Saturday, October 30, 2010

VĂN: NHỚ MÙA HOA BẰNG LĂNG






Bây giờ đã là giữa mùa hè, những con đường không còn rộ màu tím hoa bằng lăng. Chỉ mới mấy năm gần đây, vùng đất La Gi ngày càng tăng dần loài hoa này. Hai bên con đường Thống Nhất, những cây bằng lăng con mới trồng nay đã vươn cao, thi nhau báo hiệu vào hè bằng màu tím của hoa, những chùm hoa rung rinh trong gió.

Cũng như bằng lăng, màu phượng đỏ cũng đã dịu dần mà thay thế bằng màu xanh tươi mát của những vòm lá được tưới bằng những trận mưa giữa mùa hè. Thật ngạc nhiên khi đứng ngắm cây phượng trong sân trường trung học Lý Thường Kiệt, màu đỏ vẫn như đang muốn thách thức với thời gian. Biết là mùa hè sắp qua đi, mùa tựu trường sắp đến rồi, mà cây phượng như muốn còn đứng đó để mà còn lưu luyến màu đỏ hoa học trò.

Hai loài hoa này có một sức quyến rủ đối với tôi thật lạ lùng. Có lẽ chúng luôn nhắc nhở đến kỉ niệm ngày xưa mà chúng tôi đã từng trải qua. Con đường chạy lên con dốc cao, xuyên tỉnh lộ Hàm Tân-Bà Rịa-Vũng Tàu vào một ngày đầu hè năm 2001, hai vợ chồng tôi chở nhau lên thăm người cậu ở Mỹ về. Cậu tôi biết mình mang căn bệnh ung thư nên về Việt Nam , để sống những ngày cuối đời trên mảnh đất quê hương. Dọc đường, tôi cứ ngắm mãi sắc màu phối hợp hài hòa của hoa phượng, hoa bằng lăng và màu xanh của những vòm lá. Một màu đỏ có sức sống mãnh liệt, còn màu tim tím như nỗi buồn phảng phất, trầm lắng. Tôi cứ bảo anh rằng quê mình không trồng hoa bằng lăng nhiều như ở đây. Đất đai vùng này tốt quá, cứ nhìn màu đỏ của đất và màu xanh mượt mà của cây lá là thấy rõ, không như vùng đất cát bạc màu của Hàm Tân. Một bên là biển, một bên là rừng thật trù phú. Một mảng rừng sinh thái chạy dọc theo con đường đi, nó được bao quanh bằng hàng rào lưới thép. Với vẻ hoang vu như thế gây nên một cảm giác bất an, khi chạy qua đây, chúng tôi tự nhủ phải trở về trước khi trời chiều tối, khi còn người qua lại trên quãng đường này. Đất Bà Rịa-Vũng Tàu là đất lành như thế nên người dân tứ xứ đổ về, sống tập trung đông đúc. Ba Tô với con đường chính, rộng thênh thang, hai bên trồng hai hàng cây xanh, nào nhà cửa, phố sá sầm uất. Từ ngã rẽ, chạy vào một đỗi, chúng tôi bắt gặp những khu rừng cao su ven đường đang độ lớn và đã được cạo mủ. Màu đất đỏ tràn ngập cả đường đi, màu đỏ như chu sa cứ quyện vào những hàng cây xanh thẫm chạy dài sâu hun hút. Nông trường cao su Hòa Bình, một địa danh quen thuộc của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nơi người dân mới đến khai hoang, lập nghiệp. Ngày xưa, thời kì Pháp thuộc, người dân mộ phu từ xứ miền Bắc, miền Trung vào Nam trồng cây cao su, để lại biết bao bài thơ ca thán về quãng đời cơ cực, nhưng hôm nay, có ai bảo nghề này còn cực khổ! Những công nhân nông trường nay đã có cơ ngơi khang trang, nhà cửa, làng xóm quần tụ bên nhau. Tôi có một lần đến nông trường Cù Bị. Trước vẻ đẹp của khung cảnh nông trường, tôi rất đỗi ngạc nhiên. Khi xe chạy qua những cánh rừng cao su, tôi cứ tưởng mình đang trên đường đèo lên Đà Lạt. Cũng là

những rừng cây trên mảnh đất đồi thoai thoải, trên con đường dẫn vào nông trường vào buổi sáng tiết trời se lạnh không có ánh nắng lọt qua.


