Thursday, April 26, 2012

TÔI MƠ XÓM PHƯỢNG ĐỘNG ĐỀN


tại Hàm Tân thập niên 1980s -chiều chiều ba tôi ra ngồi hướng
vê cố hương xa vời vợi


HỒI KÝ

(FATHER'S DAY    tưởng niệm về BA toi )


 ba toi 1940   
  Cơn mưa giông vùa dứt để lại một lớp không khí mát rượi trong lành khắp xóm. Ba tôi ngồi yên lặng trên cái giường ọp ẹp dưới mái tranh của căn phòng lồi đằng trước nhà; ngưởi cứ mãi nhìn qua khung cửa sổ khoét vội qua lớp lá buông vàng úa , cũ nát . Trong không khí ẩm thấp sau cơn mưa dưới mái nhà tranh nhỏ bé, căn nhà tranh thấp lè-tè rên rỉ, kẻo-kẹt, lắc mình theo từng cơn gió giật. Cứ mỗi trận giông trời lại kèm theo loại gió mạnh ở vùng biển Hàm Tân này .

“Hết rồi “ , ba tôi nhẹ nhõm người. Cứ mỗi lần mưa to gió lớn là ngưởi phập phồng lo sợ cho số phận mái tranh nghèo nơi trú ngụ duy nhất cho cả gia đình. Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng yên.

Xuyên qua khung cửa sổ khoét vội ba tôi lặng yên ngắm cây phượng con người kiếm đâu dưới La GI nhân ông đi có công chuyện. Cây phượng con coi bộ cũng hạp thứ đất ở cái xóm cát Động Đền này một thứ đất đen pha cát nên cây phượng lớn thật nhanh. Mới năm ngoái giờ thế mà nó đã vươn lên ngót nghét gần hai mét rồi. Còn một thứ ba tôi hay để tâm tới là “chú gà gô” nữa . Chiều chiều ông hay giấu mẹ tôi , lén lấy vài nắm bắp khô một loại lương thực ‘cao cấp’ vào thời buổi này ‘ưu tiên’ cho chú gà gô -‘ cục cưng ‘ người . Chú gà ‘gô” cứ được cho ăn nên hay lẩn quẩn dưới gốc phượng này không chịu đi xa .

Chú gà này sau cơn mưa giờ lại đang bận bịu kiếm mồi, mấy con mối bay ra từ mấy bộng chúng . Những con mối thấm nước mưa rả cánh biến thành thứ mồi ngon cho chú gà cưng của ba tôi. Những lúc khác thì chú gà ta cứ đeo theo chân ba tôi chẳng rời . Hơi tức cười tôi nhớ cảnh ba tôi che che nắm bắp sau lưng đi vội sau vườn -"bập bập"- ông kêu chú gà gô về rồi ông thường cho mấy hạt bắp ngon lành.
Giờ đây ngoài vườn còn vài vạt nắng như còn vương vấn một buổi chiều tàn làm lộ rõ màu xanh lục nõn nà mấy nhánh phuợng non nớt mới đâm chồi nảy lá. Ba tôi vẫn ngồi yên đó, bất động trong vùng sáng lờ mờ của cái “chái” nhà chật hẹp kia.



ngay xua bến nước quê Truồi
 

Ba tôi cứ ngắm mãi cây phượng . Hình như người đang nhớ về quê hương . Quê nội tôi, Truối, xứ Huế có thôn Xuân Lai của những chu`m dâu ngọt lịm . Ba tôi nhớ về một Bến sông ngó qua bên tê là chợ Lôc Điền. Ngày xưa , cái chợ đó Mệ tôi ngày ngày hai bận qua lạị tần tảo nuôi con và chồng . Che phủ cái miếu trong thôn là những tàn cây rộng bế thế từ cây phượng vĩ mà ông tôi đã trồng xưa kia . Ông tôi trồng hai cây phượng vĩ trong thôn để ghi nhớ 2 đưá con trai tức là ba tôi và chú tôi. ( Giờ chú tôi đang ở ngoài quê lo hương khói cho ngôi nhà Từ Đường dòng họ Đinh mới xây lên ngoài đó 2008.)

Tuổi già xế bóng nhớ nhung vế quá khứ thân yêu xa thẳm, ba tôi nảy sinh ý nghĩ rằng bắt chước Nội tôi trống cây phượng vĩ này sau vườn. Người muốn lưu dấu cho con cháu sau này, một kỷ niệm tuy đơn sơ nhưng nhiều ý nghĩa vì có lần người tâm sự :

- “Phượng vĩ là giông cây lưu niên dạng cổ thụ có sức sống dẻo dai cùng thế kỷ.”


Trồng cây phượng vĩ, tôi biết ba tôi đang nhớ về quê hương một nỗi nhớ thương da diết sâu thẳm trong tâm hồn. Với linh cảm nào đó của một người tuổi già xế bóng, qua cây phượng vĩ sau vườn là một khoảnh quê hương thu nhỏ cho Người trong những phút chạnh lòng lưu xứ. Xuyên qua khung cửa, ngoài kia cây phượng đó cũng là Truồi, là xuân Lai, là Huế là cả một khung trời kỷ niệm của ba tôi thời trẻ dại . Và cũng như cái linh tính báo cho ba tôi biết rằng người sẽ không còn cơ hội trở về quê hương thêm một lần nào nữa cả !



chiều chiều ba tôi ra ngồi hướng
vê cố hương xa vời vợi


    Có con chim sâu nào đó ngoài kia nghiêng đầu chăm chỉ săm soi cố tìm vài con sâu trên là phượng . Con chim kia thỉnh thoảng kêu vài tiếng chiêm chiếp rời rạc . những giọt mưa còn sót lại ở phấn chót của nhánh là lấp lành trong những tia nắng cuối cùng của một ngày dài buồn tẻ nơi vùng kinh tế mới Động Đền.

Ba tôi chợt hung hắng ho. Chứng đàm kinh niên trong người thỉnh thoảng làm giọng ba tôi khao khao như khan cổ. Sau những cơn mưa , độ ẩm không khí tăng làm ba tôi lên đàm nhiều hơn.

Ba tôi mong ước sao cho cây phượng vĩ này lớn mau hơn nữa. Mà cây phượng này thực sự lớn mau thật; theo đà này chỉ một hay quá lắm là hai năm nữa thôi ba tôi sẽ có dịp chiêm ngường mấy cành bông phượng đỏ thắm vào dịp hè về cho thỏa lòng mong đợi. Máu ‘ máu con tim’ như trong bản nhạc nào đó ngày xưa không lạ gì cho người dân xứ Huế . Nhưng sắc đỏ hoa phượng xem chừng hiếm hoi ở xứ Động đền xóm tôi. Và vì thế, niềm hi vọng , ước ao , cùng trí tưởng tượng hoà lẫn trong niềm nhớ nhung quê hương chất ngất sẽ kết tinh lại thành niềmi sung sướng và hãnh diện vô biên cho ba tôi chỉ bằng sắc thắm phượng hồng .

Mẹ tôi giờ đang bận bịu với gánh hàng chạy hai buổi chợ . Ngày ngày hai buổi , chợ Sáng và chợ Hôm, mạ tôi là “trụ cột “ kiếm ‘mắm muối’ cho gia đình . Một làt nữa đây ba tôi sẽ rời giưòng, rời cái giang sơn nhỏ bé này . Rồi người sẽ ‘ bào’ mỏng mớ khoai làm nồi cháo khoai cùng với mớ cá mạ tôi ‘um’ sẵn .Bữa cháo khoai này chính là bữa ăn tối của cả gia đình tôi nơi vùng đất rẫy , cận sơn cận hải .

