Tôi sinh ra đời, thật tình gần gũi với gia đình ngoại tôi nhất. Nhà Ngoại tại Cửa Hậu , phuòng Đệ Tứ thập niên 1950 là cả một "đại gia đình" gồm gia đình cậu, dì cùng nhà tôi đều ở chung.
Mợ cả tức là dâu đầu của nhà Ngoại người Phò Trạch về làm dâu trước khi tôi ra đời. Mợ còn chăm sóc mấy ông chú tức là các cậu tôi từ hồi niên thiếu. Mợ là người dâu trưởng cùng là người chứng kiến nhiều bao thăng trầm vinh nhục trong đại gia đình Ngoại.
Tôi là đứa cháu ngoại đầu. Còn anh Sử là thằng cháu nội đích tôn trong nhà Ngoại. Anh Sử và tôi là người gần mọ nhất. Mợ nấu nướng món gì, tròi thuong tôi có trí nhớ khá kỹ về 'ăn uống'; nhưng thật tình là món 'quê mùa' cho đến hôm nay hơn sáu mươi vẫn nhớ nằm lòng. Đó là nhờ gần mợ người nội trợ chính trong đại gia đình này.
Giờ tôi xin kể cho trong nhà nghe những món 'nhà quê' này là gì ?
Nhưng trước tiên phải xác nhận là đại gia đình Ngoại sống nhờ vào đồng lương công chức thì tất nhiên không phải là những 'sơn hào hải vị' nào cả.
Cà pháo dầm muối: bàn tay Mợ muối thật khéo. Từng khạp cà pháo dầm muối, nổi men chua trắng bóc trên mặt . Mợ dầm với nước mắm tỏi ớt thôi mà cả nhà đều thích. Trí nhớ tôi còn nhớ như in , cà pháo dầm chua là Mọ hay làm. Cậu Cư lại là nguòi ghiền cà pháo (ngoại trừ anh Sanh chỉ ghiền thịt , cá món hiếm vào thòi buổi hàn vi
Tôi kể tiếp về món dưa chuối muối chua. Ngày xưa QT , các cậu đi học ăn nhờ vào gia đình anh cả tức là cậu mợ Cư . Mọ Chở là người nội trợ quán xuyến trong nhà thì làm sao phải giúp đại gia đình đông đúc kham đuọc chuyện 'dua muối' qua ngày. Già rồi, tôi mói cảm phục đức tính này của mọ. Những cây chuối con mợ bói từ bụi chuối sứ sau nuong (góc nuong này sau này ngó qua là căn phòng của anh Lê bá Lư , nhưng thời này nhà anh Lư chưa lên, sát nương ông Lâm tức là nhà bác Kinh sau này) mợ đem vào cắt mỏng trộn rất nhiều vói cây kiệu. Cây kiệu là thổ sản của đất QT nên khạp dưa chuối vừa chua vừa thom kiệu. Món dua chuối này mợ kho nước ruốc để chấm. Thế mà cả nhà đều khen ngon , đua com dễ dàng.
Từng gốc cây chên tức dền , hay gốc cây đu đủ mợ cũng phơi khô trộn với mắm nục tù Gia Đẵng hay Cửa Việt lên, fthế là cả nhà đều có những thẩu mắm chên ngon 'nhớ đòi' . Phải thật sụ là nhớ đòi vì cho đến lúc này ngày mọ tạ thế đã hơn 50 năm mà tôi đây còn nhớ.
Cái khéo léo giỏi giang, gọn gàng tính toán của mợ tôi thật sự thán phục . Đồng bạc eo hẹp, miệng ăn đông trong nhà , cậu ỏ xa , mùa đông tháng giá chọ đò không có chi; miếng cá chuồn khô nướng, tô cà pháo, dĩa dưa chuối ; họa hoằn khi cậu Cư vào hay nhũng lúc sau này cậu Cư làm ở QT mói có dưa giá thịt heo hay món canh thịt bò .
Tôi lại nhớ cái tài mợ um đồ ăn; cũng ngần ấy thịt bò
bạng nhạng' là loại hai , nhiều gân và mõ , chỉ một trăm gram thôi , mọ um thật khéo léo nồi canh thật ngon. Giờ đây hình ảnh và cách um của mợ thằng cháu này còn nhớ rành rành trong đầu. Ướp nuóc mắm hành cho thấm chờ chút mõ trên song sôi lên phi hành cho thơm bỏ chén thịt ướp vào đảo đều không lâu và không mau quá, xong bỏ dưa cải chua vào đảo đều cho thấm, Cho nửa chén nước vào sôi riu riu lại rồi mới thêm nước cuối cùng vào để tạo thành nồi canh cải chua. Chưa xong đâu, mợ truống nồi canh qua bên đánh thêm nủa muổng cà phê ruốc ngon QT đánh tan trong ít nước lạnh thế là có một huong vị nồi canh cải chua QT , rất ư là QT vì nó không giống chi là canh chua trong nam cả .
Kể dong dài về những món ăn đạm bạc của Mợ mà tôi nhớ nhiều nhất. Trong đại gia đình Dì Liễu có tài về cách nấu các món ăn kiểu cách ; chỉ có mợ là người rành rọt về những món ăn dân giả ,nhưng đầy huong vị quê huơng và nồng ấm tình cảm gia đình ; đó là sự chắt chiu dè xẻn, tính toán chi ly mà mợ là người chịu trách nhiệm của người dâu đầu chị cả trong nhà.
