Tuesday, December 30, 2014
Wednesday, December 24, 2014
5 CUỐN LỊCH BỎ TÚI ĐỂ LẠI CHO CON
Những Cuốn Lịch Bỏ Túi cho mỗi năm sinh từng đứa con vợ chồng tôi
Ba tôi ngày xưa chọn ngày cưới
cho hai vợ chồng tôi là ngày đầu năm dương lịch. Sau này tôi mới nhận thấy ý của
ba tôi thật hay vì cứ vào dịp đầu năm tết Tây gia đình sum họp cũng gộp lại kỷ niệm ngày cưới của vợ chồng chúng tôi luôn thật là tiện lợi.
Thế mà đã ba mươi hai năm qua
rồi. Cũng may, tánh tôi ưa "cất đồ cỗ " nên giờ có những cái ngày xưa
coi như ngồ ngộ giờ mới thấy nó quý vì nó trở thành đồ cỗ thứ thiệt.
Ngoài những tấm hình ,
kể ra ai cũng có ; nhưng tôi có mấy thứ lạ hơn kể hầu với các bạn nghe chơi.
Tôi kể về chuyện pháo ngày cưới của
chúng tôi. Pháo cũng là Lần đầu tiên pháo được đốt vào đám cưới mà chúng tôi là người khai trương trước tiên
ở một vùng quê hẻo lánh , nơi chúng tôi ở. Tôi còn nhớ ngày đó có người buôn pháo đầu tiên từ nơi làm pháo nổi tiếng Hòa Vang Đà Nẵng vào tận vùng này và chúng tôi hân hạnh mở hàng .
1/1/1983
Thời buổi đó đám cưới không phải
như bây giờ , đa phần làm theo kiểu'du kích' áo cụt quần đen , đàn ông thì cái
sơ mi , cái quần jean cũ và đôi dép Lào là "hách' lắm rồi. Nhưng không
chúng tôi chạy mượn được véton , có giày "bò" có cả pháo mới mở hàng
cho người ta tại một vùng kinh tế mới sao mà chẳng lạ , chằng "oai "
! Khi dâu tới nhà , tràng pháo chuột nổ tạch tạch xen kẽ tiếng pháo trống nổ
"đùng đoành" nghe thật sướng tai. Tại sao nghe "sướng lỗ tai " vì sau năm 1975 một thời gian thật lâu chưa ai nghe lại tiếng pháo . Bao
nhiêu biến đổi nào 'kinh tế mới' nào chuyện 'lao cải'... nguòi dân vùng tôi chỉ biết cái rựa cây rìu, khi nghe lại tiếng pháo thì ngỡ ngàng lạ tai là phải.
Đánh dấu chuyện này, sau đám cưới tôi cất lại
cặp pháo tống làm 'kỷ niệm' chơi. Đi đâu tôi cũng mang theo cho đến hôm nay
qua Mỹ nó vẫn còn. Tôi đoan chắc , không có ai còn giữ cái pháo trong ngày cưới
của mình như tôi. Mỗi lần nhìn hai cái pháo , màu đỏ của nó giờ đã bạc phếch,
tôi mường tượng tiếng pháo năm nào nổ vang trước ngõ, khói pháo vương
vương, đoàn đưa dâu theo con đường nhỏ, đầy cỏ dại vào xóm nhà trai.
Thời gian dần qua, cứ mỗi đứa con
ra đời tôi lại kiếm mỗi đứa một cuốn lịch nhỏ xíu
loại bỏ túi ,đánh dấu ngày sinh tháng đẻ. Tánh tôi kỷ lưỡng , không bao
giờ vứt bỏ, đi đâu cũng mang theo. Giờ thế mà đã hơn ba mươi năm những cuốn lịch
đó vẫn còn. Chúng là chứng cớ ghi chép đúng nhất của mấy đứa con chúng tôi
không thể nào lầm được. Mỗi cuốn lịch nhỏ này là kỷ niệm cho mỗi đứa con ra đời. Những cuốn
lịch bỏ túi này theo thời gian giờ đã ố vàng cũng trở thành một dạng đồ cỗ đó là "đồ cỗ
gia đình " vậy .
Chuyện đời thuờng , người ta hay
cất giữ những quý kim , đồ đáng giá, đắt tiền trong ngày cưới làm vật kỷ niệm .
