Wednesday, December 26, 2012

NH 65-72 Phạm văn Hải đến thăm nhà phúc huệ

Nguyen Hoang 65-72 phạm văn Hải đến thăm nhà phúc huệ hôm chủ nhật 28 tháng 10/ 2012
Niên trưởng có giáo sư Nguyễn Châu , vợ chồng giáo sư Lê đình Cai
vợ chồng bạn Lê Hiệp , vợ chồng Lê Thi cùng vợ chồng Phúc -

hai mẹ con cô giáo Mai thị Diệu đồng hương Hàm tân...
các bạn đang trù liệu sắp xếp thời gian mời bạn Hải cùng nhau đi thăm thành phố San Francisco , cầu Golden Gate một lần trước khi Hải về lại VN .


Từ trái: hai mẹ con cô giáo Mai thị Diệu đồng hương Hàm tân, Lê thi , lê Hiệp



phu nhân Lê Hiệp, phu nhân Lê Thi

 Phạm v Hải, giáo sư Cai và phu nhân




[túy Huệ đang quay phim nên không có trong hình ]




=====================================================================================

HOA HUỆ CÚC TẦN





================================================================================================ 

NH 65-72 HỌP MẬT TẠI SAN JOSE



Nhân tiện NH Trần thị Lệ Thu từ VN sang San Jose thăm anh chị phạm thái Học cùng dự đám cưới cháu- cùng lúc tại tụ điểm san jose vợ chồng Bùi Bá Khánh Hội cũng từ Las Vegas  sang San Jose làm đám hỏi cho  trưởng Nam là Scott BÙI. Và trước đây vài tuần NH Phạm v Hải cũng đã qua san jose cùng dự đám cưới cháu (cũng là con anh trai Phạm thái Học). Thế là nhà phúc huệ đã tư nguyện làm điểm hội tụ cho các bạn cùng trang lứa NH 6572 chiều nay 18 tháng 11 năm 2012.
Kể ra cũng đúng 40 năm rồi các bạn như Lê Thu , Bùi Bá Khánh Hội mới gặp lại vợ chồng Lê Thi.
Xứ lạ quê người khối NH 6572 gập nhau ngần ấy người cũng đông lắm rồi. Chuyện trò cười nói vui vẻ như đang đi học mới hôm qua .

"Hoan hô" Túy Huệ một mình "nội tướng xoay nhanh như vụ" thực hiện các món cho buổi tiệc-  Phó nhòm' Phúc chuyên lay hoay , cái giọng Quảng Trị "đặc sệt" quý bạn nghe trong youtube thì cũng rõ.
Phúc lại pha hề , "tụi mình tuổi đã sáu bó thì hôm nay máy ảnh nên chụp xa xa khoảng 6 mét ! mai mốt bảy bó thì càng chụp xa xa tới "7 mét hi !'

- NẾP THỜI GIAN MÀ LỊ !

Trong nhà ấm cúng , chuyện trò rôm rả, đến khi tiễn nhau ra xe mới thấy trời sang đông ai cũng cảm thấy lạnh.  Tất cả  hẹn nhau tái ngộ trong vài ngày tới , vì mai mốt kẻ về  VN- người qua lai tiểu bang khác !

  - đ
inh hoa lư ghi nhanh tối 18 tháng 11 năm 2012
==========================================================
pictures
ta cùng nâng ly chúc mừng 40 năm tái ngộ !!!


đứng trái sang: Bùi Bá, pham v Hải,Đinh trọng Phúc ,Lê Thi
NGồi : Khánh Hội, Lệ Thu , Hằng(phu nhân Thi) , Túy Huệ

TỨ PHU NHÂN: HỘI- THU-HẰNG-HUỆ



     THI -BÁ:          SAU 40 NĂM ĐÂY NGHE !

mấy bà lay hoay dọn món, còn "mấy trự này thì cứ mãi đứng nhắc chuyện đời xưa hỉ?"!




