Thursday, May 31, 2012

RỪNG KHUYA NHỚ MẸ



     [re-edited]

Động ông Do rừng núi Quảng trị 8/1974

      Mẹ ơi, biên cương giờ đây trời vắng quá. Con giờ đây đang ngồi dưới chiến hào. Con yên lặng nhìn bầu trời khuya vắng lặng, sương khuya ướt cả  hai vai áo lính . Hằng đêm con nhìn những đóm sao khuya, ánh sao lấp lánh, từng là bạn với con. Con định huớng  phương nam, gia đình mình đang nổi trôi vô đó. Trời đêm lạnh não nùng, màn đen của hồi hộp và lo âu. Từng phút  giây trong canh khuya, con cố gằng lắng nghe canh chừng những tiếng động rình rập đâu đó dưới chân chốt điểm hay trong lùm cây bụi rậm? những tiếng động rình rập, đe dọa hay tử thần lởn vởn đâu đây ? Những tiếng động của chiến tranh , của giành giựt,  cướp nhau từng mạng sống, của tính toán, gìn
giữ từng vùng đất, lùm cây hay đỉnh đồi hoa lá...
   Trời khuya rồi, chúng con phải đổi gác cho nhau, chia sẻ nhau từng phút giây được ngủ , được quên đi những tháng ngày quạnh hiu trên Trường sơn biên giới mẹ ạ. Thỉnh thoảng con lằng nghe vài tiếng con tắc kè gõ nhịp trong những hóc cây, hay đôi ba tiếng con mang, con hoẵng, rời rạc kêu lên trong đêm trường. Rồi con còn nghe tiếng chim Từ quy gọi nhau.  Tiếng chim Từ quy lạ lắm mẹ à ! nó kêu mãi trong đêm, cho đến khi ánh dương lên mới ngưng nghỉ. Ánh dương lên, cũng là điều con chờ đợi, con sẽ thở phào nhẹ nhõm vì bớt được phần nào căng thẳng .



    Đêm nay kỷ niệm chập chùng xa vời đang sống lại trong tim con, trong màn đêm biên giới. Giờ đây sau lưng con, khoảng xa vời kia giờ chỉ là một thành phố đổ nát hoang tàn còn ba mẹ và mấy em thì đang ở tận phương xa, đường dài hun hút. Con không biết giờ này trong nhà có ai đang nhớ đến con không? riêng con, đêm nay ngồi đây con nhớ nhà lắm mẹ ạ. Nhưng nhà còn đâu nữa để nhớ ! ngày tháng ly hương bà con lôi xóm mỗi người mỗi ngả. Thế là từ ngày đó, người dân Quảng trị trở thành  biệt xứ.

   Xếp áo thư sinh bao nhiêu mộng ước con đành bỏ lại. Ôi Quảng trị, thành phố thân yêu ngày hai buổi đến trường. Bạn, thầy yêu dấu giờ chẳng còn ai trong những ngày ly loạn, Con quên sao được từng khuôn mặt thất thần, hốt hoảng của người dân mình ngày phải bỏ xứ mà đi, tứ tán khắp nơi !

  Mẹ ơi, mấy tuần nay trên vùng biên giới này con vẫn sốt trong người nhưng  con chưa về được .  Tóc con rụng nhiều. Mẹ ơi !  lúc này con biết đã mang chứng sốt rét trong người.  Người con gầy rọc đi, nhưng con chưa về được mẹ ơi ! chứng sốt vẫn hoành hành trong đơn vị.  Mà về đâu hỡi mẹ ? trong nam cả nhà mình đang trôi nổi lưu linh ! Mẹ ơi ,con từng gắng nấu sôi nước khe pha miếng sữa lấy sức trong người nhưng con vẫn luôn có cảm giác buồn nôn, trong mình lúc nào cũng hâm hẩm sốt !

  Đêm nay, từng phút giây con cố căng mắt nhìn vào màn đêm sâu thẳm phía trước.  Có tiếng con dế mèn nào nỉ non rền rỉ, điệu nhạc buồn giữa chốn rừng khuya. mẹ ơi, ngày kia con đã  phơi khô một đống cây rừng , rễ giống nhân sâm phơi khô để dành trên chốt tự bảo rằng cây thuốc !?

