Monday, April 21, 2014

PHÌ PHÀ ?? ?


PHÌ PHÀ ?
cây ni gọi là cây phì phà , sao lại gọi phì phà? có thể vừa ăn vừa nhả hột chăng?
trong giống hạt nhản, nhưng vị nó khác . VỊ nó tổng hợp giữa măng cụt và dâu , ngọt thanh. Hàng xóm cây này trái to hơn , đẹp nhưng "chua lè " không bằng cây trước nhà Hai Lúa tui
"ta về ta tắm ao ta " mà lị !
có chuyện mệt, là chim- sóc nó tới viếng suốt ngày , quét mệt nghỉ...
Thêm một điều nữa , Hai Lúa cứ thắc mắc bên VN có thứ cây này không?








Friday, April 11, 2014

Đinh thị Biên- CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI BÊN GIÒNG Ô LÂU




     Mộ phần của chị,người con gái bên dòng ô lâu thơ mộng ngày nào nay đã xuống cấp lâu ngày không được chăm sóc,cỏ mọc um tùm.
Bên cạnh mộ chị những chùm hoa sim tím nhắc lại bài hát đồi tím hoa sim chị thích nhất trong đỉa nhạc Anh Kha mua tặng chị sau chuyến huấn luyện ở Mỹ trở về.
Người chị quá cố tội nghiệp ở trên quê hương nhưng sao cảm thấy bơ vơ lạc lỏng ,mới ngày nào em với Mạ chạy vạy để có được tiền đem chị từ nghĩa trang liệt sĩ Nam Giao về đây khi hoàn cảnh thật túng thiếu sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng!
Em lo thuê người bốc mộ,mua tiểu và có nhiệm vụ chở chị về làng đúng giờ Hạ huyệt,Mạ thì lo tiền cúng bái ở Truồi,chuyện trên đầu trên cổ dù khó khăn cũng gắng lo cho đâu đó vẹn toàn.
Giờ đây sau chuyến về quê hương,thăm lại mồ mả hai bên Nội ngoại,trong em có nhiều ước mơ để một ngày nào đó có thể trở về để lo cho chị thêm một lần trong đời.

  lời dẫn : Đời chị , Đinh thị Biên - hồng nhan bạc mệnh - người chị vắn số ra đi , vẫn còn những đứa em qua facebook, email nhắc đến Chị  - HOA KHÔI MỸ CHÁNH một thời. ..
chị tôi chỉ có một, mà người yêu chị lại nhiều . Thời gian vùi lấp, nhiều khi muốn viết nhưng tôi lại ngập ngừng. Nhưng tôi lại nghĩ :  sá chi vài ba chữ biết đâu viết lên cũng giúp người xưa  tan bao nỗi hận tình ...  khi năm mươi năm qua  lớp lớp thời gian  vẫn chưa đủ dày để lấp đi bao chuyện xưa tích cũ 
                Chị Đinh thị Biên (1948-1967)
*cám ơn LiDO  Ảnh Quán đã tặng lại tấm hình này cho ba tôi vào năm 1967
đinh hoa lư



đinh hoa lư 
    Chị Biên chúng tôi sinh năm mậu tý 1948. Thời niên thiếu cho đến lúc lớn lên thì nhà  chị ở chợ Mỹ chánh, gần quê ngoại Ưu Điềm .  Bên giòng Ô Lâu con nước hiền hòa, đời con gái ngây thơ cùng bao kỷ niệm êm đềm bên con sông đó. Khi đến tuổi cập kê thì chị càng đẹp .  Người Mỹ chánh hồi đó cho đến nay vẫn còn nhắc lại. Ngoài tỉnh Qtrị cũng đông người thương mến chị Biên. Tốt nghiệp trung học chi đi dạy ấp tân sinh gần nhà.Trường của chị tôi dạy ngay trước mặt nhà sau lưng chợ Mỹ chánh. Chị rất nghiêm, chỉ gằn giọng một tiếng là em út im re. Con gái đến tuổi cập kê năm đúng 18 tuổi chị đi lấy chồng. Ngày đó có lắm chàng trai chàng trai gằm ghé chị nhưng sau cùng chị chọn được một trong nhiều chàng hùng quân đội.



                 Sông Ô Lâu đoạn đi qua quốc lộ 1A - Mỹ Chánh - Hải Chánh - Hải Lăng.

  Theo em Đinh trọng Thiện kể lại, thì trước khi lấy anh Lê khắc Kha thì biết bao mối tình si của những chàng trai đã không quản bao khó khăn quyết tới chiếm cảm tình với chị ...