cậu trở về với cội nguồn Quảng Trị / hinh nam 1969: trước cổng thành cổ- Cửa Hậu- đường Lê văn Duyệt


Buổi hôm ấy, tôi về thăm cậu. Xe chúng tôi chạy xuống một con dốc cao, dài và ngoằn ngoèo. Đến Xuân Sơn, nơi gia đình cậu tôi đang sinh sống. Cậu tôi có vẻ già hẳn. Những năm tháng sau này, cậu tôi cầm cự với cơn bệnh đang gặm nhấm vào cơ thể, những cơn đau đớn mà cậu tôi phải cố gắng chịu đựng.

Cũng trên con đường này, vào buổi sáng mùa hè năm sau, chúng tôi một lần nữa lên đây để đưa tiễn cậu . Cậu tôi đã ra đi mãi mãi, không ở trên đất khách quê người mà cậu trở về với cội nguồn. Xuân Sơn là quê mới, là quê hương của gia đình cậu tôi, sau ngày xa Quảng Trị.

Con đường tôi đi qua mang hình ảnh những hàng cây bằng lăng nở rộ, tím phất phơ , chạy dài như nỗi buồn man mát; mùa phượng hồng cũng dần dà như thúc dục gọi hè, sợ hè sắp qua đi. Ôi sao những mùa hè gắn với tôi biết bao kỉ niệm buồn!

VĂN: Mùa bão muộn




Năm nay, mùa mưa đến chậm tức là báo trước một mùa mưa bão cuối mùa sẽ đến muộn. Đến muộn không có nghĩa là những cơn bão sẽ ít đi và mức độ nguy hiểm, sự tàn phá sẽ ít hơn!

Sông Dinh là một nhánh của sông La Ngà, dòng sông này thường ngày vẫn hiền hòa, chảy xuôi dòng về cửa biển gần cầu Tân Lý, đổ ra biển Đồi Dương, Tân Long. Vào đầu tháng ba, tháng tư hằng năm, ven làng Phước An, nơi sông Dinh chảy ngang qua, có một quãng dòng sông nước cạn khô, lộ ra từng hàng đá cuội, to nhỏ đủ hình thù, người ta có thể lội qua được bờ bên kia. Những lúc này, mấy đứa trẻ chăn bò rủ nhau đi bắt cá. Chúng tha hồ vin những cành cây lòa xòa sát bờ sông, để mà chơi đùa, tắm mát. Người dân gọi đây là Suối Tiên và hay chọn làm địa điểm để dã ngoại, tránh nắng, những cơn nắng vào đầu mùa hè thường rất là oi bức. Mấy đứa trẻ trong xóm cũng đã nhiều lần kéo nhau qua cầu Phước An để đi hái ổi; bao nhiêu cây ổi mọc hoang ven sông là chúng vin xuống hái, bỏ đầy túi áo, túi quần mang về nhà, mặc dù ăn không được, mặc cho bị trận la mắng của người lớn. Xa hơn một đỗi, có một đôi chỗ sâu quá đầu người, đây cũng là mối nguy hiểm luôn luôn rình rập. Thằng Đăng, mấy đứa trẻ hay gọi nó là “Đăng heo”, có lẽ vì nó mập mạp hơn so với mấy đứa khác. Thằng Đăng, sau một chuyến đi chăn bò, không bao giờ trở về nữa, vì nó đã bị ngã xuống hố nước sâu, bạn bè không thể nào cứu kịp. Tôi không thể quên được ánh mắt thẩn thờ, nỗi đau của người mẹ mất con…

Dòng sông không phải bao giờ cũng hiền hòa như thế!

Mùa mưa lại trở về và càng về sau ngày càng hung hãn hơn, ví như bao nhiêu nước mưa đổ từ trên nguồn, cây rừng không giữ nỗi đã tuôn ào ạt về biển. Một trận mưa bất ngờ cuối mùa năm 1999 đã gây nên trận lũ quét kinh hoàng.

Mưa mấy ngày đâu trên nguồn Đức Linh, Tánh Linh. Bầu trời cứ âm u, mây đen giăng kín, không thấy đâu là ánh nắng mặt trời. Rồi mưa đột ngột đổ về, càng lúc càng to dần, mưa không ngớt, mưa ngày càng nặng hạt.