Tuesday, December 25, 2012

CHRISTMAS 2012 HOME


CHRISTMAS 2012 KHANG TREATED the  FAMILY A SPECIAL FOOD. HE SPENT ALMOST 2 DAYS PREPARING WIHT  A KIND OF SO EXPENSIVE BEEF . A WONDERFUL SOUP WHICH WAS MADE FROM SQUASH ADDED WITH WONDERFUL POTATO AND LONG BEAN'

WE WERE SURPRISED OF HIS COOKING TALENT; AS YOU KNOW, HE COVERED THE BEEF LOAF WITH BUTTER, SPECIAL FLOUR, AND A KIND OF SEASONING THEN BAKED THIS ONE FROM MORNING TO EVENING
AT LAST , WE HAD A WONDERFUL CHRISTMAS DINNER AT 6 PM DECEMBER 25TH 2012

THANKS KHANG A LOT FOR YOUR KINDLY TREATMENT 
[I FORGET TO NOTE THAT THIS TIME BI AND DANNY WERE ON THE WAY TO VISIT TAIWAN AND VIETNAM ]


bò nướng lò kiểu Anh quốc , đậu và khoai uống rượu đỏ và nước trái cây
thank you Khang so much !


dad 7:23pm December 25, 2012

thơ dịch --ROBERT Lee FROST



   ROBERT FROST
    1874-1963 

lời tựa

Robert Lee Frost là nhà thơ Mỹ . Ông sinh năm 1874 tại San Francisco Hoa kỳ và mất năm 1963 thọ 88 tuổi . Thơ ông nổi tiếng vì thiên về lối miêu tả hiện thực về cuộc sống nơi vùng thôn dã và lối nói bóng bẫy của văn pháp Hoa kỳ .

Ông thường liên tục sáng tác các đề tài nói về khung cảnh tại các vùng quê mùa xứ New England đầu thế kỷ 20, nhưng lại dùng chúng vào trong xã hội phức tạp và những nôi dung triết lý .

Ông là một nhà thơ nổi tiếng khắp trong dân gian và thơ ông từng được trích dẫn rất nhiều . Điều đặc biệt, ông được liên tục vinh danh trong suốt cuộc đời và được ban tặng tới 4 giải Pulitzer vê thơ .

các giải Pulitzer về thơ:
• 1924 for New Hampshire: A Poem With Notes and Grace Notes
• 1931 for Collected Poems
• 1937 for A Further Range
• 1943 for A Witness Tree 




STOPPING BY WOODS ON THE SNOWING EVENING


Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.


My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.


He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound’s the sweep
Of easy wind and downy flake.

 
The woods are lovely, dark and deep.
But I have promises to keep.
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep.

Lee Robert Frost  1922

 






ĐÊM LẠNH BÊN RỪNG

Rừng ai, ta đã tỏ tường
nhà người thấp thoáng cuối đường dặm băng
người oi, có thấy ta chăng
ngàn cây ta ngắm tuyết giăng rừng người


ngựa yêu bỗng thấy tần ngần
tại sao vó nghỉ chẳng gần thôn trang

Mặt hồ băng giá chứa chan
Trời đông đen thẩm mênh mang lối về

rung yên chuông ngựa bồn chồn
vẫn trông vó nhịp gõ dồn bước thêm
giờ đây tiếng gió ru êm
tuyết rơi nhè nhẹ trong đêm an bình

rừng khuya cảnh thấy vấn vương
lời xưa vẫn giục thắng cương lên đường
dặm xa chẳng dám giấc nồng
bước chân viễn khách giữ lời thề xưa .

                                                                        đinh hoa Lư 

 *********************

 The Aim was Song

Before man came to blow it right
The wind once blew itself untaught,
And did its loudest day and night
In any rough place where it caught.

Man came to tell it what was wrong:
It hadn't found the place to blow;
It blew too hard--the aim was song.
And listen--how it ought to go!

He took a little in his mouth,
And held it long enough for north
To be converted into south,
And then by measure blew it forth.

By measure. It was word and note,
The wind the wind had meant to be--
A little through the lips and throat.
The aim was song--the wind could see.