Trong riêng tư, tôi cho rằng dù một bức thư viết dở, một tấm ảnh cũ rách
hay bất cứ vật gì đã thuộc về một quá khứ, giá trị của nó là ở THỜI GIAN chứ
không phải giá trị hiện vật.
Hiện Tại và quá khứ là một dãi
liên kết đầy tiệm tiến. Hôm kia là quá khứ của hôm qua, và hôm qua là quá khứ của
hôm nay. Khi tôi đang viết những dòng này là hiện tại nhưng đến khi bạn đọc chúng thì đã thuộc về quá khứ rồi !
Tôi chợt nhớ mới đây , có người bà con của tôi viết cho tôi rằng "…xã hội luôn luôn biến động và đầy đổi
thay...hoài niệm chỉ là chuyện của ngày hôm qua mà thôi... ," tôi cho rằng,
chuyện của ngày hôm qua chưa hẳn đã 'dứt điểm ở ngày hôm qua' mà giá trị vẫn
còn để hoài niệm để tạo thành một dãi liên tục cho cuộc sống. Sự hụt hẫng ,
trống rỗng to lớn cho ai không có quá khứ
hay không nhớ được quá khứ vì bao nhiêu dấu hỏi sẽ vấn vương mãi trong lòng ta
mãi hoài chẳng thôi. Xã hội biến động và đầy đổi thay . Nhưng, nếu sự đổi thay hôm nay
ít tốt đẹp hơn hôm qua, thì sự hoài niệm càng thiết tha luyến tiếc dạt dào hơn
thêm...
Hôm nay nhìn những cuốn sổ lịch ,
tôi ước ao sau này năm đứa con , chúng sẽ không quên quá khứ là người Việt Nam
. Những cuốn lịch, dấu tích một trời quê, nơi chúng cất tiếng khóc oa oa chào đời ,
nơi có biển, có núi đồi và những rẫy sắn trãi dài bao la, cùng những tháng ngày
lận đận của mẹ cha.
Bao nhục vinh thăng trầm của quê huơng dù muốn
dù không không ai chối bỏ được mình là
người Việt Nam. Ngày mai kia các đứa con
bạn , hay những đứa con tôi dù cho bao vinh quang nơi xứ lạ quê người, cũng không thể chối
bỏ được một sự thật cái gốc tích là người Việt Nam . Những cuốn lịch này theo hành trang giã
từ đi đến xứ người; tôi vẫn giữ chúng để mong có ngày tặng lại cho các con
tôi như là món quà thời gian: một khi quá khứ chưa mất hẳn trong tiềm thức con người lưu xứ , sẽ là sức bật mãnh liệt cho tương lai, cho những thành công xứng đáng trong đời .
DHL
kỷ niệm 32 năm ngày cưới
Monday, December 22, 2014
một thời SẬP SÈNG trống đờn
Hoa Lư Đinh thôn tui một thời SẬP SÈNG trống đờn và những tiếng hát địa phương giúp vui đám cưới trong làng. Giờ hình ảnh đó đã qua rồi. Những ban nhạc và bàn ghế cho thuê dịch vụ này xếp vó kiếm chi ra tiền , đành bỏ vào góc nhà cất làm kỷ niệm
Thiên hạ đám cưới thi nhau thuê nhà hàng mới hách , cuối cùng dưới thành phố càng giàu , người thôn miềng đành THẤT NGHIỆP
Mấy ôn phó nhòm xưa cũng mất việc lây , vô lý cứ ở mãi trong làng , đành bye bye thôn cũ cất bước giang hồ đi về thành phố
Âm thanh vui vẻ xóm làng ngày xưa đó cứ mỗi đám cưới là đêm về nghe tiếng trống đàn SẬP SÈNG từ trên dốc Tân SƠn theo gió vọng xuống hay dưới Thôn 1 Thanh LINH vang lên nghe vui trong lòng...giờ chẳng còn ai ở lại. Mấy quán cà phê vắng khách đìu hiu ... , những chiếc xe vụt qua ...khách cà phê cũng thuận đường vù về tận La Gi thuởng thức cà phê đèn mờ...