-Nói về những người theo đuổi chị B thì tội nhất là anh Thanh, đại uý binh chủng thiết giáp,Anh cao to và đẹp trai nhưng không hiểu vì sao chị lại không thích anh,mỗi lần Anh đến thăm chị thì chị đã nhanh nhẹn chạy ngã sau đến nhà chị Thanh con Bác Hoè trốn cho đến khi Anh Thanh ra về thì các em thông báo chị mới trở về nhà, thật tội! Lần cuối cùng đến thăm chị Anh Thanh đến cùng với năm chiếc xe tăng M 113 đổ trước nhà,chị lại chạy trốn và thế đợi một hồi thì anh ấy lên đường hành quân,mấy ngày sau nghe tin Anh ấy tử trận,cùng với thiếu tá Hồ Đắc Hanh quê ở Truồi,cả năm chiếc xe M 113 đều bị bắn cháy,anh Thanh được tuyên dương lên cố thiếu tá.
Ngoài Anh Thanh si tình còn có Anh Quãng, giáo vien dạy ở Quãng Trị, gia đình khá giả và là công giáo nên Mạ rất vừa ý
"Vào thời điểm năm 1965,1966 mà có xe du lịch là thuộc gia đình có tầm cở, vì hồi đó trong nhà có xe hon da 50 đã gọi là giàu có rồi, nhưng anh Quãng lúc nào vào nhà mình cũng đi bằng xe du lịch, có lẻ anh ấy nghĩ rằng sẽ dễ dàng có được chị, nhưng khi vấp phải sự chối từ của chị Anh ấy lại càng cảm thấy yêu thương chị hơn và rồi Anh ấy cậy nhờ đến cha Dụ, cha Chánh xứ giáo phận Mỹ Chánh lúc bấy giờ, sau khi cha xứ xuống nhà nói chuyện với ba mạ, cũng không lung lay được chị nên Anh buồn tình và sa ngã vào tệ nạn để rồi kết thúc cuộc đời mình thật đau khổ!
Theo đuổi chị sau này còn có Anh Bá, đại uý Hải quân,con Bác Thông Mai bán thuốc Tây, nhà gần chợ Mỹ Chánh,nhưng chị cũng không lọt được vào mắt chị. Nhà Văn Ngụy Ngữ con Bác xếp Bê sau nhà cũng rất thích chị Anh ấy thường qua nhà chơi, rất thương tụi em, ba mạ cũng thương anh ấy,nhưng rồi cũng đành chịu vì chị không gật đầu. Sau khi chị qua đời Anh Ngữ vẫn thường đến nhà dẫn tụi em đi thăm mộ chị cho đến khi Anh vào Sài Gòn. Ba của Anh ấy đi tập kết ra Bắc nên nghe nói sau này Anh ấy được vào làm ở hàng phim truyện Tp.HcM.
 Trong những người theo đuổi chị thì Anh Tôn thất Cường, sĩ quan quán đội là người lể phép nhất đến độ chưa kịp chị đồng ý hay không thì Mạ đã cương quyết cấm đoán, vì mỗi lần vào nhà chơi Anh ấy đều bụm tay trước bụng cúi gập người chào rất lể phép nhưng Mạ không thích cử chị BỤM ... này.
Anh Kha là người rất có duyên với chị. Anh thương chị đến nổi Anh đều khắc hai chử KB lên mọi thân cây trong vườn. Anh không đẹp trai lắm nhưng nhìn rất oai và nam tính. Sau ngày ăn hỏi mấy tháng chút nửa là chị hủy hôn vì nghe phong phanh anh ấy đã có vợ nhăng nhít ở đâu đó ? không chịu đợi xác minh, chị bỏ vào SG trốn anh ấy. Anh Kha bỏ nhiệm sở tìm kiếm khắp nơi cuối cùng một tháng sau từ được chị ở SG để thanh minh tin đồn thất thiệt ,Anh dẫn chị về Mỹ Chánh, mặt Anh ốm nhom, râu ria xồm xoa`m vì cả tháng trời đi tìm chị không cạo .
...
 Thời đó Mỹ Chánh nổi tiếng có nhiều cô gái xinh đẹp, ngoài chị B, chị Diểu (cũng mất sau chị B mấy năm do bệnh ), chị Lan sau này là vợ Anh Hai Lit, gia đình đang định cư ở Hoa Kỳ...(1)
Em nhớ hồi chưa cưới chị, Anh Kha thường đến nhà chơi và dắt em đi tắm sông,Mạ rất nghiêm cứ đến năm giờ chiều là đuổi Anh về đơn vị dù lúc đó gia đình anh Kha đã ra nhà mình làm lể ăn hỏi, hồi đó quan niệm tình yêu nam nữ rất trong sáng không như bây giờ, ,,
Gia đình Anh Kha không giàu có gì như Anh Quãng nhưng thuộc diện gia đình nề nếp, gia phong,ai cũng học hành thành đạt và có địa vị trong xã hội.
Chị vào làm dâu nhà họ ai cũng thương mến, lại có ba cô em chồng tuổi ngang ngửa chị nên cũng đở buồn. Vào Huế được một thời gian là chị tìm cách thuyết phục Mạ vào Huế để gần gủi em út và sau trận chiến ác liệt lúc nửa đêm ở Mỹ Chánh là lý do chị quyết định đem cà nhà vào Huế Sinh sống."....


Chị B đi lấy chồng mấy em còn nhỏ dại khi đó anh Nghĩa mới 14 –15 tuổi, O Mỹ mới 11 tuổi, đám cưới chị B xong thì cả nhà có thuyên chuyển vào Tây lộc Huế tránh chiến tranh . Sau thuê nhà khu công chức chợ Tây lộc, số 34 Đường Trần quốc Toản. Thời gian này mạ cả tôi  cũng có nồi cháo gà hàng ngày bán tại chợ Tây lộc, nồi cháo gà của mạ nấu rất ngon ai ăn cũng khen.


CUỘC ĐỜI NGẮN NGŨI CỦA CHỊ B. -HỒNG NHAN BẠC MỆNH

    Tưởng đời cứ thế êm trôi, ba tôi cũng có người rễ có chức phận vì sau đám cưới anh Kha lên đại úy và lên tiểu đoàn phó, tiếp đến chuẩn bị cho chức tiểu đoàn trưởng cho nay mai vì anh Kha tốt nghiệp trường võ bị Đà lạt công danh rất vượng.