GIÓ  và  NHẠC

Trước khi có khúc hoan ca nhân thế
Gió một mình chỉ  thổi vu vơ
Gầm thét huyên thiên  hết tháng ngày
Qua ghềnh thác qua bao đồi hoang dã

Người tới gần ân cần bảo Gió
Gió chưa tìm ý hướng cho đời
Gào thét làm chi--đời là nhạc
Gió có nghe--tiếng sáo Nghê Thường

Người chỉ cần làn hơi điệu nghệ
đi về bắc hát xướng giúp đời 
Ngược vào nam bao người đang đợi
Thế là trọn niềm vui nhân thế

Và cứ thế, muôn ngàn nốt nhạc
Gió nghe người góp tiếng ca vang
Mấp máy môi, lời vàng thỏ thẻ
Nhạc giúp đời--có Gió từ nay.

 
      đinh hoa Lư  pho'ng di.ch

Monday, December 24, 2012

Mark Twain: Bầy Giẻ Xanh Huyên Náo




MARK TWAIN  (1835-1910)

  Samuel Langhorne Clemens - ông còn có bút hiệu là Mark Twain, là nhà văn Mỹ vừa là cây viết trào phúng châm chích phê phán xã hội đương thời. Tác phẩm nổi tiếng của ông gồm
-the Adventures of Tom Sawyer(1876) cùng phụ bản,
-Adventures of Huckleberry Finn(1885)
cuốn sau này còn gọi là "the Great American Novel".
vài tác phẩm khác :
-A Tramp Abroad (1880)
-The Stolen White Elephant (1882)
-Life on the Mississippi (1883)
-A Connecticut Yankee in King Arthur's Court (1889)
-Merry Tales (1892)
-Personal Recollections of Joan of Arc (1896)
-How to Tell a Story and Other Essays (1897)
-A Dog's Tale (1904)
-Is Shakespeare Dead? (1909)
Mark Twain lớn lên tại Hannibal , tiểu bang Missouri, bối cảnh cho hai cuốn sách của ông kể trên. Ông làm đủ nghề thợ lên khuôn làm báo sắp chữ , thợ in nhiều nơi cho đến sau này ông là hoa tiêu trưởng cho con thuyền trên sông Mississippi trước khi về miền tây làm cho tờ Orion với anh đầu
Thất bại về tìm vàng ông trở qua làm báo. Thời gian phóng viên , ông viết câu chuyện hài huớc khá nổi tiếng "The Celebrated Jumping Frog of Calareras County, " làm toàn nước Mỹ chú ý đến ông.
Ông thành công nhiều về viết lách cùng diễn thuyết trước công chúng. Ông nhận nhiều lời khen cùng chỉ trích
Dù Twain kiếm nhiều tiền từ viết lách và diễn thuyết ,nhưng ông lại thất bại trong đầu tư.
Mark Twain dùng nhiều bút hiệu khác trước khi dùng "Mark Twain". Ông ký bút hiệu Josh với cho các bài viết về trào phúng hay hý họa cho đến năm 1863 . Có khi ông dùng bút hiệu "Thomas Jefferson Snodgrass" cho một loạt nhiều bức thư trào phúng

Khi làm hoa tiêu trên sông Mississippi , mark two hay mark twain chỉ độ sâu 2 fathoms gồm 12 feet độ sâu an toàn cho tàu ông vượt qua
.


*************************************



BẦY GIẺ XANH HUYÊN NÁO QUÁ
What Stumped the Bluejays


MARK TWAIN

lời dẫn
con giẻ xanh muốn tích trữ thức ăn vào cái lỗ nó khám phá trên nóc nhà hoang bằng cách tha hạt sồi bỏ vào lỗ đó. Bỏ mãi không đầy, nó cứ kiên gan làm mãi; nó lại kêu thêm rất nhiều đồng loại tới giải bày cho đến khi có một con đi quanh nhà tìm hiểu ra vấn đề. Tất cả mới tự hiểu ra cái ngốc nghếch của chúng rằng bỏ hạt sồi vào lỗ không đáy thì bỏ bao nhiêu cho vừa.
Bài này ám chỉ cái ngốc nghếch của con người khi giải quyết khó khăn của một vấn đề rằng phải biết khám phá tìm hiểu tìm phương pháp giải quyết hơn là cứ lấy quyét tâm trì chí một cách mù quáng là thành công. 