Làm ăn mỗi lúc mỗi khó! kẻ ăn không hết, người mần chang ra ! Chuyện đời thay đổi-- đổi thay là rứa
Buồn làm chi , ngoại trừ cái buồn là những khuôn mặt thân quen thôn cũ làng xưa giờ mỗi lúc mỗi xa càng ngày càng vắng khó có cơ hội đoàn viên hội ngộ
DHL
Monday, December 15, 2014
THƯ RIÊNG CHO THẦY HUY PHƯƠNG
San Jose 15/12/2014
Kính thăm thầy cô
trước tiên hai đứa em cám ơn thầy cô thăm hỏi và chúc Giáng Sinh. Chúng em trước tiên xin chúc thầy cô có được nhiều sức khỏe cùng gia đình an vui , gặp nhiều như ý trong mùa Giáng Sinh và năm mới dương lịch 2015 này.
Tụi em rất bất ngờ và khâm phục vói quyết chí của thầy về công trình Biên Khảo HO đã lâu rồi mà thầy cũng quyết chí làm cho nó thành công thêm những bước tiến xa hơn nữa. Nhân ấn bản HO mà thầy đề nghị như trên thì thật là hân hạnh cho em bổ túc thêm vài chi tiết cho nó hoàn chỉnh hồ sơ luôn :
Về bản thân:
-sau khi thất nghiệp, em chon tiếp tục con đường học vấn
- 2009 tốt nghiệp xong 2 văn bằng AA General Degree và AA Social Science tại Mission College thành phố Santa Clara
- 2013 tốt nghiệp văn bằng BA Social Science tại đại học San Jose State University , San Jose
******
Về gia đình và Con Cái
Thưa thầy
niềm vui của những HO lỡ thời lỡ vận như trường hợp gia đình em sau khi em ra tù Bình Điền Huế 1980, về Bình Tuy khi lấy nhau hai bàn tay trắng sống nơi vùng kinh tế mới xã Sơn Mỹ Hàm Tân Bình Thuận. 15 năm sống tạm trú tại ngôi trường hư nát ,(homeless xin việc phu trường CS cũng không cho) làm rẫy và vào rừng làm củi bán. khi qua được Hoa kỳ thì cha mẹ chỉ trông vào sự thành công của con cái trong học hành , vừa khỏi tủi hổ cho cha mẹ và vinh danh cho dân tộc. Tiện đây xin phép thầy cho hai em viết dài hơn một ít ,rõ ràng về 5 đứa con để thầy có thêm nhiều chi tiết tùy nghi tiện dụng :
*1- con trai đầu Đinh trọng Duy Trung sinh 1983
- 2006 tốt nghiệp BS Computer Science tại UC Davis, MS Computer Science 2011 -San Jose State University hiện đang đi làm
*2- con gái Đinh lâm Ân sinh 1985
2006 tốt nghiệp BS BioChem tại University of Pacific
-hiện dang theo học nha khoa Roseman Dental School tiểu bang tại Utah khóa 2017
*3- con trai Đinh trọng trữ Khang sinh 1988,
- học sinh xuất sắc của trường trung học Piedmont Hills San Jose
-2006 Khang bước vào ngưỡng cửa đại học được em đã được các trường đại học Harvard , Yale và Stanford UC Berkeley thu nhận cùng 1 lúc, nhưng em đã từ chối Harvard để đi vào Stanford cho tiện việc học hành.
2006 Khang tốt nghiệp ưu hạng tại Stanford BS khoa Cơ Sinh Bioengineering
-2 năm sau thi MCAT (dự bị y khoa) với số điểm đạt 98%
-2010 Khang tốt nghiệp ưu hạng tại Stanford BS khoa Cơ Sinh Bioengineering
-2011 : 6 tháng sau Đinh Khang học xong MS khoa cơ sinh cũng tại Stanford University
-Mùa hè 2011 Khang được 1 lúc 4 trường y khoa Harvard , Stanford và UC San Francisco và UC LA thu nhận vào và em đã chọn vào đại học y khoa Harvard với học bổng 250,000 đô la của trường này cho niên khóa 2011-2015. Cùng thời gian học tại Harvard Đinh Khang cũng là một MD candidate của truòng MIT (2011-2015)
4- con trai, Đinh trọng viễn Dương : sinh 1991
- 2009 thủ khoa trường trung học Piedmont Hills High School
- Bước vào ngưỡng cửa đại học Đinh viễn Dương đã được cùng một lúc các trường đại học Harvard , Princeton , Stanford, UC Berkeley... nhưng em cũng là người từ chối Harvard để vào đại học Stanford vì có ưu thế cho môn học em thích hơn
-2013 tốt nghiệp BS Computer Science tại Stanford University
-Viễn Dương tiếp tục học thêm MS Computer Science tại Stanford và sẽ mãn khóa vào tháng 3/2015. Tuy chưa ra trường nhưng em may mắn được hãng LinkedIn viết giấy hứa hẹn sẵn cho em 1 công việc tại đây (Mountain View Silicon Valley)
5- con gai, Đinh Lâm Thư sinh 1994 hiện là sinh viên của tại đại học tư thục Santa Clara University khóa 2016
thưa thầy ,
sau một thời gian khá dài đói khổ nơi vùng kinh tế mới , năm 1995 vợ chồng em với 5 đứa con dại được Hoa kỳ cưu mang qua đây , chúng em luôn có tâm nguyện rằng qua Mỹ là phải học hành tiến tới nhất là giới trẻ như con cái chúng em. Nay tất cả 5 đứa con đều học hành thành công làm chúng em rất vui mừng nhưng không quên công ơn nước Mỹ cưu mang , cộng đồng người VN tỵ nạn CS nhất là hội Đồng Huơng Quảng trị luôn khuyến khích và tặng phần thuởng khuyến học cho các cháu hàng năm.