Cho đến những ngày chạy loạn vào Đà NẴNG , tôi là thằng cháu ngoại từ quân trường ra ,ghé Non Nuóc (1973) trong thoáng chốc nhưng hình ảnh Mọ chắt chiu tùng bụi cỏ khô bên rìa phi trường bỏ hoang Non Nuóc vào làm củi đốt trong trại Non Nuóc 5. Thời này tuy gạo chạy giặc có cấp phát cho lưu dân QT nhưng củi đốt là cả vấn đề gay cấn. Luu dân QT chạy vào sống tạm bọ tại các trại tạm cu như Non Nước, Hòa Khánh 1972-73 làm gì đào ra 'chất đốt' . Ván trại lần hồi bị gõ làm củi rồi cũng hết, cỏ khô cũng hết ... thật lạ nan giải cho đến lúc DI DÂN LẬP ẤP VÀO BÌNH TUY 1973
MỘT THỜI THAN CỦI XỨ ĐỘNG
SAU 1972 : ĐẠI GIA ĐÌNH NGOẠI chính thức bị phân tán khắp nơi. Gia đình mẹ tôi cùng dì Liễu mợ Huờng, cậu Bình vào Mỹ tho cùng Long Bình ...1973 gia đình dì Thừa, Mệ ngoại, gia đình Mợ đều vào Bình Tuy. Gia đình cậu Bình Mợ Mai thì ở lại Sơn Trà Đà Nẵng.
Chỉ thấp thoáng 2 năm đại biến cố 1975 lại kết tụ ĐẠI GIA ĐÌNH NGOẠI một lần nữa tại đất Động Đền Hàm tân gồm các gia đình cậu Cư, cậu Bình , Mẹ tôi , dì thừa dì Liễu cậu Hoa cùng nhau sống trong một hoàn cảnh rẫy nương than củi xứ Động trong lúc đàn ông toàn bộ đi cải tạo xa nhà ...
thời gian sau này cái đói phải phân tán đi kinh tế mới Đức linh , xuân Sơn , Trị An từ đó Đại Gia đình Ngoại lại phân tán thêm một lần nữa
Tiếp tục kể về Mợ Chở : từ lúc cậu Cư ra tù về Đức Linh sau lại trốn đi về vùng kinh tế mới Xuân Sơn có đem theo mệ Ngoại . Gia đình Mợ gồm 10 nguòi con, cậu làm nghề thợ rèn ...tôi những lúc này sau ngày ra tù là người bán bánh thèo lèo dạo đó đây. Lên Xuân Sơn hay ở lại 1 ngày , tôi lại chứng kiến tài nội trợ khéo léo của mợ khi bồi dưỡng cho Cậu từng miếng ăn , tô cháo bữa lỡ để cậu có súc làm thợ rèn cung cấp cuốc rựa cho cả vùng Xuân Sơn. Tôi không quên được hình ảnh Cậu , ngồi chính trong lò rèn cầm búa nhỏ. Anh Dưỡng ,Sanh búa tạ ,,,anh 'cu Lé' thụt bệ....tất cả đang thi nhau rèn rựa...những thanh sắt đỏ rực trong lò than
Tiếng búa đập sắt nghe kêu:
CÙNG CỰC! CÙNG CỰC!...
sao mà không 'cùng cực'? Ai cũng khổ, cũng lê lết kiếm sống, cho qua ngày đoạn tháng. Rẫy rừng mù mịt, buôn bán đường xa nhưng khó kiếm cho ra cơm trắng hàng ngày
Tay cậu tôi nhịp nhịp cái búa nhỏ 2 tiếng là búa tạ ngưng..
Nhịp điệu cùng cực hàng ngày để mưu cầu sự sống tại vùng đất rẫy Xuân Sơn , nhu cầu cuốc rựa không ngơi . Tuy cực nhưng có tiền mua gạo ..ngang đây tôi lại kể về bàn tay khéo léo của mợ ...những con lươn tuy nhỏ mợ mua về chà với mun , làm sạch ưu tiên om CHÁO LƯƠN thơm lừng cho Cậu bồi dưỡng buổi lỡ. Tối về Cậu ăn cơm ít; anh Dưỡng là nguòi ưu tiên chạy ù ra quán mụ Dưỡng mua xị rượu cho cậu vào buổi ăn tối .
Rồi những buổi làm rẫy, đi sớm về chiều tất cả các anh chị đều bị bọ mắt cắn ngứa ngáy sưng vù , quên làm sao được.
Về nhà một gia đình kinh tế mới đông đúc, canh nước ruốc đại dương và những thau cơm nhiều sắn hấp ít cơm hay nói đúng ra là SẮN ĐỘN CƠM là những gì còn trong ký ức .
Tôi không quên được hình ảnh canh khuya , một hai giờ sáng mợ bị cơn suyển hành không ngủ được ngồi lặng yên trong mùng. căn bệnh quái ác đó cứ hành hạ mợ mấy chục năm nay cho đến ngày tháng cuối đời. Tội cho mợ thòi gian Cậu phải ra đi Mỹ chắc Mợ nhớ cậu nhiều lắm. Cậu về là lúc mợ mừng nhưng là phút đoàn viên ngắn ngủi,để chia xa vĩnh viễn vì chứng ung thư của cậu tôi . Và hôm nay là ngày Mợ ra đi về với cậu, định luật SINH KÝ TỬ QUY ai ai cũng vậy thôi .
Hôm nay là ngày đưa đám Mợ, những dòng ký ức của tôi đứa cháu ngoại ngày xưa gần MỢ còn lắm điều chưa kể hết nhưng người viết chỉ mong rằng Sau này con cháu trong nhà dù vinh quang sung sướng gì cũng đừng quên những ngày cam khổ, thấp thoáng bóng dáng nguòi MỢ PHẠM THỊ CHỞ , quê cha thì bỏ quê chồng thì theo mãi mãi hằn sâu trong tâm khảm đứa cháu ngoại này.
San Jose 21/7/2015
kính nhớ huơng hồn MỢ tôi
No comments:
Post a Comment