  Mẹ ơi ! chúng con nơi này sống bên nhau, khổ bên nhau,  không than vản không phiền hà ai,  cuộc sống đơn giản đến mức cùng của đơn giản.  Chúng con từng sẻ chia nhau từng miếng ăn, từng điếu thuốc. Lam sơn chướng khí,  da mặt chúng con tuy đã đổi màu nhưng tình huynh đệ luôn luôn nồng thắm. Mẹ ơi nhìn anh em còn lại, nhớ những khi hẩm hút bên nhau  cùng chan chứa biết bao tình đồng đội , cùng những thân phận làm lính xa nhà , xa quê,  thì làm sao con bỏ nhau mà về lại phía sau cho được ?
Tình mẹ ngóng tin con ngày tháng phương xa con rất hiểu, nhưng nợ nước phận trai giờ đây giữa chốn biên thùy nên xin mẹ con chưa về được mẹ ơi !
 
nhớ về biên giới quê nhà những ngày cuối cùng đơn vị 1975
đinh hoa lư

Tuesday, May 29, 2012

GIẤC MƠ XƯA

F 5 E


MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM/ ca sĩ THANH THÚY
****************************************************************
GIẤC MƠ XƯA 
((hay người bị trật số 73A)

          GIẤC MƠ XƯA, hay mộng ước của tôi thời tao loạn,  rằng: nếu có khoác chiến y thì mình  mơ một giấc mơ "đi mây về gió ", có nghĩa là chọn nghề phi công  tức là Pilot. Nhớ cái thuở còn cắp sách ngày hai buổi đến trường NH, mình sưu tầm biết bao chủng loại máy bay. Cho đến bây giờ mình vẫn còn nhớ rõ hình dáng, từ chiếc B 57 Canberra khổng lồ cho đến chiếc F 5 nhọn hoắc, hay chiếc A 37 đen trui trủi. Lại chiếc đầm già L 19 hay chiếc C 47 đa dụng, cho đến chiếc vận tải cơ hiện đại C.130 Hercules  mình cũng nghe quen cả tiếng động cơ, nhất là mỗi khi chúng bay qua lại trên bầu trời Quảng trị.

Cuộc thế đổi dời!  người QT phải chạy loạn. Mình cũng theo dòng người bỏ xứ mà đi, tất nhiên phải bỏ trường bỏ bạn , tứ tán khắp nơi. Và giấc mơ xưa , giấc mơ "bay bổng" khi chọn con đường chinh chiến, "không hẹn mà gặp"  đến cho mình
cùng bao nhiêu lứa tuổi 1953, và 1954 khác cùng lớp cùng trường.
 
    Từ miền Trung
mình tránh vùng khói lửa  -bỏ lớp 12 A3 của cô cố vấn Phan thị Ngọc Lan, bỏ trường Nguyễn Hoàng -ngơ ngác lạc vào đất Sài Thành, thật là một chuyến "phiêu lưu" bất đắc dỉ .