Em không quên công lao của vợ em đã hi sinh cho gia dinh gần 20 năm chịu khó làm nội trợ trong nhà chăm sóc miếng ăn giấc ngủ cùng sự học hành cho con cái. Riêng Phúc năm nay 61 tuổi nhưng vẫn quyết đi tìm công việc thích hợp với ngành học của mình.
Đó là những chi tiết cụ thể chúng em trình lên thầy hôm nay
Thành thật cám ơn thầy chúc thầy cô bửu quyến vạn sự lành
cùng thành công mỹ mãn trong công việc.
Đinh trọng phúc -Trần thị túy Huệ
==========================
con trai
thứ 2 Đinh trọng Khang và mẹ tại lễ Choàng Áo trường Đại học Y Khoa Harvard
16/8/2011
===========================================================
Phúc viết riêng Thầy một bài
về mấy dứa con, đầy dủ chi tiết, ngày sinh, thuở thơ ấu, cac hoc bổng, trường
đang học, Thầy sẽ có riêng một bài.
Huy Phương
Cứ viết, đầy dủ chi tiết,Thầy
sẽ edit lại,
Cám on Phúc,'
HP
================================================
Năm 1980 tôi được ra tù, về lại
'địa phương' một vùng kinh tế mới có tên là Động Đền huyện Hàm tân tỉnh Thuận Hải
( cũng là Kinh Hãi -khi người dân đã mai mỉa về chế độ hành chánh khắc nghiệt ). Vùng Hàm tân đa số là di dân gốc Quảng trị
đã vào đây từ chương trình Khẩn Hoang Lập Ấp của Quốc vụ Khanh VNCH vào năm
1973 .
Năm 1983 tôi mới có vợ lúc tròn
ba mươi tuổi. Vợ tôi là Trần thị Túy Huệ, một đồng môn trường Trung học Nguyễn
Hoàng Quảng trị, ngôi trường bị xóa tên sau tháng 4 Đen 1975. Sau khi lấy nhau
được một năm, hai vợ chồng cùng đứa con đầu lòng lên ở tại một cái xã vùng cao
, cận sơn cận biển có tên là Sơn Mỹ . Xã này cũng là dân Quảng trị gốc Gio
Linh, người dân chuyên nghề rẫy bái hay than củi .
Nhờ vợ là giáo viên nên hai vợ chồng được phép sống nhờ trong ngôi trường
cũ thời VNCH đã hư nát nhiều nơi do thời gian cùng dấu vế t chiến tranh .Vợ tôi
dạy cấp 1 trong thôn,lương tháng 32 đồng căn bản cộng thêm 13 ký gạo cùng một
ít tem phiếu thế cũng phải san sẻ cho cả nhà . Được tạm trú tại ngôi trường
làng, tôi rất thích xin được cái việc phu trường nhờ thế mới có thêm một
ít'tiêu chuẩn' nhưng chẳng ai cho vì là thành phần 'cải tạo' về.