   Năm 1967 ngoài Qtrị chú Trị , em tôi ra đời tại Phường Đệ Tứ. Anh Kha lúc đó đóng tại La vang nên hay ghé thăm nhà. Mỗi lần thấy em trai út
tôi mới mấy tháng tuổi đang nằm vẫy đạp trên cái ghế xếp, anh vuốt ve cứ khen rằng giống cả chị Biên đủ thấy trong trái tim anh Kha chị là hình ảnh của chị B thôi. Ai có ngờ đâu cái năm này là năm vĩnh biệt của hai vợ chồng . 
Vào năm 1967 , hàng đêm ba tôi thuờng ngủ lại trên lầu ông Chút gần miếu Ông Voi trên chợ Qt . Đêm đó sau khi tôi đạp xe đạp lên báo hung tin cho ba tôi , ông liền rụng rời tay chân đạp xe về lại nhà ngoại tôi ở phường Đệ Tứ. Chỉ cách đó mấy tiếng đồng hồ chị tôi và em vợ , anh Lê khắc Ngạc cùng người tài xế ra QT tìm anh Kha , ghé qua chợ gặp ba tôi và người có cản vì e sợ vô lại Huế không an toàn khi trời quá chiều. Tôi còn nhớ rõ đêm đó mắt Ba tôi  đỏ hoe vì thương  chị B quá mức.  Ba tôi bước vô nhà Ngoại mà bước chân như xiêu đổ. Người đã rít biết bao nhiêu là thuốc lào mà không ngăn được cơn xúc động, như nghe trời đất sụp đổ tan tành!
 Ngày 9 tháng 9 năm 1967 chị B đứa con gái mà Ba yêu quý nhất là niềm hi vọng và kiêu hãnh của Ba giờ đã ra người thiên cổ. sáng sớm ba cùng con tức tốc vào Tây lộc, nhà chồng chị cách cửa Ngăn không xa. Quan tài chưa đậy nắp Nắp hòm hai chị em chưa đóng. Khuôn mặt chị xanh xao ,mắt đà nhắm, không còn nét hoảng sợ nào, chị đã bình thản ra đi khi trả lại cho đời một KIẾP HỒNG NHAN. Con tin vậy, vì nét mặt chị sao yên quá như người đã ngủ. Tội cho anh Kha, ăn nằm lăn , vật vả dưới đất ,khóc như đúa trẻ con, hai tay anh vật vả chân dảy dụa, "Biên ơi ! Biên Ơi !...". Ngày đưa đám chị, qua chùa TỪ Đàm lên dốc Nam Giao. Anh Kha càng nằm lăn trên đất, bộ áo quần lính sốc xếch ra ngoài , lấm đầy bụi đất. Lòng anh như ai đốt xé phía trong , anh lăn lộn kêu mãi tên chị...(4)

   Chị B. và anh Kha lấy nhau chưa có đứa con nào nên sau này anh đi lấy vợ lại tên Thừa con gái Sãi quận Triệu Phong Qtrị. (2) Sau này anh Kha có cho lính xây cái miễu thờ vong linh cả ba người tại cây số 23 này . Nhưng lúc này chỉ còn trơ trọi cái miếu 3 lư hương đó gần một đầm nước còn vạt thông thì đã bị đốn sạch từ lúc nào.




Miễu 3 người xây nơi cây số 23 Quận Phò trạch Thừa thiên Sát cạnh quốc lộ 1 A. Hình này em tôi Đinh trọng Thịnh trong dịp ra Quảng Trị 1996 chụp lại một lần nữa. Người trong làng sơn quét miếu lại --.thời gian gần đây vạt thông sau này không còn ,sau nam 2000 xe đò đi ngang hay dừng lại thắp nhang, hiện tại miếu này không còn
    Một thời gian gia đình anh Kha xây cạnh đường Lê Huấn QT. Sau này làm quận trưởng Quận Ba tại Đà nẵng cho đến 1975. Sau này cũng có đi Mỹ theo diện HO . còn anh Nguyễn hoàng Đoan (3) lúc tôi còn nhỏ ngoài QT vào, hay nắm tay tôi đi chơi  quanh chợ Mỹ Chánh rồi tìm cách vào nhà mẹ cả tôi , kiếm cách lấy lòng chị Biên nhưng cũng bất thành .

còn có một sự thật nữa, ít có ai kể lại:


  Lúc xe chị bị người du kích bắn lật - chị bò đến gốc cây gần đó du kích tới bắn thêm . Có người quen chồng chị Hoa, rễ bác Tám  phường đệ Tứ,  theo xe M113 từ quận phong điền ra chỗ bị bắn đó suy đoán vậy.   Chỗ chị B bị bắn cách chiếc xe một đoạn , vì chị bò tới gốc cây gần đó .và những phát đạn bắn thêm sau này chị mới bị chết

Sau nầy người du kích này còn phục kích vào buổi xế chiều làm thêm nhiều tội nữa thừa những ai lái xe qua không có sự phòng bị mà giết người ta . Quận Phong điền sau đó chịu khôg nỗi đi phục kích lại và bắn chết người này . Quận có tịch thu cuốn sổ công tác của người du kích này cho ba tôi mượn . Cuốn sổ này bị đạn bắn lũng 1 lỗ . Nó có ghi chiến công .....ngày 9/9/1967 "giết được 1 tài xế , 1 sĩ quan và 1 NỮ SĨ QUAN NGỤY (tức chị tôi )


Đinh trọng Thiện kể thêm tương tự ...."Em quên kể với anh rằng,khi bị bắn ở cây số 23, gồm bốn nhân mạng, trong đó có thai nhi chưa ra đời,lúc đó chị đã có thai được 3 tháng!sau đó mấy tháng ba có đem về một bức ảnh thờ trên bàn thờ chị,và một cuốn sổ bị toát một lổ do đạn xuyên qua,trong đó em đọc được dòng này:ngày 9 tháng 9,1967,chặn một xe jeep tiêu diệt 3 sĩ quan của địch.

