Sunday, December 31, 2023
Friday, December 29, 2023
CHÁU GÁI CÔ CÔ KHI NÀO CŨNG THƯƠNG ÔNG NGOẠI
NGÀY 27.12.2023 HOÀN TẤT XẠ TRỊ, ÔNG NGOẠI ĐƯỢC CÔ CÔ TỚI THĂM
CÔ CÔ HO KHÔNG ĐƯỢC QUA VỚI NGOẠI NÊN NHỚ LẮM
Thursday, December 28, 2023
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN
Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
Thương những người mạch sống đang khơi
Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương...(Tình Anh Lính Chiến/ Lam Phương 1959)
Nhớ sao những ngày nhỏ dại, khoảng vào đầu thập niên cứ nhớ mẹ tôi mỗi lần đi buôn bán đường xa về lại ậm ừ hát những câu trong bài hát thân yêu này.
Một thời mẹ còn trẻ sống nhờ dưới mái nhà cùng sự đùm bọc của bà ngoại. Mẹ tôi buôn bán đường xa gửi tôi và 2 em gái lại cho bà. Có lần ngoại kể, năm tôi mới một tuổi, cứ lần nghe bà soạn chén đọi nghe tiếng lịch kịch, tôi vốn tính háu ăn vội lổm nhổm bò nhanh tới bên người.
Mới bảy tuổi đầu thế mà tôi còn nhớ lời nhạc mẹ tôi thích. Những lần âu yếm con trai mẹ lại lẩm nhẩm bài hát TÌnh Anh Lính Chiến. Tuổi nhỏ tôi lại nhớ dai. Tôi còn nhớ hình ảnh cái table de Nuit cũ kỷ màu hạt dẻ bên cái giường cho mấy mẹ con ngủ. Rồi tôi lại nhớ cái hộp bánh của Pháp, cái hộp không, mẹ tôi dùng đựng vài thứ son phấn. Ôi cái hộp sắt tây vuông vuông đó cũ làm sao- hình bà đầm phía ngoài nắp nhạt nhòa vài nơi. Cái hộp dùng đã lâu ngày có thể từ lúc mẹ mới lấy ba tôi, bên trong đã đổi màu. Tôi nhớ bận ngọc màu xanh mẹ tôi giữ làm của. Mẹ có bận ngọc lúc nào tôi chẳng biết nhưng hình mẹ tôi cùng bận ngọc cứ làm tôi nhớ về ngày tháng cũ ...một mái tranh rộng lớn của ngoại, các gia đình cậu, ba mẹ tôi đều đùm bọc nhau cùng sống. Những năm tiếp theo, cũng từ phường Đệ Tứ...các cậu tôi lần lượt khoác áo chiến y, tòng quân nhập ngũ. Các cậu ra đi, các chú các anh trong thôn ra đi, xóm làng bà con luôn nhớ nhung và mong đợi...
Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến
Đời lính chiến xui gặp nhau đây
Đôi đứa mình còn mỗi đêm nay
Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường...
Tôi nhớ mang máng, chỉ một hai đoạn đầu..nhất là câu "xuyên lá cành trăng lên lều vải.." rồi tưởng tượng ra ánh trăng nào đó sáng vằng vặc, qua lá, qua cành. Năm đó tôi chưa hình dung rõ ràng, tình cảm chan hòa với người lính chiến ra sao. Có thể đó là một thời người hậu phương ca tụng những người trai lên đường giúp nước. Những người mẹ, người chị, người bạn, người yêu ở lại hậu phương ngày ngày thương nhớ và ngưỡng mộ bao lớp thanh niên ra đi. Tuổi thơ sinh ra nơi quê ngoại. Ba tôi là công chức. Chỉ các cậu tôi là quân đội. Khói lửa chiến chinh càng lúc càng ngập tràn. Tôi lớn dần bên quê hương đất khổ, ý thức nét oai hùng từ những bộ rằn ri các cậu bận mỗi lần về phép hay hành quân ra vùng giới tuyến. Những ngày tôi lớn khôn thêm, lời bài hát cũ mẹ tôi hay hát trước kia nhạt nhòa theo năm tháng.
Rồi ngày mai ra đi
Chốn biên thùy anh sá chi gian nguy
Có bao giờ anh nhớ chăng
Đêm nào nằm gần nhau
Hồn xây mộng ước mai sau...