Thế là mười mấy năm ở vùng này,
tuy vợ là giáo viên nhưng tôi làm chỉ biết
làm cái nghề tiều phu nghĩa là vào rừng đốn củi bán độ nhật. Miếng đất cát
quanh ngôi trường này tôi sửa sang vun xới đám kiếm thêm sắn khoai . Nhà thì cực
, nhưng vợ chồng tôi lại đông con. Trời cho , cả năm đứa con sinh ra tại đây
khôi ngô kháu khỉnh , dân làng ai cũng thuơng. Sau này ngôi trường này bị đập
phá lấy tôn và gạch. Tôi vào rừng đốn cây , cắt tranh dựng được ngôi nhà tranh vách đất che chở cho
gia đình vợ chồng tôi và năm con.
Thuở ấu thơ của năm đứa con vợ chồng tôi , chúng sinh ra trên nương
khoai rẫy sắn không biết gì đến 'ánh sáng thị thành'. Những khi chống cuốc, tôi
đứng nhìn bầy con tự an ủi "trời sinh voi trời sinh cỏ ". Mấy anh em
chúng có khi giúp cha lượm khoai mỗi khi tôi thu hoạch hay bỏ hột bắp khi cơn
mưa đầu mùa rơi xuống , những kỷ niệm thiếu thốn từng chén cơm trắng cho con
còn đậm nét trong lòng.
Cuộc đời thay đổi; chương trình Tái Định Cư Hoa Kỳ cho anh em cựu tù
VNCH thuờng gọi là HO ra đời là một sự đổi đời cho bao người trong đó có gia đình
chúng tôi. Ngày xuống phi trường San Francisco cậu mợ tôi ra đón , nhìn năm đứa
con nhỏ dại mà lắc đầu 'sao sinh nhiều vậy ?" , ơn trời , qua được Mỹ rồi
, coi như thoát nạn.
Quê huơng mới, xã hội mới ,người
ta hay nói đến hai chữ hội nhập. Vợ chồng tôi qua những trợ cấp xã hội cho gia
đình "Có Con Nhỏ " mà thiên hạ hay dùng chữ Welfare cùng đi tới sự
quyết định trong tâm là phải làm sao tạo điều kiện cho con cái chăm lo sự học
hành hơn là mịt mù lơ là con cái chạy theo đồng tiền. Tương lai ở bầy con ,hai
vợ chồng chúng tôi suy nghĩ như thế . Những lứa tuổi lỡ làng như chúng tôi có cố
găng gì cũng không bằng sự thành công của con trẻ. Đó là những gì hai vợ chồng
tôi đã xác định trong lòng. Khi kể về 5 con, tôi xin người đọc tạm bỏ qua cái
khuyết điểm viết về mình và xin hãy xem đây là sự trân trọng nổ lực của thế hệ
con trẻ VN biết chăm lo học tập hơn là ham chơi cùng huởng thụ khi qua được xứ
người .
1- Đinh Trọng Duy Trung
Đinh Duy Trung là con trai đầu của chúng tôi. Cháu có một tuổi nhỏ thiếu
thốn nên nhỏ con hơn cả. Thời gian học lớp 4 tại VN , có năm Duy Trung tự nhiên
mắt không còn thấy gì? hai vợ chồng phải bán con heo trong chuồng rồi mang con
ra tận Phan thiết chữa trị mấy tháng. Sang Mỹ , Duy Trung vì tuổi lớn nên phải
vào lớp bảy; khi chưa biết một chữ tiếng Anh nào. Cái trường middle có tên
Ranhcho ở thành phố Milpitas , thành phố đầu tiên của gia đình cư ngụ. Mấy năm
này ngoài trở ngại tiếng Anh, cháu còn bị sự bắt nạt của mấy đứa bạn người Mễ
to con hơn Trung nhiều lần so với thân hình nhỏ thó yếu ốm của cháu. May thay,
đến một ngày một người phụ giáo gốc Việt thấy tụi bạn Mễ tinh quái kia thấy được
tụi bạn Mễ vứt con tôi vào thùng rác lớn của trường bà liền báo ngay với bà hiệu
trưởng . Đứa bạn tinh nghịch đó bị đuổi
đi học trường khác. Một thời gian quen dần với tiếng Anh, vượt dần qua trở ngại
ngôn ngữ, Duy Trung vào đến cấp 3 trường trung học Yebra Buena tại San
Jose. Duy Trung hiền lành lại giỏi toán,
cô thầy đều mến.
