vợ lần lượt hiện về trong tâm não...cậu Danh, cậu Lô, rồi nay tiếp đến cậu LU đều lần lượt ra đi về với trời miên viễn. Những số phận hẩm hiu hay nghèo khó cùng gian nan chật vật ra sao nay mấy cậu em đều trả lại cho trần thế để về với thế giới bên kia, một thế giới không còn buồn lo sầu khổ.
Trên đồi hoang cát trắng phai mầu, cái nghĩa địa mang hai chữ CHỒM CHỒM chỉ còn vài cành mai rừng hắt hiu nở sớm đón xuân lưu hương xa xứ. Người dân Quảng Trị với kiếp lưu hương những ngày cuối đời cùng nằm bên nhau. Nơi cái nghĩa trang tha hương đó là nơi yên nghỉ của tứ thân phụ mẫu vợ chồng tôi và cũng là nơi nằm lại cuối cùng của mấy người em vợ tôi đã lần lượt ra đi và an nghỉ tại đó. Thả hồn hướng về quê hương, người viết mường tượng ra trong tiếng chim kêu chiều hay hoàng hôn tắt nắng có những số phận chia xa còn đang ngậm ngùi khi ước vọng chưa thành tuổi đời còn quá trẻ. Hôm nay có còn chăng những nỗi thở than buồn cho số phận? Những người còn lại vẫn nhớ thương cho những kiếp người nên chân thành viết ra đây những lời thương cảm.
Người viết muốn nhắm mắt lại để trí nhớ khơi lại bao hình ảnh, âm thanh ngày đó ra sao? Đúng thật, như một khúc NHẠC RỪNG quay lại, đó chính là những miếng rẫy đượm bao kỷ niệm chua cay, rơm rớm u buồn khiến mỗi lần bưng chén cơm lên, tôi càng thêm trân trọng "hạt ngoc trời ban"./.
Lâu nay chắc hẳn chúng ta thường nghe tên các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ như Harvard, Yale, John Hoppkins, Princeton, MIT, Stanford...tại vương quốc Anh như Oxford, Cambridge...
Người ta thường nghĩ chỉ có giới "quý tộc" hay "danh gia thế Phiệt" mới vào các trường này. Sự thật có phải vậy chăng?
Bài viết này, dựa trên một số kinh nghiệm cụ thể của gia đình để góp phần nào giải tỏa những thắc mắc nói trên; cũng như "vén" một vài khung cửa nào đó giúp bạn đi sâu vào Harvard University đại diện cho những đại học tư thục có tiếng đó
ĐHL
*
NẾP NGHĨ CỔ HỦ CUẢ các 'ĐẠI GIA ĐỎ' ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DANH TIẾNG HOA KỲ
logo của Đại Học Harvard : (tiếng Latin) CHÂN LÝ
Mẹ Việt bị kiện vì 1,5 triệu USD phí tư vấn cho con vào đại học Mỹ ĐẠI HỌC HARVARD LỪA BỊP HAY QUAN NIỆM CỔ HỦ MA MỊ cuảNHỮNG "ĐẠI GIA ĐỎ" TẠI VIỆT NAM? Bà mẹ Việt bị kiện ra tòa vì chưa trả hết 1,5 triệu USD phí tư vấn để con gái được nhận vào một trường đại học hàng đầu Mỹ. The Ivy Coach, một công ty tư vấn giáo dục độc lập có trụ sở ở Manhattan, New York, Mỹ, đã khởi kiện một phụ nữ Việt Nam có tên Buoi Thi Bui với cáo buộc bà này chưa trả toàn bộ 1,5 triệu USD như cam kết, New York Post đưa tin.