dhl

LÒAI VẬT biết nói với nhau đấy, dĩ nhiên là vậy. Điu đương nhiên này bạn chẳng cần phải hỏi; Nhưng   tôi giả dụ có  người hiểu được tiếng chúng đấy. Tôi  thì chẳng hiểu được đâu , nhưng có một gã biết . Tôi biết gã biết, tuy nhiên gã nói riêng tôi chỉ mình gã biết được tiếng chim thôi . Tuổi gã cở trung niên , gã thợ mộc có tâm hồn bình dị sống cô đơn một xó xỉnh tại xứ California này với núi rừng , qua  bao nhiêu năm, và quá quen thuộc với bạn bè lối xóm chỉ là thú dữ với chim muông cho đến một lúc gã biết hết tất cả tiếng nói của chúng phát ra. Gã tên là Jim Baker Dựa theo giảng giải của Jim Baker, vài loại thú  cũng có giáo dục trong giới hạn nào đó , chúng chỉ biết vài tiếng nói  đơn giản , rất hiếm hoi mới biết được cách nói ẩn dụ hay văn vẻ ; trong khi vài giống khác thì kho tàng ngôn ngữ của chúng thật phong phú , biết cách ra lệnh chững chạc hay chuyên chở ý một cách mạch lạc. Thế là cái hậu của chúng huởng thì quá ư khấm khá ; chúng khoái  về chuyện này lắm ; chúng ý thức được cái tài của chúng và tận huởng cái thú "khoe khoang" này. Gã Baker còn nói thêm rằng , sau một thòi gian gã theo dõi tận tường kỹ lưỡng, gã đi đến kết luận  chỉ có giống giẻ xanh là giống nói hay nhất trong tất cả chim muông, dã thú mà gã đã kinh qua. Gã nói:

Có nhiều điều để bàn về con giẻ xanh hơn tất cả loài nào . Giống này nó có nhiều tâm trạng và cảm giác khác  hơn mấy loài khác ; và bạn  biết rằng , giẻ xanh nó nói lên được bằng ngôn ngữ bất cứ  gì nó cảm nhận . Mà  không phải ngôn ngữ thông thuờng đâu nhé , khi nó cáu lên thì nó sổ từng tràng  bóng bẩy ẩn dụ không thôi- đó là nguyên cớ bạn không bao giờ thấy giẻ xanh lúng túng trong một từ nào. Loài người chưa bao giờ được như nó. HỌ chỉ biết thịt nó thôi ! Có một chuyện nữa : Ta vừa thấy một chuyện quá hay, không có thứ chim nào , ngay cả bò, hay con vật nào khác biết văn phạm hay như giẻ xanh cả. Có thể ông bạn cho rằng giống mèo cũng biết văn phạm đấy. Ồ, thì mèo cũng biết đấy chứ--bạn thử thấy mấy con mèo động đực sau nhà hàng đêm và nghe văn phạm của chúng như thế nào? chúng làm bạn cứng hàm không nói gì hơn. Người không biết thì bảo đó là tiếng ồn do bầy mèo đang giành giật nhau làm họ bực mình , nhưng chẳng phải vậy đâu , đó là thứ văn phạm chết tiệt mà chúng đang dùng . Lúc này ta chưa bao giờ nghe một con giẻ xanh nào dùng thứ văn phạm ghê tởm đó cả , chưa hề bao giờ; mà khi chúng làm như vậy, thì phải biết nhục nhả như loài người mà câm lại và cút xéo ngay thôi. 