Thật tội cho ba tôi , người chưa được dịp ngắm nhìn sắc thắm phượng hồng nở rộ lần đầu thì đã xuôi tay về miền thiên cổ . Ba tôi đã ra đi với tuổi già xế bóng bên cái nghèo lận đận cháo sáng khoai chiều cùng cây phượng sắp sửa ra hoa .

Mười mấy năm qua , mỗi dịp hè về cây phượng vĩ của ba tôi trong xóm càng lúc càng sum xuê sắc thắm. Xóm làng đi qua nhà tôi ai cũng đều trầm trồ khen cây phượng vĩ . Tôi mường tượng trong cõi hư vô nào đó, ba tôi cũng đang ngắm nhìn sằc thằm phượng hồng và người cũng sung sương mãn nguyện khi cảm nhận được bà con lối xóm ngợi khen.

Thời gian sẽ trôi về miền quá khứ,lặng lẽ êm đềm như giòng sông Truồi năm tháng lững lờ xuyên qua cái thôn nhỏ bé có tên là Xuân lai . Truối - quê nội tôi - nơi có những chùm dâu ngọt lịm và mấy cái bánh bột lọc gói ngon nhớ đời.

Nơi đây, quê người - Động Đền có cây phượng nhà tôi đang ra hoa kết trái. Hạt khô từ cây phuợng Ba tôi rơi rụng làm phượng con mọc rai dưới gốc thật nhiều .

Ba vợ tôi ở cùng xóm cũng đem mấy cây phượng con về trồng. Giờ những cây phượng bên nhà vợ tôi cũng lớn nhanh như thổi vì cũng chung một thứ đất pha cát .

Tôi chợt nghĩ rằng, khi ba vợ tôi một mình lặng ngắm những nhành phượng đỏ thắm mới lên trước sân nhà , ông sẽ nhờ đến hình ảnh ba tôi , một người bạn và cũng là tình thông nghị đã kết nên duyên hai vợ chồng tôi . Rối ông ngoại của mấy con tôi sẽ nhớ về kỷ niệm xưa từng chén nước ‘hạt chè’ (một thứ tạm thế cho trà vì không đủ tiền mua nỗi vào thời đó). Ông chợt buồn vì ba tôi ra đi sớm quá , mười mấy năm rồi mà , sao mau ghê !

GỐc phượng già cũng là kỷ niệm của ba tôi để lại cõi trần phượng con của nó năm nay 2012 giờ đã lan khắp xóm Cam Bình

hàng xóm đang đem phượng con từ nhà Ba tôi trồng khắp và phượng con này lại bắt đầu ra bông (nhà chú Hùng đối diện nhà Ba mạ tôi )
những cây phượng vĩ rõ ràng đúng với mong ước của tôi cho đến năm này 2012 nó đã lan ra khắp xóm. Tàng phượng vĩ đỏ ối đang che bóng trứơc chợ CAM BÌNH      (hình chau' trần thiên Khải 2012)



TÔI MƠ XÓM PHƯỢNG ĐỘNG ĐỀN


Tôi lại nảy sinh ra một niềm ao ước: tôi ước gì xóm tôi ai cũng lấy giống phượng con từ cây nhà tôi đem về trồng lên khắp nơi. Như thế cứ độ hè về Động Đền sẽ rực rở hẳn lên một màu hoa phượng. Biết đâu nay mai xóm tôi lại được thiên hạ thương yêu mà đặt cho cái tên là XÓM PHƯỢNG không chừng ./.



Tb: ai đi qua cầu Truồi ngó về phía hữu ngạn mùa hè sẽ thấy tàng phượng vĩ đỏ ối ngang bến đò Xuân Lai, sau ngày ba tôi mất giờ 2 cây chỉ còn 1

Sau nhũng trận lụt , cây phượng còn lại bên sông Truồi cũng chết theo . Một thời gian sau chú tôi cũng qua đời (năm 2008)

Sunday, April 22, 2012

RIÊNG MỘT "GÓC VƯỜN"




   Lặng lẽ tôi một mình ngồi vườn sau (lại chuyện vừơn sau) ngắm những đám mây bay thênh thang về phương trời vô định. Những đám mây trắng báo hiệu mùa hè đầy nắng ấm tới THUNG LŨNG HOA VÀNG. Trời chung nhưng dưới khung trời tự do này những khoảnh đất thì RIÊNG. Sao mà không riêng cho được vì bên cái vách gỗ ngăn chia nhà hàng xóm đó là cái vườn sau của hai bác lớn tuổi cũng là đồng hưong là người VN cả. Vườn sau của hai bác khác hẳn vườn sau của tôi, nó quá bề thế. Một hòn non bộ có nước róc rách , có vài tượng phật lớn cùng nhỏ. Nào những giò lan và chậu lan có mái che đàng hoàng. Đáng kể là những lùm cam quả vàng xum xuê trái; còn phải kể đến mấy góc ổi trái chín lủ khủ trên cành . Nghe đâu hồi thời cụ Ngô bác trai cũng làm gì lớn lắm đến chức bộ trưởng lận. Hai bác qua Pháp hơn nửa thế kỷ trước , sau này qua Mỹ và con cái đều có nhà riêng chia nhau hàng ngày qua thăm. Tuổi đời chồng chất lên quá 90 giờ hàng ngày bác phải có 2 người từ trên bộ an sinh xã hội về chăm sóc cạnh bên. Thế là cái vườn tuy hàng tuần có người thợ cắt cỏ VN tới chăm nhưng cái vừon sau của hai bác từ ngày sức khỏe giảm đi không còn ai ngắm. Rồi số phận những trái cây kia rơi rụng la liệt chỉ mất công "đổ rác ". 
Trở lại khoảnh vườn nho nhỏ của tôi, mấy năm nay nó vẫn là nó, vẫn là những gì bình dị đời thường. Khóm rau, bông cải , tôi tự bày ra cái thú "THU HOẠCH" giúp làm "món ăn tinh thần ". Mấy trái ớt vừa cay vừa thơm , bạn bè lại thăm ai cũng thích , xin về vài trái ăn chơi vì lâu nay họ thiếu thì vô siêu thị là xong, làm gì có thứ vườn tôi ! Bô bô bên tô bún bò nấu kiểu Quảng trị vừa ăn trái ớt cay thơm khoe rằng giống mùi ớt 'CHÌA Vôi' ngay` xưa  . 
Bên nhà chắc có bạn sẽ bật cười cho cái thú "ngồ ngộ " của tôi; nhưng xét cho cùng hơn mười năm nay nhờ mảnh vườn nho nhỏ này tôi nghiệm ra rằng: "BIẾT ĐỦ LÀ ĐỦ", hay tôi nhớ ai đó nói rằng "NẾU KHÔNG CÓ ĐƯỢC CÁI MÌNH MUỐN THÌ HÃY THỎA MÃN VỚI CÁI MÌNH ĐANG CÓ' --thê thôi. Tôi biết chứ, bên nhà có những ĐẠI GIA mảnh vườn tiêu khiển của họ lên đến "bạc TỶ" nhưng chắc gì lòng họ còn thanh thản để thấy được cái đẹp tạo nên từ cái đắt giá "khác người" hay rối bời vì chuyện tiền nong của cải? !

