1. Đại Việt sử ký tiền biên chép:
“Khi vua còn hàn vi, thường đánh cá ở sông Giao Thủy, kéo lưới được viên
ngọc khuê to nhưng va vào mũi thuyền, sứt mất một góc. Đêm ấy vào ngủ
nhờ ở chùa Giao Thủy, giấu ngọc ở dưới đáy giỏ cá, đợi sáng ra chợ bán
cá. Bấy giờ vua đang ngủ say, trong giỏ có ánh sáng lạ, nhà sư chùa ấy
gọi dậy hỏi duyên cớ, vua nói thực và lấy ngọc khuê cho xem. Sư than
rằng: Anh ngày sau phú quý không thể nói hết, chỉ tiếc phúc không được
dài.
Tượng Đinh Bộ Lĩnh ở điện thờ tại Hoa Lư (Nguồn Internet)
Duyên gặp gỡ giữa Đinh Bộ Lĩnh với sư trụ trì chùa Giao Thủy (chùa Cổ Lễ, Nam Định nay) được
Thiên Nam ngữ lục
khái lược rõ hơn. Theo đó, Đinh Bộ Lĩnh vì mâu thuẫn với chú, bị đuổi
đánh qua sông Đàm Gia được rồng vàng cứu giá. Lúc ấy, thế còn yếu, chàng
đành từ biệt bạn bè, lánh mình làm nghề chài lưới kiếm sống chờ đợi
thời cơ:
Mệnh trời đã định nẻo xưa/ Ngọc khuê dành để đợi chờ đế vương.
Thường thường có khí hào quang/ Đêm đêm sáng dậy bên giang trùng trùng.
Bộ Lĩnh hỏi chúng ngư ông/ “Ấy gì mà sáng dưới sông đấy rầy?”
Chúng ngư bèn bảo rằng bây: Sáng ở sông này đã mười hai năm.
Vậy
là khi Đinh Bộ Lĩnh ngược xuôi theo sông đánh cá mưu sinh, bởi có duyên
tiền định nên được biết tới ánh hào quang phát dưới sông đã mười hai
năm. Sau này, như có mệnh báo trước, nghiệp đế của ông cũng kéo dài 12
năm thì dứt chốn nợ trần. Và lại nói, được ngư dân quanh vùng kể cho
biết về ánh sáng lạ nơi đáy sông, Đinh Bộ Lĩnh ngờ rằng đó là vật quý,
12 năm ngọc nằm dưới đáy sông không ai biết mà lấy được. Vậy mà đến Đinh
Bộ Lĩnh, ông tìm được viên ngọc quý ấy khi quét lưới, như
Việt sử diễn âm đời Mạc viết:
Được một báu vàng đem lên/ Đánh phải đầu thuyền khuyết một góc đi.
Chính
vì ngọc quý “khuyết một góc” đã trở thành điềm trời định dành cho hậu
vận sau này của vị vua tương lai. Bắt được ngọc quý, chàng ngư phủ họ
Đinh vì trời tối, mưa to gió lớn, mà “lầm đường lạc nẻo khôn thông lối
về”. May sao nghe tiếng chuông chùa ghé vào tá túc qua đêm. Sư trụ trì
của chùa vốn trước kia làm đạo sĩ tinh thông tướng số, biết nhìn người.
Đêm ấy, viên ngọc quý nằm trong giỏ cá “Bỗng sao sáng khắp hòa chiền.
Thầy ngờ Phật giáng thầy liền cúng hương”. Câu chuyện về viên ngọc mỗi
lúc lại một tỏ:
Sáng ngày thầy hỏi trước sau/ Ngọc khuê nghĩ mới đem hầu thầy coi.
Nhìn đi nhìn lại một thôi/ Giờ lâu thầy mới mở lời nói ra.
“Con ta phúc đức thay là/ Ngày sau làm chúa quốc gia trị đời.
Nghĩ hiềm phúc hậu chẳng dài/ Vắn dài có số tượng trời đã chia.
Về sau, quả nhiên cái số dương cùng của vua Đinh Tiên Hoàng đúng như lời dự đoán của sư thầy về viên ngọc khuyết phần ấy.
2. Theo
Nam Hải dị nhân
của Phan Kế Bính, Nxb Tẻ, 1998, thì ở động Hoa Lư quê Đinh Bộ Lĩnh có
cái đầm rất sâu. Mẹ ông thường vẫn vào trong đầm tắm giặt. Ở đầm có con
rái cá to lớn sống lâu đã thành tinh. Một hôm, bà bị con rái cá ấy hãm
hiếp mà thụ thai. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, Đinh Bộ Lĩnh được sinh hạ.
Ít
lâu sau cha ông Đinh Công Trứ qua đời, con rái cá cũng bị người dân bắt
được đem làm thịt, bỏ xương vào một xó. Hay tin ấy bà vội đến, nhặt
xương và gói ghém để trên gác bếp, bảo với Đinh Bộ Lĩnh đấy là hài cốt
của cha.
Đinh Bộ Lĩnh lớn lên khỏe mạnh, có biệt tài bơi lội. Bấy
giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem thế đất. Đến Hoa Lư thầy
địa lý thấy một tia sáng màu hồng tựa như dải lụa từ đáy đầm chiếu thẳng
lên sao Thiên Mã. Đoán ở dưới đầm có linh vật bèn thuê người lặn xuống
xem sao. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin liền nhận lời ngay. Khi lặn xuống, chàng
thấy con ngựa đá đứng dưới đáy đầm, bèn trở lên báo lại. Thầy địa lý bảo
chàng lặn xuống mang theo nắm cỏ bỏ vào miệng ngựa, quả nhiên nó há
miệng ngậm lấy. Thầy địa lý nói:
- Dưới đầm ắt có ngôi huyệt quý.