Ông bạn có thể gọi chú giẻ xanh là chim. Cũng được, vì trong chừng mực nào đó nó mang lông trên người, và không thuộc vào nhà thờ nào cả, tuy nhiên nó mang nhiều tính người hơn ông bạn đấy. Ta sẽ nói cho ông bạn lý do tại sao. Quà trời ban cho chim giẻ , kể cả bản năng , cảm giác cùng quyền lợi của chúng có đầy mặt đất. Loài chim giẻ không bao giờ sống theo nguyên tắc như ông dân biểu cả. Loài giẻ sẽ nói dối , sẽ ăn cắp, lừa gạt, sẽ phản bội; và khi đủ bốn thứ trong năm tội chim giẻ sẽ trở về như lời thề long trọng trước kia, tính linh thiêng của một bổn phận là thứ mà bạn không thể nhét vào đầu con giẻ nào được. Nào giờ đây, điều đáng nói hơn mọi thứ, là chim giẻ còn vượt hơn trên cả thề thốt như mấy ông tai to mặt bự chúng ta hay thề. Bạn nghĩ rằng loài mèo cũng biết thề thốt. Vâng, thì giống mèo cũng biết thề đấy ; nhưng bạn hãy cho giẻ xanh một chuyện nào trong quyền lực của chúng thì con mèo của bạn chạy đi đâu rồi. Đừng nói chuyện này với TA nhé-- ta biết quá nhiều về chuyện này. Vẫn còn một chuyện khác, mắng nhiếc loài nào đây, mắng nhiếc cho đúng thì loài giẻ xanh này cũng giống bất cứ ai dù người hay thánh. Vâng, Ngài ạ, giẻ ta cũng giống y người vì giẻ biết khóc, biết cười, biết nhục, biết lý luận và lên kế hoạch cũng như biết bàn bạc thảo luận, giẻ ta cũng thích chuyện tầm phào cũng như bao chuyện tai tiếng trên đời, giẻ ta cũng biết thế nào là châm biếm, giẻ ta cũng biết khi nào là một tên ngốc y như bạn biết vậy mà còn biết rõ hơn bạn nữa cơ chứ. Nếu giẻ ta không phải là người thì tốt hơn hết là cứ là giẻ , vậy thôi.

Giờ ta  nói cho ông bạn  năm trước gã đàn ông cuối cùng trừ ta ra đã rời khỏi chốn này. Từ đó nhà của gã đằng kia vẫn bỏ trống; căn nhà gỗ, mái lợp ván--có phòng rộng ngoài ra không có gì khác--chẳng trần , trống rỗng từ sàn đến mấy thanh rui của mái nhà. À , một sáng Chủ nhật ta đang ngồi chơi với chú mèo trước căn lều của ta , sưỡi nắng, ngắm dãi đồi xanh ngắt trước mắt, lắng nghe tiếng lá cô đơn rơi xào xạc dưới mấy gốc cây già, tưởng nhớ đến quê nhà xa xăm ta đã bặt tin mười ba năm nay. Ta thấy một con giẻ xanh tìm cờ kiếm được quả sồi trên nóc nhà kia khi hắn buộc miệng "chào ông, tôi đang có chuyện bí đây rồi " khi chú chim này nói , quả sồi rơi ra khỏi mỏ rơi long lóc xuống mái nhà, dĩ nhiên là thế . Nhưng hắn vẫn thây kệ , trí óc nó đang bận nghĩ đến chuyện hắn đang lo. Mái nhà có một mắt gỗ lỗ đã bong ra , con chim nghiêng đầu qua bên mắt kia nhắm lại còn một mắt ngắm vào cái lỗ y như đang nhìn qua miệng cái bình cao cổ vậy. Rồi con chim nhìn lên mắt sáng lên , nó nháy mắt vỗ cánh đôi ba cái y như mãn nguyện lắm--ông bạn hiểu đấy--nó nói,

 đây trông giống y một cái lỗ, chỉ là một cái lỗ--thật đáng tội nếu tôi mà không tin nó là một cái lỗ !"