Khoảnh vườn nhỏ nhỏ đơn thuần của tôi, chẳng phiền lụy ai chẳng tốn kém gì. Tự do- yên tĩnh- ngày đêm có những con chim bé nhỏ đến làm bạn. Những chú Mockingbird nhỏ xíu , đừong bay thẳng đứng hay bay ngang đến mức ngoạn mục; đàn se- sẻ giống bên nhà; những chú chim đất siêng năng tròn trĩnh; những đàn chim sâu Mỹ nhỏ bằng viên bi; Tôi phải kể thêm rằng mấy con bướm và những chú ong hiếm khi đảo qua vườn nhà.
ít khi tôi  thấy được  những con bướm màu sặc sở như ngày còn bé dưới khung trời QT. 

Cái ghế bành có nệm lâu nay không biết vứt nó đi đâu tôi đem nó ra vườn sau, rồi
tôi thư thả dựa lưng ngắm mây trời bảng lảng; vài chú diều thong thả lượn vòng. Phải nói đến đây là giang san của những bầy quạ đen , đôi lúc chúng cũng vụt lên "nghênh chiến" với mấy con diều kia.  Những con diều chậm chạp không đủ sức đương cự vội bay đi xa trả lại "giang san " cho bầy quạ.
Góc vườn của tôi là thế đó; sắc vàng bông cải cứ mùa này vẫn rung rinh trong ánh nắng rực rỡ đón hè về. Tiếng chim líu lo hàng ngày là điệu nhạc thanh bình không mất tiền mua, cái dung dị đời thường cho riêng
tôi trong một góc vườn.

Đinh hoa Lư 22/4/12

Thursday, April 19, 2012

KHOA HOC: Từ phi thuyền con thoi đến chuyện LỖ ĐEN

Apr 19, 2012

Chuyến Bay cuối cùng đầy ngoạn mục của phi thuyền Con thoi Discovery
AFP ngày 17 tháng 4 , 2012



   Được cưỡi trên lưng chiếc Boeing 747, đặc chế để chuyên chở phi thuyền con thoi Hoa kỳ hôm nay chuyến bay đầy ngoạn mục lượn vòng quan thủ đô Washington trước khi cả hai hạ cánh để phi thuyền Con thoi Discovery về yên nghỉ ở bảo tàng viện sát cạnh thủ đô nước Mỹ.  Chiếc Discovery rời Mũi Canaveral tiểu bang Florida lúc rạng đông cho chuyến bay cuối cùng  của đời nó trong không gian.

Chiếc phi thuyến con thoi mang tên Dícovery này là chiếc được bay đầu tiên vào năm 1984 mở màn cho một loạt phi vụ CON THOI trong suốt gần 3 thập niên nay của giấc mộng làm chủ không gian khám phá vũ trụ của Hoa kỳ.

[http://www.space-travel.com/reports/Dramatic_last_flight_for_Discovery_space_shuttle_999.html]


   Nhưng những ước mơ khám phá không gian của Hoa kỳ nói riêng và thế giới loài người nói chung chỉ là "hạt cát " trong vũ trụ bao la vì ngoài không gian là cả một bí hiểm vô lương của tạo hóa đã và đang thách thức trí thông minh con người.
Con người chính thức vào thuờng tầng khí quyển bay quanh địa cầu đã từ thầp niên 1950 với một loạt phi hành gia Liên xô "ra đi không hẹn ngày về"! ho. hi sinh cho đến lúc bước chân của Amstrong phi hành gia Mỹ đắt chân lên mặt "chị Hằng " vào ngay 20/7/ 1969 và cho đến nay chương trình thám hiểm sao Hỏa Mỹ còn tiếp tục.

   Tổng thống Mỹ,  ông Obama tuyên bố gần đây tại Mũi Kenedy, ngân sách lên đến 6 tỷ Mỹ Kim ông đã xác định mục tiêu của Mỹ không thể đứng sau các nứoc khác trong lĩnh vực không gian , cùng tham vọng đưa phi hành gia Mỹ đặt chân sao Hỏa trước năm 2030


 Kết luận cuối cùng con ngưòi chúng ta còn lẩn quẩn trong hệ Mặt Trời (solar system) một hạt cát quá nhỏ trong một tinh vân (galaxy) gọi là Ngân Hà(Milky Way)
Và tiếp đến sự thi đua chu du "quanh quẩn" trái đất với quá nhiều vệ tinh viễn thông địa lý , trắc nghiệm và bí hiểm nhất là "QUÂN SỰ" dùng cho chiến tranh; dĩ nhiên bao gồm vấn nạn RÁC VŨ TRỤ gồm những mảnh vở hỏa tiển, phi thuyền dụng cụ phi hành gia đang chu du vòng quanh trái đất đang là sự đe dọa cho các phi thuyền không gian của loài người.
 Nói tóm lại chuyện "
của trái đất" thôi !

Còn ngoài kia bao nhiêu bí ẩn còn thách đố ?

Nói về vũ trụ, sự chu du của các tia vũ trụ,( tia Gamma hay tia X) các dạng bức xạ đựơc tính bằng tốc độ ánh sáng , và các dạng vật thể bay như các thiên thạch -vẩn thạch vũ trụ)  nó chu du không định hướng tính theo tốc độ của vũ trụ bằng mấy chục ngàn dặm một giờ.


Nhưng ngoài kia có những bí ẩn đang làm điên đầu các nhà vật lý hiện nay như Bão Mặt trời , Dĩa Bay -UFO, Hạt tia Vũ trụ , Big Bang và cái đáng sợ và đáng chú ý nhất là... Lỗ Đen !

Lỗ Đen là lý thuyết hay hiện thực ? Tính chất của nó ra sao? Có những điều quá sức tưởng tượng của chúng ta như Lỗ Đen có thể "nuốt được ánh sáng", "Chân trời biến Nạn"(Event Horizon)
 bài biên soạn sau đây hi vọng góp phần nào giải trí quý bạn đọc
.

Đinh hoa Lư


LỖ Đen là gì ?
Nói một cách đơn giản, là một vùng không gian nó chứa nén quá nhiều vật chất dồn nén lại mạnh kinh hồn quá cả mức tính toán của con người, đến nỗi không một thứ gì có thể lọt khỏi lực hút của nó .  Chúng ta phải chậm rãi tìm hiểu lại ý nghĩa về lực hấp dẫn trong môi trường bình thường .


Giả sử bạn đang đứng trên bề mặt một hành tinh này bạn thử ném môt hòn đá thẳng vào lên trời, thừa nhận rằng thực tế sức bạn cũng đủ mạnh cho hòn đá đi thẳng lên trời một thời một lúc rồi gia tốc của nó sẽ bị hấp lực của trọng trường (gravity) sẽ bị triệt tiêu lần và hòn đá sẽ bắt đầu rơi lại xuống đất. Nhưng nếu bạn ném viên đá với sức mạnh đòi hỏi nào đó viên đá sẽ vượt ra khỏi lực hút của trọng trường và mãi mãi đi thẳng ra không gian. Vận tốc vừa đủ để vượt thoát lực hấp dẫn của trái đất gọi là vận tốc vượt thoát “escape velocity” . Vận tốc để thoát này lệ thuộc vào khối lượng vật chất của hành tinh bạn đang đứng nếu nó cực kỳ to lớn thì lực hút (gravity) cũng cực kỳ mạnh . Yếu tố thứ 2 vận tốc để vượt thoát lực hấp dẫn này tùy thuộc bạn có đứng gần tâm của hành tinh này hay không có nghĩa là bạn đứng càng xa tâm hành tinh thì vận tốc vượt thoát càng ít hơn . Vận tốc vượt thoát ở địa cầu là 11. 2 km/giây hay 25,000 mph. Còn ở mặt trăng chỉ 2.4 km/giây hay 5,300 mph.