Quả đúng, bản Nhạc Tình Anh Lính Chiến theo thời gian qua các thập niên 70, 80 ...ít hát dần đi. Ra đến hải ngoại tôi chưa nghe các ca sĩ hát lại trên sân khấu lớn lần nào, ngoại trừ băng nhạc.
Dù chỉ họa hoằn, mỗi khi tôi có dịp nghe lại bản Tình Anh Lính Chiến đó là lúc tôi chợt nhớ đến mẹ hiền. Hình ảnh ngày xưa, mấy anh em ở với ngoại hàng ngày hay ngóng mẹ về.
Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối
Đừng quên nhé những ngày bên nhau
Đêm cuối cùng buồn quá anh ơi
Bao giờ tình ngàn phương hòa lòng trai nơi sa trường
Giã từ thành phố xa xưa, có những chàng trai ra đi từ thôn xóm cũ. Những người bạn hay những lứa thanh niên, các cậu tôi và bạn bè ra đi từ dạo đó. Cho đến nay kỷ niệm với bài hát xa xưa riêng tôi ngày đó chỉ là là đứa con trai, người anh đầu, lại hay lẻo đẻo bên mẹ. Lời mẹ hát thì thầm, một mình, đó là bài ca năm cũ. Trong trí nhớ tôi chỉ là câu hát đầu cho đến sau này tôi mới biết tên. Thế nhưng lại xúc động làm sao, đó là lời ca, mỗi lần nghe làm tôi chạnh nhớ đến mẹ hiền cùng ngày tháng tảo tần và êm đềm bên ngoại./.
ĐHL
cuối năm 2023
nhớ mẹ và bài hát năm xưa
CHÚC MỪNG HOÀN THÀNH XẠ TRỊ CHO BA 27.12.2023
NGÀY 27 DECEMBER 2023 LÀ LẦN 4 XẠ TRỊ TẠI STANFORD HOSPITAL
SAU ĐÓ NHẬN GIẤY KHEN CỦA BV
ÔNG NGOẠI RẤT VUI LÀ NGÀY NÀY CÓ CHÁU GÁI CÔ CÔ LÊN THĂM ÔNG
CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG GIÁNG SINH 2023 (TẾT TÂY 2024)
HÀNG GÓP NHẶT VÀ GỬI VỀ VN TỪ NGÀY 16,12 VÀ ĐẾN HÔM NAY 27.12.2023 ĐẾN NHÀ EM HIỆP ĐÚNG VÀ SỚM HƠN KỲ HẠN
CTY NÀY CÓ TÊN LÀ LE GỞI QUÀ ĐÁNG TIN CẬY
ĐỊA CHỈ LÀ 769 E. CAPITOL MILPITAS CA 95035
Sunday, December 24, 2023
CHI MEMORIAL -TRUNG TÂM XẠ TRỊ UNG THƯ HÀNG ĐẦU NƯỚC MỸ
TRUNG TÂM XẠ TRỊ UNG THƯ XUẤT SẮC NHẤT TẠI HOA KỲ
BỆNH VIỆN CHI
MEMORIAL
THÀNH PHỐ CHATTANOOGAA TIỂU BANG TENNESSEE HOA KỲ
Trong điều trị ung thư, công cụ chẩn đoán bệnh cùng lựa chọn điều trị sáng tạo của các bác sĩ là những điều tối ưu trong xạ trị ung thư.
Tại Trung tâm Xạ Trị Ung Bướu,
tọa lạc tại Bệnh viện CHI Memorial Chattanooga và CHI Memorial - Parkway, bệnh
nhân ung thư đang được hưởng nhiều lợi điểm có từ công nghệ tiên tiến nhất cùng trình độ chuyên môn của bác sĩ xạ trị cũng như kỹ
thuật viên kèm theo phương pháp hội thảo tiếp cận tập thể nhóm y khoa mà trung tâm này đã và đang áp dụng để điều trị hoàn chỉnh cho bệnh nhân.
