Thursday, November 23, 2023
Wednesday, November 22, 2023
AI ĐI NHỚ VỀ XỨ ĐỘNG (ĐỀN)
Biển Cam Bình -Động Đền 1/2017 (hình ĐHL)
Đêm nay khó ngủ nằm trằn trọc tôi chợt nhớ về cảnh cũ ngưòi xưa đó là vùng đất Động Đền một nơi tuy cơ khổ nhưng từng giúp bao mảnh đời người dân QT qua bao tháng ngày gian nan. Nói đến vùng đất nuôi dân QT mình trong đó có những kỷ niệm khó quên đối với những người tù lỡ vận trở về địa phương với cái cuốc trên vai sắn khoai vui bên người thân và xóm làng.
Ngày tháng đó gian nan cho miếng cơm manh áo mà trường ốc cũng thiếu thốn như trong bài thơ của anh Trần Quảng Lượng miêu tả lớp - trường vào đầu thập niên 1980 ở một vùng cát ven biển ra sao?
Ngày tháng đó gian nan cho miếng cơm manh áo mà trường ốc cũng thiếu thốn như trong bài thơ của anh Trần Quảng Lượng miêu tả lớp - trường vào đầu thập niên 1980 ở một vùng cát ven biển ra sao?
TRƯỜNG HỌC CAM BÌNH
Trường học ngày nay nghĩ cũng hay
Khen ai khéo dựng khéo chưng bày
Bốn bề gió lộng, long tai óc
Hai phía trời soi, rát mặt mày
Thu đến mưa sa thềm nước đọng
Đông về gió cuốn mái tôn bay
Qua đây thấy cảnh lòng ngao ngán
Học ở trường này khổ lắm thay!
Trần Quảng Lượng 1984
...Đất ruộng Động Đền nổi tiếng hiếm hoi. Một dải đất cát ven biển Hàm tân chỉ ưu tiên dành cho người nào biết chăm chỉ làm lụng, chịu khó khai hoang vỡ đất, có thể nói từng tấc đất một.
Tôi không bao giờ bỏ qua bờ tranh bụi lách hoang nào cả vì mong muốn kiếm thêm diện tích cho đám đất bạc màu trên rẫy "CHỒM CHỒM". Tôi còn nhớ một cây cầy cổ thụ cao, gỗ cứng ngắt, thiên hạ ai cũng chê, tôi không bỏ sót. Đến khi hỏi vợ xong, tôi đi phụ làm ruộng với ba vợ tôi cái tánh siêng năng cũng không giảm bớt mà lại còn tăng gấp bội.
Động Đền hồi này có đến sáu thôn. Người dân phải sống chen chúc với đám ruộng pha cát bạc màu nhỏ hẹp. Đất hẹp đến nổi đứng bên này nói vói qua bên kia vẫn rõ giọng. Hàng trăm gia đình cạnh tranh nhau từng tất ruộng, bờ be để sinh tồn...(trich)
Rồi mỗi lần tết đến xuân về người xứ Động Đền hay nói cho đúng hơn là bà con QT mình lại 'chay vay' cái cảnh túng bấn lo toan cho ba ngày tết . Cảnh này làm Trần Quảng Lượng càng nhớ về xuân xưa hơn nữa như trong bài vịnh Xuân Ở Đâu:
XUÂN Ở ĐÂU?
Xuân đến xuân đi xuân ở đâu?!
Thoảng nghe tiếng gió dạ ta sầu
Mơ màng ai gọi tình non nước
Văng vẳng người than cảnh bể dâu
Thổn thức lòng đau thơ cạn túi
Bâng khuâng dạ thảm rượu vơi bầu
Ngày đêm khắc khoải chờ mong mãi
Xuân đến xuân đi xuân ở đâu!?
TQL 1984
Khi Trần Quảng Lượng có những bài thơ ghi dấu ấn về đất Cam Bình thì người viết xin hoạ thêm những dòng hồi ức chân phương đích thực về cảnh chợ tết...
Hôm nay là ngày 30 tết nên buổi chợ quê Cam Bình đông đúc và náo nhiệt lạ thường. Mua bán sáng nay phần đông dành cho người đầu tắt mặt tối, làm lụng ruộng vườn rẫy bái, cho đến hôm nay mới còn cơ hội mua vài thứ về kịp cúng buổi chiều cuối cùng của một năm làm lụng. Giới có tiền, có đời sống thoải mái hơn thì lo lắng vật phẩm thức ăn cúng kiếng mấy ngày trước rồi.
cảnh chợ 30 tết Cam Bình đón xuân Ất Tỵ 1995
Chợ hôm nay rực rở hẳn lên bởi những bó bông rẻ tiền, đơn điệu mới nhổ còn nguyên rễ, bó quanh vài ba miếng lá chuối xanh xanh. Đây là bông bình dân dành cho người trong thôn 'quần thô áo vải', còn ít thì giờ mua nhanh vài thứ lo mâm cúng trong bữa chiều còn lại.
