Wednesday, May 26, 2021

LĂNG ÔNG VÀ MỆ VÀ SỨ ĐÃ RA HOA 26/5/2021

 

              NGÀY  26-5-2021 (rằm  tháng TƯ năm  TÂN SỬU)






Tuesday, May 25, 2021

MỪNG DÂU VÀ CON TRAI HOÀN TẤT RESIDENCY TẠI BV WASHINGTON UNIVERSITY

 


MỪNG CON TRAI VỪA HOÀN TẤT CHUYÊN KHOA XẠ TRỊ UNG BƯỚU TẠI ĐẠI HỌC Y KHOA WASHINGTON

 


WASHINGTON UNIVERSIY MEDICAL SCHOOL 
*
 RADIATION  ONCOLOGY  DEPARTMENT
2021

PHÂN KHOA XẠ TRỊ UNG THƯ BV ĐẠI HỌC Y KHOA WASHINGTON LÀ NƠI  ĐINH TRỌNG  KHANG SẼ MÃN KHÓA VÀO NGÀY 17/6/ 2021 

                                                 ***
BA MẸ chúc con thành công viên mãn với ước mơ là một Bác Sĩ chuyên khoa về Xạ Trị Ung Thư.  Tốt nghiệp Đại Học Y hoa Harvard, con lại thêm 5 năm dài chuyên khoa miệt mài tại Bệnh Viện WU, thành phố Seattle con đã cùng đồng sự vừa làm việc vừa học hỏi trong ngành.

Chúc mừng vợ chồng con đã hoàn thành thời gian residency tại Bệnh Viện Washington, cố công kiên trì trau dồi nghề nghiệp. Ba mẹ và gia đình tin tưởng các con sẽ tiếp tục thành công.

CONGRATULATIONS! 






KHOA XẠ TRỊ 
RADIATION ONCOLOGY WASHINGTON UNIVERSITY 
 (Đinh trọng Trữ Khang -hàng trên giữa cùng)

CÁM ƠN CON ĐÃ BỀN CÔNG VỮNG CHÍ VÀ NHẤT LÀ TỪ MỘT CẢM THÔNG CÙNG THẤU HIỂU SÂU SẮC VÀ TỪ ĐÓ CON ĐÃ ĐỔI BẰNG MỘT HÀNH ĐỘNG QUYẾT TÂM CON ĐÃ KHÔNG QUẢN NHIỀU NĂM HỌC HÀNH LAO LƯ MỆT TRÍ ĐỂ ĐI ĐẾN KẾT QUẢ CUỐI CÙNG TIẾP NỐI MỘT MỘNG ƯỚC  NGÀY XƯA CỦA NGƯỜI CHA TỪNG DANG DỞ 

BA ,MẸ  CHÚC MỪNG SỰ THÀNH CÔNG CỦA CON 

BA của Con 
Đinh hoa Lư 
===================================== 

 



  KHÓA  XẠ TRỊ  ĐẠI HỌC Y KHOA WASHINGTON  2021




       THIỆP  MỜI  TRỰC TUYẾN  VIRTUAL INVITATION 
NGỒI TẠI NHÀ NHƯNG GIÁN TIẾP THAM DỰ BUỔI TỐT NGHIỆP CỦA CON 






17/6/2021

                                    

THỰC HÀNH XẠ TRỊ về Ung Thư (Radiation Oncology) chỉ có chất lượng cao nhất khi được dựa trên các kỹ năng lâm sàng vững chắc. Những khái niệm căn bản về sinh học ung thư hay vật lý phóng xạ cùng kiến thức kỹ lưỡng về nguyên tắc bệnh lý của ung thư. Chương trình nội trú lâm sàng tại Khoa Xạ Trị Ung Thư tại Đại học Y Washington bao gồm lý thuyết cùng thực hành. Nhằm nhấn mạnh về tính chất đa ngành của liệu pháp điều trị ung thư, các khóa sinh nội trú từng hợp tác chặt chẽ với các giáo sư của Trường cùng với nhiều giáo sư của các khoa khác tại Đại Học Y Khoa Washington nhằm thúc đẩy chung nhau một môi trường hiểu biết về mục tiêu đề ra cùng các hạn chể của từng phương pháp điều trị hay sự kết hợp giữa các phương pháp.