*2002
Đinh Duy Trung được vào UC Davis với học bổng 13,000 usd mỗi năm cùng các giúp đỡ tài chánh khác
*2006 Đinh duy Trung tốt nghiệp kỹ
sư về Computer Science tại UC Davis
* ra trường Duy Trung có việc làm
tại hãng 2WIRE tại San Jose, Trung vừa làm vừa kiếm tiền học thêm chương trình
MS
*Năm 2011 tốt nghiệp MS về
software tại San Jose State University một trường chuyên cung cấp kỹ sư điện
toán cho vùng Thung Lũng Điện Tử này.
-hiện nay Duy Trung là Software Engineer tại
TubeMogul, Inc.
2- Đinh thị Lâm Ân :
con gái sinh năm 1985. Lâm Ân
sinh ra mạnh khỏe hơn anh nó. Hình ảnh mấy anh em "khệ nệ"mấy trái bí
rợ được cha trồng quanh trường , rồi lại bưng ra phơi nắng để cất dành mùa giáp
hạt. Ông tiều phu như tôi mỗi lần vác búa về lại mái nhà tranh nhìn con cũng an
ủi phần nào cái số nghèo của mình. Mấy anh em dễ thuơng con 'cô giáo làng' và
cũng là "con ông bán củi" như trong thôn hay gọi. Nói thế chứ tôi vẫn
hiểu ngầm là sự cảm tình ưu ái của người dân trong thôn đối với vợ chồng tôi vì
vợ tôi là người dạy học cho con họ tôi là người lỡ vận .
Ngày qua Mỹ cháu được vào học lớp 5. Lên trung học Lâm Ân coi bộ nhanh
nhẹn hơn anh , thích việc cộng đồng. Vừa học vừa đi làm thêm , từ chân làm
parttime tại các Mall của Mỹ, waiter tại tiệm ăn VN , bán tiệm bánh mỳ fastfood
tại San Jose này.
*2003 Lâm Ân Tốt nghiệp trung học
tại trường Piedmont Hills High School
-Magma Cum Laude
-Golden State Eximination
*Bước vào đại học Lâm ân lại được hai trường thu nhận .
- UC Berkeley
- University of Pacific (UOP)
UNIVERSITY OF PACIFIC
, Lâm Ân đã có học bỗng $ 10,000 /1 năm [Regent
Scholarship]cùng các tài trợ tài chánh khác để đi vào ngôi trường tư như UOP một
loại trường có học phí ngang ngữa 40,000 usd/năm
Nhớ lại thời gian mới qua , tôi
chỉ mong sao lũ con mai này vào được Berkeley ngôi trường tôi nghe tiếng lúc
còn đi học. Giờ tờ giấy thu nhận từ Berkeley đã gữi về cho Lâm Ân tôi đã thấy
và thật mừng cùng hãnh diện. Sự chọn lựa là quyền của con gái tôi nhưng tôi tin
đó là sự chọn lựa tốt hơn theo ý định con mình. Lâm Ân có cá tính đeo đuổi kiên
trì ;
ROSEMAN DENTAL SCHOOL
sau 3 năm học tại trường UOP , Lâm Ân ra trường vừa đi làm tích lũy thêm
tài chánh nuôi mộng học nha khoa của cháu. Cuối cùng Lâm Ân đã transfer được
vào trường nha khoa Roseman Dental School tại tiểu bang Utah khóa 2017.
3. Đinh trọng Trữ Khang.
Con trai, thứ 3 sinh năm 1988. Mấy anh em sinh ra lớn lên tại một ngôi
trường làng cũ nát, một vùng quê nghèo cùng những ước ao của cha mẹ là những gì
cho Đinh Khang nhiều ý niệm để viết những bài essay gữi cho các trường đại hoc
sau này.
Qua Mỹ Khang bắt đầu học lớp 2
khi lên đến trung học Khang đã gắng vượt trội trong các kỳ thi nhất là AP College khang đạt số điểm 5 chấm
cùng giấy khen của College Board
* Năm 2006 Đinh Khang tốt nghiệp trung học trường Piedmont Hills High
School:
-Magma Cum laude
Laude
-California
Scholarship Federation
Cùng thành tích 3 năm
đi làm thiện nguyện tại bệnh viện O'Connor thành phố San Jose
* Hè 2006 Đinh Khang các đại học sau thu nhận:
-YALE
-HARVARD
-STANFORD
-CÁC TRƯỜNG UC của tiểu bang California
Bước đầu trong cuộc đời đại học
, Đinh Khang đã chọn Stanford. Tôi không phí công khi nhớ lại những buổi chở
con trai tôi đi phỏng vấn . các trường như Yale , Harvard Stanford sau khi nhận
đơn thuờng hẹn sinh viên gặp để phỏng vấn tại những địa chỉ nơi sinh viên cư
trú. Tôi đã mấy lần chở con tới những điểm hẹn như thế. Làm sao tôi quên những
giờ hồi hộp khi tôi ngồi trong xe chờ con mấy tiếng đồng hồ tại parking phía
ngoài trong lòng thầm khấn vái cho cọn..