"Ngày chị Biên qua đời đúng 5 giờ chiều ngày 9 tháng 9 năm đinh mùi,1967,trước đó một tháng trong gia đình đã có những hiện tượng điềm báo như chuột sáng nào cũng réo inh ỏi chạy quanh nhà như nổi loạn,khoảng 4 giờ sáng mạ dậy sớm làm bánh,em ngồi học bài,hồi đó em mới học lớp 4,chứng kiến cảnh đó nghe mạ chắc lưởi nghi sẽ có chuyện xảy ra, em không để ý lắm,nhưng khi chị qua đời rồi em mới chợt nhận ra là điềm báo quá linh nghiệm.Gia đình rời Mỷ chánh sau một đêm chiến tranh nổ ra vô cùng ác liệt,nhà mình lúc đó nằm giữa ngã ba ranh giới xóm chợ với xóm làng,cách giòng sông Ô LÂU chỉ mấy chục bước chân,ngồi trong hầm,căn hầm ba đem bao cát ngoài quận vô làm nổi bên hông nhà,nghe tiếng đại bác chát chúa cùng với bước chân rầm rập và tiếng hô "bắt trói" lanh lảnh ngoài đường, mảnh canh nông rơi soàn soạt trên mái nhà,sau vườn bắp nghe lạnh cả xương sống.Sáng hôm sau khi cuộc chiến tạm lắng thì anh Kha chồng chị Biên lái xe jeep vô cùng với một chiếc GMC chở cả nhà di tản vào Huế,xa Mỹ chánh,miền đất nắng gió,tuy không phải là quê gốc nhưng cũng là nơi sinh ra phần lớn anh chị em trong nhà những người hiện đang sống sót trong 12 đứa con mà mạ sinh ra,cũng thấy bùi ngùi thương tiếc.Tưởng vào Huế sẽ an bình,cả nhà sẽ không còn nơm nớp lo sợ bom đạn nữa ,nhưng chỉ mấy tháng sau thì chị B ra đi.  Sáng hôm đó,ngày 9.9 .1967,anh Kha hành quân trở về đóng ở Aí Tử,nghe tin chồng về chị B tất tả đón xe ra Quảng trị thăm chồng,trong lúc chị đang trên đường ra QT,thì anh Kha lại trên đường vào Huế ,đi bằng xe jeep có anh tài xế đi theo,vào tới Huế nghe vợ mình đã ra QT thăm mình rồi,anh quay quắt bảo tài xế quay xe trở ra,nhưng lúc đó anh Lê Khắc Ngạc là em của anh kha,là sĩ quan trường thủ đức mới ra trường bảo anh Kha cứ ở lại nghỉ ngơi,anh Ngạc sẽ thay anh ra QT đón chị vào Huế,đến QT anh Ngạc có gặp Ba,lúc đó cũng gần 4 giờ chiều,nghe anh ấy ra đón chị,ba đã can ngăn vì rất nguy hiểm khi vào Huế vào thời gian đó,anh Ngạc vâng dạ xong gắp chị B bàn bạc sao đó và quyết định vào Huế,nghe nói khi xe chạy qua Mỹ chánh,có một đoàn công voa của Mỹ,anh Ngạc liền bảo tài xế chạy xe phía sau cho an toàn,vì lúc đó có máy bay trực thăng chạy theo iểm trợ,nhưng đâu ngờ đoàn công voa chỉ chạy đến căn cứ Hòa Mỹ,anh Ngạc đành bảo tài xế lái xe chạy liều.Ở Huế, 5 giờ chiều,anh Kha đứng ngồi không yên,anh ghé qua nhà kể chuyện với mạ anh Ngạc ra QT đón chị sao đến giờ này không thấy tin tức gì cả,anh ngồi một lúc rồi chạy đi hỏi tin tức,trông anh lúc đó thật tội,linh tính hình như báo cho anh ấy điều chẳng lành sẽ xảy ra với chị.Đúng 6 giờ chiều thì tin dứ mới về tới nhà nhờ o Dỏ,có xe đò chạy tuyến Huế-QT,đến báo tin,chị Biên,anh Ngạc và chú tài xế đã bị bắn chết ở dốc cây số 23,đêm đó anh Kha liên hệ máy bay trực thăng ra để đem chị và anh Ngạc vào Mang Cá,sáng hôm sau xe quân đội chở hai chị em về nhà để làm lể an táng,chị ra đi là niềm tiếc thương vô bờ bến của cả gia đình,mạ và chúng em đã khóc hết nước mắt thương tiếc người chị xinh đẹp, hoa khôi của trường nữ trung học Đồng Khánh thuở nào.
Biên THƠ NGÂY, Nghĩa CỘC CẰN, Mỹ TINH VI, Dũng[Thiện] DUYÊN DÁNG, Hòa TOE TOẸT [BA đặt cho mỗi đứa một tính tình,nghe hay mà ngồ ngộ phải không anh]"
...Thời gian thấm thoát trôi qua thế mà chị ra đi về bên kia thế giới cũng đã gần nửa thế kỷ,hồi đó tuy còn nhỏ nhưng cậu vẫn nhớ như in về những tháng ngày chị đang còn sống,phần lớn thời gian chị sống xa nhà,chị nội trú ở dòng Mai Khôi Gia Hội và học ở trường nữ Trung học Đồng Khánh,mỗi tuần chị về nhà chiều thứ bảy và công việc đầu tiên là gom tất cả áo quần dơ của mẹ và các em vào một thau lớn bê xuống dòng Ô Lâu để giặt và chiều chủ Nhật là khâu xếp áo quần của mỗi đứa vào ô tủ trước khi đón xe đò vào lại Huế để kịp học vào sáng thứ hai,chị rất đẹp và rất nghiêm nên em út đứa nào cũng sợ lép vế.Vì chị đẹp và cá tính nên con trai đeo đuổi chị rất nhiều,có những người tuy thất bại vì không được chị đoái hoài nhưng khi chị qua đời, về thăm Huế họ vẫn ghé mộ và thắp cho chị nén nhang tri kỷ.
Chiến tranh đã đem chị đi khi chị còn quá trẻ, Mười chín tuổi với bao ước vọng vào đời, với bao niềm thương yêu lo lắng cho mấy đứa em còn quá dại khờ. Những giọt nước mắt thương chị khi chị xách va li về nhà chồng ngày ấy như điềm báo trước cảnh sinh ly tử biệt sẽ đến trong một ngày không xa, và đúng là như thế, thật buồn !