MĂN KHÓA 2021 GỒM 3 bác sĩ:


1- BORYAMA EASTMAN MD,PhD

2- VONETTA WILLIAMS MD, PhD 

3- TRU- KHANG DINH MD

***

KHOA XẠ TRỊ UNG THƯ điều hành một trong những dịch vụ lâm sàng lớn nhất Hoa Kỳ.  Hơn 3500 bệnh nhân mới khám và hơn 76000 phương pháp xạ trị bên ngoài được cung cấp hàng năm tại 7 cơ sở trong khuôn viên Đại Học. việc này đại diện cho 50% tổng số bệnh nhân ung thư ở khu vực St Louis, hay khoảng 30% tổng số bệnh nhân ung thư ở bang Missouri cần được xạ trị.


Khoa Xạ Trị là khoa có Trung Tâm Proton chỉ một phòng đầu tiên của thế giới, các phương pháp điều trị lâm sàng do MRI hương dẫn cũng đầu tiên trên thế giới cùng các phương pháp điều trị trực tuyến thích ứng đầu tiên của thế giới. Kết hợp MRI cùng hình ảnh PET thường được sử dụng khi lên kế  hoạch điều trị. Các Khoa Sinh nội trú có nhiều kinh nghiệm về y học phóng xạ cùng liệu pháp điều trị với tỷ số liều lượng cao trong khi luân phiên học về các dịch vụ phụ khoa cũng như hệ tiêu hóa

Mục tiêu của chương trình này nhằm đào tạo các BÁC SĨ XẠ TRỊ UNG THƯ NHIỀU NĂNG LỰC,  có động cơ  mạnh mẽ cùng định hướng học tập. Kinh nghiệm lâm sàng đa dạng cùng các cơ hội nghiên cứu phong phú tại một trong những trường Y Khoa Ưu tú nhất trên nước Mỹ, từng kết hợp nhau để tạo nên một trung tâm nội trú cho khoa sinh bức xạ ưu việt tại Đại Học Y Khoa Washington.

.


MRI = MAGNETIC RESONANCE IMAGING phương pháp chụp hình từ trường là phương pháp quét sóng vô tuyến ứng dụng cộng hưởng từ trường để chụp ảnh bên trong cơ thể Nó có lợi thế hơn phương pháp X quang khi quét sóng từ trường qua sự điều khiển bằng điện toán nó có thể thu thập các hình ảnh các mô cơ (mềm) để chẩn đoán ung thư

CHÚC MỪNG CON DÂU  KATHRYN DINH  ĐÃ XONG KHÓA NỘI TRÚ NỘI KHOA  TẠI BV WASHINGTON UNIVERSITY 2016-2020





BA MẸ VÀ GIA ĐÌNH RẤT VUI MỪNG VÀ HÃNH DIỆN VỀ HAI  CON 





==============================  



HARVARD MEDICAL SCHOOL 2016








Sunday, May 23, 2021

28 TẾT ĐINH DẬU CAM BÌNH 2017 mệ hát ca dao trong phim



Trước khi về Việt Nam hai vợ chồng trù liệu sau khi tham dự đám cưới cháu Huỳnh Minh Huy con o Tâm xong sẽ ra quê miền trung thăm.

Thiên hạ có câu: "nói trước bước không rời" thật đúng! Một tháng trời ho và cúm không ra khỏi căn phòng nhà trọ bên nhà Ngoại. Tôi ra ngoài là ho rũ rượi. Tôi lo lắng khi về lại Mỹ sẽ bị giữ lại phi trường?

Thế là tôi chỉ lay hoay trong phòng. Hàng ngày chỉ biết qua nhà thăm mẹ.



Con đường xuyên qua chốn cũ. Những bụi điều xơ xác đầy đất bụi, xóm vắng đìu hiu. Sưới mắt tôi khung cảnh vẫn nghèo nàn thiếu thốn mặc dù qua hơn 20 năm có nhiều thay đổi.
Xóm Cam Bình nơi Nội Ngoại tôi sinh sống. BA Mẹ hai bên đều đã già. Mạch sống vẫn khó khăn quyện trong khung cảnh cái chợ nhỏ bé càng ngày càng co rút lại khi xung quanh bao khu nghỉ dưỡng (resorts) từ đâu về mua đất 'đóng đô' làm ăn rộn ràng nhưng cách biệt.