Rồi nó nghiêng đầu qua bên tiếp tục nhìn lại lần nữa; nó liếc nhìn lên, lần này nó thật sự vui thích cùng thỏa mãn; cánh và đuôi nó vẫy vài lần, nó nói thêm " Ồ, không, giá như mà ta không may thì cái lõ này chắng có gì, tại sao nó trống trơn vậy này !" Nó vội bay xuống tìm trái sồi lên thả vào trong lỗ, khi nó nghiêng đầu lui chùng ta thấy nó có nụ cười mãn nguyện nhất trần đời. Bỗng nó nín bặt như đang lắng nghe điều gì, nụ cười tan dần khỏi nét mặt như có cái gì kỳ lạ nhất hiện ra. Nó tiếp tục nói, "ô tại sao ta không nghe tiếng rơi !" Nó ghé mắt nhìn qua cái lỗ lần nữa , nhìn lâu hơn ; nó đứng dậy lắc đầu; đi quanh sang phía phía khác cái lỗ tiếp tục nhìn bằng huớng khác ; Nó lại lắc đầu quầy quậy lần nữa. Nó nghiên cứu một đổi, rồi tiếp tục làm thêm nhiều điêu----Nó cứ đi quanh chiếc lỗ điều tra mọi điểm quanh vùng. Chẳng ích gì. Nó đứng trầm tư trên mái nhà chân phải gãi phía sau đầu , cuối cùng nó nói , " A , ta mãi nghĩ không ra, chắc chắn rồi, cái lỗ này phải là dài lắm ; tuy nhiên ta không dại gì đứng mãi đây, phải lo công việc chứ, ta cho là đúng , nào liều thử xem."


trái sồi  
trái sồi này ở rừng miền trung VN có thể là hạt sót , thứ này trồng nhiều ở bắc CA


Thế là con giẻ xanh bay đi tìm trái sồi khác tiếp tục thả vào cái lỗ , mắt nó liếc thật nhanh nhìn cái lỗ xem có gì khác biệt không , nhưng chẳng kịp. Nhìn mãi chừng một phút, ; nó đứng dậy thở dài nói, " đồ chết tiệt, coi bộ ta không hiểu nỗi chuyện này , có lẽ nào ; tuy nhiên ta cố khắc phục một lần nữa xem sao ." Nó tiếp tục kiếm thêm sồi thả vào lỗ bằng hết khả năng để xem cái lỗ này là gì , nhưng lại thua. Nó nói , " Ừm, ta chưa có lần nào bí như chuyện cái lỗ này , ý kiến của ta cho nó là một lỗ mới trên đời này." Nó bắt đầu nổi giận . Nó tiếp tục nguyền rũa, đi lên đi xuống trên nóc nhà nói lảm nhảm tự chữi vào mặt nó. Ta chưa bao giờ thấy con chim nào cứ mắc mớ vào một chuyện không ra gì như nó cả. Đi xong con giẻ xanh này lại tiếp tục tới miệng lỗ nhìn vào chừng nửa phút, nó nói ,"À, mày chỉ là cái lỗ dài và sâu thôi nhé, tất cả chỉ vậy thôi nhé--ta bắt đầu khởi sự lấp đầy mày đây- ta sẽ--ch ..ết nếu ta không lấp mầy , dù tốn cả trăm năm "

Nói xong nó bay mất. Từ lúc lọt lòng cho đến giờ chắc ông bạn chưa bao giờ thấy loài chim nào như vậy đâu. Ta rất đỗi kinh ngạc khi chứng kiến cách nó kéo bao nhiêu hạt sồi vào cái lỗ đó. Nó chắng còn tốn thì giờ nào nhìn vào cái lỗ mà tiếp tục mãi một việc mang sồi về. Nó thực sự kiệt sức với đôi cánh lủng lẳng. Người nó rũ xuống, vả cả mồ hôi, vừa thả trái sồi nữa vào xong nó nói, " Giờ này thì nhà ngươi phình cả lên bên trong rồi đó, ta biết chứ " Nói xong nó hơi khom người xuống nhìn. Ông bạn có tin lời tôi không , khi nó ngẩng lên mặt nó xanh ngắt và nổi cơn thịnh nộ. Nó nói, "Ta đã đổ đầy bên trong số sồi đủ cho một gia đình trong ba mươi năm, nếu thấy người nào trong đó , ước gì ta nhồi cho họ một bụng mạt cưa đầy căng trong hai phút cùng để trong đó một viện bảo tàng "

Giờ nó chỉ còn sức bò lên trên nóc mái dựa lưng vào ống khói, gom góp lại tất cả cảm tưởng rồi bắt đầu thôi nghĩ ngợi. Có thể trong phút giây nào trong ý kiến ta cũng như anh cho nó là thô lậu nhưng có lẽ chúng ta chỉ hiểu sơ nó bên ngoài thôi vậy.

