Saturday, March 28, 2015

VÀO HARVARD :KHÔNG QUÁ KHÓ NẾU BIẾT ĐI ĐÚNG HUỚNG !

theo yêu cầu một số bạn đọc DHL xin tái đăng bài viết này sau khi thêm vài chi tiết nhỏ
 Thưa bạn đọc,
  vì muốn có những thí dụ cụ thể nhất cho bài viết để san sẻ kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh VN , người viết mạo muội xin phép dùng bản thân làm điều minh chứng .
    hinh:  Harvard Medical School HMS
thưa bạn đọc, 

Có rất nhiều sinh viên , không riêng gì Việt Nam mà trên thế giới này đều ước mơ làm sao mình vào Đại Học Harvard vì nói gì thì nói , đại học Harvard xưa nay đã nổi tiếng với thế giới về tầm cỡ (dimension) cùng chất lượng (quality) của nó .

  Khi 'chân ướt , chân ráo' đến Mỹ với bầy con dại, ước mơ của tôi rằng: chỉ mong con tôi sau này vào được đại học Berkeley là 'thần tiên ' rồi . Những ngày 'mài đủng quần' tại trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng trị tôi đã nghe danh tiếng trường đại học Berkeley với nhiều giải Nobel trao đến các gs tại đây . Thế mà qua Mỹ , gia đình tôi lại ở gần Berkeley non một giờ lái xe thôi . Đó là ước mơ Berkeley , những gì có thể 'ngoài tầm với' của gia đình tôi ,cách đây non hai mươi năm .

Đời người có những ước mơ không bao giờ tới ; nhưng có những ước mơ được thăng hoa , 'vượt' qua luôn tầm với của mình .
   Nữ Quản thủ TV Show - Oprah Winfrey nhận bằng tiến sĩ danh dự luật tại Harvard University khóa 2013
  VÀO HARVARD :KHÔNG QUÁ KHÓ NẾU BIẾT ĐI ĐÚNG HUỚNG !

   Tôi xin hầu chuyện quý bạn , những kinh nghiệm cho con mình vào HARVARD như thế nào ?

Nhưng trước hết , tôi xin nhấn mạnh đây là SẺ CHIA KINH NGHIỆM, của một người cha đã có 2 con được HARVARD nhận vào để xóa đi những cường điệu hay những bàn tán 'màu mè' nếu có, về chuyện được nhận vào đại học này.                                    I - ĐẠI HỌC TƯ THỤC HARVARD KHÔNG PHẢI DÀNH RIÊNG CHO GIAI CẤP GIÀU CÓ , QUÝ TỘC              
Tại khoa Social Science thuộc đại học San Jose State University tôi đã nghe các giáo sư khoa Xã Hội Học (Sociology) giảng dạy tại đây có phần "định kiến ' khi cho rằng 'giai cấp giàu có" (top class) được các trường danh tiếng (prestige colleges) ưu tiên và giới nghèo thì khó lòng 'héo lánh ' vào được . Nhất là cái nhìn của Á Châu hiện nay thuờng cho rằng con cái của các 'đại gia' mới có quyền 'chọn lựa' Harvard hay các trường nổi tiếng khác tại Hoa kỳ v v...Điều này hoàn toàn SAI khi gia đình tôi sang Mỹ với cái diện đông con "nghèo rớt mồng tơi" lại có hai con được thu nhận vào Harvard , chưa kể một gái được xét phỏng vấn sau này . Điều này nói lên những nhận định có phần thiên lệch, định kiến hay thành kiến trong giáo trình giảng dạy nước Mỹ mà gia đình tôi là nhân chứng. Dĩ nhiên, những sinh viên con nhà giàu tại Mỹ với điều kiện là học hành xuất sắc có đủ điều kiện vào đại học Harvard, một nơi có học phí thuộc loại cao nhất nhì nước Mỹ ($43,938.) uóc tính trọn gói cho một sv niên khóa 2014 -15 là $68,050 . Điều này không có nghĩa là SV giàu có mới vào được đại học này . Chúng ta cũng biết rằng phần học bỗng của Harvard lên tới một mức độ $46,000 cho sv đủ điều kiện.