   Trưng Đinh tiên Hoàng (ngu nhiên li trùng h vi mình)  tn Đa Kao, Sai gon. Những đúa bạn cùng lớp bỏ luôn Đà nẵng chạy vào thi tại trường này  còn có Lê thanh Tâm , Hồ thị Phương Loan , phan thị xuân Tuyết... Trung tâm này đặc biệt cho học sinh chiến cuộc ngoài Trung vào như Quảng Trị, Pleiku, Phú bổn... vào thi .  Còn may cho mình,  bài v ch còn mt na trong đu mình cũng 'dzt' đng 'tú hai'.  Nhưng có lệnh ĐÔN QUÂN,  thế là mình  vi lon -ton chy lên Lăng Cha C; 'A LÊ HP' đu đơn PILOT !
  Úi cha! thanh niên do này tòng quân vào không quân 'răng mà đông ra'? Mình vưt qua c rng ngưi đ chp cho đưc cái 'TICKET' tc là s th t đ ngày ti np đơn thôi có đa b 'BANH TA LONG' giày dép hay rt luôn c giy t.
Mình và các bn khác nếu không mê pilot thì chen làm chi ti đây đ phi 'đ m hôi, sôi con mt'. C nhìn hình nh my chiếc F5 và A 37 dán trưc văn phòng cng Phi Long (tc li  Lăng Cha C)cũng phát mê!
S lưng h sơ quá nhiu! my chc toán mi toán ngót nghét 100 'chàng'. H sơ mình toán 18 khong 70 ngưi thì phi.
Cái ngày khám sc khe mi là ngày 'ĐỊNH MẠNG', ngày mà bn mình ai ny đu gi ti Phi Long đ thưng thc my 'MÓN ĂN CHƠI'!
  Này nghe ! mi vô vòng đu, món cân đo tng quát khám 'pi dê, pi diết'gì đó (pignet) mà các chàng 'd tranh hoa hu pilot' tương lai rt như 'sung rng'. Mi đt đu, phe ta tc toán 70 ca mình 'hao quân' hơn phân na, thưa đi thy rõ. Có đa cái 'bo đì' (body) tht đp, chc cũng tp t sut ngày, mình nghĩ ra thế mà b INAPT tc là loi ri. Các bn biết răng không? vì nhp tim chàng ta quá nhanh, mai mt nếu bay cao s 'có vn đ' thôi.

Mình lúc này còn may mn dù nh ký hơn, ngót nghét 45 ký và 1.65 mét, đã lt qua vòng mt 'ăn chơi'này. Hi ni tiêu chun vào Pilot cao at least 1.62 mét và nng 45 ký.
Lăng Cha C tc ng 3 vô phi trưng Tân Sơn Nht cng Phi Long và tri DAVIS gn chùa min Trung Hi Quang, nơi mình tm trú my ngày nên 'cuc b' lên Phi Long cũng gn.
Ôi chao! càng nghĩ cái danh t 'my món ăn chơi' các thí sinh Pilot đt cho 'răng mà đúng ra'? vào cái ngày khám mt, mình c nh mãi cái mt 'hm hm' làm nghiêm ca ông thiếu tá khoa mt thy mà 'mà phát ghét'. Toán ca mình sau vài ln 'thử lửa' t 70 'em' rng rơi ch còn trên mưi my mng. Gi mình nh li, món khám mt cũng khó chi l:
-những vòng tròn nổi hay lặn

-tr li mau
Tim đp thình thch, "ui cha răng vòng mô cũng ch như ni mà li cũng như ln c mi khó ch!"

-Dạ nổi

Mình c đáp ba
-thế thì đường thẳng này chỉ vào điểm số mấy? v.v và v. v
Thoát 'món ăn chơi' v mt toán mình ch còn trên dưi 10. C thêm mi ngày khám là có thêm 'my em rơi l' cm giy inapt, tc là không đưc tuyn vào; và...tà tà "go home" !

Đến đây mình vn còn may mn. Còn qua khám răng là 'chuyn nh' vì răng có th cho giy ha v trám...That's OK.
Cái ngày khám cui mi là ngày 'đnh mng' cho cái s ca mình. Món TAI MŨI HNG, trong phòng ch còn my đa. Thiếu tá L bo 'phng mang trn mt " hít hơi vào tht "hung", cùng ngm ming li tng hơi ra bng tai. Nếu 'em' nào nghe 'cái BP' thì coi như tai không lũng , còn tai nào nghe 'xì..' thì lũng,  thế thôi. Thế là mình b INAP  -tức là bị loại - vì tai b 'xì hơi' . Trong đó người ta giới thiệu qua đường Nguyễn tri Phương "trám" tai, giá gần 100 000 đồng bạc , nhưng dân chạy loạn như mình làm gì có bạc ! thế là mình đành chịu .

    Li thi ra v, mình nghe tiếng đng cơ phn lc "gm thét" sau lưng mà lòng 'tê tái'.
Sau này qua trung tâm 3 tuyển mộ nhập ngũ, mình cũng xin qua khám li cu may mt ln nữa . Nhưng tai phi mình vn 'y chang ' còn lỗ thủng, tht đúng là lỗ  tai 'hi mình'.