Rồi đưa vàng bạc trả cho Đinh Bộ Lĩnh, lại dặn:
- Nay tạm trả chừng này, sau sẽ trả thêm. Ta có việc phải về bản quốc mấy tháng, sẽ gặp sau.
Đinh
Bộ Lĩnh biết là huyệt quý ấy ở ngay trong miệng con ngựa, bèn về nói
chuyện với mẹ, xem mả cha ở đâu, để đem táng vào huyệt ấy. Bà mẹ lấy nắm
xương ở gác bếp đưa cho, chàng bèn cầm lấy bọc cỏ non ở bên ngoài lặn
xuống chỗ con ngựa. Khi ngựa vừa há miệng liền đút cả vào. Ngôi huyệt
quý về tay mẹ con Đinh Bộ Lĩnh. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra bạo tợn, các
trẻ chăn trâu đều sợ bầu lên làm tướng, bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm
khí giới, đi đánh nhau với trẻ làng khác. Tiếng tăm ông lừng lẫy, xa
gần theo về, lại bầu làm trại trưởng của vùng.
Cô đô Hoa Lư gắn liền với công nghiệp của nhà Đinh (Nguồn Internet)
Ít
lâu sau, thầy địa lý Trung Quốc sang đem hài cốt của tổ tiên định táng
vào miệng ngựa. Nhưng tới nơi thấy kẻ lặn thuê cho mình ngày trước đã
trở thành bậc có danh tiếng lừng lẫy, biết là huyệt quý đã bị mất, căm
giận lắm mới tìm cách trả thù. Hắn tìm đến Đinh Bộ Lĩnh, giả thác nói:
-
Ngôi huyệt quý đã về tay ông. Nhưng, ngựa quý mà chưa có kiếm thì chưa
toàn bị. Xin biếu ông một số thanh kiếm quý đeo vào cổ ngựa. Từ nay, ông
sẽ ngang dọc khắp thiên hạ, kiếm chỉ tới đâu, giặc tan tới đó.
Đinh
Bộ Lĩnh không hiểu hết được phong thủy bèn lấy kiếm lặn xuống đầm sâu,
đeo vào cổ ngựa đá. Từ đấy đánh đâu được đó, tự xưng là Vạn Thắng Vương,
bình định 12 sứ quân và thống nhất giang sơn, mở ra triều Đinh, ở ngôi
12 năm rồi bị sát hại. Người đời cho rằng do Đinh Tiên Hoàng đã mắc mưu
thầy địa lý, bởi người xưa có câu: “
Mã đầu hữu kiếm đới sát” (đầu ngựa mà có gươm là mang sát khí).
Theo
Việt sử siêu linh,
câu chuyện sau khi tước bỏ huyền thoại, có thể còn lại điểm đất Hoa Lư
có hình con ngựa gọi là “thủy mã huyệt”, sau này mộ vua Đinh đặt trên
núi Mã Yên có nghĩa là trên yên ngựa.
3. Lên ngôi cao trong thiên hạ, đến năm Giáp Tuất (974) đời vua Đinh Tiên Hoàng, trong dân gian có bài sấm rằng:
Đỗ Thích thí Đinh Đinh/ Lê gia xuất thánh minh,
Cạnh đầu đa hoành nhi/ Đạo lộ tuyệt nhân hành,
Thập nhị xưng đại vương/ Thập ác vô nhất liệt,
Thập bát tử đăng tiên/ Kế đô nhập nhị thiên.
Dù
câu sấm được cho là xuất hiện ngay trong thời trị vì của Đinh Tiên
Hoàng, lại chỉ rõ cả tên kẻ phản nghịch là Đỗ Thích, nhưng vua Đinh vẫn
không có biện pháp gì để phòng ngừa dù hậu vận đã được dự báo từ thuở
hàn vi. Chính vì thế mà để lại hậu quả lụy đến thân mình.
Tháng
11 năm Kỷ Mão (979), đêm ấy vua Đinh Tiên Hoàng ngự tiệc ở điện với quần
thần, uống rượu say quá, nằm ngủ luôn tại bậc thềm của sân điện. Phúc
Hầu Hoằng là Đỗ Thích đã có dã tâm từ trước, ra tay giết vua và giết
luôn cả Nam Việt Vương Đinh Liễn.
Trước đây, Đỗ Thích làm chức
lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu thấy sao rơi vào mồm, cho là điềm lành
được làm vua nên mới manh tâm phản loạn, nhân cơ hội này mà giết vua.
Lúc vua đã bị hại rồi, Đỗ Thích lẩn vào trong cung, trốn ở dưới máng xối
hơn ba ngày. Khát nước quá, Đỗ Thích lấy tay hứng nước mưa uống. Bọn
cung nữ thấy vậy mới báo với Định Quốc Công Nguyễn Bặc bắt mà giết đi,
nhưng ba hồn bảy vía của Đinh Tiên Hoàng cũng chẳng thể quay trở lại
dương thế.
Đối với bậc nhân danh tên tuổi lừng lẫy của họ gắn
liền với những chiến công hiển hách, và có lẽ từ đó, hậu thế thêu dệt
thêm những chuyện ly kỳ vừa để tôn vinh, vừa để thần thánh hóa những sự
kiện trùng hợp tình cờ mà họ chưa giải thích được. Thú vị hơn, những
chuyện ly kỳ ấy khéo gợi được tâm lý người nghe, và cứ thế những câu
chuyện như vậy truyền nhanh, truyền rộng đến mãi tận ngày sau.
trich bao ngay 5/2/2015