Cam Bình dân thôn tôi vẫn vậy, ngoại trừ con cái đi xa làm ăn hơi khá; những người còn lại trầm lắng, an phận trong cái xô bồ của một đất nước đang đổi thay.
******
Tôi nhớ lại trước ngày về lại VN tức là cuối năm 2016:
Hai vợ chồng suy tính nào là thăm Đông Hà vô lại chùa Ái Tử xong thăm hai bên làng vợ làng chồng.
Chuyến du lịch trù tính 'trong mơ' này sẽ có Thành Nội Huế. Hai vợ chồng cũng trù tốn tiền thuê "mặc áo HOÀNG BÀO' đóng vai 'vua chồng vua vợ' chơi.'

Rồi nào là về làng Nội Truồi thắp hương bái tạ tổ tiên đã phò độ cho con cháu công thành danh toại
Cái ý là vậy. Chuyến đi có trù liệu tiền bạc tốn kém. Ai dè cuối cùng nuôi bệnh và sự du lịch chỉ 'lay hoay' trong cái rốn Cam Bình?

Còn an ủi mấy ngày gần về, mấy bà dì có đưa đi thăm mấy khu du lịch sát biển Cam Bình và lên Bình Châu.
Xe đi ngang Tân Thắng, có dịp vợ chồng nhìn lại Cầu Kiều, xã Tân Thắng, ngó vô hướng mấy đội kinh tế mới trong rừng.

Còn có dịp nhìn lại khu rừng Bình Châu, một thời cong lưng đạp chiếc xe thồ, con đường hoang vắng. Những khu khai phá của dân Nghệ Tĩnh Thanh hoá ngoài kia vô mấy mươi năm trứoc nay đã thành những xóm nhà xây ven theo rừng Bình Châu.

Suối nước nóng thành khu Du Lịch gọi là Hồ Nước Nóng Bình Châu, những ngôi nhà nghỉ trong khu này thì hai vợ chồng hẹn chuyến sau.

Nói thì nói vậy, vợ chồng tôi chẳng tiếc thời gian một tháng này. Nhờ đau yếu nên tôi có dịp gần cha mẹ hai bên, những ngày gần đất xa trời.



Tôi biết rằng những hình ảnh ghi lại hôm nay tuy nay mai ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ vẫn là đường cũ lối xưa nhưng hình bóng mẹ già sẽ như 'chuối ba hương' chắc chắn rằng không là mãi mãi:

-đói lòng ăn trái khổ qua
nuốt vô thì đắng nhỏ ra họ cười...



Hôm nay mẹ tôi còn ngâm nga hai câu ca dao xưa thật là xưa, Rồi hình ảnh và âm vang 'đói lòng ăn trái khổ qua..." cũng trở về quá khứ.

Mẹ, con, ai trong chúng ta cũng lần lượt đi về quá khứ. Nên chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn kỷ niệm của ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ- hình ảnh một thời.


DHL 12/5/2017


PHIM GHI NGÀY 28 TẾT ĐINH DẬU 2017 

Thursday, May 20, 2021

TÂM SỰ KHI CON TRAI ĐƯỢC NHẬN VÀO ĐẠI HỌC Y KHOA HARVARD 16/8/2011

 

HAVARD CHÂN TRỜI MỞ RỘNG




HARVARD MEDICAL SCHOOL

Viết cho con trai của Ba Mẹ,

Thế là mộng ứơc của con và giấc mơ của Ba - Mẹ đã trở thành hiện thực.
Đại học Havard là một danh từ hay có thể là một "MỸ Từ" mà toàn thể gia đình chúng ta chỉ biết qua sách vở . Những chữ đó là những gì ngoài tầm với và chúng ta chỉ có quyền mơ thôi và đôi khi chúng ta tưởng chừng là Huyền Thoại !

Thật sự Ba Mẹ không ngờ, hoàn toàn bất ngờ, vì con đã đem lại cho gia đình cho BA Mẹ môt một niềm vui quá lớn. Niềm vui này đã làm ba choáng ngợp : cánh chim bằng của con đã cất cánh bay tới đó, ĐẠI HỌC Y KHOA HARVARD . Trường đại học Harvard một đại học tư thục có tầm vóc hàng đầu thế giới đã chính thức nhận con vào sau một cuộc bình chọn gay go của ban giám hiệu trường với sác xuất cực kỳ nhỏ bé 3 phần ngàn cùng với HỌC BỔNG ĐẶC BIỆT(SPECIAL SCHOLARSHIP) 250,000 đô la cho kinh phí 5 năm hậu đại học.