2014-2015 2013-2014
Tuition and Fees $43,938 $42,292
Room and Board $14,669 $14,115
Subtotal - billed costs $58,607 $56,407
Estimated personal expenses (including $800-$1,200 for books) $3,643 $3,543
Estimated travel costs $0 - $5,800 $0 - $5,200
Total billed and unbilled costs $62,250 - $68,050 $59,950 - $65,150
https://college.harvard.edu/financial-aid/how-aid-works/cost-attendance
II - KHÔNG CHỈ HỌC GIỎI KHÔNG THÔI LÀ HARVARD THU NHẬN 
 picture:  Harvard Law School

Trong cái ý  chia sẻ kinh nghiệm, cũng như thiện chí muốn giúp bạn đọc khơi rõ thêm cách thức thu nhận tân ứng viên của Harvard (candidate), tôi phải trình bày nhiều về thí dụ của các con tôi đã gặp, hầu dẩn chứng cụ thể hơn .

Phải chăng các học sinh xuất sắc , ngày ngày chỉ lo học không biết trời trăng gì cả , tiếng VN gọi là 'mọt sách ' mà tiếng Anh cũng dùng Bookworm để chỉ sv chỉ biết vùi đầu vào sách còn không biết chi thế giới bên ngoài cả . Có thể điểm tại trường trung học các sv này có thể liên tục điểm cuối năm là 4 và trên 4. nhưng điều này không khẳng định là các trường danh tiếng như Yale, Stanford , Harvard , Princeton, Chicago ,Berkeley thu nhận . Có em ra trường thủ khoa khi tốt nghiệp Trung Học nhưng chỉ đậu 'dự khuyết ' ở danh sách thu nhận tại Berkeley thôi . Thế thì làm gì vào được Harvard đây ?

 III - CÁC NGUYÊN NHÂN KHÔNG VÀO ĐƯỢC HARVARD 
           picture:  Harvard Business School

  *A. ĐIỂM SAT quá thấp ;

SAT là Standardized Test là khóa thi căn bản quốc gia cho 3 môn chính Đọc Viết Toán để lấy chuẩn mực được thu nhận vào đại học tại Mỹ . Có mức thang từ 600-2400 (maximum). Nếu tốt nghiệp trung học cao mà SAT quá thấp cũng khó lòng lọt vào 'mắt xanh' của Harvard (hay các trường tư nổi tiếng khác )

  *B. Không có điểm cao về AP Test : AP Test là Advanced Placement Test do Collge Board tổ chức cho điểm , môn thi các học sinh chọn thi . Có điểm cao nhất là 5. / 1 môn.

    *C. Không có quá trình nổi bật liên tục từ lớp 9 trở lên : các SV có quá trình học tập chỉ nổi bật ở lớp 11 và 12 hay 12 thôi cũng khó qua mặt các sv có quá trình học xuất sắc từ lớp 9 trở lên . Vị thứ cao nhất là 4. (có trường trung học cao hơn 4.)


  Trên đây là những căn bản cho một học sinh có quá trình học xuất sắc nhất tại lớp tại trường và những kết quả thi quốc gia hay tiểu bang như AP Test, SAT Test cùng các thứ khác ...