 Bây giờ, sau gần năm mươi năm từ ngày chị ra đi, ôn lại những tháng ngày tuổi thơ, mấy chị em vui vầy trên quê hương của dòng Ô Lâu êm đềm, xanh biếc, dù thời gian đã xoá nhoà đi bao vết thương lòng nhưng hình ảnh người chị xinh đẹp Thơ ngây ngày nào vẫn còn lưu giữ mãi trong ký ức của những đứa em đang và mãi tự hào về chị.

đinh hoa lư tổng hợp 12/4/2014
======================================  
 ghi chú:
1. vợ chồng anh Đoàn Lít chị Lan hiện ở San Jose CA
2. Anh Kha hiện ở Nam Cali

3.  anh Nguyễn hoàng Đoan chồng của ca sĩ Khánh Ly giờ  cũng ở nam Cali

(4). sau 1975 mộ của chị B được chú Tương chúng tôi bốc quy về quê nội Truồi [hinh dinh trong thien ra tham Truoi 15/4/2014]

Thursday, April 10, 2014

Chợ Cam Bình


                              một thuở Chợ Quê (1995)
- kinh gữi mẹ , một thuở nhọc nhằn nơi cái chợ thôn xưa


Khoảng năm 1977, chợ Tân Mỹ bỗng được dời từ chân dốc Trung Giang về địa điểm hiện nay. Khu chợ mới mang tên thôn Cam Bình có thể do người Quảng trị muốn lưu lại cái tên Cam Lộ-Bình Tuy chăng ? Nơi mua bán mới mẻ này nằm trên một khoảng cát trắng, bằng phẳng.  Như thế mỗi sáng, người thôn tôi khỏi cái nạn đi ngược lên dốc.  Thêm một thuận lợi do chợ nằm bên đường Tỉnh lộ 55 dẫn về thị trấn La Gi. Xã Tân Mỹ vào cuối thập niên 1980 xem như "xóa sổ" vi` nhập vào Tân Thiện một nửa , còn nửa kia trên đồi nhập vào xã Tân sơn.   Chợ Cam Bình, cũng như cái trường mang tên Cam Phú gần đó vẫn giữ nguyên tên tuy đã mang tên mới là xã Tân Thiện. Đó là những cái tên, nói từ miệng người dân chứ không thấy ghi tên văn bản giấy tờ gì. Người mình tự đặt với nhau lâu ngày thành quen miệng . Xã Tân Thiện mới rộng hơn , sáu thôn liền một dãy. Chợ  ở vào cái thôn cuối cùng của xã tức là Thôn Sáu.
Mấy thôn này dù sao cũng mang một chút hình ảnh  " đồng bằng" tuy không "thẳng cánh cò bay".  Cũng có vài ba mẫu ruộng hai bên con đường đất dẫn về thị trấn La Gi nơi phố phường đông đúc, thuộc huyện Hàm Tân. 
Cho đến bây giờ nơi này đã có cái "đình chợ". Người ta gọi thế  cho ra vẻ, thực ra nó chỉ là mấy cái vài nhà rộng , xiêu vẹo lợp tranh, sau này được thay thế hai mái tôn cũ. Tuy vậy, cái đình chỉ ưu tiên cho những sạp hàng nào giá trị như hàng vải hàng xén...chủ những cái sạp hàng "tạp nhạp" tạo thành hai dảy nằm ngoài đình. Những cái sạp đan bằng cây rừng , trên che vài ba tấm tranh tạm bợ. Người dân quê thuờng mua những thứ cần dùng tại đây, họ cần nhất là thuốc hút , gia vị. Vào buổi sáng khoảng trống trước chợ là nơi mua bán rộn ràng nhất . Những gánh bột lọc trắng tinh, những trái mít chín thơm ngát, những gánh khoai sắn nặng trĩu, nào dưa gang, dưa huờng, cùng bao thứ rau trái khác,  gà,  vịt ... đa phần từ trên dốc Tân Sơn gánh về. 
 Con buôn mua lại nông phẩm đem về chợ tỉnh dưới kia. Vùng này cao hơn gần dốc dân mình ở đây gọi là vùng trên còn miệt dưới huyện Hàm Tân thấp hơn , vùng đồng bằng sát biển thì người ta gọi là "dưới". Xe đạp là phương tiện chuyên chở thông dụng nhất lúc này. Những thúng khoai nặng nề , những trái bí tròn trịa được con buôn bỏ vào bao vắt vào xe đạp . Những trái mướp thơm dài "thòon" ưu tiên treo vào ghi đông đằng trước. Mấy o con gái giỏi giang Cam Bình  mua đi bán lại trong ngày,  nhanh nhẹn chạy về kịp chợ sáng Lagi. Tảo tần khuya sớm, trưa về cũng đủ tiền gạo- mắm nuôi cha, giúp mẹ.
