Friday, April 25, 2025

CÔ CÔ VÀ NỘI

 

BÔ BÔ




ÚT CÔ CÔ và ANH BA (middle son)




                                      Cô giống cha do vậy giống bà Nội của Cô Cô





NHỚ THỜI XE THAN


youtube: nguồn Internet

XE THAN- MỘT THỜI HỪNG HỰC NÓNG


`      Mỗi độ xuân về tết đến đó là lúc mọi người lo chạy "đáo đôn" để làm sao có mấy ngày ăn tết đầy đủ. Công nhân về quê, sinh viên nghỉ học...ai cũng về quê ăn tết bù lại bao ngày làm việc quần quật hay miệt mài học tập ở chốn thành đô. 

    Hai chữ VỀ QUÊ gắn liền với phương tiện giao thông tức là xe cộ. Nói gì thì nói, rõ ràng phương tiện hôm nay quá ư đầy đủ, dư dật và hiện đại hơn hẳn ngày xưa. Thời nay,  thừa cung hơn cầu, nhất là cái chuyện đi lại đó đây thật quá dễ dàng thoải mái. Bà con khỏi cần đưa tay nhấc cái máy điện thoại như mấy năm trước, mà chỉ cần 'bấm chọt' vào cái iphone, chút chi thì có chiếc xe đời mới tới ngay trước nhà đón mình. Nếu phải tới bến xe thì chẳng cần chen chúc mua vé như xưa, lại còn ngồi thoải mái trên hàng ghế nệm êm ru...chưa kể đến máy bay, một hình ảnh bà con mình ngày xưa làm sao nghĩ tới? Nhưng thời này, máy bay bay quốc nội, quốc ngoại đầy đủ toàn là "phản lực" mới ngon!



    Về quê ăn tết, nói chung phương tiện đi lại lúc này thật quá đầy đủ. Càng đầy đủ chúng ta lại càng thương về thời gian mấy thập niên trước, người mình gọi là 'mồ ma bao cấp'. Năm tháng đó, bà con mình mỗi khi nhắc tới hai chữ ĐI LẠI ai cũng rùng mình. Tìm ra chiếc xe đò di chuyển thật là chuyện vạn bất đắc dĩ . Phải có công chuyện quan trọng mới dấn thân đi tới bến xe. 

             MỘT THỜI TEM PHIẾU:   o ơi đến phiên tui mà o?

Ngày đó, ba chữ Đi Du Lịch, quả thật là thứ hàng "xa xỉ" chẳng ai dám mó vào hay chưa bao giờ nghĩ tới? Ai đâu ở đó, ngoại trừ cán bộ hay giới "đi buôn" có đồng ra đồng vô. Một thời "bao cấp" đồng nghĩa với không biết bao nhiêu cái trạm "quản lý thị trường" mọc lên do "ngăn sông cấm chợ" mọi nhu cầu đều hiếm làm sao? từ lon gạo, cục đường tới miếng thịt, lít dầu ...đều hiếm hoi thiếu thốn. Cái thời "thủ kho to hơn thủ trưởng" thì  người dân phải biết "luồn lách" để sống cho qua những ngày "cơ khổ"...

    Thế hệ sinh sau có thể cho tác giả bài này "cường điệu" hay lắm "thở than, ta thán" đó chăng? Xin trả lời, không phải vậy.  Có thể các bậc cùng thời minh chứng cho điều nói trên.

Khổ ơi là khổ cho cái nạn MUA VÉ  xe?!









    Ba bốn giờ sáng, bà con mình đã chầu chực tại bến xe rồi. Trời mới tờ mờ chưa rõ mặt nhau thế mà mọi người bắt đầu chen nhau trước phòng bán vé. Nhưng chỉ vài ba người đầu thôi. Hết ưu tiên một, ưu tiên hai ...đến lượt bán cho dân thì ...

HẾT VÉ?!

hai chữ "hết vé" chẳng khác chi cái cảnh "vạn cổ sầu..." nhưng kia là sự thật, đó là nỗi buồn tủi, đợi mong của dân đen hay "bần cố nông thứ thiệt", họ từng nghểnh cổ ngóng chờ trước cái ô cửa bán vé và khuôn mặt lạnh lùng 'vô hồn vô cảm' của 'đồng chí bán vé' năm nào?!

    Cảnh bến xe khác với thời đó, đìu hiu trống vắng, chỉ có vài ba chiếc xe đò cũ kỹ đậu bến, nhưng tất cả phương tiện kia đã vào Hợp Tác Xe Khách. Hợp Tác thì có, nhưng nhiên liệu thiếu, xăng dầu thuộc loại "quý hiếm" tất nhiên thì phải chạy than.

Khen cho ai có "phát kiến thông minh" trở về với đầu thế kỷ 20 tạo ra chiếc xe "hỏa tiễn" hay xe "cải lùi" chiếc nào cũng phải dính theo tòn ten cái thùng than lủng lẳng phía sau. Tội cho ai đu sau, phải chịu cảnh nóng rát bên mình suốt đoạn đường khổ ải cùng chiếc xe ì ạch trên con đường "thiên lý"...


thời bao cấp, bến xe đìu hiu vắng vẻ do thiếu xe cộ
     Tội cho mấy chiếc xe thời trước 75 bắt đầu bị  'biên chế' vào 'chế độ CHẠY THAN'? Chủ xe vào Hợp Tác nếu sợ hư xe tổn máy, không Chạy Than thì chạy cái gì đây?