Ngày 30 tết, dù cho tháng thiếu còn 29 ngày, ai cũng gọi chung một tiếng là "30 tết".Giờ mấy bác mấy o đang mua vội vài chùm bông thọ, bông cúc đơn sơ mộc mạc về nhà. Hình ảnh đông vui, đầm ấm, quyện lẫn hơi hám đồng quê đang bừng dậy trên nền cát, một vùng gần núi sát biển. Tiếng cười, nói , trả giá, bao âm thanh cùng sắc màu quê huơng tưởng chừng không nhầm lẫn vào đâu được:
-Bông ni mấy một chùm ri o?
-Mấy ri?
-Răng mắc rứa?
-Dưa ni..hai ngàn một 'trấy' bán khôn o?
-Bông ni mấy một chùm ri o?
-Mấy ri?
-Răng mắc rứa?
-Dưa ni..hai ngàn một 'trấy' bán khôn o?
Những chiếc nón lá nhấp nhô... người bán gánh dưa hấu loại nhỏ ngẩng lên, bán vội cho một o đem về chưng tạm, bác bán gánh bông cúc và thọ trồng từ vườn đất ẩm đem ra sáng nay cũng vừa gần hết . Mấy chiếc gióng mây nhúc nhích, O ở trên dốc vừa đổ mấy thúng khoai sắn cho khách. Nhìn chung sáng nay, toàn là hình ảnh những bó bông "xôn xao" lui tới ; nào cúc Đà Lạt màu hồng tía, nào những chùm vạn thọ vàng rực rỡ hay thuợc dược hồng phớt, người mua xong đưa cao tay vì sợ bông gãy, đi tới- lui, trông thêm vui mắt. Tôi tưởng chừng hôm nay là "buổi hội xuân" riêng cho người trong thôn làm lụng đầu tắt mặt tối, nương rẫy suốt năm.
La Gi không xa; đó là chợ thành phố. Nhưng chợ thị thành chắc gì đã có không khí ấm cúng thân thuơng như tôi mục kích sáng nay. Dưới kia vật phẩm đắt tiền, mua sắm xa hoa, mứt bánh hảo hạng, hoa trái loại sang thì làm gì về đến chợ này? Hơn nữa, không khí sắm sanh nó đã diễn ra từ lâu. Không khéo người dưới phố đa số đã đủ trước đầu tháng chạp nên không còn háo hức nhiều nữa.
Buổi chợ cuối năm tại một vùng quê đầy màu sắc của những loài hoa đơn sơ, gần gũi, chợt rộ lên một buổi duy nhất sau mười hai tháng dài đăng đẳng. Hình ảnh buổi sáng đó đang dấy lên trong lòng ta hình ảnh một ngày "hội làng" đầm ấm sẻ chia. Người Cam Bình mua giúp nhau vài thứ rau quả, vài nhánh bông; kẻ bán thì kiếm thêm chút tiền, người mua thì có thức cúng tất niên -ngày 30 tết...(trich của ĐHL)
Dốc Sơn Mỹ (giáp Cam Bình) hướng về Núi Nhọn Tân Hà (hình tác giả)
Hai anh em cùng bao người khác của vùng đất mang hai chữ Động Đền dù còn ở lại hay đã ra đi, tất cả đều không bao giờ quên một vùng quê cũ. Động Đền nơi có tiếng sóng biển rì rào ngàn năm, những rặng phi lao và những triền cát trắng phau.
Tuy xa Động Đền nhưng có những tâm hồn mãi còn nhớ nó.
Tuy xa Động Đền nhưng có những tâm hồn mãi còn nhớ nó.
DHL 13/1/2018
CÂY HẾT SẨY VÀ CÂY TẦM BẬY
thương tặng bà Lúa (Ông Lúa)
Hai Lúa không biết tại sao cây bầu này nó mọc sau hè từ lúc nào? Miếng đất phía sau này hai cha con Hai Lúa trồng ba bụi mía không chủ yếu trồng bầu bí gì lại có cây bầu mọc lên từ hồi nào?