IV- HỌC GIỎI CHƯA HẲN ĐỂ LỌT VÀO CHUNG KẾT MÀ CÒN MỘT PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG MÀ CÁC TRƯỜNG NÀY CẦN ĐÓ LÀ CON NGƯỜI hay SỰ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI vì mục đích của Harvard là đào tạo sinh viên toàn diện hơn là người nổi trội 
                                    200 tân khoa Harvard bác sĩ và nha sĩ khóa 2014

  ĐÂY LÀ PHẦN NẮM QUYẾT ĐỊNH  để được chấp nhận vào Harvard

thưa quý bạn

Như người viết đã trình bày, tại sao lại dùng chữ 'con người' ? đó là sự phục vụ xã hội, thiên huớng giúp ích con người của sinh viên đó . Họ không phải là những con 'mọt sách' mà những người biết phục vụ giúp ích và có quá trình phục vụ xã hội . 
          *VOLUNTARY JOBS -VIỆC LÀM THIỆN NGUYỆN 

Những kỷ niệm , người viết không thể nào quên cho những khi 'lò mò' cho được căn phòng của giám đốc bệnh viện O'Connor Hospital để xin đơn làm thiện nguyện cho con khi nó đang học lớp 10 . Tiếng Anh nói không ai hiểu , nhưng hình ảnh bà giám đốc  phát cho một xấp đơn về điền cho con mình . Rồi đứa khác cũng thế, Bệnh Viện Regional Hospital , tiếng Anh vừa nói vừa ra dấu , tìm cho ra lá đơn điến cho đứa con khác ,và chờ đợi và chờ đợi . Công việc tuy thiện nguyện nhưng rất đông người xin  tuy không tiền công cho người ta mà phải theo thứ tự Waiting List chứ đâu phải chuyện đùa . Rồi những chiều thứ Sáu sáng thứ bảy ...đón con ở trường chở ngay tới bệnh viện làm để làm thiện nguyện cuối tuần . Bài vở ở trường dỉ nhiên phải xong điểm khi nào cũng phải 'good', công việc thiện nguyện 3 năm dài làm vào cuối tuần cũng không được chây lười trễ vắng . ..Những lần đưa con tới , đón con về sự kiên trì từ con tới bố ...


-ĐÃ HẾT CHƯA, ĐỦ CHƯA ?

-CHƯA ! thưa bạn đọc
            * 1 BÀI ESSAY THUỘC LOẠI HAY , DẪN TỚI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN  
Ngoài kết quả nổi bật tại trường , các kỳ thi SAT , AP ...trong xấp hồ sơ gũi tới Harvard  (hay các trường nổi tiếng khác ) ngoài thư giới thiệu của các giáo sư , sv phải có một bài essay gữi cho Harvard . NỘi dung và chất lượng của bài essay này sẽ gây chú ý cho trường dẫn đường tới buổi phỏng vấn mặt đối mặt (face to face ) trong tương lai . Người viết được biết con trai thứ hai đã kể lại cuộc đời cha nó và những ước mơ của cha nó cùng những thất bại kèm theo số phận tỵ nạn và ước mơ gia đình khi nhập cư vào Hoa Kỳ để làm bài essay này . Nghe đâu chị nó được đọc qua bài essay này cảm động rơi nước mắt . Nói đến đây , tác giả nhấn mạnh vào chất lượng hình thức lẫn nội dung của bài essay cũng góp phần quyết định khá cao trên con đường dẫn tới phỏng vấn .
V - CUỘC HẸN PHỎNG VẤN  
thưa bạn đọc,

từ Harvard người ta sẽ chỉ định cho một cựu sinh viên (Alumni hay Alumna) nào đó đã ra trường và đang làm việc tại gần vùng sinh viên đó ở . Ví dụ hai con trai của người viết được một cựu SV Harvard đang làm việc tại Google và người khác tại một hãng tại thành phố Santa Clara gần San Jose hẹn phỏng vấn ...

Làm sao người viết quên được hình ảnh  một người cha lái chiếc xe "gà tàng ' chở con đi phỏng vấn . Bao cảm giác nôn nao, thuơng con phấn đấu học hành cực khổ nơi 'xứ lạ quê người ", lòng người cha  muốn cho con cái gì, nhưng không biết lấy gì cho ! Những giờ ngồi một mình trong chiếc xe đang đậu ngoài parking hãng người ta, lòng cha cứ cầu trời khấn phật cho con mình được may , thông suốt mọi câu hỏi ,dù lắc léo đến đâu ...người phỏng vấn thông thuờng  có ít nhất là 2 tiếng đồng hồ chuyện trò , trao đổi, trắc nghiệm với con tôi . Dĩ nhiên người cha không biết được gì ngoại trừ  hơn 2 giờ đồng hồ hồi hộp .