Buổi sáng, người ta vẫn đi làm, người lớn, trẻ nhỏ đều qua bên kia cầu, đi vào sâu trong rẩy. Họ trồng trọt, có kẻ lập trại để chăn nuôi bò, heo, gà và làm nhà tạm ở trong đó. Rất đông người đánh xe bò, đi vào ngày càng xa hơn. Họ làm nghề đẽo đá, từng khối đá to được đẽo thành viên khá vuông vắn về bán cho chủ thầu hoặc chất đống trước sân nhà chờ xe đến chở. Đây trở thành nghề chính cho người dân Tân Tạo và Phước Bình, kể từ khi đất đai cạn chất màu mỡ, không còn cho họ những vụ mùa thu hoạch tốt như trước đây. Những người phụ nữ theo vào bãi đá, họ ráng sức, dùng búa để đập những tảng đá thành đá nhỏ kích cỡ bốn sáu. Mấy đứa trẻ cũng theo vào trại để chăn bò. Vào mùa hè, công việc học hành chúng để sang một bên, phụ việc cho ba mẹ để kiếm tiền lo cho năm học mới. Dù vất vả nhưng vẫn thấy chúng thật hồn nhiên, khi nào cũng thấy đùa nghịch, chạy rượt đuổi loăng quăng trên đường. Theo sau mấy chiếc xe là những con bò bước đi chậm rãi. Ngày qua ngày, cuộc sống trầm lặng cứ thế tiếp diễn. ..

Mãi đến trưa, trận mưa vẫn chưa dứt. Người ta có vẻ lo lắng khi dòng nước trên sông tuôn về quá nhanh. Lũ rồi, bà con ơi! Chẳng mấy chốc, nước đỏ ngầu sủi bọt, réo sùng sục, kéo về làm ngã rạp các bụi cây hai bên bờ. Một số người bên kia sông lo xa, nhanh chân trở về. Ngôi nhà nằm lẻ loi gần chân cầu thoáng chốc đã bị dòng nước nhấn chìm. Vẫn còn một người đàn bà trong ngôi nhà đó. Cây cầu gỗ khá vững chắc nay đã nằm trong biển nước. Vậy là còn nhiều người kẹt bên kia sông không trở về bên này sông kịp rồi. Mấy chiếc ca nô của huyện đã nhanh chóng lên đường, chạy ngược với dòng nước lũ cuồn cuộn. Họ tìm cách cứu người đàn bà còn trong ngôi nhà ở sát chân cầu kia. Nước lên nhanh quá, không ai trở tay kịp. Cứu được bà ta cũng rất vất vả, mấy người cứu hộ phải tìm đủ mọi cách, quăng dây vào cho đụng nóc nhà; còn người đàn bà ngồi lấp lửng trên nóc nhà, hai tay bám vào cây gỗ, đang còn run lẩy bẩy vì lạnh. Dòng nước xoáy mạnh cứ dạt sợi dây ra rất khó nhọc. Cuối cùng, họ cũng đã quăng được sợi dây, tìm cách áp sát chiếc thuyền máy để cứu được bà. Khi ca nô trở vào bờ, mọi người dân ai cũng thở phào nhẹ nhỏm, họ reo mừng. May có đội cứu hộ đến cứu kịp chứ không thì bà cũng bị nước lũ cuốn trôi ra biển. Mọi người xúm xít xung quanh, mang chăn ủ ấm cho bà. Trời cũng về chiều, rồi tối dần, hi vọng còn quá mỏng manh. Biết bao giờ trời mới hết mưa, nước rút để bà con bên kia sông trở về nhà đây? Những người thân nhấp nha nhấp nhỏm, lòng nóng như lửa đốt, họ lo lắng vì còn người thân kẹt lại bên kia bờ sông. Chỉ qua một đêm, sáng hôm sau, mọi người thức dậy sớm chạy ra xem cầu . Nước đã tràn lên cả mấy nhà đầu xóm, chiếc cầu gỗ đã bị cuốn phăng đi mất rồi, nó trôi dạt về đâu dưới đó. Cả cây cầu sắt và chiếc cầu xây vững chắc như cầu Tân Lý cũng bị dòng lũ hung tợn cuốn phăng đi mất. Mấy ngôi nhà gần cầu Tân Lý cũng đã bị sập đổ cả xuống lòng sông. Nước lũ đã làm gãy cầu Tân Lý, cắt đứt bên này và bên kia bờ sông, nơi cuối dòng sông Dinh, trước khi đổ ra biển Đồi Dương.