Bị rơi vào LỖ ĐEN

Bây giờ bạn thử tưởng tượng nếu có một vật thể mà đậm đặc vật chất --CONCENTRATION- cực kỳ kinh khủng thì lẽ dĩ nhiên lực đào thoát (ra khỏi sức hút của nó) phải lớn hơn VẬN TỐC ÁNH SÁNG . Cái vấn đề ở đời thì không có gì nhanh hơn vận tốc ánh sáng.  và giả sử chúng ta có được sự dồn nén kinh khiếp trên thì  ngay cả một TIA SÁNG cũng bị kéo lại !  không có cách nào đào thoát (escape) được.

Cái ý nghĩ vật chất có độ nén cực đại này mà khiến cho ánh sáng cũng bị giam hãm lại khiến chúng ta trở lại vào lý thuyết của LaPlace vào thế kỷ 18. Và đa phần đều hoàn thiện ở vào thời của thuyết TƯƠNG ĐÓI của Einstein và Karl Schwarzschild (1873-1916 nhà vật lý Do thái gốc Đức) phát minh thêm cách chứng minh bằng toán học lý thuyết về loại vật chất như trên . Mãi sau này với công trình hợp tác của Oppenheimer( 1904-1967 cha đẻ Abomb nhà vật lý) , Volkoff( 1914-2000 vật lý gia Canada) và Snyder (nhà hóa học)vào năm1930 người ta tin tưởng rằng những thứ vật chât trên có khả năng hiện hữu trong vũ trụ. Những nhà nghiên cứu này chứng minh rằng khi một ngôi sao đã cạn hết nhiên liệu thì nó không thể tự giúp nó cưỡng lại hấp lực của chính và nó tự sụp đổ và hiện thân là một LỖ ĐEN.

với thuyết tương đối, lực hấp dẩn biểu diễn bằng một đường cong của thời gian vũ trụ. Vật thể siêu khối lượng này (massive)( DỒN NÉN kinh khủng tới kích thước quá nhỏ !  ví dụ bạn tưởng tượng sức nặng trái đất bó gọn trong một cái "TRỨNG GÀ" có khả năng làm lệch lạc ý niệm thời gian và không gian và nó vượt ra ngoài chuyen bình thường về địa lý. Càng gần lỗ đen sự biến dạng về "phạm trù không gian" càng trở nên kinh khiếp và làm cho Lỗ Đen càng có những khả năng kỳ diệu . Trong những kỳ diệu và kinh khiếp này nó có những CHÂN TRỜI BIẾN NẠN (tam dich - event horizon) gồm bề mặt hình cầu đánh dấu biên giới của Lỗ Đen,  bạn có thể vào mà vĩnh viễn không bao giờ ra được. Thật ra khi bước qua ranh giới đó bạn đã tới hồi tân số- vĩnh viễn bị hút chặt vào trung tâm của Lỗ Đen đi mãi tới cõi vô cùng



lỗ đen siêu nặng  tên OJ287


supermassive Black Hole (Lỗ Đen siêu nặng)

lỗ đen siêu nặng
Lỗ đen siêu nặng xé toạc một ngôi sao và ngốn luôn vật chất của chính nó. Một lỗ đen có khối lượng gấp vài trăm ngàn cho đến cả chục tỷ lần khối lượng mặt trời. Ngay vùng trung tâm của các hệ tinh vân(galaxy thường ẩn chứa thứ lỗ đen như vậy. Bằng chứng đầu tiên cho các dạng lỗ đen siêu nặng này có đươc nhờ dụng cụ quang học dò tìm kết hợp với sóng radio cho chúng ta biết có sự tăng vọt quá đột biến về vận tốc của các vị sao cùng đám mây bụi quay quanh các tinh vân này. sự đột biến gia tăng vận tốc quỹ đạo của chúng là bằng chứng gia tăng kinh khủng gia tốc trọng trường (gravitional field) đã làm gia tăng tốc độ quỹ đạo các ngôi sao vệ tinh cùng như các vầng mây bụi đó.Thêm thay,tia X quan sát được đã chứng tỏ có xảy ra một năng lượng cực kỳ lớn ở vùng trung tâm tinh vân này.

Tạm gọi lỗ đen siêu nặng này cái tên OJ287. Thiên hà siêu viễn (quasar) khoảng 3.5 tỷ năm ánh sáng cách xa chòm sao Bắc giải (Cancer).


chòm sao Bắc giải (Cancer).

CHÂN TRỜI BIẾN NẠN -EVENT HORIZON


bạn có thể nghĩ ra rằng ranh giới của đường chân trời đó là nơi mà tốc độ vướt thoát phải bằng VẬN TỐC ÁNH SÁNG (300 000 km /giây) . Ngoài đường chân trời (cuả Lỗ Đen) thì vận tốc sẽ ít hơn vận tốc ánh sáng do đó ví như bạn có lực hỏa tiển đủ mạnh thì bạn có thể đủ sức để thóat ra ngoài. Nhưng than ôi, nếu bạn mà ở phía trong chân trời biến nạn đó rồi thì nói chi chuyện hỏa tiển mạnh hay yếu vì bạn vĩnh viễn không bao giờ ra được nữa.

Thứ đường chân trời này có những tính chất về không gian rất kỳ diệu. Giả thử bạn ngồi một nơi nào đó thật xa ngắm nó , cái đường chân trời này là một hình tượng thật đẹp , bất động nhưng giả sử bạn tới gần được nó thì cái thứ đường chân trời này đang phình rộng ra với một tốc độ kinh hồn bằng tốc độ ánh sáng và khi bạn đã LỌT LƯỚI vào rồi thì bạn không thể nào trở về được có nghĩa rằng nếu bạn trở lui thì phải có một vận tốc NHANH hơn tốc độ ánh sáng mới được!!!

Thuật ngữ Black Holes tình cờ sau này do John Archibald Wheeler ( 1911-2008 nhà vật lý Mỹ , từng làm việc chung với Einstein ) đặt tên, chứ trước đây còn mang tên là “frozen stars” những ngôi sao lạnh giá.

LỖ ĐEN LỚN CHỪNG NÀO

Lỗ Đen ở tâm của Thiên Hà Andromeda có khối lượng 200 triệu lần mặt trời chúng ta.

