Cách đây gần 20 năm, ngày qua Mỹ cậu tôi rất mong thằng cháu vào được trường Heald College, một trường đào tạo thợ trung cấp kỹ thuật. Qua được xứ Mỹ chuyện cần gấp của tôi là đi làm , bồi bàn , phụ bếp hay bất cứ thứ gì miễn sao có tiền là được. Cậu tôi cứ băn khoăn và khuyến khích tôi mãi mấy lần. Tôi hiểu ý cậu tôi. Người rất tiếc cho tôi còn trẻ mặc dù đã gần 50 vào lúc đó rồi. Hơn nữa , ngày xưa tôi là đứa cháu ngoại học giỏi trong nhà các cậu ai cũng thuơng. Tôi hiểu lòng cậu tôi nên lựa một ngày thuận lợi , làm liều vào "gõ cửa" cái trường trung cấp kỹ thuật kia tức là cái trường tên là Heald College tôi vừa nói trên. Tôi lò mò vào , thấy tiếng Anh tui dở quá , bà Mỹ dắt tôi ra đường chỉ lên huớng Mission College tức là trường đại học cộng đồng , danh từ gọi ở đây. Có nghĩa là đó là cái trường mà tôi cần học trước tiên , rèn luyện Anh Ngữ vài năm ở đó với các lớp ESL trước khi chọn Major tức là ngành. Còn trường của bà ấy ở đây họ đã nói tiếng Anh thông thạo rồi, chỉ học kỹ thuật thôi , sau 2 năm là có bằng technician tức là trung cấp kỹ thuật dưới đại học.
cậu Võ Bình xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu (xong tú tài I là vào trường SQTB Thủ Đức
Mơ ước thầm kín trong lòng cậu tôi là muốn CON CHÁU HỌC HÀNH . Cũng có thể cậu tôi chua xót và thuơng trong lòng cho số phận không may của tôi "lỡ thầy lỡ thợ"-già không già mà trẻ cũng không còn trẻ khi qua được đây thì tuổi xấp xỉ năm mươi ! đó là chưa kể thời gian tù đày đói khát, cảnh sống cơ hàn bên quê huơng bao năm qua đã dày vò cái bộ não đứa cháu cậu nay đã thành chai lì , mụ mẫm !
Không ngờ số phận dung rủi cho tôi vào lúc cậu tôi qua đời là lúc kinh tế Mỹ sa sút tệ hại. Những hảng xưởng tại CALI thi nhau đóng cửa hay dời đi tiểu bang khác. Con số thất nghiệp cho giới trẻ càng lúc càng cao. Hảng của tôi cũng không thoát khỏi số phận phải "đóng cửa ra đi ". Tuổi đã cao như tôi thì chắc chắn khó kiếm việc lại trong cái thời mà hãng xưởng vắng dần ,tiệm ăn ế ẩm chợ đò thưa thớt thấy rõ.
Tôi không lý lại ngồi yên "than thân trách phận" , thế là tôi quyết định "đi học lại". Tiếc một điều , khi tôi đi học lại thì cậu tôi mới vừa qua đời không có dịp "mừng" vì đứa cháu ngoại đã đi theo con đường cậu tôi mong muốn. Số phận đẩy đưa sao tôi lại vào ngôi trường Mission College , ngôi trường mấy năm trước bà Mỹ tốt bụng ra dấu "chỉ trỏ " khuyên tôi lên đó.
Những năm miệt mài tại trường đại học cộng đồng này, hình ảnh cậu tôi và những ước mong của cậu tôi cứ lởn vởn mãi trong trí óc tôi. Những lúc lên thắp hương trên mộ Cậu , tôi thuờng khấn nguyện trong lòng "con sẽ gắng học ". Ước mơ của cậu về con cháu, cũng như lòng mong muốn của tôi đã là sự hun đúc khích lệ cho ý chí vươn lên tôi đã qua được cổng trường cộng đồng này với hai mảnh bằng với thứ hạng danh dự.
Hình ảnh của cậu tôi những ngày cuối đời kèm với ước muốn của cậu là sức thăng hoa cho tôi chính thức vào được ngôi trường đại học tại thành phố San Jose này , thành phố lớn đứng thứ 10 nước Mỹ.