Trên đường về La Gi, nước tràn lênh láng qua đường lộ, ngập bạc trắng cả cánh đồng Tân Thiện. Một sự tàn phá thật khủng khiếp. Máy bay lên thẳng bay đi tiếp tế, cứu trợ cho những người còn kẹt lại tối hôm qua. Trên máy bay, người ta thả mì tôm, vài thứ đồ ăn liền, nước uống xuống. Đợi bao giờ nước sông rút bớt, họ mới tìm cách trở về nhà, đó là điều mong mỏi duy nhất của những người còn bên kia bờ sông.

Rồi dòng nước hung hãn kia cũng nguôi dần cơn thịnh nộ, bao nhiêu nước đã đổ dồn ra biển Đông. Không còn chiếc cầu gỗ bắc qua sông, họ tìm cách qua về bằng cách đu trên mấy sợi dây cáp treo nối từ bên này bờ qua bên kia bờ. Đã một tháng trôi qua, phương tiện đi lại của người dân vẫn bằng cách ấy trong lúc chờ nhà nước bắc lại chiếc cầu. Chiếc cầu thường ngày là huyết mạch cho bao người dân, giờ đây họ lại càng nóng lòng chờ đợi cầu nối lại hai bờ. Cũng một buổi chiều ảm đạm, tin tức người ta lan nhanh: thằng Tiến, con trai bà Đợi, hàng xóm nhà tôi, trong lúc vượt qua sông để về, đã bị dòng nước cuốn đi mất. Thôn xóm xôn xao cả lên vì tin dữ này. Bà con thay nhau đi dọc theo bờ sông để tìm. Ngay cả ngày hôm sau vẫn chưa tìm ra người. Tính từ quãng sông này ra đến biển độ chừng gần mười km, họ sợ trôi mất xác ra biển là không còn cơ hội. May thay, sáng sớm hôm sau, người dân ở xóm chài Tân Long bắt gặp được thi thể thằng Tiến tấp vào cồn cát ven bờ.

Đám tang nó thật ảm đạm. Cứ ngỡ rằng lũ quét đã qua đi, không còn gì nguy hiểm, nhưng phút chốc sơ sẩy là tai họa giáng xuống. Nếu như nó chịu khó đi về xa hơn bằng con đường vòng, không liều lĩnh như vậy thì đâu có chuyện xảy ra. Con nước hiền hòa nhưng cũng có lúc thật sự hung dữ…

Ai cũng bảo xứ Hàm Tân là vùng đất ít bị những cơn bão cuối mùa ghé qua. Thường là miền Nam ít bị bão lũ như miền Trung, nhưng có khi cũng phải hứng chịu cảnh thiên tai như cơn bão số 5 năm 1997 ở Kiên Giang.

Năm 2006, sau một vài tuần nhập học, vào đầu năm học mới, nghe tin bão về, dự báo sẽ trực tiếp vào Bình Thuận, đổ bộ ngay Hàm Tân, làm ai cũng phấp phỏng lo sợ. Từ buổi sáng, nhà trường đã đóng cửa, cho tất cả học sinh nghỉ học. Ngay chiều hôm đó, tôi vào chở mẹ ra nhà mình, để có gì thì cũng có thể bảo vệ, lo lắng cho mẹ già. Trời tối dần, không gian im ắng lạ thường, càng về đêm thì tiết trời có vẻ oi bức hơn. Theo dự báo thì khuya nay, cơn bão sẽ vào đến đất liền. Hơn 12 giờ khuya, bão thật sự đến rồi. Gió bắt đầu nổi mạnh hơn. Tôi đứng trong nhà nhìn qua khung cửa kính, thấy cây cối bắt đầu lay động mạnh hẳn lên. Mưa ập đến. Những cành cây nghiêng ngã. Mưa kèm theo những tia chớp liên tục xé ngang bầu trời. Trong nhà không ai dám ngủ, cứ đứng ở cửa, lo lắng nhìn ra ngoài đường. Thời gian đêm nay sẽ trôi qua chậm chạp, nặng nề. Không biết chừng cơn bão này sẽ tàn phá những đâu, nhà mình có thoát khỏi không? Ngoài trời, mưa gió vẫn tung hoành. Ngôi nhà này mới được xây khoảng vài tháng, có vẻ vững chắc hơn trước sức mạnh của gió. Cũng may bão đi qua vùng này không mạnh. Chúng tôi cầu mong sao cho an lành, mong trời mau sáng. Rồi gió cũng giảm dần. Khoảng gần sáng thì trời chỉ còn mưa lất phất.