Có con giẻ khác lại gần , nghe qua việc làm tận tụy của con giẻ này nó muốn tìm hiểu xem sao. Con giẻ khổ sở kia mới nói cho nó mọi chuyện, nó nói , " Giờ trong cái lỗ kia , nếu bạn chưa tin cứ tới nhìn vào xem sao," Con giẻ bạn men tới nhìn vào , nó trở lại bảo , "Ông bạn đã thả vào đó bao nhiêu rồi?"Con chim chịu nạn kia trả lòi "ngót nghét hai tấn đó bạn ".Con chim mới tới nhìn vào thêm lần nữa. Coi bộ nó chưa hiểu ra được chút nào , nó ngẩng đầu kêu to lên ba con giẻ khác vội bay đến. Chúng nó phán đoán chuyện cái lỗ , chúng yêu cầu con chim khổ sở kia kể cho chúng nghe thêm lần nữa , rồi lại tiếp tục thảo luận, tiếp tục cho ra nhiều ý kiến giá trị y như một nhóm  người đang thảo luận vậy.

Chúng nó kêu thêm nhiều con giẻ xanh khác , và càng nhiều hơn nữa, cho đến khi toàn vùng ngập tràn một màu xanh của bầy chim giẻ. Ta đoán lên đến năm ngàn con, con thì lải nhải, con thì tranh luận, chữi rũa, hung hằng ôi đủ thứ âm thanh ta nghĩ bạn chưa từng nghe tới. Con chim nào cũng ghé mắt nhìn vào lỗ đó và gật gù phát biểu về điều bí mật còn hơn con tới trước nó. Chúng phải khám phá toàn bộ ngôi nhà mới được. Chiếc cửa mở hé một nửa,cuối cùng có con giẻ già xuất hiện hé cửa nhìn vào. Dĩ nhiên chúng khám phá ra bí mật kia thật mau. Những trái sồi nằm la liệt khắp nền nhà. Con chim già , vổ cánh đành đạch kêu toáng lên " Lại đây !" " tất cả đến đây nhanh nào; chưa ai mà ngu đần đến độ đi lượm sồi về đổ cho đầy cái nhà này như vậy cả !" cả bầy giẻ sà xuống trông như một đám mây xanh ngắt, lần lượt từng con liếc nhanh vào trong nhà , toàn bộ sự vô lý của một loại hợp đồng công việc là thế này đây: từ con giẻ đầu tiên vướng phải rồi ngã ra cười bể bụng , cho đến con kế tiếp cũng  y như vậy.

Vậy thì thưa bạn , bầy chim này ngủ quanh đây trên nóc nhà hay trong mấy tàng cây trong một giờ đồng hồ, chúng cười hô hố y con người . Chẳng có ích lợi gì khi bạn nói với tôi rằng loài giẻ không có tính hài huớc, bởi rằng ta biết rõ về chúng và ta còn nhớ trong đầu nữa đó. Ba năm trời cứ mỗi mùa hè , chúng đều đem loài giẻ từ khắp nước Mỹ về đây để nhìn cho được vào cái lỗ kịa Còn có loài chim khác nữa kia chứ. Và tất cả đều thấy được chuyện này , ngoài trừ một con Cú từ Nova Scotia tới thăm vùng Yosemite , trên đường về hắn có nhìn vào lỗ này. Hắn nói hắn không thể nhìn ra điều gì buồn cười trong chuyện này cả.  Nhưng con cú này lại có điều quá thất vọng về Yosemite nữa đấy.

Source
Mark Twain. (1977).What stumped the bluejays. Great American Short Stories. Pleasantville, NY: The Reader’s Digest Association.

 đinh hoa lư tuyển dịch
Christmas 2012 24/12/12


CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...