Ông Lúa đoán thầm do bà Lúa hay dội nước rửa chén sau hè nên có thể hạt bầu nó mọc cũng nên.
Mấy hôm nay ông Lúa nhân tiện làm cái giàn cho cây bầu tương lai leo, vừa đỡ buồn vừa làm hài lòng bà Lúa do bà ưa nấu canh bầu.
Ông chẳng tiếc chi vài đồng bạc mua thêm vài cái nẹp ở Homedepot; cọc giàn thì có sẵn trong nhà.
-Ủa bầu răng có bông vàng?
Ông Lúa vừa gãi đầu vừa thắc mắc, ông kêu vợ ra xem:
-Lạ lắm mạ mi ơi, bên nhà miềng trồng bầu đủ loại khi mô cũng bông trắng làm răng mà bông nó vàng được?
-Rứa là dưa leo rồi?
-Khôn phải mô dưa leo miềng đang trồng mấy cây đang leo sau vườn, bông vàng nhưng lá lại khác ...dưa leo miềng lá và cuống lông cứng và nhiều hơn cây ni bông vàng thân ít lông ...
Vài ba bữa sau hai ông bà Lúa lui hui ra ngắm cây bầu lạ đời một lần nữa.
-Ủa nó ra trái rồi mà trái cũng khác dưa leo tề?
Quả thật, cây mọc hoang này ông Lúa vừa mất công làm cái giàn vừa chuẩn bị cho bầu tương lai leo lên ra trái lủng lẳng lại ra mấy cái trái là lạ?
Không giống dưa leo chút nào? dưa leo của ông Lúa đang mọc sau vườn nó ra trái lại to ngay. Trái này nho nhỏ dài dài, bầu không bầu, leo lại không leo? Vài ngày sau nó lại rụng mất tiêu.
Tiếp tục như vậy nó lại ra những cái trái là lạ. Bà Lúa ứng dụng 'khoa học kỹ thuật' cũng lui hui lấy bông vàng đực úp cho mấy cái trái có bông vàng đang hé nở:
-Thụ phấn bằng tay cho hắn.
Bà Lúa vừa làm vừa giảng cho chồng; trong đầu bà nhớ lại cái thời con gái còn ở với gia đình một thời sau 1975 nhà nhà đều làm nông mưu sinh kiếm sống.
Nhưng rồi những cái bông vàng có cái trái là lạ này chẳng to hơn để có hình dáng trái dưa leo, trái bí nào đó?
Sáng nay tự nhiên ông Lúa nói với vợ:
-Thôi bầu khôn bầu; leo khôn leo thì miềng đặt cho hắn là cây 'hết sẩy' cũng được?
-Răng mà hết sẩy? Bà Lúa hỏi lại chồng.
-Ngày xưa khi tui cải tạo ngoài Bắc vô trong rừng đói quá bạ trái tầm bậy tầm bạ chi cũng ăn. Có bữa gặp giống trái chi là lạ mấy anh em tù hái xuống ăn cho đỡ đói ăn xong không chết dại nên đặt cho nó là cây 'HẾT SẨY'.
-À ra rứa.
Ông Lúa kể cho vợ nghe kỷ niệm ngoài bắc. Chóng vếnh mới đó mới đây mà hơn bốn mươi năm qua cái vèo. Thời gian cuốn đi biết bao kỷ niệm vật đổi sao dời ...những ngày đói khổ trong rừng thiêng nước độc ngoài bắc. Những cây gổ lim cứng ngắt, những cái lưỡi rìu sứt mẻ vì độ cứng của gỗ lim và nhất là những cái bụng tù lép xẹp đói meo...
Hai vợ chồng hôm nay cùng bảo nhau phải biết kiên nhẩn đợi xem kết quả cây này ra sao? Phải biết chờ xem cái cây "HẾT SẨY' có bông màu vàng này; không dưa leo, không bầu, không bí không biết là cái giống chi chi ?
DHL 14/7/2018
VIẾT TỪ VƯỜN HAI LÚA
Cây trước nhà tôi chẳng biết tên
Màu này chắc hẳn phải màu hên
Tạm cho tên hắn "cây tầm bậy"
Ra ngó vô trông cũng 'đỡ buồn'
*
Ra ngó vô trông cũng đỡ buồn
Biết đâu lắm kẻ phải thèm thuồng
ngẩn ngơ "cây quý" không hề biết
May thay: nhát rựa kịp ngừng tay./.
Hai Lúa USA
Subscribe to:
Posts (Atom)
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...