Có hai cách để diễn tả về sự lớn của một vật thể. Một là khối lượng (mass) hai là khỏang không gian nó ngự trị lớn chừng nào.
Trường hợp một nói về khối lượng thì không có chuẩn mực nào để diễn tả về khối lượng của một Lỗ Đen . Đa phần ngoài kia những Lỗ Đen này được cấu tạo từ những ngôi sao đồ sộ nhất . Có thể khối lượng của nó phải lên tới 10 ^ 31 kg hay bạn có thể viết số 10 với 30 con số 0 tiếp theo sau, bằng 10 lần khối lượng mặt trời. Các nhà thiên văn còn nghĩ rằng ở tâm của các thiên hà (galaxies) còn tiềm ẩn rất nhiều loại Lỗ Đen có khối luợng gấp triệu lần mặt trời hay

1000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 . Kg .
một Lỗ Đen nếu có khôi lượng (mass) bằng mặt trời chúng ta thì đường bán kinh là 3 Km trong lúc mặt trời hiện tại đường bán kính là 700 000 Km thế thì ta có thể tưởng tượng từ 700 000 đến còn 3 Km thì độ cô đặc (concentration) của một Lỗ Đen nó KINH KHỦNG đến mức độ nào !



Lỗ Đen lớn gấp 18 TỶ lần mặt trời nhưng xa chúng ta 3 tỷ rưỡi năm ánh sáng tên là 0J087

tiếp tục theo tỷ lệ trên nếu một Lỗ Đen có khối lượng (mass) bằng 10 lần mặt trời chúng ta thì bán kính (radius) của nó phải đo được 30 Km và nếu một SUPERMASS BLACK HOLE có khối lượng bằng 1 triệu lần mặt trời thì bán kính phải là 3 triệu Km xấp xỉ 4 lần bán kính mặt trời hiện nay nhưng khối lượng bằng 1 triệu lân mặt trời và loại này nằm ở tâm của các thiên hà (galaxy)

CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA NẾU BẠN BỊ LỌT VÀO LỖ ĐEN


Cứ tưởng tượng là bạn đã vào được một phi thuyền trực chỉ lao vào một cái LỖ ĐEN của dãi THIÊN HÀ chúng ta đi . Và Lỗ Đen này có cái khối lượng (mass) gấp triệu lần mặt trời ( thật ra đang còn tranh cãi Lỗ Đen này có hay không nhưng chúng ta tạm thời cho là có trong lúc naỳ ), Bạn khởi hành từ một điểm thật xa cái lỗ đen đó và lao vào biên giới của nó . Rồi chuyện gì xảy ra tiếp ?

  Trước tiên bạn cảm thấy tình trạng vô trọng lượng (weighless) vì các phần của thân thể bạn và các bộ phận của phi thuyền bạn đang bị dẫn lực của lỗ đen hút vào như nhau . (cũng giống cảm giác của các phi hành gia trở về lại Địa cầu vậy . Tuy thế, Khi bạn càng gần và càng gần đến tâm của lỗ đen ( cứ cho là bạn còn sống cho đến lúc vào được bên trong ) bạn bắt đầu cảm nhận lực tương tác ‘thủy triều’ tác dụng vào bạn . Giả dụ như chân bạn gần tâm của lỗ đen hơn đầu bạn như thế chân bạn bị hút mạnh hơn là đầu và bạn bắt đầu có thứ cảm giác bị ‘căng’ ra . (lực này giống như lực đã gây ra thủy triều ở Địa cầu vậy). Thứ lực này càng tăng dần khi càng gần đến tâm lỗ đen và cuối cùng nó xé toạc người bạn ra .


ở một độ cao trong khí quyển và rơi tự do thì cũng tạo được tình trạng vô trọng lực trong khoang máy bay ( thử nghiệm)





sức hút mặt trăng sức quay của địa cầu gây mức nước phình lên gọi là thuỷ triều. Thứ đến vị trí mặt trăng , địa cầu và mặt trời thay đổi liên tục tạo nên một lịch trình về chu kỳ thuỷ triều (ngày tháng năm hay lâu hơn )

với thứ lỗ đen khối lượng lớn như kể trên (gấp triệu lần mặt trời ) thì lực tương tác thủy triều (tidal force) bắt đầu bạn cảm thấy được khi cách tâm 600 000 km nhưng bạn nhớ rằng bạn đang lọt vào chân trời đó rồi . Nhưng nếu bạn rơi vào thứ lỗ đen nào nhỏ hơn có khối lượng bằng mặt trời chẳng hạn thì bạn chỉ cảm giác được lực này chỉ khi cách tâm chừng 6000 km như vậy chưa tới được chân trời của thứ lỗ đen nhỏ này (bán kính chỉ 3 km ) thì bạn đã bị ‘xé toạc’ ra rồi .
Như vậy phải có một lỗ đen đồ sộ hơn (khối lương cở 1 triệu lần mặt trời) mới có cơ hội cho bạn lọt vào vào được vòng chân trời kỳ dị đó dù chỉ ít giây thôi .
thế thì bạn thấy gì khi đã lọt vào trong vòng chân trời yêu quái này ? thật ngạc nhiên

mọi thứ đều méo mó trước mắt bạn vì hấp lực dị thường của lỗ đen đã ‘bẻ cong ‘ cả ánh sáng . Một cách rõ hơn không không có gì đặc biệt khi vượt qua ‘chân trời ‘ này chỉ có một điều bạn có thể nhìn được các thứ BÊN NGOÀI vì ánh sáng từ các thứ bên ngoài có thể đến được với bạn (ánh sáng ngoài đã bị hút vào ) nhưng tuyệt nhiên bên ngoài thì không thể nào thấy được bạn vì ánh sáng từ bạn không có cách nào ĐÀO THOÁT được ra bên ngoài .


Thế thì diễn biến này kéo dài được bao lâu ? Nó tùy thuộc vào khoảng cách bao xa bạn chọn lúc khỏi hành . Giả sử bạn chọn một khoảng cách cỡ 10 lần bán kính thứ lỗ đen có khối lượng triệu lần mặt trời ( bán kính 3 triệu km) thì bạn có thời gian là 30 triệu/ 300 000km/sec= 1.6 phút và bạn có khoảng gần 7 giây "chu du" khi lọt vào trong cái vòng 'kim cang " đen ngòm ma quái đó .

Trong gần 7 giây hoảng loạn này có thể bạn sẽ liều khai hỏa một thứ hỏa tiển nào đó hòng mong tránh cái thực thể MA QUÁI đó đi . Vô phương rồi , không còn hi vọng gì nữa vũng đen ma quái đó đang ở vào những giây còn lại mà càng cố vói tới khai hỏa hỏa tiển để mong thoát thân càng làm bạn tới nhanh hơn nữa . Thôi buông tay cho số phận bạn hãy bình thản ngồi lại tận hưởng những giây cuối cùng của chuyến du hành về vùng MA ẢNH .


Đinh hoa Lu biên soạn

sources:

Ted Bunn   ( FAQ Frequently Asked Questions)
assisstant professor /university of Richmond/physics dept.
-Tidal Force /natural physics

Monday, April 9, 2012

KHOA HOC: E =mc^2 ĐẾN TỪ ĐÂU?




E =mc^2 ĐẾN TỪ ĐÂU?
 Where Does E = mc2 Come From?



[mến tặng Trạch An-Trần h Hội]
DHL




E =mc^2 ĐẾN TỪ ĐÂU?