    *ĐƯỢC HARVARD lên list lấy hẹn HỎNG VẤN CHƯA HẲN LÀ ĐƯỢC THU NHẬN
  Điều này người viết xin chứng dẩn vào trường hợp con gái út . Lại người cha này chở con lên tận thành phố xa hơn là Palo Alto . Một phỏng vấn viên vùng này lấy hẹn phỏng vấn con gái tôi hơn 3 tiếng đồng hồ . Người cha lại ngồi trong xe đợi con ê cả người ... Nhưng cuối cùng không được thu nhận ngoài trừ hai anh trai nó . 

VI-  BƯỚC CHỌN LỰA CUỐI CÙNG CỦA BAN GIÁM HIỆU HARVARD  (admision process)
 William Fitzsimmons, Chánh Phòng Thu Nhận Sinh Viên Và Trợ Giúp Tài Chánh (dean of admissions and financial aid) của Harvard đang thăm Phòng hồ sơ nơi lưu giữ hàng ngàn hồ sơ nộp . Mỗi hồ sơ và essay của ứng sinh ít nhất qua 4 nguòi duyệt . Mỗi hồ sơ được một giờ bàn thảo rồi đưa qua hội đồng xét duyệt để có quyết định trong tháng kế tiếp 
 hồ sơ ứng sinh nếu được chấp thuận cũng song song với xét duyệt giúp đỡ tài chánh . Phó giám đốc Kathryn Vidra đang giúp ông giám đốc xét hồ sơ ứng sinh 
 bà Sally White Harty, giáo sư thâm niên  trong ban xét duyệt (dean of Harvard )đang phóng đồ xem xét bài essay của ứng sinh Harvard , 1 bài essay của sv phải qua 4 giáo sư đọc duyệt tại đây..

  *Ngang đây ĐƯỜNG VÀO HARVARD ĐÃ ĐI 90% ĐOẠN ĐƯỜNG RỒI

Tại sao lại 90% thôi ?

Người viết muốn nhấn mạnh đến 10% nằm ở sự sàng lọc , cân nhắc , tính toán , phối hợp chính sách của HARVARD nữa , thưa quý bạn . Tỷ lệ thu nhận của Harvard rất nhỏ ví dụ niên khóa 2014-2018 thu nhận 2048 trên 34,295 tức nhỏ hơn 6% ! có nghĩa là 100 SV xuất sắc có khoảng 6 người được nhận . Tại sao người viết dùng 'phối hợp chính sách ' ? đó là sự cân đối số lượng sinh viên được thu nhận phải linh động từng vùng ,miền,  từng sắc dân , quốc tế ...nó phải phù hợp với chinh sách . Vừa qua trường Harvard đã có chỉ thị giảm bớt SV gốc Á Châu vì tỷ lệ sv Á Châu đang vượt cao tại Harvard,[cũng tương tự trường đang có chính sách gia giảm số sinh viên gốc Do Thái đang lên quá đông nhưng bị phê bình yếu kém trong lãnh vực xã hội ] là một ví dụ .

Ví dụ 2, rõ ràng nhất , trường trung học Piedmont Hills (trường con tôi học khóa 2006 có 1 hoc sinh (con trai tôi) được Harvard thu nhận , đến 3 năm sau,  khóa 2009, mới có 2 hoc sinh tiếp tục dược nhận vào Harvard (con trai tôi và 1 nữ sinh gốc Phi châu ), trong lúc trường trung học này thuộc loại trường khá tốt?