Đại học Harvard, một trong những trường danh tiếng mà gia đình bà Bùi Thị Bưởi muốn gửi con vào học. https://www.voatiengviet.com/a/rung-dong-vu-nguoi-viet-chi-1-trieu-ruoi-dola-cho-con-vao-truong-danh-gia-my/4255730.html Theo hồ sơ khởi kiện của Ivy Coach, một công ty tư vấn giáo dục độc lập có trụ sở ở Manhattan, bà Bùi Thị Bưởi, cư dân Hà Nội, đã cam kết trả số tiền 1,5 triệu đôla thành nhiều đợt cho công ty, với điều kiện giúp cho con gái bà là cô Vinh Ngoc Dao được nhận vào một trong các trường danh giá hàng đầu Hoa Kỳ, gồm 7 trường nội trú và 22 trường đại học, trong đó có Harvard, Princeton, và Columbia, New York Post trích dẫn đơn kiện cho biết. bà Bùi Thị Bưởi hứa trả khoản phí lớn theo từng đợt cho nữ chuyên gia Bev Taylor để người này tư vấn cho con gái Vinh Ngoc Dao nộp đơn xin học vào 7 trường nội trú và 22 trường đại học ở Mỹ, bao gồm các trường hàng đầu như Harvard, Princeton và Columbia. Tuy nhiên, bà Bui mới chỉ trả một nửa số tiền. Đơn kiện cho biết người phụ nữ Hà Nội này, cùng con gái, thuộc "tầng lớp quý tộc hàng quốc tế". Họ cùng với "lãnh đạo doanh nghiệp, những người nổ..i tiếng và những gia đình giàu có với thu nhập ròng hàng đầu thế giới" là khách hàng của công ty tư vấn The Ivy Coach. Theo thỏa thuận giữa hai bên, The Ivy Coach có nghĩa vụ "giúp con gái bị đơn được nhận vào những trường đại học danh giá nhất". Bà Bui đã đồng ý ký vào hợp đồng và cam kết trả 1,5 triệu USD dù con gái bà có đỗ hay không. The Ivy Coach giúp Vinh Ngoc Dao đỗ vào trường Solebury School ở bang Pennsylvania, một trường dự bị đại học với học phí 55.000 USD mỗi năm. Bên cạnh đó, công ty này còn giúp con gái bà Bui trong quá trình viết bài luận, phỏng vấn với trường, soạn thư giới thiệu và hướng dẫn mọi vấn đề liên quan đến quá trình xin học.,, (vn EXPRESS) + VOA) ----------------------------------------------------
Hai vợ chồng Trung Hoa từng nói chi phí cho vị cựu giáo sư Harvard 2 triệu Mỹ Kim để cho hai cậu con trai vào cho được Ivy League nhóm đại học có liên hệ với Harvard nhưng bất thành nay đâm đơn kiện Mark Zimny và công ty cố vấn Ivy League
A Chinese couple who paid a Massachusetts former professor $2.2million to get their two teenage sons into Ivy League universities are suing him for fraud after he failed to make good on his promise.
Gerald and Lily Chow from Hong Kong, agreed to provide Mark Zimny and his company, IvyAdmit, with the hefty retainer believing that he would use the money to make generous donations to schools like Harvard, Yale and Princeton on their behalf and secure their sons' places at top schools.
IVY COACH là tổ chức cố vấn hợp pháp nhằm chỉ vẽ cho đường đi nước bước cho các SINH VIÊN CÓ KHẢ NĂNG khỏi vấp váp và sai lạc trong nhu cầu muốn nhập học các trường nổi tiếng như Harvard Yale Princeton...
tiền công trả cho trợ huấn (tutor) Ivy Coach như anh Rim này lên đến 950 usd / giờ để sv có thể vào được hệ thống trường tư có tiếng IVY Schools
Quan niệm 'có tiền mua tiên cũng được' khiến các đại gia giàu có tại VN tin rằng IVY COACH có tiếng nói áp đảo và uy tín cho các "cô chiêu cậu ấm" dù học hành không ra gì cũng sẽ chễm chệ ngồi vào các trường danh tiếng này. Trước đây khoảng 5 năm hai vợ chồng giàu có Hồng Kông cũng thưa kiện IVY và một giáo sư Harvard vì đã chi đủ '2 triệu đô la" nhưng hai cậu ấm cũng chẳng vào được Harvard? Trước toà iVY và cựu giáo sư Harvard kia khai rằng 2 triệu đô la đó là tặng vật (donation) chứ không phải là lời hứa 'tiền trao cháo múc' để mua 2 cái ghế cho 2 công tử kia vào Harvard? thế là vụ án sau đó chẳng nghe gì nữa, tiền mất tật mang. Tại sao? quan niệm 'nén bạc đâm toạc tờ giấy' kia nên bỏ tại cổng các trường tư nổi tiếng nói trên. Nhất là Harvard một trường tư thục có vốn liếng hàng chuc tỷ mỹ kim (44.6 billions) và có chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ? IVY COACH là một tổ chức cố vấn hợp pháp nó cho biết tỷ lệ thu nhận của các trường nói trên từ 5.2% đối với Harvard và cao nhất là 12.5% đối với Cornell. Như vậy phải chăng IVY có 'quen biết' hay biết cách 'chạy tiền' để giúp cho ước muốn của các cha mẹ giàu có nói trên đạt 'như ý'? Chúng ta tin rằng chắc hẳn là KHÔNG. Những sinh viên nước Mỹ và nhất là nước ngoài nếu không biết các trường nói trên sàng lọc và chọn lựa theo quy cách ra sao do đó họ cần IVY 'góp ý' và hoàn toàn dựa vào CĂN BẢN của sinh viên đó là chính.