Công thức nổi tiếng nhất của khoa học hiện nay chắc không ai phủ nhận đó là công thức diễn tả sự tương quan giữa năng lượng và khối lượng (E & m). Nhưng sự tương quan như thế nó có tác dụng ra sao với thuyết Tương Đôi?  Thuyết Tương Đối phát xuất từ nhận thức khi quan sát một sự vật-khi mà chúng ta biết ra rằng có 2 cách đo lường về thời gian:
- một là cách đo tính từ người quan sát nó
-và cách kia là tính từ vật bị quan sát.
 theo lý thuyết cơ học của Newton, hai thời lượng này luôn bằng nhau, nhưng chứng nghiệm cho chúng ta biết rằng KHÔNG HOÀN TOÀN như vậy. "dòng thời gian" không phải là tuyệt đối- mọi thứ không phải trải nghiệm giống y nhau.

Trong lý thuyết cơ học Newton lượng bất biến này gồm gồm chiều dài của
vật thể  như đã dẫn, va` sự vật đó tồn tại bao lâu. Trong thuyết tương đối chiều dài của vật thể và thời gian nêu trên không phải là bất biến. Tuy nhiên cái gì gọi là bất biến cho một "biến cố" trong thời gian- vũ tru. Một "biến cố" quan sát từ một hệ thống các nguyên lý cá biệt cùng với một thứ đồng hồ cá biệt nó được miêu tả như là "một dạng hạt di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác rất nhiều lần"

Nhưng chuyện này ăn nhập ra sao với E=MC^2 ? Hẳn bạn phải ngạc nhiên rằng công thức này chưa hẳn là căn cơ giữa khối lượng và vận tốc ánh sáng mà công thức đầy đủ còn liên quan đến xung lượng (momentum) nữa. Công thức E=MC2 dùng trong hệ thống các nguyên lý  cá biệt khi xung lượng bằng không. Nhưng những người quan sát trong hệ thống khác lại nhin có xung lượng.

Trong cơ học Newton xung lượng và năng lượng đều được công nhận nhưng hai thứ có tính chất vật lý khác nhau. Hai thứ này đều dùng chúng vào thuyết tương đối. Định nghĩa tổng quát nhất về năng lượng và xung lượng như sau: xung lượng hiện hữu khi khong gian là NHẤT THỂ : khi mà vị trí của ngừơi quan sát không thành vấn đề . Năng lượng cũng thế nó cũng có thể bảo tồn khi thời gian là NHẤT THỂ - có nghĩa nguyên thủy thời gian không thành vấn đề.

Thế thì, trong thuyết tương đối,
khong gian cùng thời gian pha lẫn với nhau thành hệ "thời gian- không gian ", năng lượng biến thành một vector của hệ thống quy chiếu 4 chiều. Chiều dài của vec tơ này là bất biến- mọi chứng nghiệm đều đồng ý vậy- như thế chúng ta lại nhận ra nó sẽ cho một lý tính rất thú vị. Đó là khối lượng của các hạt di chuyển. Khối lượng là số đo diễn tả tính cách dễ dàng ra làm sao cho sự thay đổi vận tốc của hạt vật chất,làm cho nó di chuyển nhanh hơn hay chậm hẳn lại hay thay đổi hướng đi của chúng. Mọi chứng nghiệm đều công nhận thế.


HẰNG SỐ C LÀ GÌ TRONG E = MC^2




Có nhiều lý do lịch sử, hoàn cảnh chính xác nhất trong  thuyết tương đối liên quan đến không gian và thời gian. Mét cho không gian và giây cho thời gian. Hằng số là vận tốc ánh sáng c. Nếu chúng ta cho hằng số c trở thành 1 thì bao thông số khác trong công thức trên của thuyết tương đối sẽ đơn giản hơn cho chúng ta. và công thức E trở thành m môt hình thức khôn khéo để đo khoảng cách trong vũ trụ khi lấy tốc độ ánh sáng làm đơn vị chuẩn .
như thế khi c là hằng số 1 thì chúng ta có thể cho rằng khối lượng trở thành chiều dài tổng hợp của 2 vector :XUNG LƯỢNG (momentum) và năng lượng. Nhung công thức này ngang đây cho ý nghĩa gì?

 XUNG LƯỢNG (momentum) bằng khối lượng nhân với vận tốc của vật đó. XUNG LƯỢNG  có cùng chiều với vận tốc.  Mọi động tử đều có XUNG LƯỢNG, ví dụ chiếc xe đạp 50 kg chạy với vận tốc 10m/ giây về hướng tây -west - thì XUNG LƯỢNG của nó là 50 x 10= 500kg-m/giây -- west


   Như đã nói, energy và momentum (XUNG LƯỢNG) là hai đại lượng không thay đổi. Khối lượng thì không vậy. Ví dụ, trong phân rã phóng xạ các nguyên tố nặng như Uranium hay Plutonium, chúng liên tu bẩt tận phân rả thành các nguyên tố nhẹ hơn. Như chúng ta thấy trong phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusion), trong phản ứng của các vì sao, trong bom H, các nguyên tử H tổng hợp nhau thành Helium và khối lượng các nguyên tử hình thành tổng cộng lại nhẹ hơn các nguyên tử H nguyên sơ hình thành ra nó. Vì sao vậy? vi một số electron và positron (anti-electron) đã kết hợp với nhau tạo thành ÁNH SÁNG trong phản ứng.

Hãy quên khối lượng (mass) vì nó có thể biến mất !


Công thức của Eisntein cho rằng khối lượng mass về thuật ngữ chỉ là két hợp giữa năng lượng và xung năng- là chiều dài của vector chỉ nó trong tọa trục 4 chiều( E,m,p,t: năng,khối, xung ,thời) trong hệ thống này khi momentum p bằng zero thì khối lượng m đơn giản là năng lượng bên trong mà hạt này đang có, hay là thế năng của nó (potential energy)

Thí dụ khi ta kéo quả lắc đồng hồ ra khỏi vị trí cân bằng của nó, chúng ta đã cho nó một thế năng (potential ẻnergy) nếu chúng ta buông nó ra thì tự nó đã cho một động năng (kinetic ẻnergy) rồi. Tương tự như thế, khi các lực hạt nhân không giữ được các nguyên tử ở nguyên trạng, thì thế năng của các chúng cũng biến thành động năng vậy.

Một hạt (sub atomic particle, hay particle) đều mang một  NăNG  LƯỢNG và XUNG LƯỢNG- chúng  có thể hoặc không biến thân thành QUANG Tử ( photon) hay các dạng hạt khác. Vì khối lượng tự nó không bảo toàn được, nên hạt cũng tương tự vậy thôi-  Sau này sẽ mang một khối lượng khác hay hoàn toàn triệt tiêu (bằng 0). Nhưng năng lượng và xung lượng  ban sơ sẽ là xung lượng và năng lượng cho tổng hợp các hạt sinh ra sau này. Có nghĩa là xung lượng và năng lượng ban đầu không mất đi mà chúng là hiện thân cho tất cả năng và xung lượng nhỏ hơn của các hạt sinh thành.

