Friday, December 3, 2010
KHOA HOC: MẠNG TOÀN CẦU TIỆN NGHI VÀ ĐE DỌA
lời dẫn:
Khi toàn bộ xã hội văn minh vật chất lẫn tinh thần của nhân loại càng ngày càng lệ thuộc vào hệ thống mạng điện toán toàn cầu thì bóng ma đe dọa của cuộc chiến tranh mạng toàn cầu CYBERWAR không là điều viễn tưởng. Với sự rò rỉ các thông tin "động trời" từ biến cố WIKILEAKS mà chủ nhân là một nhân vật riêng lẻ, tánh tình lập dị cùng cô độc. Anh ta đã thách thức cả một hệ thống điện toán toàn cầu từ Mỹ sang Âu cũng đủ cho chúng ta thấy đời sống văn minh của con người đang bất an !
*********************************************************
CYBERWAR! AND THE 21ST CENTURY
Đã đến lúc các quốc gia nên bàn thảo về chuyện kiểm soát võ trang trên internet
Trong suốt quá trình lịch sử của kỹ thuật hiện đại đã nhanh chóng cách mạng hóa chiến tranh , có khi bất ngờ cũng có từ từ: chúng ta hãy nhớ lại từ cổ xe ngựa , thuốc súng, máy bay ,radar rồi tiếp đến phản ứng hạch nhân.
Và như thế là đến kỹ thuật về tin học. Máy tính và mạng toàn cầu Internet đã biến đổi kinh tế và nền quân sự Tây phương lên những bước tiến vĩ đại , thí dụ như khả năng viễn khiển những loại máy bay trinh thám vươn xa các nơi trên thế giới để do thám và tấn công vào mục tiêu.
Nhưng chính sự phát triển rộng rãi kỹ thuật ĐIỆN TOÁN đang PHẢI TRẢ GIÁ : Quân đội cũng như xã hội đều đang bị đe dọa bởi cuộc TẤN CÔNG ĐIỆN TOÁN.
Sự đe dọa của chiến tranh điện toán rỏ ràng phức tạp, nhiều mặt và khả năng nguy hiểm rất cao. Xã hội hiện đại hiện nay rõ ràng lệ thuộc vào các hệ thống máy tính nối liền với mạng toàn cầu INTERNET, cho kẻ thù nhiều lộ trình để tấn công. Nếu các nhà máy điện, các nhà máy lọc dầu , các nhà băng đồng loạt bị tê liệt thì có nhiều người mất mạng. Thế mà thái độ các chính phủ hiện nay đã có rất ít luật lệ về không gian điện toán này, ngay cả trong lĩnh vực khác như chiến tranh.
Ngay khi bàn vềviệc kiểm soát vũ khí quy mô cùng hạt nhân , các cường quốc nên bàn thảo ngay việc làm sao giảm thiểu sự đe dọa của chiến tranh điện toán, với mục tiêu ngăn chặn ngay sự đe dọa của nó trước khi QUÁ TRỄ.
Những cuộc tái khởi động quân sự :
KHÔNG GIAN ĐIỆN TOÁN (cyberspace) đã trở thành lĩnh vực thứ 5 trong chiến tranh hiện nay :
1- đất
2- biển
3- không trung
4- không gian
5- KHÔNG GIAN ĐIỆN TOÁN (cyberspace)
Viễn cảnh của sự sụp đổ đồng loạt của hệ thống máy tính làm thế giới hiện đại biên dạng hẳn. Các hệ thống vi tính sụp đổ và những nhà máy sản xuất cũng như hóa học nổ tung, tất cả vệ tinh đều lạc đường không còn kiểm soát, và hệ thống ngân hàng và lưới điện quốc gia tê liệt.
Nhiều chuyên gia từng cảnh báo về điều này. Thế mà sự thâm nhập vào các mạng điện toán cũng còn dễ dàng cho ai có ý đồ, phương tiện và thì giờ. Các chính phủ cũng hiểu chuyện này vì tự bản thân các chính phủ cũng là những Hackers năng động nhất. Các điệp viên năng thâm nhập vào các hệ thống máy tính để lấy cắp thông tin bởi những nơi chứa nó, dù ngay cả cơ quan Google hay các nhà thầu lo chuyện an toàn. Thâm nhập vào các hệ thống điện toán để phá hoại không phải là chuyện quá khó khăn. Và còn, nếu bạn cẩn thận hơn không ai có thể chứng minh bạn làm.
Cuộc tấn công hệ điện toán vào nước Éstonia năm 2007 cùng Georgia năm 2008 ( Sau này lạ thay có cuộc tiến quân của Nga qua dãy Caucasus) rõ ràng ai cũng cho điều khiển từ điện Câm Linh, nhưng dấu theo dõi chỉ dẫn đến các tội phạm điện toán bình thường của Nga thôi. Nhiều máy điện toán dùng cho cuộc tấn công này thì lại từ các công dân Mỹ không liên quan vì máy của họ đã bị bắt cóc. Các công ty nghi ngờ Trung hoa từng tổ chức các cuộc tấn công nhỏ bé nhằm ăn cắp các kiến thức Tây phương, lại chỉ bắt ra tội phạm là Tây phươg thôi, vì các Hacker này hay khoe khoang hay chỉ những tay công nhân thất chí. Lý do tai sao các chính phủ Tây phương cho đến bây giờ vẫn dè chừng về gián điệp điện toán chắc chắn rằng chỉ một lý do là họ nhe tay với sự kiện này , vậy thôi
Đối với các loại bom hạt nhân , hiện tại ý nghĩa của chiến tranh điện toán nay cũng chưa dùng tới nó .Thêm thay, kẻ tấn công không nắm chắc hậu quả phía quốc gia bị tấn công,như thế sự xuống tay của hắn rõ ràng quá rủi ro. Đây là điểm bất lợi cho các thứ máy móc tinh vi về quân sự , nhưng lại chưa cần thiết cho quân khủng bố và quân đội các nước bất hảo. Và còn lại là tình trạng tôi phạm và gián điệp về mạng điện toán thôi.
Những thứ này mang lại tình trạng bất ổn rất nguy hiểm. Những thứ vũ khí về điện toán ngày đêm bí mất phát triển không cần thảo luận ứng dụng chúng như thế nào. Chưa ai biết sức mạnh thực chất của nó, do vậy các nước nên chăng phải chuẩn bị cho tình huống tệ hại nhất. Bọn nặc danh thường tìm cách gây ra rủi ro từ các lõi lầm , quy trách sai, tính toán lệch lạc dẫn đến việc leo thang quân sự. Với tốc độ tấn công điện toán cho quá ít thì giờ phản ứng bình tĩnh và đáp trả sớm hơn , hay đánh phủ đầu. Ngay cả hệ thống vũ khí từng được điện toán hóa cùng bộ binh tinh nhuệ từng thổi phăng làn khói mù mặt trận nhưng cũng bị che phủ một lớp màn dày đe dọa từ tính phấp phỏng do không gian điện toán đang bao trùm lấy họ.
Dinh Phuc Edited and translated 4/12/2010
from source
"CYBERWAR". "THE ECONOMIST". July 3rd-9th 2010. pp 11-12.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...
No comments:
Post a Comment