Nguyễn cường Nam, bn cùng lp 12A 3 - niên khóa 71-72-  mình nh nó "hí ha hí hng" t trung tâm 1 không quân Đà Nng vào khám 'hoa hậu vòng chung kết' ti Tân sơn Nht tc là tri PHI LONG trên  cũng b 'knock-out',  buồn bã 'cun li lu chng' ra li min trung (1972).
Vô Quang Trung nng cháy da ngưi, hay ra Đng Đế ' anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ" s quân đu ca mình mang s 73 nhưng li thiếu mt ch A (AIR FORCE)cũng vì cái l tai 'xì' nó hi mình 2 bn.
Sau này 'tri cải tạo ' li gp my thng bn mang s 73Anhư Lê văn Hách ngưi Bích La . Nó cũng dân 73A , nghe nó kể lại xong chuyện "lướt gió tung mây " nhưng "gãy gánh" giữa đàng, mình bun cho mình ngày n trt mng F5 thì ít mà xót xa cho "đng minh bc bo" thì nhiều , vì có lần nó nói như vầy :
-Tau qua Mỹ học pilot được mấy tháng bị cúp viện trợ 'nó đuổi về'mi ơi!

;Trong lúc bn khóa sinh Kuweit thì 'tà tà' đi hc ti M vì tin hc ca nưc h;  h giàu , họ có nhiều dầu hỏa mà !
Mình cũng thôi tiếc cho  thân phn mình, nhưng có cái gì đng cay cho s hên ca nhng đa bn mang s quân đu là BẢY BA A.

DHL

Sunday, May 27, 2012

SUNFLOWER GROWING WITH LOVE AND HOPE





 

 

Từ bàn tay lao động chai sạn ngày xưa bên đất rẫy quê nhà , hôm nay ba phúc đào xới miếng đất trên quê hương Hoa kỳ vừa trồng hoa Huớng dương vừa để nhớ lại bao lao lư ngày tháng cũ.











TÔI VỀ QUA CỔNG TRƯỜNG XƯA


SƯƠNG TRẮNG MIỀN QUÊ NGOẠI/   QUANG LE




THƯƠNG GỮI  VỀ ĐẠI HỘI NGUYỄN HOÀNG 6/2012 LỜI CHÀO MỪNG TỪ MỘT CÁNH CHIM  NGUYỄN HOÀNG ĐANG BẠT GIÓ TRỜI  XA
Dinh hoa Lu -- SAN JOSE,  CALIFORNIA





******************************************************************

 hồi ký- Quảng trị sau NOEL - cuoi tháng 12/1973

   Có một sức lôi cuốn nào đó khiến ngày mãn khóa cùng chọn đơn vị không chút đắn đo tôi chọn ngay tiểu khu Quảng trị, mặc dầu lúc đó với kết quả cuối khóa tôi có thể chọn tiểu khu Định tường tức Tiền Giang bây giờ, nơi gia đình ba mẹ tôi chạy vào từ năm 1972.

Trên đường ra đơn vị tôi không quên ghé Đà Nẵng thăm bà con đang còn tạm cư tại đó vừa lúc Đà nẵng đón Giáng sinh 1973. Thời gian này lại là khi lưu dân Quảng trị thêm một lần chia tay: một nửa vào Bình tuy theo chương trình Khẩn Hoang Lập ấp, một nửa hồi cư về lại quê hương.

Nấn ná ở Đà nẵng chơi đến khi tôi ra trình diện đơn vị thì đã trễ phép. ..Tôi có dịp thăm lại Diên Sanh khi trình diện Tiểu Khu QT ,cồn cát Diên sanh nơi đồn trú của Tiểu khu một vùng đất tôi thấy khô khan và nghèo nàn lắm, đất chưa hồi sinh vì thiếu bóng dân về.

QUA CỔNG TRƯỜNG XƯA !

