Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng (giữa) được đỡ xuống thang khi sau buổi nói chuyện về tôn giáo tại đền thờ Tsuglakhang ở Dharmsala, Ấn Độ, hôm 4 tháng Sáu, 2013. Trong một cuộc họp báo ở Úc, ngài nói rằng người kế vị mình có thể là một phụ nữ. (Hình: AP Photo / Ashwini Bhatia)
trong chánh điện Gyuto Vajrayana Center!
San Jose California
San Jose California
Cái chùa Tây Tạng này xây đã lâu tại vùng tôi ở. Ngôi chùa nằm ngay khúc quanh bên con đường vợ chồng tôi hay đi bộ thể dục hàng ngày. Tiếng là chùa nhưng nó vẫn mang hình dáng ngôi nhà ở bình thuờng ngoại trừ có sân sau và bên hông rộng để chùa làm một dãy nhà kho chứa đựng linh tinh.
Các vị sư Tây Tạng cũng có lúc đi bộ như chúng tôi. Họ rất trẻ tương tự như vị sư Tây Tạng trong hình tượng trưng này . Tôi không biết họ qua Mỹ từ lúc nào ?
Đặc biệt lúc đã thành chùa [*] thì chính điện tức nhà trên mang màu sắc khác , đó là màu đỏ gạch như màu áo của mấy vị sư Tây tạng thuòng mặc . Các vị sư Tây Tạng cũng có lúc đi bộ như chúng tôi. Họ rất trẻ. Tôi không biết họ qua Mỹ từ lúc nào ? và nhập cư vào Mỹ dưới diện nào? Có thể theo diện tu học hay cũng có thể tỵ nạn vì bị bách hại tôn giáo.
các vị sư đang trú ngụ tại chùa này hay thiền viện Tây Tạng Gyuto Vajrayana Center!
Tôi không có dịp vào chùa Tây Tạng này , nhưng vào dịp rằm khách thập phương , đạo hữu các đoàn tới khá đông , xen kẻ đạo hữu Việt Nam nữa. Điều đặc biệt, chùa này thuờng mang vẻ trầm mặc , yên tĩnh, không bao giờ ồn ào. Và đặc biệt hơn nữa, tôi không nghe tiếng chuông , gỏ mõ theo hệ phái chùa VN.
Một ông Mỹ già hàng xóm, cứ sáng sớm khi trong chùa chưa ai dậy, ông đã lom khom trước chùa- tỉa lá- tưới cây- yên lặng ngó trước coi sau . Tôi đã quen mắt với việc làm của ông Mỹ này. Tôi biết công việc này ông tự nguyện giúp chùa, và hẳn nhiên phần việc trước chùa do ông "quản lý". Dáng ông ốm , cao , hàm râu lởm chởm bạc, lứa tuổi đã về hưu từ lâu . Ông xăm xoi ngó trước nhìn sau , cọng cỏ thừa ông cắt, cái hoa héo ông xén , dáng đam mê chăm chỉ thiết tha với công việc chùa giao cho ông khi tuổi về chiều. Tôi biết rằng, tuy người Mỹ đa số theo đạo Tin Lành, nhưng hiện nay họ dần dà để ý đến Phật giáo cùng phép tu tâm của Phật.
Người Mỹ có sự thông cảm sâu sắc đến người Tây tạng , Phật giáo Tây Tạng, những người đang bị bách hại tại đất nước họ. Những ngọn đuóc sống Tây Tạng đang vang tiếng kêu đau thuơng hiện nay tới toàn nhân loại.
Một ngôi chùa Tây Tạng nơi vùng tôi ở , nơi có ông Mỹ già đang làm công quả với những hành động ông biết là nhỏ nhặt đối với Phật, nhưng tấm lòng thành đối với Phật, một tôn giáo mới ông đã ngộ. Vì rằng, khi đã phát tâm thành, thì ông âm thầm làm công quả không cần ai hay, ông chẳng nệ hà có ai biết hay không .
Chiều về , tôi vẫn thấy ông ngồi lom khom nhổ cỏ dại cho chùa. Sáng lại ông lay hoay tước từng bụi hoa đàng trước. chẳng ai màng hỏi thăm ông , và ông chẳng để ý đến ai khi làm công việc nhỏ bé của mình. Tôi liên tưởng những đoàn xe sang trọng đến thăm chùa với những lể vật lỉnh kỉnh cùng so sánh với công đức khiêm nhường của ông Mỹ già trầm lặng mà tôi gặp mọi ngày.
Xứ Mỹ hôm nay bên ngôi chùa Tây Tạng nhỏ bé, tôi đã thấy một ông già Mỹ âm thầm phát nguyện bồ đề tâm, qua một việc làm đơn sơ nhưng ông kiên trì mãi trong tuổi già xế bóng cho đến một ngày kia ông sẽ về với Phật ; tôi tin vậy./.
đinh hoa lư
chuyện mắt thấy tai nghe
San Jose 6/6/13
[*] :đúng ra là một thiền viện của các sư Tây Tạng gọi là Gyuto Vajrayana Center!
source: http://www.yelp.com/biz/gyuto-vajrayana-center-san-jose
No comments:
Post a Comment