Hai cái may mắn ngoài tầm với của gia đình của BA Mẹ- HARVARD & SPECIAL SCHOLARSHIP- của bà con chúng ta thế mà ba không ngờ cánh chim của con đã bay được tới và đã dám thách đố với thân phận bay vụt qua ranh giới của ước mơ.

Ba Mẹ thành thật cám ơn lòng kiên trì và tính chịu đựng trong học tập của con. Ba cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã chấp cánh cho con, đội ơn trời phật cùng uy linh giòng họ đã phò độ cho con .

https://picasaweb.google.com/lh/photo/15njx4CxbcYJDevas2tfAw?feat=directlink

Trong email của chú BÌNH con có đọc dòng chữ chân tình của chú không con :

Chúc mừng cháu Khang đã nhận được học bổng sau đại học. Cháu hãy học thật tốt,
không chỉ cho cháu mà cả cho ba cháu, cho chú và cả cho những người khác đã
không được học ...
Cháu hãy học thật tốt để sau này giúp được cho nhiều người, đặc biệt là những
người nghèo, những người chịu bất công. Vẫn còn rất nhiều người đau khổ và bệnh
tật đang cần sự giúp đở. Khi cháu cứu giúp mọi người chính là cháu đã làm vinh
danh dòng họ của mình.

Thân ái.

vâng tuy vài dòng ngắn ngũi nhưng chú đã viết rất đúng. Con đường con đang đi và đang tới là con đường cứu người vì "còn rất nhiều người đau khổ và bệnh tật đang cần sự giúp đở." và cái đích cuối cùng không phải vinh thân phì da mà là cứu khổ cũng từ đó dòng họ chúng ta sẽ vinh hiển lây từ cố gắng vượt bực của con.

Trong bài essay viết về lịch sử gia đình con đã cố nhớ lại chuỗi ngày cực khổ ở quê nhà một vùng đất rẫy cơm không đủ ăn áo không đủ mặc và ước mơ cháy bỏng của ba những ngày còn mang áo thư sinh dưới vùng trời QUẢNG TRỊ-- ba của con đã từng mơ về màu áo sinh viên dưới mái trường đại học y khoa Huế . Và tất cả chỉ là ước mơ thôi! biến thiên lịch sử đã đổi thay bao nhiêu hoài vọng của bà con Quảng trị mình trong đó có ba . Đọc bài tự sự của con chị con đã rơi nước mắt chỉ nói thoáng qua cho gia đình vì tôn trọng tính riêng tư của con.

Ba Mẹ chính thức khen ngợi con vì chỉ trong 6 tháng đã lấy xong bằng thạc sĩ và trước đây mới vào đại học Stanford 2 năm sau con đã thi xong MCAT với thứ hạng cao để dự trù cho việc nạp đơn vào Harvard như hôm nay.

Con đã có quá nhiều lựa chọn vì ngoài Harvard, hai trường y khoa khác UC San Francisco và Stanford cùng một lúc đã thu nhận con vào trong niên khóa này .

Chính có quá nhiều may mắn và ưu đãi cũng là điều ba mẹ lo lắng vì nó dễ phát sinh ra lòng kiêu hãnh cùng tự mãn, chính đó là những yếu tố tiêu cực, kẻ thù của sự thành công của con người. Dù vào trường hợp nào, đức tính khiêm tốn là yếu tố cần thiết cho hạnh kiểm cá nhân để đi đến thành công, và phục vụ xã hội là cứu cánh cho người trí thức nghe con.



Mom -Dad at Harvard Medical School


Ngày 16 tháng 8 tới ,kỳ lạ thay lại trùng vào ngày sinh nhật của BA con sẽ được LÀM LỄ MẶC ÁO - chính thức vào trường tại Boston, tiểu bang Massachusetts. Ba Mẹ sẽ qua đó để chứng kiến phút vinh dự này.

