Friday, October 10, 2014

MỘT CÁCH NHÌN VÀ CÁCH CHỌN TRƯỜNG CỦA GIỚI TRẺ VN LỚN LÊN TẠI MỸ


 Hãng LinkedIn những ngày làm hè. Thế hệ trẻ VN tại Mỹ vào kỳ nghỉ hè cùng nghĩa với lặn lội tìm việc làm tại các hãng xưởng(internship) vừa kiếm tiền vừa có trước kinh nghiệm dành cho lúc ra trường . Nghỉ hè về nhà chỉ một đêm, hôm sau lên làm hè ngay, không bỏ qua cơ hội khi các chủ hãng nhận vào . Những trung tâm điện toán tại Mountain View là những cơ hội luyện rèn kỹ năng về high tech cho những SV về computer science như Đinh v Dương và bạn bè cùng ngành các hãng ở các đầu não của   Google, LinkedIn ,, , một quá trình phấn đấu cho lớp trẻ VN lớn lên tại Mỹ . Internship tức là đi làm hè là đòi hỏi của các trường đại học tại Mỹ mà sinh viên cần có để tốt nghiệp . Thật là sai lầm khi cho rằng cứ "tới trường cho có mặt là có bằng " của một số tin đồn!

Giới trẻ VN lớn lên tại Mỹ có cách nhìn về sự nghiệp  rất khác cha mẹ chúng
  THÔNG THUỜNG khi vào đại học các bậc phụ huynh hay chọn trường nổi tiếng nhất . Tại Hoa kỳ , những trường nổi tiếng (prestige colleges) thuờng nằm vào trường tư (private colleges).
Đại học Harvard, Yale, Princeton, Stanford... cũng không ngoại lệ. 

Giấy Thu Nhận( Certificate of Admission) của đại học Harvard gữi cho Viễn Dương  

KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ HARVARD HAY PRINCETON !

  Lớp sinh viên VN, ở Mỹ có cách nhìn khác hơn cha mẹ . Lớp trẻ này chọn trường chưa hẳn vì trường đó "nổi tiếng" mà cái ngành (major) của các em chọn có hay nổi trội hơn hay không ? Tuổi trẻ ở Mỹ sống rất thực tế . Các em không chạy theo cái tiếng bên ngoài mà đi sâu vào thực chất bên trong và cân nhắc sự lợi hại về kinh tế và hoàn cảnh hơn là tiếng đồn lời khen bên ngoài 
Một Ví dụ, Đinh viễn Dương sau khi được hai trường Princeton và Harvard chọn vào đã không đi lại vào chọn Stanford. 



trước cổng đại học Harvard -Đinh viễn Dương [phải- ngoài cùng] người VN duy nhất trong 5 em trúng tuyển vào  Harvard 
-ngày tới thăm trường 25/4/2009
 

 MỘT CÁCH NHÌN VÀ HUỚNG ĐI THỰC DỤNG KHÔNG LÀ ẢO VỌNG

   Theo cách giải thích của Đinh viễn Dương cho rằng "tại Princeton nơi nổi trội về toán-lý , và Harvard nổi bật về y khoa và luật khoa thôi " trong khi em lại chọn Computer Science , bộ môn này tại Stanford hay các đại học khác tại Silicon Valley  dạy chuyên thích hợp  hơn !
  Trong lúc tỷ lệ nhận vào của Harvard và Princeton chưa tới 5 % , quá nhỏ bé ,cực kỳ khó khăn và một ứơc ao của bao sinh viên khác cùng cha mẹ các em , Đinh viễn Dương "quay lưng" lại với sự chuẩn thuận của 2 trường kia cùng một số trường khác như UCLA , Berkeley để vào Stanford theo ý thích của mình. 

 STANFORD UNIVERSITY


ra trường xong 4 năm tại Stanford về nganh Computer Science  , Viễn Dương tiếp tục vừa làm phụ giảng tại Stanford kiếm tiền học vừa lấy thêm Thạc Sĩ tại đây . Theo em , trong thế giới "high- tech" vừa đông vừa cạnh tranh hôm nay , kỹ sư 4 năm chưa đủ dễ dàng kiếm việc.
  

  Người sv khi tốt nghiệp trung học thuờng nộp đơn một loạt các trường đại học để có nhiều cơ may chọn lọc, tất yếu là hợp bộ môn muốn học , hơn là vì trường "nổi tiếng". Một sự chọn lựa khôn ngoan , thực tế có thể chút gì là thực dụng(practical) đúng nghĩa của nó và một tầm nhìn của một thanh niên VN được giáo dục tại Hoa kỳ.Cũng hoàn toàn không phải là lý do "gần nhà , gần bố mẹ" , điểm này hoàn toàn không phải trong "máu" của thế hệ thứ hai tại Mỹ. Trường thích hợp với ý nguyện thì em sẵn sàng đi xa vì đã quá quen truyền thống "mười tám tuổi là ra khỏi nhà " , là người lớn là độc lập nhiều vấn đề theo pháp lý Mỹ quốc
 Trong lúc cha mẹ "tiếc hùi hụi" thì Đinh viễn Dương vẫn thản nhiên tới với trường  mà em
chọn trong những trường đã chọn em !
  Nói cho cùng, tại quê huơng mới này, thế hệ bố mẹ chưa hẳn là khôn hơn con cái !
Còn hai tam cá nguyệt nữa mới xong thạc sĩ về Computer Science tại đại học Stanford , môt CEO cua 1 hãng tại Mountain View đã
hứa dành 1 chỗ cho Dương sau khi ra trường rồi Như vậy em đã chọn đúng nơi mình học hợp với major hơn là nổi tiếng về những bộ môn không thích hợp cho cá nhân .
    Như vậy em đã khôn hơn cha mẹ, và cha mẹ còn "tiếc " gì nữa ! 
  Thật là "hậu sinh khả úy" , các bậc cha mẹ  chớ coi thuờng lớp trẻ thời nay mà hãy tin tưởng vào lối nhìn các em trong "cửa Khổng sân Trình " xứ Mỹ .

DHL 10/10/2014

No comments:

Post a Comment

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...