VẤN ĐỀ LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ
Trong
quá trình điều trị, bệnh nhân được xem như là người thân như trong gia đình của đội ngũ xạ
trị ung thư đa ngành của trung tâm. Nhóm xạ trị bao gồm các bác sĩ ung thư về bức xạ, nhà
vật lý, bác sĩ cho liều lượng nhiều y tá và kỹ thuật viên, tất cả đều chung sức cùng nhau hợp tác làm việc để
xây dựng các kế hoạch điều trị hoàn bị.
Trung tâm xạ trị này hiện dụng công nghệ hình ảnh tinh vi thực hiện lập bản đồ 3-D trên máy vi tính về kích
thước chính xác của khối u hầu giúp hướng dẫn điều trị để nhắm chính xác mục tiêu là các khối u bằng số lượng bức xạ chính xác nhất. Các bác sĩ từ nhận được số liệu dữ kiện chính xác và quan yếu nhất từ bệnh nhân để đánh giá và tái đánh giá việc điều trị nếu ung thư tiến triển.
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GỒM GÌ
Bức xạ (RADIATION) là một năng lượng được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u.
Công nghệ mới cung cấp các lựa chọn để cung cấp liều bức xạ tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u.
Tại Trung Tâm Radiation Oncology của CHI Memorial, có máy điều trị
ung thư hiện đại nhất trong ngành. Trung Tâm hiện có True Beam STX, Novalis TX và
máy gia tốc của hãng Siemen. Những máy sử dụng bức xạ để
điều trị khối u. Máy True
Beam là máy tiên tiến nhất và thực hiện được nhiều hình thức xạ trị. Kỹ thuật xạ trị qua điều chỉnh cường độ (IMRT) và xạ trị qua hướng dẫn bằng hình ảnh
(IGRT). phương pháp IMRT là một kỹ thuật điều trị trong đó các bác sĩ có thể tùy theo tình trạng để điều tiết liều lượng bức xạ bằng cách thay đổi (hoặc điều chỉnh) số lượng bức xạ bắn đến
các phần khác nhau của khối u. IGRT sử dụng hình ảnh tiên tiến nhất để bác sĩ và bác
sĩ lâm sàng có thể hình dung được khối u của bệnh nhân ra sao. Điều này cho phép các bs xác minh
chính xác vị trí của khối u rồi theo đó điều trị chính xác từng ngày.
Xạ phẫu (radiosurgery) cũng là một dạng quy trình phóng xạ cung cấp chính xác liều lượng bức xạ lớn đến các khối u và các mục tiêu giải phẫu có liên quan khác trong một đến năm lần điều trị.
Mục tiêu của phương pháp không xâm lấn này là phá hủy hoặc làm cho mục tiêu không còn hoạt động đồng thời giảm thiểu mức độ tiếp xúc với các
mô khỏe mạnh xung quanh. Kỹ thuật xạ phẫu trước đây đã tiến hành đầu tiên bằng cách điều trị các mục
tiêu trong não và hiện đã mở rộng sang các mục tiêu ở cột sống và các cơ quan
khác trong cơ thể. Vì những điều nói trên có liên quan đến một vài phương pháp điều
trị nên xạ phẫu phải được hoàn thành trong cùng một tuần lễ.
Tất
cả các phương pháp điều trị đều do bác sĩ xạ trị ung thư chỉ định và điều chỉnh làm sao cho phù hợp với khối u cụ thể của bệnh nhân. Mỗi khối u đều khác nhau, nhưng máy True
Beam có thể định hình cho chùm tia bức xạ, chính xác với kích
thước và hình dạng của bất kỳ khối u nào.
Phương pháp điều trị bằng phương pháp điều trị bằng Mammosite hoặc phương pháp điều trị bằng Mammosite tốc độ liều cao (HDR) cung cấp bức xạ bên trong bằng nguồn bức xạ được cấy gần khối u. Cả hai phương pháp điều trị này đều bảo vệ mô khỏe mạnh.
Thái độ phục vụ của CHI Memorial phản ánh sự chăm sóc toàn diện của bệnh viện đối với tâm trí, cơ thể và tinh thần đã và đang nhận được nhiều hỗ trợ thiện nguyện. Thông qua Trung tâm Hỗ trợ Ung thư này đều nhận được từ các giáo sĩ, nhân viên xã hội, chuyên gia dinh dưỡng, các nhà giáo dục và nhân viên hành chính khắp nơi.