 Thí dụ, năng lượng và xung lượng của ánh sáng có liên quan đến tần số (frequency) và độ dài sóng (wave length). Các quang tử (photon) sinh ra khi các âm điện tử bắn vào các hạt kháng âm tử (positron) (các hạt hạ phân tử này có điện tích dương và bằng mass của electron). Hai hạt này tiêu diệt lẫn nhau (annihilated), phát sinh ra các quang tử photon có độ dài sóng là biến thân của năng lượng và xung năng của hai hạt electron và positron sinh ra nó. Vì ră`ng khối lượng của electron và positron này tượng trưng cho một năng lương lớn lao thì các photon quang tử này đích thực là tia gamma (gammar rays).
điện từ quang phổ





[ tia gamma có độ dài sóng cực ngắn 10^-12 mét có nghĩa là 1 mét chia cho 1 000 000 000 000( 1 ngàn tỷ lần)
vì công thức của vận tốc ánh sáng C = tần số x độ dài sóng
nên tần số f của tia gamma là f = C/x = 3 x 10^8/10^-20 = 3x 10^20 Hz
chúng ta thấy tần số f của tia gamma lên đến 30 nhân với 20 con số 0 sau nó nên tia nầy chu du trong vũ trụ và tia đáng sợ trong vu phản ứng hạt nhân
tấm chì dày có thể ngăn tia gamma , bởi vậy trong phòng quang tuyến các y sĩ ở phòng kín còn chúng ta chụp quang tuyến nhiều thì có hại không có lợi và phương pháp xạ trị Radiotherapy trong ung thư cũng có hại   
---DHL ]

   Tương tự như thế trong phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusion) hay phóng xạ (radioactivity)  mất mát khối lượng sẽ hiện thân cho dạng khác của năng lượng- energy và xung năng- momentum . Đó là lý do chúng ta thấy các phản ứng phát sáng và nổ. Sự nổ (explosion) ý nghĩa đơn giản là quá trình thành lập các dạng hạt mới có nhiều xung năng. Thế năng tiềm ẩn của nó trong khối lượng giờ có dịp tung ra ngoài...

trich dich tu source:

http://news.softpedia.com/news/Where-Does-E-mc2-Come-From-39063.shtml

DHL 7/4/2012

Saturday, April 7, 2012

MƯỜI SÁU NĂM QUA MỸ






cậu mợ Võ Bình  đón chúng tôi tại phi trường San Francisco trưa 2 tháng 8 năm 1995 (bé Miu 11 tháng mẹ bồng )

************************************************************************************************** 
Ôi…
Cố hương xa nửa địa cầu
Nghìn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau
Đêm nay ta đốt sầu lưu lạc
Trong khói men nồng hạnh phúc xưa
[(LAM PHƯƠNG ]

Hôm nay ngày hai tháng 8, 2011- thấp thoáng mới đó mà đã mười sáu năm chẵn gia đình tôi giã từ VN đi định cư xứ Mỹ . Dòng thời gian dù muốn dù không nó vẫn trôi vùn vụt không chờ đợi một ai.

Ngày ra đi đó vẫn ghi đậm trong tâm khảm tôi hình ảnh người thân- nội ngoại- cùng những người đưa tiễn khác đứng chật ních ngoài cửa kiếng lớn ngó vào bên trong khu vực 'CÁCH LY', một từ thật mới lạ với tôi hồi đó. Gia đình tôi tay bồng tay bế, vội vả bước theo đoàn ngừơi HO tỵ nạn vì sợ lạc nhau. . Hai vợ chồng cùng bầy con không còn một giây phút chia tay, không dám kéo dài thời gian ngoái lui nhìn lại bà con mà ghi những hình ảnh cuối cùng trước khi dứt lìa quê hương cùng thân nhân bè bạn.

Những túi nylon trong vắt lại rộng thùng thình nhìn rõ mọi thứ bên trong, họ cấp phát cho từng người để đựng khẩu phần ăn khô cùng 1 lon nước Coke sản xuất tại Sài gòn. Những thứ này, IOM- tức là Cơ Quan Di Dân Quốc Tế (INTERNATIONAL ORGANIZATION FOR MIGRANT)- đã trả tiền cho chúng tôi cùng với vé máy bay nữa. Những ánh mắt dò xét họ cố gặng hỏi nhỏ chúng tôi xem có 'quà cáp' gì kẹp trong giấy tờ không trước khi được 'giải thoát'?

Suốt hành trình bay biết bao nhiêu bâng khuâng lo lắng của hai vợ chồng tới xứ lạ quê người. Út Miu vẫn rúc người vào vú mẹ, Cu Ty thì hỏi mẹ "răng lâu rứa chưa về đến nhà"?, mấy anh chị nó thì ra chiều thích ý vì lần đầu tiên trong đời chúng mới có có một chuyến viễn hành trên chiếc máy bay khổng lồ. Những giờ bay dài dăng dẳng, những bữa ăn trên máy bay- 2 vợ chồng không nuốt nỗi vì lo lắng trong lòng. Ngoại trừ lủ con, chúng thích lắm - cái gì cũng lạ- cái gì cũng ngon. Mấy đứa con chúng tôi sinh ra trên nương khoai rẫy sắn và cát trắng mịt mùng thì làm sao chúng không thích được.

Phi cơ VN sẽ đổi máy bay của hảng United Airlines của Mỹ tại phi trường Gimpo-Seoul, Đại hàn. Ra khỏi chiếc máy bay Boeing 767- loại mới- của Air Vietnam, xe buýt Hàn quốc đưa chúng tôi một đoạn ngắn chạy nắp theo phi trường tới khu đợi của phi cảng. Bươn bả theo đoàn HO,  cu Ty con trai thứ ba vuột khỏi tay tôi hồi nào không hay - ngang cầu thang lên tôi mới hốt hoảng chạy lui tìm nó. Thật hú hồn! tôi thấy nó vẫn đứng yên một chỗ không kêu khóc gì - nó như đợi ba nó đi đâu thôi chứ không có ý niệm lạc . Từ chuyện suýt lạc đứa trai thứ ba này tôi rất 'dị ứng' những túi ny- lon tay đùm tay xách,làm vướng tay vì tiếc của nên mới suýt lạc con.

Tại phi cảng Seoul, IOM cũng phát 7 phần ăn cho cả nhà chúng tôi trong 6 tiếng đợi đổi tàu bay. Nhưng vì không hạp mùi vị thức ăn Hàn quốc chúng tôi mới kêu mấy người đàn bà Hàn lao công gần đó và cho họ. Mấy người đàn bà này mừng rỡ nói ríu rít tôi đoán là họ muốn cám ơn . Lần đầu tiên ra khỏi quê hương mọi thứ đều tân tiến, đều khác lạ . Phòng vệ sinh nước tự động chảy và đóng lại, mọi thứ đều sạch sẻ tinh tươm. Cầu thang tự động, nhân viên an ninh nghiêm túc làm nhiệm vụ có mặt ở mọi ngỏ ngách.

Chặng bay thứ 2 tới Mỹ vượt Thái bình dưong là chặng dài nhất. Mười mấy tiếng bay hai vợ chồng cứ miên man suy nghĩ không tài nào chợp mắt được . Chiếc Boeing 747 của hãng United Airlines này coi bộ củ kỹ lắm. Tôi còn nhớ nhũng bà tiếp viên tuổi 'đã về chiều'- da đã nhăn nheo nhưng vẫn còn có việc làm . Mấy bà này coi bộ tử tế, họ đem cơm cho chúng tôi vì chúng tôi là người Việt nam mà. Bà chiêu đãi viên lớn tuổi nhất thỉnh thoảng ngồi làm việc gần cuối máy bay với chiếc máy Fax hay máy gì đó liên lạc về đất liền . Đoạn băng giấy dài từ từ ló ra khỏi cái máy rối tròn xuống sàn máy bay.