STANFORD UNIVERSITY
Mùa thu 2006, Đinh Khang lại vào Stanford với học bổng 40,000 $/ năm. Trường Stanford là ngôi
trường tư có học phí ngang ngữa 60,000 $/năm.
Làm sao tả nỗi sự vui mừng của hai vợ chồng tôi, quả là môt giấc mơ mà
chúng tôi chưa hề nghĩ tới.
- 2009
Khang được sang đại học Oxford 3 tháng
- 2009 Đinh Khang thi xong MCAT đạt 98%
*6/2010 Đinh Khang mãn khóa ưu
tại Stanford
- Từ tháng 9/ 2009 đến tháng 5/ 2011 Khang
Đinh được bầu làm chủ tịch danh dự của TAU
BETA PI tại Stanford. Tau Beta Pi là hiệp hội của những sinh viên
ưu tú do Edward H. Williams Jr. sáng lập
đầu từ đại học Lehigh vào 1885 .
- Khang tiếp tục làm phụ giảng
(teaching assistant) vừa học tiếp chương trình MS tại đại học Stanford và làm thiện nguyện viên cho chương trình y
tế Pacific Clinic của vùng Bay Area
* - 3/2011 tốt nghiệp MS về Bio -Engineering
HẬU ĐẠI HỌC
và được 3 đại học y khoa Stanford
, UC San Francisco cùng Harvard Medical School (HMS) thu nhận trong hè 2011
HARVARD MEDICAL SCHOOL &
M.I. T
*16/8/2011
Đinh Khang chính thức vào đại học y khoa Harvard với học bổng 250,000 usd
Hiện nay Đinh Khang là MD candidate của đại học y
khoa Harvard cùng lúc lấy chương trình MD của Đại Học M.I.T (2011-2015)
Những ước mơ của Đinh Khang còn
dài phía trước …
4-Đinh trọng Viễn Dương
Con trai thứ 4 trong gia đình ,
Viễn Dương cháu sinh năm 1991.
Tôi đặt tên cháu là Viễn Dương để nhớ ngày ra Đà Nẵng lấy hộ chiếu đi
HO. Tên cháu ngầm mang ước vọng vượt trùng khơi qua trời tự do là đó. Viễn
Dương hay được ngủ với tôi hay được tôi ấp yêu nhất. Tôi nhớ những lúc nằm ấp
con dưới cái chái sau ngó xuyên qua vườn. Giàn mướp thơm vườn sau nhà hồi này rộng
lắm ,những bông mướp rung rinh dưới ánh nắng mai, mỗi trái mướp bán ra chợ lúc
này là gạo cơm trong nhà. Kỷ niệm mảnh
vườn quanh trường sau bao năm tôi tốn công vun xới , những cây điều , vườn mãng
cầu cùng giàn mướp tất cả đều dần dà tươi tốt.
Qua Mỹ , Viễn Dương mới lên bốn
nên năm sau được vào mẫu giáo. Trong nhà chúng tôi nói tiếng Việt nên tội cho
Viễn Dương vào học mẫu giáo nó sợ lắm. Hình bóng cô giáo già tên Barbara có cặp
mắt xanh , tóc cô vàng và nhất là cô nói Viễn Dương cứ "ngớ" ra không
hiểu gì? Tội cho cô giáo , vừa nói vừa
ra dấu cho Viễn Dương.
Thế rồi thời gian qua , Viễn
Dương thi đua học với anh chị . Vào middle school Viễn Dương đã học xong toán của
trung học. Vào đệ nhị cấp , cháu Viễn Dương nhận được bằng khen của AP College
Board với số điểm top 5 chấm. Trong thời gian này Viễn Dương có thêm 3 năm làm
thiện nguyện cuối tuần tại Regional Hospital.