Trước đây người viết có thuật lại một kinh nghiệm của gia đình do may mắn có 2 con trai lọt vào được hai đại học tư thục thuộc loại KHÓ nói trên là Stanford (California) và Harvard (MA) nên đã bỏ công viết lại để hầu mong giúp cho những ước muốn của đồng hương của mình thành hiện thực. Đây là cơ hội cho tác giả thuật lại bài viết trước đây hầu mong bạn hữu gần xa thấy những tiêu chuẩn chọn lọc này ra sao? Bài viết lại này chủ đích là chia sẻ do người viết không muốn để cho các con em VN học giỏi nhưng mất đi cơ hội và cần gì phải TỐN CẢ TRIỆU ĐÔ LAnếu con em mình là sinh viên xuất sắc?
Vậy kinh nghiệm tác giả muốn nói là gì? Xin mời các bạn vào
Ước Mơ Harvard
by ĐHL
Đại học Harvard là viện đại học lâu đời nhất tại Mỹ. Thành Lập vào năm 1636 đươc đặt tên Harvard do người thủ hiến trẻ John Harvard, thành phố Charlestown khi mất (năm 1638) đã cống hiến hết sản nghiệp cho viện. Hiện bức tượng John Harvard đang được đặt tại Harvard Yard khuôn viên chính của Đại Học.
Khởi sự Harvard từ 9 sinh viên cho đến nay Đại Học Harvard có trên 20 ngàn sinh viên đại học, trên đại học (graduate), tiến sĩ cùng hậu tiến sĩ (post doctoral).
Có 8 đời tổng thống Hoa Kỳ xuất thân từ Harvard: John Adam ra trường vào năm 1781 là tổng thống đầu tiên cho đến tổng thống Barack Obama là tổng thống thứ 8 ra trường vào năm 1991. Hiện nay Harvard có tới 360 000 cựu sinh viên đang sống tại Hoa Kỳ và trên 190 quốc gia khắp thế giới.
Harvard là đại học tư thục có số vốn giàu có nhất lên tới 44.6 tỷ đô la (2017). Có nhiều lợi tức hơn thương hiệu Target và chỉ ít hơn tập đoàn tài chánh AIG một ít. Chi tiêu các đại học tư nhân Mỹ cho sinh viên rất cao, vd Harvard và Yale chi tiêu cho một học sinh trung bình 60,000 đô la/ năm gấp 4 lần chi tiêu chính phủ Hoa Kỳ cho một sinh viên đại học công.
Không riêng gì sinh viên Việt Nam, trên thế giới này có rất nhiều sinh viên ước mơ làm sao mình vào Đại Học Harvard. Thật ra người Mỹ chính gốc tại đây, các cộng đồng nhập cư vào Mỹ, các nước khác đều muốn có con em vào học tại trường đại học nổi tiếng này.
I – Đại Học tư thục Harvard không chỉ dành riêng cho giới giàu có, quý tộc
Cách nhìn một số giáo sư ngay tại đại học Mỹ có khi cũng có phần thiên kiến khi cho rằng ‘giai cấp giàu có” (top class) được các trường danh tiếng (prestige colleges) ưu tiên và giới nghèo thì khó lòng vào được. Nhất là cách nhìn của Á Châu thuờng cho rằng con cái của các ‘đại gia’ mới có quyền ‘chọn lựa’ Harvard hay các trường nổi tiếng khác tại Hoa kỳ như Stanford, Princeton, Yale?