Trời sáng, ai cũng đổ ra đường xem cơn bão đã tàn phá những nơi nào. Vậy là tâm bão đi thẳng vào Bà Rịa-Vũng tàu, còn Hàm Tân nó chỉ đi lướt qua. Tuy thế mà dọc đường ven biển cũng biết bao nhiêu ngôi nhà trốc mái, cây cối đổ ngỗn ngang.

Bây giờ vào cuối tháng Mười, cũng là mùa bão, những cơn bão đến muộn, kèm theo mưa to, gây lũ lụt ở miền Trung. Tôi thấy những hình ảnh thương tâm của đồng bào xứ mình, mà thấy đau lòng. Tại sao dân mình cứ mãi chịu cảnh thiên tai. Bao nhiêu của cải, dè xẻn bấy lâu đã bị trôi theo dòng nước. Giữa biển nước ngập mênh mông như thế, cái sống cái chết quá kề cận. Thương biết bao khi nhìn thấy những cánh tay kêu cứu từ mái nhà trổ mái. Thương sao những bà mẹ già đứng trên mái nhà chới với.

Lũ dồn, lũ dập như thế, mà cơn bão mạnh Megi, bão số 6 còn đe dọa đổ bộ vào biển Đông ! Hướng bão đang đổ thẳng vào miền Trung…

Tháng 10 năm 2010
Dinh thi Hiep

Sunday, October 17, 2010

THƠ: HỒI TƯỞNG







Xa mái trường xưa thuở mới yêu

Áo trắng
thôi nay giã biệt rồi

Khói lửa quê hương thời ly loạn

Theo bước quân hành vui núi sông

Ngày trở lại đây ta gặp nhau

Tưởng hồn chai đá bỗng dậy tình

Nghe lòng sống lại thời niên thiếu

Lao xao cười nói tuổi học trò .



Cát trắng Động Đền - Bình Tuy 22 tháng 3 năm 1983

Thursday, October 14, 2010

y khoa: BỆNH CAO HUYẾT ÁP

HYPERTENSION là danh từ chỉ về chứng áp lực máu bị cao hay Áp Huyết Cao . Áp Huyết là số đo áp lực máu trong động mạch máu . Động mạch giống như các ống dẫn máu đi khắp thân thể của bạn. Áp lực máu cao gây tổn hại động mạch, các cơ quan nội tạng như tim , thận, và mắt.

Cao áp huyết gây nên chuyện gì??

Cao áp huyết làm hư hại các mạch máu khắp thân thể.Hậu quả Về sau , các mạch này bị vở toác ra gây thương tổn cho các bộ phận trong thân thể bạn. Đa số mọi người đều không biết họ bị cao máu cho đến khi các biến cố xảy ra như :
• cơn suy tim
• Hư THẬN
• tính phồng cơ của dương vật bị hư
• tai biến não
• Mắt bị hư hại
• Aneurysm: thành mạch máu bị trương phồng do đó bị mỏng ra nên dễ vở bung ra.

SỐ ĐO HUYẾT ÁP CÓ Ý NGHĨA gì?



Có 2 số đo trên máy đo huyết áp. Systolic: Số đo nằm trên chỉ lúc tim co thắt.
Số đo dưới diastolic: để chỉ lúc tim nghỉ ngơi không còn co thắt. Áp lực máu lên xuống thay đổi trong ngày , do vậy số đo trung bình áp lực máu rất quan trọng.