Tôi theo chiếc xe GMC tiếp tế ra trình diện tiểu đoàn cũng như sẽ về đại đội đang đóng quân ở cầu Ba Bến. Chiếc GMC ra đến xa lộ Đại Hàn thì quẹo phải hướng về thành phố Quảng trị. Khó diễn tả nỗi xúc động trong lòng tôi lúc đó, nó cứ trào dâng mãi không thôi. Mới hơn một năm giã từ QT trong cơn loạn lạc của chiến chinh, giờ thì tôi trở về trong quê hương với màu áo lính. Màu áo trắng vĩnh viễn không còn nữa nó đã bay xa và cuốn theo bao nhiêu mộng ước của tuổi học trò. Thực tại hôm nay chỉ là cảm giác nôn nao bỡ ngỡ của một anh lính trẻ ngày đầu về đơn vị mới.
......
Chiếc xe đơn vị ì-ạch qua dấu vết cũ của ‘bót’ Long hưng, lắc lư chạy theo con đường Lê Huấn hoang phế hướng về Cổ thành, rồi nó quẹo phải…Nguyễn Hoàng đây chăng? Trường cũ của tôi trước mắt chỉ là một đống gạch đá đổ nát hoang tàn. Tôi thật bàng hoàng vì cảnh tan nát của mái trường thân yêu vượt xa sức tưởng tượng của tôi. Ôi chiến tranh chỉ là tàn phá và hận thù. Tôi cố tìm lại vị trí của cái cổng trường nhưng giờ đây chỉ còn lại mấy lõi sắt cong queo. Chiến tranh đã xô đẩy biết bao nhiêu đứa học sinh Nguyễn Hoàng trôi dạt khắp mọi nẽo đường đất nước. Ôi hôm nay tôi trở về đây, bơ vơ bên ngôi trường thân yêu đã chết cạnh một thành phố tan nát, đìu hiu, tất cả đang đứng chịu tang trong cơn lạnh mùa đông nơi miền địa đầu giới tuyến. Quá khứ chỉ thoáng đó thôi. Khoảng cách từ mùa hè 1972 cho đến cuối năm 1973 như hôm đó chỉ một năm mà vật đổi sao dời tưởng chừng huyền thoại. Ngày xưa bà Huyện thanh quan có than vản cảnh đổi thay của thời đại bà mà thuơng cho "lối xưa xe ngựa hồn thu thảo ", nhưng chỉ ngần ấy thôi đủ làm bà đau xót , thuơng cảm. Còn giờ đây thời đại của hôm nay nhưng cảnh đổi thay sao đau xót còn gấp bao lần người xưa ! Tiếng xôn xao vào cổng như vẳng lại bên tai tôi. Hình ảnh hai cái cổng phụ đang bị ông phu trường lạnh lùng đóng lại cho "những cậu những cô " tới trễ. Rồi những khuôn mặt ngơ ngác , ân hận hay âu lo của những "tiểu thư" áo trắng còn đó và những quyết định "vượt rào " của mấy "cậu nam sinh ", những hình ảnh tưởng chừng như "hôm qua" thôi ! Thế mà , tất cả giờ đây trước mặt tôi là sự hụt hẫng , những cảm xúc đau xót từ trong lòng tôi một người đang mang cảm giác háo hức về lại chốn xưa bị dội lại từ một thực tế quá phủ phàng.


DÒNG SÔNG QUÊ TÔI

Đến cầu Ba bến chiếc cầu sắt nhỏ bắc qua con sông Vĩnh Định, chiếc GMC chạy thẳng vào sân BCH tiểu đoàn, tôi vội nhảy xuống xe lo ‘gôn’ quần , xắn tay áo cho đúng quy cách. Tôi cố gắng chuẩn bị tư thế nhà bình thật nghiêm chỉnh trước khi vào trình diện tiểu đoàn trưởng. Thật sự tôi đã trễ phép gần 2 tuần lễ, biết ăn nói sao với tiểu đoàn trưởng đây? hay là mình lấy lý do gia đình ở tận Mỹ tho tỉnh Đình tường, tôi còn phải thăm bà con chiến nạn đang tạm cư ở Đà nẵng nữa. Tôi hy vọng mấy lý do này cũng tạm ổn.