Điều này nói lên những nhận định có phần thiên lệch, định kiến hay thành kiến. Dĩ nhiên những sinh viên con nhà giàu tại Mỹ với điều kiện là học hành xuất sắc cùng đáp ứng những đòi hỏi khác của trường thì vào học Harvard sẽ thuận lợi do không lo áp lực về tài chánh. Harvard, một nơi có học phí thuộc loại cao nhất nhì nước Mỹ ước tình toàn bộ cho một sinh viên mới vào năm đầu (undergraduate) niên khóa 2014 -2015 là $68,050 (cho undergraduate 4 năm đầu).
Điều này không có nghĩa là SV giàu có mới vào được đại học này. Chúng ta cũng biết rằng phần học bổng của Harvard lên tới một mức độ $46,000 cho 1 sv đủ điều kiện. Điều kiện ở đây là trường bình chọn để cho học bổng do xuất sắc chứ không phải “nghèo là có học bổng”? nếu nghèo mà không xuất sắc hay yếu về một vấn đề gì đó thì ban giám hiệu vẫn không xét cho học bổng.
II – Không chỉ là học giỏi không thôi là Harvard thu nhận
Phải chăng các học sinh xuất sắc, ngày ngày chỉ lo học không biết “trời trăng” gì cả; tiếng VN gọi là ‘mọt sách ‘ mà tiếng Anh cũng dùng bookworm để chỉ sv chỉ biết vùi đầu vào sách chẳng hề biết, chẳng cần giao tiếp gì bên ngoài. Có thể điểm tại trường trung học các sv này có thể liên tục điểm cuối năm là 4 và trên 4. nhưng điều này không khẳng định là các trường danh tiếng như Yale, Stanford, Harvard, Princeton, Chicago, Berkeley thu nhận. Có em ra trường thủ khoa khi tốt nghiệp trung học nhưng chỉ đậu ‘dự khuyết’ ở danh sách thu nhận tại Berkeley thôi. Thế thì làm gì vào được Harvards?
III – Nguyên nhân nào không được Harvard chọn?
* A. Điểm SAT quá thấp SAT là Standardized Test là khóa thi quốc gia căn bản, bắt buộc quốc cho ba môn chính Đọc- Viết -Toán để lấy chuẩn mực được thu nhận vào đại học tại Mỹ. Có mức thang từ 600 -2400 (maximum) trước 2005 và nay trụt xuống 1600 là cao nhất. ( Nếu tốt nghiệp trung học cao mà SAT quá thấp cũng khó lòng lọt vào ‘mắt xanh’ của Harvard (hay các trường tư nổi tiếng khác). Điểm chuẩn SAT sẽ phối hợp với điểm trung bình cộng GPA (grade point average) của lớp 12 để cho College Board (tạm dịch Hội Đồng tuyển Sinh Đại Học Mỹ) đánh giá năng lực của học sinh.
*B. Không có điểm cao về AP Test
AP Test là Advanced Placement Test do Collge Board tổ chức cho điểm, môn thi các học sinh tìm cách chọn. Những học sinh nào giỏi, tự tin, có thể lấy môn thi AP với những môn mình thích. AP test có điểm cao nhất cho một môn là 5.
Bằng khen của College Board cho học sinh thi AP đạt điểm 5
note: các em có thể lấy thi vài lần SAT và AP cho đến khi nào có điểm cao nhất. Từ lớp 11 trung học có thể nộp đơn thi được rồi
*C. Không có quá trình nổi bật liên tục từ lớp 9 trở lên SV có quá trình học tập chỉ nổi bật ở lớp 11 và 12 hay 12 thôi cũng khó qua mặt các sv có quá trình học xuất sắc từ lớp 9 trở lên. Vị thứ cao nhất là 4. (có trường trung học cao hơn 4.)
Trên đây là những căn bản cho một học sinh có quá trình học xuất sắc nhất tại lớp tại trường và những kết quả thi quốc gia hay tiểu bang như AP Test, SAT Test cùng các thứ khác.