  Người viết phải kể lên đây hình ảnh những chiếc xe thổ mộ, phương tiện xe ngựa này chắc hẳn ngoài quê chưa bao giờ có.  Họ ở dưới Ngả Tư Quân Cảnh hay là thôn đầu Tân Thiên thay phiên nhau lên đây chở hàng và khách. Mỗi xe một ngựa, xe độc mã. Con ngựa kéo gầy gò, nhẹ bấc so chiếc xe chở hàng quá nặng. Những bao khoai, sắn, chất cao trên mui , người chật nít bên trong ! chưa hết ! còn bao nhiêu thứ lủng lẳng treo hai bên nữa. Lúc này, cái càng xe đằng trước bị nhấc lên cao kéo theo cả con ngựa "khốn khổ" lên trời, bốn vó nó "chới với" trên không. Chú tài nhảy xuống cùng thêm vài người khách , í ạch một hồi mới kéo được con ngựa cùng cái càng xe xuống lại.  Tạm gọi là "bến xe ngựa", họ chờ khách trước nhà máy xay Liên Cao . Bến xe ngựa và  nhà máy xay đã góp phần  làm cho cảnh chợ thêm phần nhộn nhịp .
  Chợ cá "khiêm nhường , núp" phía sau, gần lối ra biển. Hiếm khi thấy cá lớn. Cá lớn , mực , tôm , những hải sản đắt tiền ngư dân chỉ đem về thành phố La gi, ưu tiên "xuất khẩu", chợ quê làm gì mua nỗi ! ngoại trừ vài ba mớ cá vụn, gánh vội vào đây. Trời bù cho là cá rất tươi, biển gần, mới vô, chỉ non cây số. Những lúc trời động, có khi cá đuối thật to hai người gánh mới nỗi. Cá đuối lúc này thành phố không chuộng,
"xuất khẩu " cũng chê, mới "trôi dạt" vào ngôi chợ nghèo.
 Đằng trước
, rộn ràng vài ba tiếng đồng hồ vì Cam Bình là đầu mối cho những mặt hàng rau quả buôn về thị trấn . Những chiếc xe đạp chở rau quả, những chuyến xe ngựa , chất hàng xong, lóc cóc theo sau chạy về huớng tỉnh. Rồi ngược lại, những o con gái Cam Bình buôn hàng từ La Gi cũng vừa lên tới . Chợ bán đi những hàng nông phẩm, thì cũng cần tiêu thụ những thứ buôn lên từ La Gi. Vài ba ký thịt heo, thịt bò loại hai, loại ba , có nghĩa là "thịt vụn" được buôn lên đây. Vài thứ rau quả Đà Lạt như ca rốt , su hào, ít mớ khoai tây cũng loại "hai, ba", người ta gọi là hàng legume , vài chục ổ bánh mỳ mới ra lò tô điểm  thêm cho "mặt hàng thành phố" ...Người bán kẻ mua , bà con thôn xóm cả thôi . Những cô con gái lớn lên từ vùng đất trước đó gọi là  Động Đền quanh quất chẳng ai xa lạ. Sau này ngôi chợ to dần, mấy chiếc Honda đời cũ dần dà thay thế mấy chiếc xe đạp .
cháu chờ mệ đi chợ Cam Bình về

Con đường đất dẫn về La gi khi nào vẫn vậy, lồi lõm qua mấy trận mưa, những ổ gà, ổ vịt. Khổ nhất sau khi mưa , con đường bỗng trở thành "dòng sông uốn khúc " do nước từ trên đồi  cao "ào ào" chảy xuống.  Người ta phải dắt xe mò mẫm dò lối đi . Hai ba giờ sáng , trời chưa tờ mờ sẽ nghe tiếng lao xao của những đoàn xe thồ chở than về phố. Người bán than trên các xã vùng cao đẩy than qua đây . Ngọn đèn dầu treo theo chiếc xe thồ, ánh sáng mập mờ . Vừa đẩy than họ vừa nói chuyện lao xao  khi ngang qua khu chợ, tiếng họ xa dần. Tiếp tục đoàn xe thồ than khác đổ dốc. Lại râm ran tiếng nói chuyện rồi lại nhỏ dần ...
Con đường tỉnh lộ 55 đi qua chợ Cam Bình,  tiếp tục được tu bổ nhiều lần. Bao lớp đất đỏ từ xa chở về, đắp dần cho đến Bình Châu. Bộ mặt ngôi chợ từ đó thay đổi. Vài ba quán cà phê -  quán chú Thậm, chú Thư. Tiệm chụp hình , thuốc tây như của chú Nho , tiệm bán đồ xây dựng Sáu Huế, đại bài gạo Lâm Tín  cũng theo nhau mọc lên . Trong đình chợ còn thêm vài ba tủ kiếng bán mua vàng bạc như Kim Ty , Kim Phượng . Hàng vải hàng xén gia đình bác Định, bác Miễn   Hàng ăn cùng kẹo đậu phụng nổi tiếng của vợ chồng chú thím Lý Sâm . Lò heo ông Giáo , tiệm tạp hóa o Cháu , o Đồng ,,, quanh đi quẩn lại cũng là bà con Cam Lộ Gio linh không ai xa lạ.   Cuối thập niên 80 những chiếc xe mô tô Minsk của Liên xô ra đời tạo thêm công ăn việc làm cho đàn ông trong thôn. Nghề chạy xe ôm khá tiện lợi, giúp cho mấy anh nông dân khi rãnh mùa kiếm thêm lợi tức...
 Thế mà...