Tôi đứng nghiêm chào, xưng tên họ, số quân, cấp bậc; bên ngoài tôi cố gắng làm ra dáng bình tĩnh nhưng trong bụng tôi thực sự run run. Tiểu đoàn trưởng trợn mắt gằn giọng hỏi lý do trễ phép, ông to giọng phê phán vấn đề vô kỷ luật của tôi, hơn nữa tôi là một sĩ quan trẻ mới ra trường.

Tội nghiệp cho tôi, ấp úng trình bày lý do trễ phép mong tiểu đoàn trưởng ‘thông cảm’. Hình như Tiểu đoàn trưởng thấy vẽ mặt ‘búng ra sữa’ của tôi ông cũng thấy ‘tội nghiệp’, dịu giọng ông cho phép tôi ra ngoài chuẩn bị qua trình diện đại đội trưởng Lê kim Chung anh người gốc làng BÍCH KHê, đại đội anh đang đóng bên kia múi cầu Ba bến canh BCH tiểu đoàn .

Ra đứng tần ngần ở sân tiểu đoàn, cũng may tôi gặp anh Trần quang Hiền, trưởng ban 3 tiểu đoàn. Anh Hiền coi bộ biết thương khóa đàn em mời ra trường như tôi. Thật đúng với cái tên Hiền anh hiền lành vui vẻ, mới gặp anh lần đầu mà tôi đã thấy gần gũi vững lòng lại sau một phen bị tiểu đoàn trưởng "quạt  một trận".


ngã ba sông Thạch hãn & nhánh sông đào Vĩnh Định chảy qua cầu BA Bến

Chia tay anh Hiền, tôi lại mang ba lô(ballot) súng đạn đi bộ qua lai cầu Ba Bến chiếc cầu mà mấy mùa vắng bóng dân đi. Bên kia ngã ba sông là thôn Nại cửu, làng ngoại tôi, nghe văng vẳng tiếng kẽng liên hồi kêu dân đi ‘sản xuất’ của phía 'bên kia'. Đi ngang giữa cầu trời vẫn mưa, những cơn mưa phùn dai dẵng ngày này qua ngày khác. Đối dân Quảng trị như tôi thì chẳng lạ gì với cảm giác mưa lạnh mùa đông nhưng sao hôm nay tôi thấy cảm giác nao nao buồn buồn của một người đã hết phép và phải về đơn vị mới và hình như tôi có một cảm giác nhớ gia đình ba mạ các em đang ở xa tít trong Nam.



mặt sông Vĩnh định
Có ai về phía thương yêu xa xôi muôn trùng cách biệt,
Một miền quê cũ có con sông mầu xanh bát ngát.
Ai có về chốn xưa giữa nắng ban chiều, xin nhớ
Qua cây cầu bắc ngang sông đào, chốn quê nghèo.

[Dòng Sông Quê Tôi
Tác giả: Phạm Duy]

Tôi dừng lại giữa cầu lặng ngắm nhánh sông đào Vĩnh Định. Con sông vắng vẻ in bóng tre, đôi bờ đìu hiu không một con đò. Dân chưa về hồi cư để cùng nhau xây lại nếp sống thanh bình với đồng lúa xanh cùng bóng mục đồng, hình ảnh ngày xưa tôi thường thấy mỗi lần về thăm quê ngoại Nại Cửu.


VỀ ĐƠN VỊ ANH LÊ KIM CHUNG
Sau khi trình diện đại đội trưởng Lê kim Chung , tôi được nằm chờ tạm ở một căn hầm nằm sát bờ sông để chờ ngày ra giữ trung đội. Đại đội 2 đóng phía bên này sông có nhiệm vụ bảo vệ cho Tiểu đoàn nên tương đối nhàn hạ hơn mấy đại đội khác. Đại đội trưởng Lê kim Chung tính trầm lặng - hình như anh cũng thông cảm khóa đàn em có lẽ những cảm giác bỡ ngỡ đó cũng giống anh những ngày đầu khi anh mới ra đơn vị . Ngoài trời vẫn mưa, những cơn mưa phùn dai dẳng lê thê tưởng như bất tận. Ánh sáng nhạt nhòa của mấy cục pin xài lại từ máy truyền tin trong hầm trú ẩn là cơ ngơi cho tôi ngày đầu tiên về đơn vị mới. Tôi may mắn được nằm trên một tấm ván ép Mỹ cũ kỷ, có lẽ do lính đại đội lên tận Cổ thành đào kiếm đem về đây.

