HÔM NAY LÀ NGÀY VALENTINE
VỀ BÀ XÃ TÔI
Nói với chữ ÂN thiết tưởng chúng ta hân hạnh được đọc nhiều bài viết rộng rãi trên sách báo và các trang mạng. Với tính cách góp ý, tôi mạo muội đưa thêm một chữ ÂN rất gần gũi và thiết thực cho mọi người , thiết nghĩ không biết có nên không? đó là ân nghĩa vợ chồng.
Nghĩ cho cùng sau những cái ân có tính kinh điển mà đạo đức Khổng Mạnh vun bồi cho con người Á Đông thì Ân Nghĩa vợ chồng nó cũng nặng và thâm thúy lắm. VỚi tấm lòng biết ơn, chúng ta cùng nhau đề cao ân nghĩa về đạo vợ chồng trong vô vàn sự biết ơn khác.
Cùng nhớ lại, cân nhắc bao tình cảm hay ân nghĩa nặng nhẹ trong đời: khi ta đói khổ thì ai là người chịu chung cảnh ngộ với ta? chính là VỢ HAY CHỒNG .Lúc hoạn nạn ai là người "lóc thịt cắt da" hay "đứng mũi chịu sào"? trước cũng là VƠ hay Chồng.
Nếu đạo xưa nói " bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" thì ai là người chín tháng cưu mang , hao mòn thân xác, để cho ta con cái nối dõi chính là người phối ngẫu cho ta. Ai buôn gánh bán bưng, thức khuya dậy sớm tảo tần nuôi con ta lớn lên với đời cũng do công lao vợ hiền ; đây là những ân nghĩa thực tế nhất cho ta ghi nhận. Đó là chưa kể cái ơn dìu dịu từ những câu châm ngôn mang nặng tính Việt tộc như "sống gửi nạc thác gửi xương "-những ngày trên đời thân xác này cũng thuộc về chồng, đến phút ra đi cũng bên chồng , phận người con gái Á Đông khi ra đi lấy chồng là thế. Đó là ý nghĩa cảm động biết bao khi thân phận nữ nhi, " quê cha thì bỏ quê chồng thì theo " nó không nặng nề ép buộc như " tại gia tòng phụ, phu tử tòng tử " nhưng sẽ dìu dắt tình cảm cùng sự rung động của tâm hồn chúng ta, nhất là các đấng phu quân, ngộ ra cái ân nghĩa trong đạo vợ chồng của văn hóa VN.
thân cò lặn lội bờ sông
Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. [ca dao ]
Chúng ta không làm lạ đạo vợ chồng của Khổng Giáo có phần ít bàn hơn vì chỉ đặt trọng tâm vào Tam Cương Ngũ Thuờng. Nhưng khi xã hội phát triển, vượt qua thời đại phong kiến một thời đại mà thiên tử là đấng chí tôn (Tam Cương ), tình cảm con người thuờng tập trung vào phạm vi gia đình hơn; đây là chuyện thực tế, nhất là khi xã hội chịu nặng về văn hóa Tây phương.
Thật vậy, tình cảm vợ chồng ngoài đạo hiếu với cha mẹ tổ tiên ra, còn một dạng nghĩa ân hàm chứa ý nghĩa của đạo đức là đạo vợ chồng; là tình cảm gần gũi nhất, thiết thực nhất trong kiếp nhân sinh. Khách quan mà nhìn, đó chẳng qua là sự phát triển thời đại văn hóa của Khổng Tử ngang đó khi chế độ xã hội còn trọng nam khinh nữ hay đa thê, tam cung lục viện v v..nhưng vào văn hóa Lạc Việt là "gừng cay muối mặn" nó thâm thúy lại càng nhân bản biết bao.
Đó là chưa kể bàng bạc trong kho tàng văn chương truyền khẩu Việt Tộc những câu như
"chàng ơi phụ thiếp làm chi?
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng "
hay
"đói lòng ăn nửa trái sim
uống lưng bát nước lên non tìm chồng.."
dù có phụ phàng nhưng cái nghĩa vợ chồng vẫn nặng, người vợ vẫn cố tìm cho ra chồng qua bao ghềnh thác gian nan, một trái sim cũng cất một nửa, miếng nước cũng dành một nửa cho chồng. Cảm động làm sao khi hình dung cái cảnh hàn vi, no đói có nhau, nghĩa "tao khang" là vậy. Và dù 'râu tôm nấu với ruột bầu' chồng vợ bên nhau những ngày gian khổ, chia ngọt, xẻ bùi thấm thía làm sao với tình chồng nghĩa vợ.
Ðôi ta là nghĩa tao khang
Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau...
Thiết tưởng, ân nghĩa vợ chồng trong văn hóa Việt, dung dị nhưng thâm trầm theo cung cách 'gừng cay muối mặn', lan trải theo chiều dài lịch sử đất nước mà văn hóa Trung Hoa khó tìm. Chúng ta khó tìm trong văn hoá Trung Hoa giai do quan niệm 'trọng nam khi nữ', quan niệm thần phục một chiều đã đóng khung một cách cứng nhắc, nô lệ cho thân phận phụ nữ, ngàn năm ăn sâu trong xã hội Trung Hoa.
Khi đất Việt lâm vào cảnh biển dâu, khi 'cuộc thế đổi dời', biết bao gương tiết phụ trung trinh, "thân cò lặn lội" qua bao thác ghềnh thay chồng nuôi con, hầu hạ cha mẹ chồng cực khổ xiết bao! cũng là gương sáng đề cao thêm cái nghĩa vợ chồng cho người đàn bà nước Việt.
Ngay trong từ điển Tây phương chữ ĐẠO VỢ CHỒNG có thể dùng 'devoir conjugal' ; nhưng khi dùng chữ NGHĨA VỢ CHỒNG thiết nghĩ chưa từ nào phù hợp ...?
Ân càng nặng, nghĩa thêm sâu, đạo vợ chồng trong văn hoá Việt càng nhiều câu chuyện đáng cho người đời trân trọng và biết ơn. Trong tinh thần Ngay Valentine, người viết xin mạo muội góp thêm đôi lời thô thiển ./.
No comments:
Post a Comment