Để biết thêm thông tin về các dịch vụ hỗ trợ bệnh ung thư, hãy gọi (423) 495-7778.
TRƯỞNG
KHOA GIÁM ĐỐC J.
Taylor Whaley
CÁC
BÁC SĨ XẠ TRỊ...
1-
TRU KHANG DINH MD
John Fortney, MD
3- Marcus Wagner, MD
4- Ryan Cleary, MD
5- Eric Ellis, MD
6- Niteshkumar Rana, MD
7- Patrick Williams, MD
Radiation Center of Excellence |
CHI Memorial
Saturday, December 23, 2023
MẸ TÔI VÀ BÀI HÁT LỜI NGƯỜI RA ĐI
Em tiễn chân anh tận cuối đồi
Nghe dặn lời
Rằng chiến đấu đừng sờn lòng
Rằng sóng gió đừng sờn lòng
Đừng nề gian khổ ...
========
DHL 15/2/2016
CHIỀU NHỚ MẸ VÀ CĂN BỆNH LU MỜ TRÍ NHỚ ALZHEIMER
Monday, December 18, 2023
MỘT VÙNG QUÊ NGHÈO
MỘT VÙNG QUÊ NGHÈO
hồi ký
TẶNG BÀ XÃ TÚY HUỆ
edition
Những đêm mùa câu mực, một vùng biển lấp lánh muôn vàn ánh đèn thắp sáng từ hàng ngàn con thuyền và thúng. Tôi đứng trên đồi cao nhìn về biển - cả một vũ trụ của sao đèn không thể nào đếm xuể.
Đó là ký ức của tôi về biển cùng ngư dân vùng này. Riêng trên các đồi đất cao vùng gia đình tôi sống dành cho nông dân cùng tiều phu những gia đình gắn liền mạch sống với đất rẫy cùng cây rừng . Từ hai bàn tay, cái cuốc cây rìu người dân đã tạo ra vô số luống khoai nương sắn. Rừng xanh dần dần biến mất theo miếng ăn của con người khi đất ruộng hiếm hoi. Thay vào đó các đồi trồng cây hoa màu phụ chạy dần về núi Đất, núi Bể. Rừng còn bị bị san bằng- đốt phá cho những gánh than hay những thớ gỗ xây nhà, dựng cửa. Trẻ con sau những giờ phụ mẹ cha vào rừng nhặt than, trỉa bắp các em cũng có những giờ hạnh phúc học hành với các thầy cô bên cạnh mái trường đổ nát xiêu vẹo có khi loang lỗ dấu đạn chiến tranh.
Vợ tôi và các cô thầy giáo khác từng có cơ hội gần gũi với người dân bên nương khoai rẫy bắp, cùng đói- cùng no với trẻ con vùng kinh tế mới, dấu ấn một thời gọi là bao cấp. Tôi không quên hình ảnh các thầy cô hàng tháng phải đạp xe về tận huyên xếp hàng từ sáng đến chiều chầu chực, mới mua được tiêu chuẩn mỗi người hai lít dầu hỏa cùng vài lạng (trăm gam) thịt heo. Chuyện mới lạ làm sao, vào lúc đó ai cũng 'giành' cho được thịt heo loại "nhiều mỡ"? Sau này mới hay các cô, các thầy ưa mỡ nhiều để rán ra, ăn dần nhiều ngày...
Đời sống thầy cô tuy khổ nhưng dù sao cũng còn khá hơn các em nhỏ nơi vùng này. Có khi các em phải thắp đèn bằng dầu "mù - u" một thứ nhựa cây kiếm được trong rừng. Một thời, dầu hỏa là những thứ gì thuộc loại "hiếm quý" làm gì người dân có cơ hội mua được. Có những chiều về muộn, chạng vạng tối lúc tôi từ rẫy về, nghe tiếng các em học bài "ê a" vọng ra từ các mái tranh leo lét ánh đèn làm lòng tôi xao xuyến. Ánh đèn dầu mù u, le lói chiếu ra từ các mái tranh nghèo cho trẻ em học bài ngày mai tới lớp. Tiếng học bài của các em làm giảm đi phần nỗi hoang sơ nơi vùng thôn dã. Ngày mai các em sẽ tới lớp, dưới mái trường quê rồi lại 'ê a' tiếng đọc bài theo nhịp thước của thầy- cô tại ngôi trường mà gia đình tôi trú ngụ.