Systolic cần thấp hơn 140
• Đây là số đo áp huyết của bạn khi tim đẩy máu vào thân thể bạn
• Tốt nhất khi số đo nhỏ hơn 120, có thể cho phép giữa 130-140 thôi còn trên 140 là quá cao
• Các số đo này rất quan trọng cần theo dõi

Diastolic cần thấp hơn 90: :Đây là số đo áp huyết khi máu trở về tim

Cái gì làm áp huyết bị cao?

A. Những nguyên nhân bạn không thay đổi được :

1. Tuổi tác(càng cao tuổi áp huyết càng cao )
2. Do tiền sử về gia đình

B. Những thứ bạn có thể thay đổi được:

1. Những thứ bạn ăn( đọc trang kế)
2. không biết hoạt động
3. quá nặng cân
4. quá căng thẳng

Làm thế nào bạn có thể làm giảm cao máu?

-ăn uống tốt, bạn hãy biết giới hạn và giảm MUỐI bằng cách tránh dùng nước tương , thức ăn đóng gói, đồ hộp, dưa muối và muối tại bàn ăn.

-Tập thể dục : gắng 5 ngày 1 tuần, mỗi lần 30 phút Đi bộ là thể dục hay nhất.
- Hãy giảm cân
- Giảm căng thẳng
- Bỏ hút thuốc!
- Hạn chế rượu:
1 cốc/ngày cho đàn bà
2 cốc/ngày cho đàn ông
Nhớ uống thuốc đều đặn: Nếu bác sĩ của bạn cho thuốc hạ cao máu , điều quan trọng rằng bạn hãy uống thuốc cho đúng.


Theo dõi áp huyết của bạn:

Kiểm tra số đo áp huyết của bạn cho thật chắc nằm dưới số đo 140/90 bất cứ lúc nào.

• Hãy mua 1 máy đo áp huyết ở cánh tay tại các cửa hàng thuốc.
• Khi đo áp huyết phải trong tư thế ngồi, hai chân tréo nhau , bạn chân ngang bằng trên sàn nhà, còn cánh tay để thoải mái trên mặt bàn.
• Bạn hãy đo 3 lần 1 tuần vào những thời điểm khác nhau trong ngày.
Nhớ ghi những số đo đó mang đến bác sĩ của bạn vào lần hẹn kế tiếp .

ĐỪNG HÚT THUỐC
Hút thuốc không những làm hại phổi bạn mà còn làm tổn thương đến tim mạch của bạn nữa.
Hàng năm có đến 1.5 triệu người Hoa KỲ bị suy tim , trong đó 500,000 người bị tử vong vì chứng này. Hút thuốc lá làm gia tăng khả năng suy tim và tai biến não rõ ràng nhất.


Thử tìm hiểu về Huyết áp thấp (HYPOTENSION
)

Nếu số đo huyết áp chỉ 120/80 chúng ta xem như bình thường. Nhưng mỗi khi huyết áp chúng ta thấp quá dưới 90/60 thì chúng ta đang bị chứng HẠ HUYẾT ÁP (hypo-tension)nhưng thứ này không gây triệu chứng và chưa cần quan tâm lắm cho vấn đề chửa trị . Nhưng có nhiều lúc cơ thể gặp vấn đề hệ trọng cần cung cấp thức ăn và dưỡng khí cho não bộ, thì chứng hạ áp có thể đe dọa tính mạng cho bệnh nhân .

Ai cũng có nguy cơ hạ áp huyết, nhưng có vài nhóm dễ mắc chứng này; thí dụ có tới 30% người già thường gặp trường hợp huyết áp giảm đột ngột khi đang ngồi hoặc đang đứng chẳng hạn .

Dinh trong Phuc 14/10/2010


source: Pacific Free Clinic Stanford Medicine School

Friday, October 1, 2010

Y KHOA: Tại sao Cholesterol là chuyện quan trọng



Nếu máu vào tim bị nghẽn thì bạn bị tai biến tim.