Món quà quý báu của số phận, của gắng công bền chí đã trao tận tay con rồi đó ; năm năm hay mười năm tới còn bao nhiêu thử thách đang đón chờ con; con hãy kiên trì và cố gắng với quyết tâm tuyệt vời nhất hỡi người con trai của ba - Mẹ, người chiên sĩ trong mặt trận giáo dục.

cám ơn con lần nữa
Ba Mẹ của con
San Jose CA , June 6th 2011

***
WHITE COAT CEREMONY 


Lễ CHOÀNG ÁO
HARVARD -BOSTON , MA

16/8/2011



Dr. John Warren founded Harvard Medical School in 1782.




Lại một niềm hảnh diện dâng trào nếu ba muốn vứt đi mặc cảm rằng tự cao vì đây là sự thật, dù sự thật nào chăng nữa .

Trong 5435 ứng viên nạp đơn vào đại họcy khoa Harvard khóa 2011-2015 chỉ có 845 hồ sơ được phỏng vấn . Và cuối cùng chỉ có 165 ứng viên được thu nhận, tỷ lệ là 165/5435 tức là 3 phần trăm - một tỷ lệ hết sức nhỏ bé. Đó là chưa kể tỷ lệ 3 phần ngàn cho thành phần có học bổng cho hậu đại học như con . Còn nữa! con đã làm hãnh diện cho người VN nói chung cùng quê hương ba mẹ nói riêng vì con là người VN duy nhất trong khóa này . Đây là lý do tại sao ba mẹ không tìm ra được ngừơi VN nào trong buổi lễ CHOÀNG ÁO này.

Từ niềm tự hào này ba mẹ và gia đình thầm đội ơn trời phật cùng tổ tiên chúng ta và nhất là nổ lực vô cùng lớn lao của con.

Nhưng từ niềm sung sướng vô biên trên, ba mẹ cùng thương con rất nhiều cho chuỗi ngày phấn đấu học tập làm việc vô cùng gian khổ trước mắt con.

Việt Nam có câu ' có công mài sắt, có ngày nên kim' hay Người Pháp có câu: MUỐN LÀ ĐƯỢC !"VOULOIR, C'EST POURVOIR" Thành quả nào cũng có cái giá của nó! gắng lên con ơi, Đinh Khang, đừng bao giờ nản chí.



















   



























THỬ  THÁCH  ĐẦU TIÊN 
VINH QUANG NÀO CŨNG CÓ CÁI GIÁ CỦA NÓ

BỐN THÁNG ĐẦU TIÊN 
Sự thử thách cam go đã thách thức với con trong bốn tháng đầu tiên. Theo ba nghĩ đó là một thác ghềnh đầu tiên trong nhiều thác ghềnh gian khổ tại ngôi trường bậc nhất thế giới này. Qua bức ảnh đầu tiên của con trong mấy tháng nhập học,  dù ốm o gầy mòn nhưng con vẫn kiên gan phấn đấu. Ba Mẹ quá xúc động nhưng chẳng biết làm sao để chia sớt những khó nhọc cho con. Gánh nặng trên lưng, ba mẹ còn sẽ chia với con được, nhưng đòi hỏi của trí tuệ thì chỉ có MÌNH CON? Nhưng con ơi! vinh quang nào cũng có cái giá của nó. 
Con hãy gắng lên, đừng bao giờ nản chí.


Việt Nam ta ai cũng thuộc câu xưa của các bậc tiền bối:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi 
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông

Người Pháp cũng có câu: MUỐN LÀ ĐƯỢC!

 Gắng lên con ơi, Đinh Khang, đừng bao giờ nản chí. Ba Mẹ nguyện cầu và dành trọn vẹn tình thương cùng cảm thông đến con.

CHÚC CON MỌI SỰ MAY MẮN VÀ THÀNH CÔNG CUỐI CÙNG
BA MẸ CỦA CON


hình Đinh trọng Khang sau gần 4 tháng tại trường Havard (facebook)




Tuesday, May 18, 2021

CHUYỆN HÚY KỴ ĐẶT TRÙNG TÊN TIÊN TỔ


                                                          Tượng Thờ Đinh bộ Lĩnh



Dòng họ Đinh và câu chuyện đặt trùng tên Tiên Tổ

                        núi Mai sông Hãn

   1961 tức là năm Tân Sửu, năm tôi có đứa em trai được ba tôi đặt cho cái tên là Lĩnh. [xem phụ chú ở cuối bài [ 1]Tại sao ba tôi đặt tên Lĩnh? Ba tôi nói với tôi rằng vì tỉnh Quảng Trị có ngọn núi Mai Lĩnh, một ngọn núi cao đẹp gần Ba Lòng nơi ba tôi có lần làm trưởng chi Công An trên quận đó. 