Hình trắng đen chụp năm 1986, học trò lớp 3 chụp chung với cô giáo tức là vợ tôi cạnh ngôi trường cũ, vách hông trường đã đổ nát trong chiến tranh, nên qua cửa sổ chúng ta thấy một khoảng sáng trắng. Trong bài viết, tác giả sau này đứng ru con gái nơi cửa sổ phía sau, chỗ tạm trú của vc tôi nơi ngôi trường quê sụp nát
Nghèo là nghèo chung , khổ là khổ chung tất cả đều chia sẻ nhau những cơ cực. Ngày TẾT THẦY CÔ hàng năm học trò nghèo không có chi có khi lại xách luôn cả xâu cá mới câu được đem biếu cô. Có em lại đem những lon bắp hay nhũng gì trong vườn các em có được đem tới thầy cô lấy thảo. Giờ nhớ lại tôi không quên được nét ngây ngô chất phác của các em học trò vùng quê thuở ấy.
Cô Pho được đổi về dạy gần nhà tại xã Sơn Mỹ Hàm tân và cùng dạy học với vợ tôi tại phân hiệu trường Sơn Mỹ này khá lâu. Thời bao cấp lưong cô thầy vài ba chục đồng, chủ yếu nhờ vào tem phiếu. Cô Ph cũng không ngoại lệ. Ngày tháng chắt chiu nưôi con heo đen, gầy dựng hạnh phúc cho cô đó là ngày cô đám cưới. Ngày cưới của cô gần kề, con heo cô nuôi cũng vừa lớn là chủ lực chính cho buổi liên hoan trong thôn, là tất cả hi vọng cô đặt vào gần một năm trời chăm sóc cho nó miếng cám, ngọn rau. Con heo đen ăn ròng cám chuối, vùng gần biển đôi khi cô cũng thêm cho nó một ít cá vụn. Xóm làng ai cũng xuýt xoa khen con heo mau lớn, thịt nó làm ra chắc là ngon lắm!
Ngày hạnh phúc tức là ngày cưới của cô Pho đã đến. Tất cả giáo viên cùng trường dĩ nhiên phải tới dự. Vậy là tôi có được một ngày tạm gác rìu rựa, ở nhà ru con cho vợ mình đi dự đám cưới. Ngôi trường cấp I do QUốc VỤ Khanh VNCH xây từ thời Khẩn Hoang Lập Ấp 1973 cho đến 1985 thì sụp nát nhiều nơi. Nhưng nhờ nó, gia đình tôi mới có nơi tạm trú qua ngày. Vợ tôi vừa dạy học vừa ở cạnh gia đình, thì còn niềm hạnh phúc nào hơn. Tôi tự nguyện làm phu trường "không lương" dù không ai trợ cấp, nhưng bù lại gia đình tôi có một nơi che mưa đụt nắng thì may mắn rồi.
Đứa con gái sinh năm 1985 của vc tôi đang nằm vẫy đạp trong nôi. Nhờ trời tuy khoai sắn nhiều hơn cơm nhưng con tôi "lớn nhanh như bù", trong thôn ai cũng khen , các cô thầy đi ngang đều ưa nựng bé. Tôi vừa ru con vừa ngóng tai nghe tiếng pháo đám cưới cô Ph bên thôn kế cận nhưng hoàn toàn im lặng. Tôi chợt nhớ ra làm gì thời này mà có pháo! nhất là ở vùng thôn quê rẫy bái như vùng này.
Cái nôi tre méo mó chốc chốc rung rinh theo vẫy đạp của con gái tôi. Tôi vừa ru con tôi vừa ngó vách tường vôi loang lổ vết đạn. Mái trường một vách cưối đã sụp đổ tạm thay bằng những liếp lá buông cùng ván rừng. Qua khung cửa sổ tôi còn thấy được biển Hàm tân xanh ngắt ẩn hiện sau những hàng cây bạch đàn . Thấp thoáng vài con thuyền chài nhấp nhô trên sóng biển. Cứ mùa mực về trời càng chiều càng nhiều thuyền ra khơi . Khi màn đêm vừa buông xuống là muôn ngàn ánh đèn câu mực sẽ thi nhau lấp lánh trên vịnh Hàm tân . Mực là nguồn kinh tế là tiền là vàng cho ngư dân vùng thị xã La Gi. Người dân quê vùng cao tôi đang ở đây an phận với gánh than bó củi , hay thúng khoai " triêng" sắn , ngày ngày mịt mù trong nương rẫy cho đến lúc về nhà thì đã lên đèn , những ngọn đèn dầu mù u tỏa những làn khói xám xịt.