Lính tráng xa nhà thú vui giữa các sĩ quan đại đội là bộ cờ quân đã cũ. Cái nền nhà và vài vách tường còn sót lại của ban chỉ huy đại đội là cơ ngơi cho tất cả mọi người ở đây. Bộ cờ quân là thú vui duy nhất cho anh Chung và mấy sĩ quan khác. Chiều mưa anh Ba, đại đội phó dạo khúc đàn với bản nhạc "DONNA DONNA" tự nhiên lòng tôi lâng lâng xao xuyến.

Chẳng màng đến cởi giày, tôi nằm thừ trên miếng ván kê gần sát mặt đất nên tôi ngửi được cả mùi ẩm thấp và ướt át trong căn hầm. Ngày ra trường tôi tự nguyện chọn về đây kia mà! Tôi đã chọn quê hương Quảng trị vì tôi nhớ nó, vì tôi còn thương cả một vùng trời đầy ắp kỷ niệm.


Tôi cố gắng lấy giấc ngủ, trong cơn lim dim tôi mơ màng thấy những khuôn mặt bạn bè năm xưa trong lớp học hiện về, tiếp đến mài trường Nguyễn Hoàng còn nguyên vẹn…những tà áo trắng xôn xao trước cổng …và mơ hồ trong giấc ngủ mệt mõi tôi nghe phảng phất một thứ âm thanh nào đó của chợ Quảng trị ngày giáp Tết.

Chợt mở mắt tôi nhìn qua khe hở của căn hầm- trời mùa đông chiều xuống thật mau. Tôi nghe đâu đây, hình như dưới chân cầu Ba bến có tiếng con chim bói cá kêu từng hồi buồn não ruột, trên mặt sông Vĩnh định màn mưa phùn theo gió lướt thướt bay./


dinh hoa lu


--------------------------------------------------------------------------
ghi chú:
anh Lê kim Chung đã mất chiều 23 tháng 3 năm 1975 tại làng Lương Mai Phong Điền , người sq duy nhất mất trong ngày tàn cuộc chiến của đơn vị tôi .



Tuesday, May 8, 2012

pictures: WHITE COAT DINH KHANG



Harvard 16 thang 8 2011

========================================================= ====== ==


Các khóa sinh y khoa Harvard trình diện phụ huynh trong ngày lễ CHOÀNG ÁO 16/8/11
-Khóa 2011 gồm Harvard Medical School và Harvard School of Dental--
thu nhận 165 trên  5435 hồ sơ tính đến ngày 15 tháng 8 2011 - tỷ lệ  thu nhận  3%

AUGUST 16TH 2011
WHITE COAT CEREMONY

Lễ CHOÀNG ÁO HARVARD -BOSTON , MA



      

  toàn cảnh trường đại học y khoa Harvard Boston tiểu bang MA Hoa Kỳ

Đinh trọng Khang
candidate for MD of Harvard Medical School 2011-2015
với học bổng toàn phần 250,000 usd
candidate for  PhD trường Đại học Công nghệ Massachusetts Institute of Technology (MIT) (private research university)  2011-2015

                               Khang đang được gọi tên



các khóa sinh y khoa Harvard trình diện phụ huynh trong ngày lễ CHOÀNG ÁO 16/8/11




PHÒNG Ở CỦA KHANG
======================================================= 

SAU BUỔI LỄ VÀ ĐI THĂM TRƯỜNG














=================================================== ====

vợ chồng "HAI LÚA" tai.

BẾN CẢNG BOSTON tieu bang MA











Hai Lúa hình như đang lo "ngày về có lạc khôn?"!!!


viên đá ghi nhớ thượng nghị sĩ Edward Kennedy em của tt John F Kennedy




===========================================================
KHANG GRADUATED MASTER DEGREE AT STANFORD UNIVERSITY
6/2011



(khang is standing among his Mom, oldest brother, and youngest sister)





****************************************************************************
  khang graduated bachelor bio mechanical engineering at Stanford University June 2010


CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...