IV- Học giỏi chưa hẳn lọt vào chung kết mà còn một phẩm chất quan trọng khác mà Đại Học Harvard cần đó là con người và xã hội ra sao?
Mong muốn của Harvard là đào tạo sinh viên toàn diện, đa năng hơn là ‘nổi trội’ ĐÂY LÀ PHẦN NẮM QUYẾT ĐỊNH để được chấp nhận vào Harvard. Như người viết đã trình bày, tại sao lại dùng chữ ‘con người’? đó là sự phục vụ xã hội, thiên huớng giúp ích con người của sinh viên đó. Họ không phải là những con ‘mọt sách’ mà những người biết phục vụ giúp ích và có quá trình phục vụ xã hội.
* Hãy tìm ngay công việc thiện nguyện lâu dài nào đó khi còn học tại trung học
Ngay từ lúc lớp 9 hay lớp 10 ngoài học giỏi và giỏi đều ra, phải tìm GẤP cho con cháu bạn một việc làm thiện nguyện nào lâu dài và có credit tức là có ghi nhận chính thức vào hồ sơ. Ví dụ làm thiện nguyện tại một bệnh viện, một khoa nào đó, một tuần bao nhiêu giờ, và một tháng bao nhiêu lần. Nếu có cơ sở nào chấp nhận công việc thiện nguyện lâu dài có hồ sơ và ghi nhận thì phải đi xin ngay do có thể bị chờ trên waiting list cả năm do người xin làm thiện nguyện đông.
Điều lưu ý, không phải làm “cho có làm” mà phải đặt kế hoạch làm lâu dài hai ba năm liên tục, một nơi thì càng tốt, do hồ sơ và thành tích không bị manh mún, tản mạn và có kỷ luật dù không có lương.
Các trường như Stanford, Yale, Princeton cũng chọn lựa khó khăn như thế chứ không riêng gì một mình Harvard?
-Đã hết chưa? đủ chưa?
xin trả lời bạn đọc là:
CHƯA!
Đại Học Harvard thu nhận sinh viên ra sao?
* 1 BÀI ESSAY THUỘC LOẠI HAY, CÓ KHẢ NĂNG HẤP DẪN VÓI BAN GIÁM HIỆU SẼ ĐEM TỚI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
Ngoài kết quả nổi bật tại trường, các kỳ thi SAT, AP …trong xấp hồ sơ gửi tới Harvard (hay các trường khác ) ngoài thư giới thiệu của các giáo sư, sinh viên phải có một bài essay gửi cho Harvard . Nội dung và chất lượng của bài essay này sẽ gây chú ý cho trường dẫn đường tới buổi phỏng vấn “mặt đối mặt”(face to face ). Hình thức, nội dung của bài essay góp phần khá cao cho con đường dẫn tới phỏng vấn. Người viết cũng xin nhắc lại, bài essay thành công là bài chiếm được cảm tình của ban giám hiệu để thành công đưa tới “phỏng vấn’ mà thôi chứ không phải là được thu nhận.
V – CUỘC HẸN PHỎNG VẤN RA SAO? Từ Harvard người ta sẽ chỉ định một cựu sinh viên nào đó đã ra trường và đang làm việc tại gần vùng sinh viên nộp đơn đó ở. Ví dụ có người phỏng vấn viên họ làm cho Google (Mountain View) thì sẽ hẹn con em quý vị lên ngay phòng làm việc tại Google để phỏng vấn. Có người làm tại Intel, hay các công ty tại San Jose, Santa Clara, thì họ hẹn con em quý vị lên tại công ty đó gặp gỡ chớ không đi đâu xa khác. Người ta sẽ hẹn và hỏi ý kiến cùng cho địa chỉ phù hợp với nơi cư trú của con em qúy vị.
Xin ghi chú đây là phỏng vấn cho sinh viên 4 năm đầu đại học hay còn gọi là UNDERGRADUATE thôi.
Nếu con em sau khi mãn khoá 4 năm đại học tại địa phương hay đã xong thạc sĩ (graduate) sau được Harvard kêu phỏng vấn với chương trình hậu đại học (post graduate) thì phải mua vé máy bay mà tới trường. Các trường tư khác như Yale, Princeton …cũng tương tự. Có thể con em bạn có thể bay gần cả 10 nơi trên nước Mỹ để phỏng vấn, tốn kém tiền nộp đơn và vé máy bay khá nhiều!