* Năm 2009 Đinh Viễn Dương tốt
nghiệp
- THỦ
KHOA trừơng trung học Piedmont Hills:
-VALEDICTORIA
-Ưu Hạng: SUMMA
CUM LAUDE
-Huy chương vàng
tiểu bang: GOLDEN STATE SEAL MERIT DIPLOMA
STANFORD UNIVERSITY
* Năm 2009 bước vào đại học , Đinh viễn Dương được các trường sau thu
nhận
-STANFORD
-PRINCETON
-HAVARD
-UC
BERKELEY + UC Irvine, UC L.A. của tiểu bang California
Lý do
Viễn Dương chọn Stanford , một trường học phí gần 60,000 và scholarship
của trường đã gần 40,000 USD một năm
. Thêm vào đó ngành Computer Science
tại Stanford thích hợp với Viễn Dương hơn.
*2013 Viễn Dương
tốt nghiệp kỹ sư về Computer Science
GRADUATE SCHOOL STANFORD
*
Viễn Dương còn may mắn có được công việc phụ giảng tại Stanford (course assistant) để trả chi phí khi em tiếp
tục học thêm MS về Computer Science tại Stanford - sẽ hoàn tất vào tháng
3/2015.
- Lại một tin vui cho Viễn Dương, em đã được
hãng LinkedIn ,đóng tại Mountain View,
viết thư hứa trước một công việc và mức lương có sẵn sau khi tốt nghiệp MS
Computer Science.
Đinh trọng Viễn Dương đã thể
hiện độc lập tính cách chọn trường theo khả năng và sở thích của cá nhân hơn là
theo thị hiếu của dư luận, là cách chọn trường của giới trẻ hiện nay. Nói khác
đi Chọn trường tùy theo môn học thích hợp không phải chọn trường theo danh tiếng
chung chung của trường đó. Tuy đã được Harvard thu nhận nhưng Đinh viễn Dương
có một quyết định đúng đắn là môn học em thích có hợp với trường đó trước khi tới
một quyết định cuối cùng. Em lại được Princeton thu nhận vì có thể là toán giỏi
nhưng em chọn Stanford vì môn computer science thích hợp với Stanford hơn .
5. Đinh thị Lâm Thư ,
Lâm Thư là con gái thứ 5 cũng là con út của
gia đình. Cháu sinh năm 1994. Bận bịu
chuyện sinh đẻ của đứa gái út này nên gia đình tôi phải qua Mỹ trễ hơn một thời
gian. Nhớ ngày nào bước xuống phi trường SFO, đứa gái út này được mẹ bồng trên
tay, ngủ gà ngủ gật giờ đây mà đã là cô gái 21 tuổi rồi.
Đinh Lâm Thư trong những năm cuối
trung học cùng 2 năm làm thiện nguyện tại Regional Hospital vào ngày cuối tuần
với số điểm
-SAT 1320 ,
-AP College Board 4.00
*2012 đã được trường đại học
Santa Clara, với học bỗng với học bổng $12,942./ năm, một đại học tư
chi phí học hàng năm lên tới $ 40.530 .
-hiện Lâm Thư đang chọn ngành Computer
Science khóa 2016
PHẦN KẾT
Khi làm hồ sơ đi Mỹ theo diện
HO vợ chồng tôi chỉ có 3 con. Đến khi thủ tục hoàn tất lên được máy bay qua Hoa
kỳ thì vợ chồng tôi đã có 5 con. Thật là điều hoàn toàn may mắn, nếu chúng tôi còn ở lại VN thì bây giờ đã sống
dưới tận cùng đáy xã hội, cái ăn không
nói chi đến chuyện học hành. Xã hội Mỹ đã ra tay nghĩa hiệp cùng những trợ cấp
ban đầu thời gian đầu tiên , làm sức bật cho gia đình vượt ra nghèo khó. Những
ý nghĩ sống bám vào trợ cấp xã hội sẽ đưa đẩy những thế hệ tiếp nối sống trong
cảnh nghèo khó . Các lớp trẻ muốn cuộc sống vươn lên thì phải gắng công học
hành , đây là lối thoát duy nhất. Nhìn chung, thế hệ thứ 2 của người Việt tỵ nạn
CS đa số đều có tinh thần hiếu học. Hoàn cảnh gia đình chúng tôi có một quá khứ
gian nan thiếu thốn , có thể là một động lực thúc đẩy cho con cái chúng tôi biết
cố gắng học hành khi được tới bến bờ tự do .
Đinh trọng Phúc 19/12/2014
=============================================================
References
Subscribe to:
Posts (Atom)
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...