Thêm vào điều này vì mạ tôi tên là Mai, từ đó ba tôi mới lấy tên Lĩnh đặt cho em trai tôi.
Năm 1961 tôi đã lên lớp Tư tức là lớp 2 bây giờ. Trường Nam Cửa Hữu trước cổng thành Đinh công Tráng là nơi tôi còn đi học ngày 2 buổi. Về đến nhà Ngoại tôi , căn nhà tranh lớn sau nhà , những cái đòn tay rung rinh theo cái đạp vẫy vùng trong nôi đang cười sằng sặc đùa giỡn với tôi, anh trai nó. Đứa em trai khôi ngô và mau lớn. Mới mấy tháng mà nó lớn như thổi , nó nằm choán hết cái nôi tre. Khuôn mặt đỏ gay mỗi lần cười , trán cao đỉnh ngộ. Đặc biệt tôi nhớ trên tai trái của em tôi có cục thịt thừa nhòn nhọn nhô lên mới lạ.

Chuyện không phải ngang đây là thôi.

Một chiều từ Trường Nam Tiểu Học về nhà ngang cái cống trước xóm Heo góc đường Lê văn Duyệt và Trần hưng Đạo, tôi mừng hú vì gặp mạ tôi đi chợ về. Thời này mạ tôi vẫn còn bận áo dài mỗi khi đi chợ. Hôm đó tôi nhớ rất rõ nhánh chuối mạ tôi mua về cúng mồng 1 , cái lệ người trung hay cúng rằm mồng 1 hàng tháng. Mạ tôi đi chợ về lại gặp đứa con trai tan học ca chiều về nữa nên rất vui. Về đến nhà ngoại, hai mạ con giật thót người vì có tiếng người lao xao tụ tập trong nhà sau.  Mạ tôi cuống cuồng với hình ảnh đứa em trai cứng đờ trong tay dì tôi, bên mệ Tý đang lui hui chích lể. Em trai tôi miệng cứng đờ không phản ứng gì với mũi kim của mệ. Đứa em nóng hai ngày nay , mạ tôi đi chợ không ai để ý để quá sốt và lên cơn động kinh. Chuyện thời nay thì đơn giản chỉ chườm nước đá giảm nhiệt là cứu được ,nhưng so với kiến thức xưa thì có ai biết. Ba tôi làm xa , tận Đông Hà chỉ còn nhờ nhà ngoại tôi.
Vô phương lại kéo thêm thì giờ , cuối cùng cả nhà chạy phải kêu xích lô chở mạ tôi và em tôi lên nhà thuơng Quảng Trị ngay chiều hôm đó. Cho đến khuya khoảng hai ba giờ sáng khi ba anh em còn ngủ trong mùng, tôi bị lay dậy. Dì Thừa tôi từ nhà thuơng về thức chúng tôi dậy báo rằng em tôi đã qua đời vào rạng sáng mồng một !

Trời tờ mờ sáng, chiếc xích lô đổ phịch trước hiên nhà. Mạ tôi vừa khóc tỉ tê ôm đứa em trai được quấn trong chiếc khăn lông trắng vô nhà. Thế là tôi đã mất đứa em trai ngày ngày chúng tôi đùa giỡn với nó . Tôi đã mất tiếng cười sằng sặc khi tôi chợn nó , tôi không còn hình ảnh đứa em mau to, lớn vù vờ nằm trắng phệ trong cái nôi rung rinh mỗi lần nó chọi nữa.