Chuẩn bị thời gian và tinh thần phỏng vấn ra sao?
Thời gian phỏng vấn ít nhất là 3 tiếng đồng hồ đến suốt buổi. Phải chuẩn bị tinh thần thoải mái, ung dung và chớ chủ quan và cũng đừng bi quan quá. Tinh thần lạc quan sẽ làm cho câu chuyện mạch lạc hơn.
Chú ý, các cháu chớ cho đây là một buổi thực tập làm cái gì đó, đây là hình thức giao tiếp là quan trọng. Chớ coi thường những câu chuyện vu vơ mà người phỏng vấn hỏi bạn, người ta đang ngầm xét ‘tư cách’ của bạn đó. Thái độ đối diện với phỏng vấn viên chớ nên khúm núm mà cũng đừng sỗ sàng và cũng chớ quá lo âu sợ sệt. Con người: cá tính độc lập tự tin không quá chủ quan là những phẩm chất phải toát lên trong khi được phỏng vấn.
Người viết xin nhấn mạnh với quý vị thời giờ các trường này phỏng vấn phải từ 3 giờ đồng hồ trở lên. Ăn bận vừa phải, chỉnh tề không quá diêm dúa hay không quá “thoải mái” sẽ chạm tự ái người phỏng vấn. Nhưng đừng xức dầu thơm hay tóc tai ‘bù xù’ cũng rất ‘kiêng’.
*ĐƯỢC HARVARD lên list lấy hẹn PHỎNG VẤN CHƯA HẲN LÀ ĐƯỢC THU NHẬN!
VI- BƯỚC CHỌN LỰA CUỐI CÙNG CỦA BAN GIÁM HIỆU HARVARD
bà Sally White Harty, giáo sư thâm niên trong ban xét duyệt (dean of Harvard ) đang phóng đồ xem xét bài essay của ứng sinh Harvard , 1 bài essay của sv tối thiểu phải qua 4 giáo sư đọc duyệt tại đây
*Ngang đây ĐƯỜNG VÀO HARVARD ĐÃ ĐI 90% ĐOẠN ĐƯỜNG RỒI
Tại sao lại 90% thôi?
Người viết xin đưa ra con số cụ thể để chứng dẩn: trong 5,435 ứng viên nạp đơn vào đại học y khoa Harvard khóa 2011-2015 chỉ có 845 hồ sơ được phỏng vấn hay gần 16%.Từ 16% này cuối cùng có được 165 ứng viên được nhận, tỷ lệ là 165/5,435 tức là 3%, một tỷ lệ hết sức nhỏ. Tỷ lệ thu nhận của Harvard toàn trường niên khóa 2014-2018 thu nhận 2,048 trên 34,295 đơn gửi tới tức nhỏ hơn 6% -có nghĩa là 100 sinh viên có khoảng 6 người được nhận. Chúng ta cũng không quên 34,295 đơn xin đó phải từ các sinh viên đó học lực không phải là ‘hạng xoàng”? Người viết xin thưa với các phụ huynh và các sinh viên tại sao lại 90%, và 10% không chắc ăn đó do đâu mà có? Người viết muốn nhấn mạnh 10% nằm ở sự sàng lọc, cân nhắc, tính toán , phối hợp chính sách của HARVARD nữa.
Tại sao người viết dùng ‘phối hợp chính sách ‘? đó là sự cân đối số lượng sinh viên được thu nhận phải linh động từng vùng, miền, từng sắc dân, quốc tế …nó phải phù hợp với chinh sách của trường. Vừa qua trường Harvard đã giảm bớt thu nhận sinh viên gốc Á do tỷ lệ sinh viên Á Châu đang vượt cao tại Harvard. Tương tự trường Harvard đang có chính sách gia giảm số sinh viên gốc Do Thái đang lên đông nhưng bị phê bình “yếu kém trong lãnh vực xã hội”.
Ngang đây người viết cũng nhắc lại vừa qua có một số sv gốc Á hay từ Á châu đâm đơn "kiện" Harvard do thành tích cao tại sao "không nhận". Đơn kiện có nhiều vụ nhưng không đi tới đâu? thiết nghĩ :sàng lọc, cân nhắc , tính toán , phối hợp chính sách của HARVARD nữa
Và đây cũng là QUYỀN của Harvard và tòa án Mỹ cũng không can dự được?