Cái chợ quê như người viết đã kể trên không phải không gặp chuyện bất ngờ. Kinh tế đổi mới thêm, đường sá thông thuơng hơn . Con đường đất năm xưa giờ đã trải nhựa đến tận Bình Châu . Phương tiện dồi dào , đi đứng thuận lợi, nhấc điện thoại lên sẽ có xe đò chờ ngoài ngõ. Nhất là đời sống người dân Cam Bình nay đã lên cao. Nhà nào cũng có phương tiện xe máy ," rù" một xíu là đến ngay chợ La Gi. Ngôi chợ quê nay dưng ế ẩm , đông người bán, ít kẻ mua .  Chợ dần hồi thu nhỏ không giống như cái thời mới bắt đầu ..."đổi mới ". 

   Những con đường ra biển nay bỗng thông thuơng, trải nhựa, xe hơi chạy được. Quán sá, chợ đò, mở thêm sát biển cho khách hóng mát, du lịch. Nhà nghỉ , quán trọ, thi nhau mọc lên. Tất cả cộng lại khiến ngôi chợ phía trong  càng lúc càng khó làm ăn! Đã thế, nhà cửa thi nhau xây lớn thêm xung quanh khiến nó  càng  "co rúm " lại giữa, khó nhìn ra !

chợ Cam Bình ngày nay khách vắng dần nên càng lúc càng thu hẹp lại. Chỗ mua bán trao đổi nông phẩm rộng trước chợ nay chẳng còn. Lác đác một hai anh xe ôm uể oải ngồi đợi khách( hình Trần thiên Khải , Cam Bình )

 Gần hai mươi năm người viết về thăm lại thôn xưa , chợ Cam Bình nay
khách vắng dần. Các o, các mệ, bán hàng gần hai mươi năm trước, nay dần dà khuất bóng. Thế gian 'vật đổi sao dời', đó là lẽ thuờng ,  thế mà trong lòng người viết vẫn bồi hồi. Hình ảnh cái chợ quê mang hai chữ "CAM BÌNH"-Cam Lộ, Bình Tuy-  người dân Quảng trị mang theo quê huơng khi ra đi DI DÂN LẬP ẤP. Mong sao mai kia, dù nó mất đi dấu tích, vẫn còn người nhắc lại hai chữ CAM BÌNH  cho con cháu mai sau.


đinh trọng phúc
9/4/2014

Monday, April 7, 2014

KỊCH THƠ THU ĐIẾU :

KY NIEM NGAY XUA QUA MY

 KỊCH THƠ THU ĐIẾU : BỐ CON HAI LÚA USA 3/2/2002 


 


Ngối buồn không có việc gì chơi .... Hai Lúa bèn bắt thằng Cu TY ra phu diễn bài kịch thơ THU ĐIẾU !
 

vở kịch Chỉ có vỏn vẹn 2 "tài tử ":
-HAI LÚA : vai ...diễn ngâm kiêm ...đạo cụ, quay phim , editor 


-CU TY  : trong vai  ngư ông ngồi câu cá
 Ngày đó theo lời mom kể lại Cu Ty tâm sự với anh cu Ky rằng " Cu Ty cố gắng chịu khó ngồi câu lâu như vậy VÌ MUỐN 

LÀM VUI LÒNG DADDY  thôi... "

điểm : Feb 3rd 2002
tai 1129 Champaigne Lane San Jose 95132

Saturday, April 5, 2014

LẠI THÊM MỘT THÁNG TƯ GỢI NHỚ..



LẠI THÊM MỘT THÁNG TƯ GỢI NHỚ...



Người đi khu chiến thương người hậu phương.
Thương màu áo gởi ra sa trường.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng,
Thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi. ..

Mưa rừng rơi mãi không thôi . Mưa biên giới vẫn một màu xám ngắt kết màn che khuất bao chốt bạn . Trong căn hầm ẩm thấp đợi thời gian qua - ngày lại ngày vô nghĩa. Tiếng 'tịch tè' của chiếc máy truyền tin, đợi tiếng nói giữa người và người để biết rằng ta không cô độc . Những chiếc poncho im lìm , những căn hầm chìm ẩn .
Chiều mưa biên giới là đây - giờ không còn là bài hát mà là sự thật. Qua tiếng tí tách mưa roi trên vành nón sắt, ta vẫn lắng nghe những tiếng động của rừng sâu , cố căng mắt nhìn xuyên qua màn mưa sâu thẳm. Sấm sét vọng vang qua bao rặng núi, nơi đây vẫn còn bao người trai lòng đang sâu lắng nhớ nhung trong chiều mưa biên giới.. ..
Chiều mưa, không còn những đám mây lãng đãng trôi về miệt biển , một khỏang đồng bằng nhỏ bé dưới kia để những người lính trẻ đứng ngắm một khoảng trời xanh bao la của biển và sau hết là ngồi ngóng tin nhà.
Những người trai trẻ ra đi đâu dám hẹn ngày về vì đâu biết được tương lai. Những gì trong bản nhạc xưa còn chút tình cảm chứa chan cho ai được "
Thương màu áo gởi ra sa trường". Riêng chiều mưa hôm nay, người lính trẻ chỉ biết kéo tấm poncho che chở cho thân mình, lặng yên mong mưa qua mau để chứng kiến cảnh đẹp núi rừng, giữa lưng trời có sắc mây pha hồng, niềm tin và hi vọng.