Chiếc máy bay đã vào địa phận nước Mỹ, nó bay thấp dần. Qua cửa sổ tôi thấy những đồi núi màu cỏ khô vàng nâu, vì nước Mỹ đang là mùa hè. Máy bay đáp xuống phi trường San Francisco khoảng 1 giờ chiều. Cũng trùng 1 ngày vì bay về hướng đông thì giờ bị kéo lui lại, chuyện này tôi không lạ chi vì đã học hồi trung học. Cậu mợ Bình đã tới chờ từ lâu . Tội nghiệp cho út Miu làm gì có tả lót tân thời như ở xứ Mỹ này, dù mẹ Miu có thay nhưng những miếng vải đơn sơ ở quê nhà không át được mùi khai làm mợ tôi kín đáo che mũi. Tới nhà cậu mợ tôi mất một tiếng. Cậu mợ tôi đãi bữa phở đầu tiên tại nhà cậu mấy đứa con ăn phở ngon lành còn hai vợ chồng ham kể chuyện cũng đủ 'no bụng" rồi.

Hai trạng thái quá mừng cùng quá lo - phút vượt qua ranh giới bên này qua bên kia 'BỨC MÀN SẮT' làm hai vợ chồng tôi ngây ngây trong người.




Mười sáu năm qua rồi, khó diễn tả lại thứ cảm xúc kỳ lạ lần đầu tiên rời xa xứ sở khi ra đi với ba tiếng NGƯỜI TỴ NẠN (refugee). Thời gian qua nhanh, biến thiên thời cuộc cho phép người VN về lại cố hương càng lúc càng nhiều . Và tâm lý người VN xa quê trở về cố quốc cũng biến đổi theo .

Khi cánh phi cơ nghiêng nghiêng đảo một vòng trên bầu trời thành phố Sài gòn,  nói sao hết cảm giác nôn nao,  xúc động của người trở lại quê hương lần đầu tiên. Dần hồi nó cũng bình thường hẳn đi khi người VN hải ngoại đi đi -- về về càng lúc càng nhiều .

Mười sáu năm qua thật mau! Út Miu tôi ngày ra đi còn ngậm vú mẹ. giờ nó đã là cô gái mười bảy tuổi đời. Con gái út tôi sắp vào đại học theo anh chị nó, gia đình tôi bảy người đang trống vắng dần hồi. Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn cậu tôi đã bảo trợ gia đình chúng tôi qua đây cùng chụp cho chúng tôi những tấm ảnh ngày đầu qua Mỹ.- Những khuôn mặt bơ phờ hốc hác của gia đình tôi mười sáu năm trước,  khi bước chân tới miền đất hứa đã trở thành kỷ niệm khó quên cho cả gia đình.

Giờ cậu tôi đã ra người thiên cổ- mới ngày nào cậu tất bật đón gia đình tôi rồi tiếp đến đón người cậu cả tôi được đi theo diện HO cũng cùng năm 1995.  Rồi hai cậu đã theo nhau về vùng trời niên viễn-- những  "chuyến tàu hoàng hôn"  tiếp tục ra đi,  những sân ga hội ngộ tiếp tục khuất dần trong vùng quá khứ .

Mỗi năm cứ ngày hai tháng tám, tôi cố thử nhớ lại cảm giác lần đầu tiên rời VN đi định cư tại Mỹ. Nhưng tôi khó lòng hình dung lại đúng y như xưa được, vì tâm lý con người biến đổi theo thời gian: hoàn cảnh nào tâm lý đó, tôi biết vậy./.


Đinh trọng Phúc
AUGUST 2, 2011


1566 ADAMS AVENUE MILPITAS, California - -địa chỉ cư trú đầu tiên của gia đình tôi

Thursday, April 5, 2012

TẢN MẠN VỀ MÀU TÍM HOA SIM




ON/OFF==AUDIO
TN MN V MÀU TÍM HOA SIM


HOA SIM THẬT

    Tình c tôi đc li li k ca thi sĩ Hu Loan v câu chuyn tình xưa va lãng mn và u bun tôi mi ln mò tìm hiu cái màu tím hoa sim trên mng.
Thi sĩ H
u Loan có mt màu tím ca thơ, ca tình yêu trong quá kh. Mt bài thơ nếu tôi không lm là bài thơ tình mà dân ta cho là "hay nht trong thế k hai mươi" mt thi đi thơ mi làm phong phú thêm cho kho tàng tiếng Vit. Chuyn tình Màu Tím Hoa Sim là mt tình s có tht, không chút gì hư cu, nhân vt chính và ph đang còn sng đ chng nhân cho đ mc này và chính vì chuyện có thật đã làm tăng thêm giá tr chuyn tình "màu tím hoa sim".
Nhờ tôi muốn nhắc về  chuyện khác, đó là nhng th hoa sim trên mng hin hành cái nào là hoa sim đúng nghĩa đây?

Tôi dám tin rng th hoa sim chính gc thì nhng người tù ci to đã "ghi mãi trong lòng. Có hai loi sim -ăn được và không ăn được. Sim không ăn được, chúng tôi hay gi là "SIM TRÂU". Sim Trâu nó cũng có trái, nhưng thô ráp, không chín ngt như sim thường, chỉ được một điều sắc hoa màu tím dịu dàng, e ấp , xen kẻ với những lùm sim hoa trái sum xuê dưới trời mây hoang dại.


HOA SIM "TRÂU"

 Làm sao chúng tôi quên được nhng lúc vác cây về trại; trung du Qung tr tri đã ban cho nhng đi sim chín bt ngàn an i phn nào cho chúng tôi lúc đó. Nhc li quá kh không phi nhc li chuyn hn thù, nhưng du ân khó quên nhng bui chiu tà, lán tri đường v còn xa dưới my chân đi tm quên gánh nng cây g trên vai. Và nhng đi sim thc tế trước mt tôi, nhng trái sim chín mng- tháng tám- căng tròn làm chúng tôi ngn ngơ lang thang mãi đến ni không thiết tha gì đến chuyn đi v !
Ngày xưa nhà thơ Hu Loan nhìn màu tím hoa sim mà quay qut nh thương ngưòi v tr xu s, còn chúng tôi lúc này thơ thn mãi trong my đi sim mà cám ơn đt tri Qung Tr đã ban cho nhng người tù chút gì an i.
Tháng by sim- tháng tám mc- tiếp ni tháng chín tháng mười, tri thuơng ban thêm mung. Nhng chùm mung khi chín đã mt đi màu vàng sc s mà là mt màu đen thm. Mung chín  cho v ngt ca loi mt chà là, x Nghìn L Mt Đêm ca nhng huyn thoi. Nhng liếp đi hoang vu chy xa tít, nhng con đường mang tình thương cho nhng ai sa cơ tht thế. Và c thế nhng con đường đi mãi, ngon ngoèo lên tn rng xanh. Chiu v nhng đi sim san sát nhau, lan xa tn cui đi. Màu tím tím hoa sim,v ngt trái lành, đã là "ngưòi yêu" ca nhng người tù năm cũ.
Tháng ngày dn qua, mi ln nghe li bài "Đi Tím Hoa Sim" tôi chnh lòng thương v mt min trung du, quê hương ca nhng đi hoa cha chan k nim.
DHL 4/3/2012
đ nh môt loài hoa tím

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...