Bởi thế có em SV gốc Việt như trường hợp con gái của bạn người viết tuy ở Atlanta nhưng gặp vào dịp Đại Học Stanford (bắc California) "phối hợp cân bằng chính sách" thu nhận bờ tây và bờ đông nước Mỹ do đó em đã vào được Stanford khi năm đó Stanford muốn tăng số sv ở bờ Đông nước Mỹ nhiều hơn.
***
Con em quý phụ huynh hay các sinh viên nên nộp đơn trễ lắm là ngày 1 tháng Giêng tới 1 tháng Hai. Tập hồ sơ gửi cho Harvard nên có thư giới thiệu của các giáo sư dạy ban, môn của sinh viên đó. Các thư giới thiệu đó do các giáo sư tại trường trung học dán và không được mở ra (SEAL)và phải biết chắc chắn đơn nộp tới trường muốn vào chưa? Thư trả lời của trường đại học thường bắt đầu trung tuần tháng TƯ.
Rồi một ngày có nhiều lá thư từ các trường gửi về. Thường Thường bắt đầu vào hè. Nếu lá thư nhỏ bé mỏng cỡ thư thường , thì chắc chắn đây là thư ‘từ chối. Nếu có phong bì to lớn dày cộm thì chắc chắn đó là một package acceptance nghĩa là thư trả lời THU NHẬN (acceptance). LOGO của trường đại học ở góc trái phong bì to lớn kia mới là quan trọng : Yale, Harvard, Stanford, UC Berkeley . Chicago, MIT toàn là những cái logo ‘lấp lánh’, bao nhiêu công lao chuyên cần học hành, sự cổ võ của phụ huynh giờ đã được trả lời.
hồ sơ ứng sinh nếu được chấp thuận cũng song song với xét duyệt giúp đỡ tài chánh. Phó giám đốc Kathryn Vidra đang giúp ông giám đốc xét hồ sơ ứng sinh
NHỮNG BƯỚC KẾ TIẾP SAU KHI TRÚNG TUYỂN VÀO HARVARD
SAU KHI ỨNG SINH được một thông báo trúng tuyển (aceptance package), nhiều lá thư trong package này có tất cả giấy tờ liên quan đến học phí, cách thức đóng học phi và thủ tục trợ cấp tài chánh (financial aid) kèm theo. Đó là giấy tờ trả bill hàng tháng hay đơn xin học bỗng và trợ cấp tài chánh trong xấp hồ sơ này. Ngoài ra còn có giấy tờ liên quan đến chỗ ăn ở của hay là nội trú (dormitory) và vài điều khác...
Harvard sẽ gửi vé máy bay miễn phí để mời sv trúng tuyển cùng đến thăm trường cùng một ngày đã định trước (school tour).Sau đó sv này sẽ có quyết định cuối cùng có thích nghi với trường để vào học hay không?
Mùa hè năm 2009, có năm sinh viên ( năm sắc dân khác nhau trong đó có 1 VN là Đinh trọng Viễn Dương) từ California trúng tuyển trong đó được vé máy bay miễn phí đi thăm Harvard để quyết định chọn học hay không? nhưng sau này Viên chọn Stanford không chọn Harvard
Sau đó còn có rải rác có những thư từ khác gửi tới địa chỉ sv này, nếu sv này trả lời trong thời gian bao nhiêu ngày do trường ấn định là chấp nhận vào Harvard.
Đại Học Harvard có thông lệ gửi CHỨNG CHỈ THU NHẬN (Certificate of Admission) tới cho SV trúng tuyển (hình của gia đình người viết)
THU NHẬN HẬU ĐẠI HỌC CỦA HARVARD (HAY CÁC ĐẠI HỌC TƯ KHÁC) CỦA HOA KỲ RA SAO?
Các trình bày trên đó là tổng quát cho quy trình thu nhận sinh viên 4 năm đầu đại học [undergraduate] với các văn bằng B.S và B.A.