Hai nơi quan yếu đáng lo khi bị nghẹt máu là tim và não. Nếu máu vào tim bị nghẽn thì bạn bị tai biến tim. Cơn tai biến tim là nguyên nhân số 1 dẫn đến nhiều cái chết cho người lớn tại Hoa kỳ. Có đến 20 và 30 % người trụy tim bị chết . Nếu máu bị nghẽn tại mạch máu não thì bạn bị tai biến não(stroke). Tai biến não cũng đưa đến tử vong hay bại liệt, khó khăn khi nói và nuốt, cũng như không hiểu lời nói và mất trí nhớ.


vì một mẩu từ khối cholesterol đông kết tách rời ra đi theo mạch máu từ tim về não bộ làm nghẽn lối máu cung cấp cho não bộ.
Nếu máu bị nghẽn tại mạch máu não thì bạn bị tai biến não(stroke).


Con số cholesterol của bạn có nghĩa gì?

LDL ((low-density lipoprotein)cholesterol xấu/-- Mục tiêu DƯỚI 100mg/dL [miligam/deci-lit]

Tại sao cholesterol lại cao hơn?
Tại thức ăn gồm:
xấu: mỡ động vật và mỡ bảo hòa(thịt sữa bò, bơ lỏng ,phô mát, kem,dừa )
tốt:có chất xơ(rau đậu ngũ cốc nguyên , thuốc về xơ mutamucil, benefiber)
Quá cân lượng do :
ít tập thể dục
Di truyền(gia đình)

HDL (high density lipoprotein / cholesterol tốt mục tiêu phải TRÊN 40mg/dL [miligam /deci-lit]

Cái gì làm cholesterol tốt bị giảm mất?
Do tiểu đường hay cao máu vì đường
Nhất là vì ăn nhiều đường, cơm trắng, bún, khoai hay đồ ngọt.
Do quá mập , thiếu thể dục , cũng như di truyền.

TRIGLYCERIDES (là dạng loạt acit béo có năng lượng cao)-mục tiêu DƯỚI 150 mg/dL

cái gì làm triglycerides bị cao?
Tiểu đường hay cao máu vì đường
nhất là vì ăn nhiều đường, cơm trắng, bún phở, khoai hay đồ ngot.

.1 Ăn uống tốt:
2. tập thể dục
30 đến 60 phút thể dục hàng ngày giúp giảm cholesterol
3. Giảm cân , dù 5 pounds cũng hạ được cholesterol
4. uống thuốc
5.Ngưng hút thuốc lá

Tôi cần ăn gì để tránh rắc rối về cholesterol?
Bạn cần thời gian để thay đồi món ăn. Hãy thay đổi mỗi lúc mỗi thức ăn. Món nào dễ thay đổi thì hãy làm trước.
Hãy biết thửơng thức món ăn của mình:
Nhai chậm, nên ăn tại bàn(tránh ăn khi lái xe hay xem TV) nên ăn chung với gia đình hay ai khác nếu có thể.
nên ăn thức ăn tốt cho sức khỏe:
-rau, đậu, chất xơ đều hạ cholesterol
-chọn ngũ cốc, gạo lứt, lúa kiều mạch,lúa mỳ chứa nhiều xơ hơn cơm trắng , bánh mỳ, bún. Nếu bạn không đủ chất xơ thì uống thuốc chứa xơ như Mutacil
-Nên ăn trái cây nguyên hơn là uống nước vắt
-ăn thịt có màu trắng và đồ biển
-Cá thu cá ngừ halibut, hồi cá trích nục đều là chọn lựa tốt
-nên lạng mỡ vứt đi , đọc kỷ bảng phân chất trên nhãn hiệu tránh loại dầu có nạp hydrogen
-chọn loại mỡ tốt, dầu oliu, dầu phụng, dầu canola đều tốt hơn shortening, margarine bơ dừa và dầu cọ.Nên ăn ít thức ăn từ sữa chưa lọc béo , kem, và thịt có màu đỏ.
Bạn hãy tự làm lấy thức ăn cho bạn:
- Thức ăn tại tiệm hay thức ăn nhanh và đóng hộp thường chứa nhiều mỡ xấu cùng muối. Nếu bạn tự nấu được thức ăn thì tốt cho sức khỏe hợn Nên bới những thức ăn tốt cho sức khỏe mà bạn nấu tới nơi làm việc dùng trưa hay cho bữa lỡ. Điều này còn tiết kiệm thêm tiền bạc cho bạn.

Translation from The Pacific Free Clinic PFC Stanford University
October 1st 2010
Dinh hoa Lu

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...