Niềm sung sướng cho bản thân tôi ngày ra trường hôm nay cũng tiếp nối mảnh bằng đại học chính thức với vị trí cao không làm tôi quên công việc đầu tiên lái xe lên mộ cậu tôi. Một mình trước tấm bia nằm ngang mặt đất , tấm bia cô đơn nhỏ nhoi trong cái nghĩa trang xứ Mỹ , trước mộ cậu tôi lâm râm khấn vái " tạ ơn cậu, con đã học hành tới nơi tới chốn rồi cậu à , hôm nay con đã ra trường , thưa cậu !".
Lái xe ra về , tôi còn ngoái theo ngó bó hoa cúc vàng đơn sơ tôi vừa cắm trước tấm bia nằm của cậu tôi mà tưởng chừng cậu tôi đang mĩm cười sung sướng nơi cõi hư vô nào đó.
Nhớ về cậu tôi trong ngày Father's DAy
DHL 15/6/2014
Mơ ước thầm kín trong lòng cậu tôi là muốn CON CHÁU HỌC HÀNH . Cũng có thể cậu tôi chua xót và thuơng trong lòng cho số phận không may của tôi "lỡ thầy lỡ thợ"-già không già mà trẻ cũng không còn trẻ khi qua được đây thì tuổi xấp xỉ năm mươi ! đó là chưa kể thời gian tù đày đói khát, cảnh sống cơ hàn bên quê huơng bao năm qua đã dày vò cái bộ não đứa cháu cậu nay đã thành chai lì , mụ mẫm !
Không ngờ số phận dung rủi cho tôi vào lúc cậu tôi qua đời là lúc kinh tế Mỹ sa sút tệ hại. Những hảng xưởng tại CALI thi nhau đóng cửa hay dời đi tiểu bang khác. Con số thất nghiệp cho giới trẻ càng lúc càng cao. Hảng của tôi cũng không thoát khỏi số phận phải "đóng cửa ra đi ". Tuổi đã cao như tôi thì chắc chắn khó kiếm việc lại trong cái thời mà hãng xưởng vắng dần ,tiệm ăn ế ẩm chợ đò thưa thớt thấy rõ.
Tôi không lý lại ngồi yên "than thân trách phận" , thế là tôi quyết định "đi học lại". Tiếc một điều , khi tôi đi học lại thì cậu tôi mới vừa qua đời không có dịp "mừng" vì đứa cháu ngoại đã đi theo con đường cậu tôi mong muốn. Số phận đẩy đưa sao tôi lại vào ngôi trường Mission College , ngôi trường mấy năm trước bà Mỹ tốt bụng ra dấu "chỉ trỏ " khuyên tôi lên đó.
Những năm miệt mài tại trường đại học cộng đồng này, hình ảnh cậu tôi và những ước mong của cậu tôi cứ lởn vởn mãi trong trí óc tôi. Những lúc lên thắp hương trên mộ Cậu , tôi thuờng khấn nguyện trong lòng "con sẽ gắng học ". Ước mơ của cậu về con cháu, cũng như lòng mong muốn của tôi đã là sự hun đúc khích lệ cho ý chí vươn lên tôi đã qua được cổng trường cộng đồng này với hai mảnh bằng với thứ hạng danh dự.
Hình ảnh của cậu tôi những ngày cuối đời kèm với ước muốn của cậu là sức thăng hoa cho tôi chính thức vào được ngôi trường đại học tại thành phố San Jose này , thành phố lớn đứng thứ 10 nước Mỹ.
Niềm sung sướng cho bản thân tôi ngày ra trường hôm nay cũng tiếp nối mảnh bằng đại học chính thức với vị trí cao không làm tôi quên công việc đầu tiên lái xe lên mộ cậu tôi. Một mình trước tấm bia nằm ngang mặt đất , tấm bia cô đơn nhỏ nhoi trong cái nghĩa trang xứ Mỹ , trước mộ cậu tôi lâm râm khấn vái " tạ ơn cậu, con đã học hành tới nơi tới chốn rồi cậu à , hôm nay con đã ra trường , thưa cậu !".
Lái xe ra về , tôi còn ngoái theo ngó bó hoa cúc vàng đơn sơ tôi vừa cắm trước tấm bia nằm của cậu tôi mà tưởng chừng cậu tôi đang mĩm cười sung sướng nơi cõi hư vô nào đó.
Nhớ về cậu tôi trong ngày Father's DAy
DHL 15/6/2014
No comments:
Post a Comment