VĂN BẰNG THẠC SĨ (MASTER DEGREES) [graduate]
Sau các cuộc phỏng vấn và xét duyệt học trình 4 năm của các đại học khác của sinh viên, Harvard còn thu nhận các sinh viên muốn lấy văn bằng thạc sĩ (M.S. và M.A.).
VĂN BẰNG TIẾN SĨ (DOCTORAL DEGREES) [post graduate]
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ (master degree) dù ở trường khác hay tại bản trường, các ứng sinh phải đạt tiêu chuẩn Phỏng Vấn (pass) cùng đạt điểm đòi hỏi về các ngành mà sinh viên này muốn vào; ví dụ có điểm thi MCAT (medical college admission test) cao nếu muốn có bằng TS Y khoa(MD), LSAT (Law Standard Admission Test) cao nếu muốn vào khoa Luật và tốt nghiệp TS Luật Khoa (JD), DAT (dental admission test) nếu muốn có TS Nha Khoa (DMD) (Harvard không có TS Dược khoa)...Ngoài các điểm thi dự tranh CAO vào ngành, Harvard còn đòi hỏi các thành tích về xã hội và nhất là phải thắng (pass) trong phỏng vấn.
Các sinh viên ở xa phải tự túc mua vé máy bay tới trường để phỏng vấn, có sinh viên sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại các bang khác khá tốn kém vé máy bay đi phỏng vấn nhiều nơi, nhiều trường để phỏng vấn
***
CÁCH CHỌN TRƯỜNG CỦA THẾ HỆ VN THỨ HAI TẠI MỸ RA SAO?
Tâm lý chung của các phụ huynh thuờng thích con vào các trường nổi tiếng, nhất là tầng lớp thế hệ thứ nhất từ VN mới sang định cư tại Mỹ. Thật ra lớp trẻ dù là VN lớn lên tại Mỹ có cách nhìn khác cha mẹ về cách chọn trường.
Dĩ nhiên là con em học lực giỏi, thành tích tốt, sẽ nộp đơn vào một loạt các trường nổi tiếng tại đây. Nhưng thế hệ thứ hai VN không chọn trường theo “danh tiếng” mà theo bộ môn (major) em chọn khi vào trường này có thích hợp hay tối ưu hay không? Đây là cách nhìn và cách chọn trường của các em thế hệ lớn lên tại nước ngoài. Ví dụ Harvard có tiếng về luật và y khoa nhưng về khoa học điện toán hay toán, kỹ thuật không bằng các trường khác-vd: MIT hay Princeton.
các packages thu nhận Đinh viễn Dương gồm Stanford, Harvard, Princeton, UC irvine, UC Berkeley, UC LA ...
Có sinh viên VN vẫn có cơ hội được nhiều trường tốt nói trên thu nhận (hình trên) cùng một lúc; lúc này là lúc “các em chọn trường” chứ không phải “trưòng chọn các em”.
ví dụ 2 con trai của người viết tuy được Harvard thu nhận nhưng một đứa chọn Harvard và một lại chọn Stanford (Đinh trọng Viễn Dương muốn tốt nghiệp Thạc Sĩ (computer science) tại Đại Học Stanford California và đi làm ngay)
MONG ƯỚC CỦA TÁC GIẢ
Sau khi đọc bài này, bạn đọc sẽ hình dung cách thức chọn lựa ứng sinh của các trường đại học có tiếng tại Mỹ , ví dụ Stanford, Harvard, Yale, Princeton, MIT, John Hopkins … cũng tương tự những tiến trình gắt gao như thế. Người viết chỉ mong qua bài này quý độc giả sẽ quên câu "có tiền mua tiên cũng được" nó sẽ không áp dụng khi chúng ta mong ước con em chúng ta được ngồi vào ghế nhà trường của các đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ. Cuối cùng, người viết rất mong qua bài trình bày này, nó sẽ giúp ích phần nào cho phụ huynh và các cháu sinh viên VN tại Mỹ sẵn sàng sớm để chuẩn bị qua vài chi tiết hữu ích và kịp thời hơn để không lỡ một cơ hội nếu có ý muốn vào Đại Học Harvard hay các trường đại học danh tiếng khác tại đất nước Hoa Kỳ.
Chúc quý phụ huynh và các sinh viên Việt Nam may mắn và đạt được ước nguyện.