Đứa cháu ngoại được làm đám trong nhà mệ ngoại . Cái quan tài nhỏ bé nằm trong nhà , bàn vong nho nhỏ cũng được để cạnh bên phía trong bàn thờ bên ngoại. Ba tôi từ vào từ Đông hà . Có chiếc xe xanh của Chi làm phương tiện sửa soạn. Hôm sau ông nội tôi từ Truồi ra. Chiếc xích lô đổ phịch trước cửa ngọ sau khi rẽ vào con đường Ngự. Tôi không nhớ ai báo tin buồn này về Truồi. Liên tưởng đến thời đó làm gì có phương tiện như thời này. Có thể là ba tôi nhờ phương tiện báo cho ai đó phía chú Tương tôi hồi này làm ở Phú Lộc chăng? Hình ảnh nội tôi bận cái áo dài đen, tay cầm cái dù , bước xuống xe bước mau vô nhà. Ông tới bên bàn vong em tôi khóc ba tiếng "ui chao cháu ơi !" . Hiếm khi mà ông tôi đi xa như vậy. Ông buồn cho đứa cháu trai ông chưa được thấy mặt . Lớp cháu phía chú tôi thì gần Ôn Mệ nội , duy chỉ lớp cháu con ba tôi vì xa gia đình nên nội tôi làm sao có phương tiện thấy mặt các cháu được.
 Nội tôi khóc ba tiếng và than  đại ý sao đặt tên cho em trai tôi là  LĨNH? [có thể Nội nói về Đinh bộ Lĩnh ]đó là điều tôi nhớ mãi trong lòng cho đến hôm nay. Chính sự húy kỵ , kiêng dè mà ngay chính ba tôi cũng phạm phải khi đặt tên con theo "cảm hứng" riêng tư không biết rằng đó là tên húy tổ tiên của ĐINH TIÊN HOÀNG?
  VỀ KHOA HỌC thì em trai tôi không biết cách chữa trị để phải qua đời oan uổng. Vế tâm linh thì sự húy kỵ về đặt tên con cháu là điều phải cẩn trọng , trong đó sự mất mát đứa em trai vừa sáu tháng chào đời đã làm nhà tôi biết bao buồn nhớ. Riêng đối với Nội, tôi tin niềm tin tâm linh của Người về  sự húy kỵ kiêng khem khi đặt tên cho con cháu, là điều hết sức cẩn trọng. Người xưa như nội không bao giờ la mắng trách cứ to tiếng lâu dài chỉ than hay nói nhẹ một lần thôi nhưng lớp cháu con nên lưu tâm đến .  Ai xui khiến lời trách của nội khi lọt vào tai tôi làm tôi nhớ mãi cái giọng Huế của Ôn "răng, đặt tên cho em là LĨNH?"

  Hình như Nội chỉ ra một buổi vội vào lại Truồi ngay. Một hai ngày sau chiếc xe xanh của chi ba tôi được dùng để đưa em tôi qua chùa Sắc Tứ nơi đó có mệ ngoại tôi đang tu ở đó. Một ngày tôi nhớ rõ nữa , đám em tôi tuy là đám con nít nhưng gặp cơ duyên nhằm mùa kiết hạ cả mấy chục vị sư đang tập trung kiết hạ tại Tổ Đình Sắc tứ nên tất cả đều ra trì chú tụng niệm tiếp dẫn bài vị và quan tài em tôi vào.

Sau này cứ mỗi lần qua thăm ngoại tôi đều ra mộ thăm em tôi. Cho đến sau này khi người thân trong gia đình ngoại tôi qua đời đều được cho phép táng tại chùa. Tất cả cũng nhờ mệ Ngoại tôi tu hành ở đây mới được may như vậy.

Kỷ niệm trong đời tôi với đứa em trai là vậy. Những lần đi học về vắng bóng em, tôi cứ đi lên nhà trên rồi đứng bên bàn thờ em tôi. Cái bàn thờ nhỏ phủ tờ giấy điều lợn cợn tàn huơng . Đứa em trai qua đòi quá sớm nên chỉ có bài vị , hai chùm bông nhựa ,,, đó là hình ảnh tôi khắc ghi trong lòng.

năm 2001 vợ chồng tôi nhờ cậu Võ Thế Hòa (tức cậu Dâu) lo cải táng mộ phần mấy em tôi vào sâu trong chùa gần mệ ngoại và các cậu 

Sau 1975, dãy mộ trước chùa Sắc Tứ phải di dời vì con mương thủy lợi của thôn Ái Tử đi ngang qua. Gia đình đã vào hết trong nam. Năm 1990 khi ra Đông Hà lấy lại giấy tờ đi Mỹ (bản sao giấy ra trại nay tôi còn giữ) tôi ghé chùa nhờ thầy Thích Ân Cần nhờ mấy chú đấp mộ lại cho các em tôi, sau này 1962 còn một cặp song sinh kế nữa cũng đem đặt cạnh em tôi nữa( vô danh ).  Thầy Cần bệnh nhưng cũng ra nơi dấu vết cũ chỉ còn vài gợn cỏ, còn mồ của con O Mãi (bạn mẹ tôi cũng ở  phường Đệ Tứ thì bốc lâu rồi) Tôi chỉ cho thầy nhờ đắp lại chỗ này do tôi còn nhớ vị trí chếch phía trước sanh phần của Dì Nguyễn Xuyến của phía vợ tôi.