đèn biển mùa câu mực hàm tân
Hôm đó dù mất một ngày đi rẫy nhưng tôi đã sống một ngày có ý nghĩa vì vợ tôi có một ngày thoải mái cùng vui vẻ với đồng nghiệp bạn bè cùng bà con trong thôn xóm, còn tôi được một ngày gần con. Tôi làm sao quên đựơc hình ảnh vợ tôi phải bỏ một ngày may bằng tay mấy tất vải thun tiêu chuẩn cho ra cái áo mới để đi ăn đám cưới. Hình ảnh những chiếc áo dài đã thực sự biến mất vào thời gian này thế vào đó là những chiếc áo Bà Ba hay sơ mi kiểu nữ .
Lòng tôi còn ghi đậm mớ thịt heo vợ tôi bới về sau khi ăn cưới vì thương chồng con thiếu thốn ở nhà. Đó là những lát thịt heo tôi ăn ngon nhất trong đời và cứ suýt xoa khen mãi. Con heo đen đó quả là một gia tài của một cô giáo vùng quê chắt chiu nuôi lớn. Là một đống tiền của người dân áo vải quần thô, sắn khoai thay gạo. Từ ngày trọng đại đó, hình ảnh mà tôi không thể nào quên là những lát thịt heo mang nặng tình nghĩa vợ chồng. Một kỷ niệm khó quên cho tôi về một vùng kinh tế mới - nơi có mái trường rách nát tả tơi cùng đám học trò nghèo ngây thơ, thiếu thốn đến tội nghiệp.
Kỷ niệm một vùng quê nghèo tính thời gian bằng tuổi con gái tôi hôm nay. Thời gian trôi mau thật thấp thoáng mà đã ba mươi mấy năm qua. Hôm nay nhìn cái tủ lạnh của nhà tôi đầy ắp thức ăn, thực lòng tôi chẳng tha thiết ăn gì. Chợt nghiệm ra rằng khi qua xứ Mỹ tôi chưa lần nào có lại cái cảm giác ngon lành năm xưa như mấy lát thịt heo trong ngày cưới cô Pho. Bao nhiêu hình ảnh lần lượt hiện về trong trí nhớ tôi: vợ tôi tất tả ra về những miếng thịt heo đùm trong chiếc mũ vải, ngày cưới cô giáo làng không áo dài không tiếng pháo, đám học trò lem lưốc vùng quê , những gánh than và những rẫy sắn trải dài bất tận…
Đóng lại cánh cửa tủ lạnh, không hiểu tại sao tôi lại buông tiếng thở dài. Tôi thở dài cũng phải, giá như ngày đó vc tôi chỉ có một phần nhỏ mạch sống như hiện tại thì đó quả thật là một "phép nhiệm mầu". Hôm nay, mỗi lần mở tủ lạnh hay nấu ăn chúng tôi chẳng biết thèm muốn thứ gì, ngoại trừ nấu ăn chiếu lệ. Chẳng ai đi ngược được thời gian nhưng từ hoài niệm về một vùng đất khổ, tôi lại cho rằng biết đâu nhờ nó chúng tôi mới có một sức bật vươn lên nơi chốn QUÊ NGƯỜI./.
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...
CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...
-
Tricastin là nhà máy điện hạt nhân trong số 59 lò của Pháp Tất cả cung cấp tới 75% điện năng cho toàn nước Pháp. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ...
-
Mạ tôi kể tôi sinh ra ngày 21 tháng 5 AL năm QUý Tỵ như thế tra cứu lại đúng là ngày 1/7/1953 Sau vài tháng được mệ Ngoại giữ cho mạ tôi ...
-
hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai Tôi là đứa cháu ở xa quê nội t...