    Cả nước đi lên phấn đấu với mấy "Nghị Quyết Năm Năm" của ông Lê Duẫn, từ sắn khoai đến nước mắm cùng bao thứ khác đều nằm trong Nghị Quyết. Xăng nhớt cần gì? Biết bao nhiêu là rừng tha hồ ta "phang" hạ xuống đốt làm "THAN CHẠY MÁY"?

    Thương cho mấy chiếc xe than, 'cà rịch -cà tang' cố lết trên bao con đường thiên lý của quê hương mình. Thỉnh thoảng xe dừng, thằng lơ xe hấp tấp chạy xuống ruộng múc nước đổ lên cái thùng cao trên mui xe giúp làm mát máy. Xong, hắn lại chạy lui phía sau lấy cái que sắt dài xoi "thùng thục" vào cái thùng than nóng hừng hực phía sau. Nửa đường có khi chiếc xe bắt đầu có tiếng 'lục cà lục cục'- xe hết than. Thế là thằng lơ phải lo phận sự của mình. Mời bà con xuống xe cho hắn lấy cái bao than đang nhét dưới gầm.

            xe hư !  mời bà con xuống xe 


     Mặt người tài xế bắt đầu cau có, vừa nóng vừa phải đợi thằng lơ làm phận sự. Hắn là lơ xe, phải ì ạch kéo bao than lên lên mui, bỏ than vào thêm... Chiếc xe tiếp tục 'bò' trên con đường dài như 'thiên lý'. Dân mình chịu khổ quen rồi, chịu cực thêm một tí chẳng sao. Xe chạy được là mừng khấp khởi, trước sau chi bà con cũng về tới nhà. Mớ gạo nhét dưới gầm, o đi buôn ký cóp đem về cho gia đình. Chút quà từ thành phố, ông lão khư khư ôm trước ngực. Mấy ổ mỳ dài Sài Gòn, chốn quê ông làm chi có được.

    Đó là chuyến xe gặp may. Phần nhiều xe chạy than chỉ một thời gian ngắn là hư máy. Xe than hay nằm đường. Xe nằm đường thật khổ cho bà con mình. Vật vả đón cho được xe khác thì giá một phải trả thành hai họ mới cho đi. Ai không có tiền thì đành phải ngồi nhịn đói chờ chiếc xe đang sửa...không biết khi nào? có khi ở lại qua đêm không chừng?

    Kể chuyện "xe than" để mà thương cho bà con mình ngày đó. Ai phải bu (hay bám) phía sau, vừa mỏi tay vừa chịu đựng hơi nóng từ cái thùng than quái ác kia. Ôi xe than, ai mà không nhớ mãi một thời.


     Người viết lại miên man thương về hình ảnh cha mình. Có việc đi xa, Ông chuẩn bị bao thứ linh tinh từ chiều hôm trước. Sợ quên, người soạn sẵn mấy thứ trên cái bàn trà thấp, ọp ẹp hàng ngày- nào bình thuốc lào, nào cái ví giấy tờ, nào cái bị lác đựng mấy thứ cần dùng...

    Ba tôi dậy sớm từ hai, ba giờ sáng. Đó là lúc tiếng gà canh một, canh hai đầu thôn eo óc gáy, cũng là lúc có tiếng lao xao của đoàn người gánh than từ trên dốc Tân Sơn xuống. Người cha già vội vàng khăn gói đi ra con đường đất đỏ, rồi hoà nhập với đoàn người gánh than, cùng về bến xe tận nơi phố thị. Phải đi bộ hơn một tiếng đồng hồ, cha tôi mới về đến bến. Có mấy chiếc xe than đang im lìm 'ngủ' trong đêm. Trời hơi mờ sáng, chiếc xe phiên đầu 'thức dậy' đốt lò. Nó sẽ tiếp tục một ngày mới, 'cà rịch cà tang' chạy trên đường quê hương, giúp chở đám dân nghèo.

***








    Có thể thời này những thế hệ sinh sau 1975 chẳng bao giờ thấy và chẳng bao giờ có cơ hội để cảm nhận được thứ cảm giác của dân mình ngày xưa- một thời XE THAN. Thật vậy, con người thời nay  đang  hưởng sự thoải mái với xe cộ khi đi lại đó đây; đó là lúc dựa lưng vào thành ghế chiếc xe du lịch đời mới, có máy lạnh, chạy êm ru. Tệ lắm, là bấm gọi cái iphone sẽ có chiếc xe đời mới tới đỗ ngay tận cửa. Dù sao tác giả bài này vẫn hi vọng sẽ có một thoáng giây nào đó chúng ta sẽ nhớ lại một thời HỪNG HỰC XE THAN, gian nan trên con đường gió cát quê hương mà thoáng thương về hoài niệm cũ- một thuở xa rồi./.

bài viết của ĐHL edit ngày 24/4/2025  

CÔ CÔ VÀ NỘI

  BÔ BÔ BÔ ÚT CÔ CÔ và ANH BA (middle son)                                        Cô giống cha do vậy giống bà Nội của Cô Cô