 Đến khi qua Mỹ,  năm 2001 tôi nhờ cậu Võ thế Hòa lo việc dời các em tôi vào sâu trong chùa. Cậu tôi nói tìm lại di cốt thì chẳng còn chi ?? tức nhiên từ năm 1961,  và sau này cặp song sinh 1962 cho đến gần năm 2000, gần bốn mươi năm qua còn gì? Cậu Võ thế Hòa khấn nguyện bốc vài nắm đất tại đây di dời vô gần Chùa để xây lên ngôi mộ của cac em trai tôi, bia đề là 
Đinh trọng Lĩnh
Đinh trọng vô danh
[cặp song sinh vô danh này cũng già tháng và là trai ]

 
  Mộ cải táng này được gần mệ và các cậu tôi.
Trước khi kết câu chuyện kể này , tôi cũng giải thích lý do tôi truy ra ngày tháng? Nhờ vào website thời này đó là trang tìm ngày tháng âm lịch của ông
Hồ Ngọc Đức
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/



khi lấy được ngày mất của em tôi là mồng 1 tháng mười Tân Sửu từ đó tôi truy ra ngày tây là ngày 8 tháng 11 năm 1961 [tức là ngày mồng 1 tháng 10 năm Tân Sữu]

Chuyện xưa tích cũ kể lại những gì "đáng kể" để mong rằng lớp cháu con sau này có thêm chút gì hình ảnh và ý nguyện của người xưa. Mong lắm thay 
 thứ Sáu 26/9/2014 ngày mồng 3 tháng 9 năm Giáp Ngọ
 Đinh hoa Lư

                                                                    2018




THÁNG 9 NĂM 2019 VỪA QUA KHI CHÚ VÕ ĐẠT (con trai của cậu Võ Ba) ra tu tạo lăng mộ cho Thân Phụ và Bà Nội (tức là ngoại tôi) có sơn lại giúp nơi phần mộ này 






[1]
theo tạp chí Cửa Việt thì người ta định vị ngọn núi Mai Lĩnh như sau :
"Nhà Văn Xuân Đức trong một đề án xây dựng khu văn hoá - du lịch Mai Lĩnh của Sở VH - TT Quảng Trị đã cất công đi tìm núi Mai Lĩnh và sau một “hành trình khám phá” đầy ngoạn mục cùng nhiều dẫn liệu đầy cảm tính từ các nhân chứng và từ chính tác giả đã đi đến khẳng quyết rằng Động Ngài - ngọn núi mà thư tịch cổ gọi là Động Mang/Mang Sơn (芒山) (3)là núi Mai Lĩnh/non Mai: “Động Ngài (kể cả hòn đá vôi cao đẹp phía đầu và cả dãy động nhấp nhô kéo về tận phường Mai Lĩnh), chính là động Mai Lĩnh. Như vậy, ta có thể ghi lên bản đồ vùng đó những dãy núi chính như sau: Phía bắc và tây bắc là dãy núi Kalu, phía đông là Động Toàn, phía nam là Động Chè, tất cả bọc lấy khu Mai Lĩnh” (4).

Trong tập bản thảo “Tên những đường phố Đông Hà”, tác giả Hoàng Hữu Phong cũng định vị núi Mai Lĩnh một cách khá cụ thể nhưng đầy cảm tính: “Mai Lĩnh có đỉnh cao 118m so với mặt thuỷ hải chuẩn, nơi đó có một diện tích 38 ha là kho đá quý. Dưới chân vùng núi Mai Lĩnh có khe Động Chè, bắt nguồn từ Động Chè phía nam núi Mai Lĩnh, thường có nước quanh năm đổ về nguồn Hàn. Mai Lĩnh ở về phía tây nam và cách huyện lỵ Đakrông khoảng 3km”
http://www.tapchicuaviet.com.vn/DuLieu/index.asp?main=ndd&TL=ND_QH&ID=8151

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...