 

dhl nhớ Động Ô DO QT 6/4/14

Wednesday, April 2, 2014

Kathryn and Khang


I am so thankful for how i have been welcomed into the family with love and excitement. Thank you for supporting Khang and I as we join together and thank you for welcoming me ịn I look forward to a lifetime in the Dinh family and looking forward to seeing you at the wedding !
love
Kathryn

==================
Con muôn vàn cảm kích và cám ơn ba mẹ
đã đón nhận con vào với gia đình trong  thuơng yêu, vui vẻ. Cám ơn ba mẹ đã ủng hộ Khang và con trở thành đôi bạn suốt đời bên nhau dưới mái gia đình họ Đinh, con rất mong ba mẹ trong ngày đám cưới sắp tới .
Thuơng yêu ba mẹ
Kathryn 

=====================================================
OUR STORY  by Kathryn and Khang
 Pursuit


THEO NHAU
PURSUIT ( KHANG & KATHRYN)
translation for Kathryn and Khang [dad]
"CHẬM VÀ KIÊN TRÌ SẼ THẮNG CUỘC ĐUA" proverb
Khang và Kathryn hai đứa quen nhau từ sân trường đại học Y khoa . Thật ra, trong lòng Khang biết rõ Kathryn là người con gái đầu tiên mà Khang thích.(vì cô là người gây ấn tượng cho Khang nhất trong cả lố con gái Khang biết trước kia ). Ngày đó hai đứa gặp nhau tại sân bóng rỗ trong khuôn viên khu cư xá Vanderbilt Hall, trước khi có cuộc du ngoan dã trại của năm dự bị . Khang nhớ ngày đó mưa nhiều, mái tóc và màu xanh của cái áo pull mà Kathry mặc. Về phần Kathryn, cô chỉ nhớ mang máng Khang mang quần Jean hay một loại quần short nào đó thôi.
Cuộc đi chơi thật vui, nhưng cũng lắm ấn tượng và có điều xảy ra làm Kathryn khó quên.Suốt những quãng đường mòn lộng gió hay dưới những hàng cây cao hai đứa có cơ hội trò chuyện để biết nhau về chặng hành trình dẩn tới ngôi trường y khoa này; mộng ước tương lai cùng nhũng gì quan trọng nhất trong đời. Đối với Khang có một giây phút xảy ra trong cuộc du ngoạn đó làm Kathryn không thể nào quên. Khi băng qua một hẽm núi, Kathryn trợt chân té làm cào sướt cả cằm . Máu còn chảy từ những vết rách ở chân, tuy thế Kathryn cố gắng chịu đựng không kêu rên gì còn bảo đoàn người tiếp tục đi. Dĩ nhiên, những người khác không chịu thế, đây là phút giây những bác sĩ tương lai chứng tỏ tài năng của mình phấn đấu khâu lại vết thuơng cho Kathryn bằng cách dùng lá thông làm kim và giây thừng đem theo, nhưng Kathryn khéo léo từ chối. Khang chợt khám phá ra rằng Kathryn là một người dũng mãnh biết đặt mọi người trước bản thân mình. Cô là một người thành thật, có lòng thuơng người và không ích kỷ.  Cô là một người đẹp đẻ nhất mà anh chưa hề được gặp. Tự nhiên Khang thích có ý nghĩ rằng , Kathryn chỉ ngã một lần vào buổi đó, nhưng Khang "ngã" cả cuộc đời vào lòng Kathryn  lại không thể nào gượng được.
Năm tháng tiếp theo đó thật ít cơ hội gặp nhau. Năm đầu dự bị thật nhiều điều hồi hộp. Tuy có phần kín đáo, Kathryn không ngừng để ý đến Khang những lúc Khang sốt sắng mời bạn đồng lớp ăn tối vì Khang rất sốt sắng kết giao thêm nhiều bạn mới nơi này. Cô để ý Khang rất tốt với bạn bè quanh mình và Khang hào hứng đương đầu với bao thách đố kèm hào hứng từ ngôi trường này. Trong buổi Tưởng Niệm Ân Nhân CỐng Hiến Thân Thể vào tháng Giêng, Kathryn là người chủ chốt. Buổi lễ dành để cho tất cả sinh viên và ban điều hành cùng tới để tưởng nhớ và tri ân những ai đã cống hiến toàn bộ thân xác cho y sinh nghiên cứu. Rõ ràng cô cần giúp đỡ vào lúc này. Khang đã chứng minh rằng không ai tốt hơn Khang , là người đáng cho cô tin nhất mặc dầu là bạn mới quen sơ. Khang đã chứng minh cho Kathryn biết khi cùng nhau trao đổi các tặng hiến quý giá từ những người thân của ai đó , cùng nhau phát họa những chi tiết cho buổi lễ và nhờ đó tình bạn hai đứa từ từ nở rộ. Rồi một ngày tại chân cầu thang của đại giảng đường TMEC, Khang cố ý rủ Kathryn theo học khóa mùa đông. Dù Kathryn không học khóa đó , nhưng cô mong gặp Khang vào thời gian kia. Một cái đêm dạ vũ, khi Kathryn nhớ rất rõ cả hai cùng khiêu vũ đổi vị trí cho nhau, cô thắc mắc không biết người kia đang nghĩ gì khi cả hai im lặng không hỏi nhau lời nào , còn Khang có lẽ khó nhớ được cái váy đen dài cô mặc trong cái đêm hai đứa có cơ hội gần nhau gang tấc nhưng cảm nghĩ thì còn cách xa hàng dặm...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...