   Con bạn nên nộp đơn trễ lắm là ngày 1 tháng Giêng tới 1 tháng Hai, và phải biết chắc chắn đơn nộp tới trường muốn vào chưa ? Thư trả lời của trường đại học thuờng bắt đầu trung tuần tháng TƯ.
  Rồi một ngày nếu sau khi con bạn tốt nghiệp trung học tại Mỹ đang chờ đợi kết quả thu nhận một đai học nào đó mà con bạn đã nạp đơn và mong ước được vào , sẽ thấy có nhiều lá thư từ các trường gữi về . Thuờng thuờng bắt đầu vào hè . Nếu lá thư nhỏ bé mỏng cỡ thư thuờng , thì chắc chắn đây là thư 'từ chối' ; nếu có phong bì to lớn dày cộm thì chắc chắn đó là một package acceptance nghĩa là thư trả lời chấp nhận . Cái LOGO của trường đại học ở góc trái phong bì to lớn đó mới là quan trọng : Yale, Harvard, Stanford, UC Berkeley ...Chicago, MIT ...toàn là những cái logo 'lấp lánh' , bao nhiêu  sung sướng từ con cho đến cha mẹ !

Cái mác của trường đại học ở góc trái phong bì  lớn đó mới là quan trọng...










 BƯỚC KẾ TIẾP SAU KHI TRÚNG TUYỂN VÀO HARVARD
   SAU KHI ỨNG SINH được một thông báo trúng tuyển , lá thư đi kèm thuờng có tất cả giấy tờ liên quan đến học phí , cách thức đóng học phi và thủ tục trợ cấp tài chánh (financial aid) đi theo . Đó là giấy tờ trả bill hàng tháng hay đơn xin học bỗng và trợ cấp tài chánh trong xấp hồ sơ này . Ngoài ra còn có giấy tờ liên quan đến chỗ ăn ở của sn nữa tức là nội trú (dormitory). 

năm 2009, 5 em từ California trúng tuyển trong đó có 1 VN Đinh viễn Dương (phải ngoài cùng ) được vé máy bay miễn phí đi thăm Harvard để quyết định chọn học hay không
 Nhà trường sẽ gữi vé máy bay miễn phí để mời sv trúng tuyển khắp nơi cùng đến thăm trường cùng 1 ngày đã định trước (school trip) ; từ đó sv sẽ có quyết định cuối cùng có thích nghi với trường để vào học hay không . 

CÁCH CHỌN TRƯỜNG CỦA THẾ HỆ VN THỨ HAI TẠI MỸ
   Tâm lý chung của các phụ huynh thuờng thích con vào các trường nổi tiếng, nhất là tầng lớp thế hệ thứ nhất từ VN mới sang định cư tại Mỹ hay các nước phương Tây khác . Thật ra lớp trẻ dù là VN lớn lên tại Mỹ có cách nhìn khác cha mẹ về cách chọn trường . Dĩ nhiên là con em học lực giỏi, thành tích tốt sẽ nộp đơn vào một loạt các trường nổi tiếng tại đây . Nhưng các em không chọn theo Ý MUỐN CHA MẸ mà các em chọn theo Ý THÍCH VÀ SỞ TRƯỜNG CỦA CÁC EM LÀ ƯU TIÊN MỘT . 

 Chúng ta thuờng lầm rằng , được Harvard nhận rồi thì "phước đức mấy đời ' ai dại gì mà không chọn , phải không các bạn ?
   -KHÔNG ĐÚNG
Các em rất thực tếkhông chạy theo tiếng đồn hay danh tiếng bề ngoài để 'lao đầu' vào 'game chơi' có ảnh huởng đến tương lai của mình . Các em có sự so sánh cân nhắc , chọn lựa các trường đã trúng tuyển để xem vào trường nào hợp với major mình chọn và có lợi thế hơn .
Ví dụ 1:em Đinh Khang sau khi được không vào Harvard va Yale trong 4 năm đầu lại học Stanford ,và chỉ vào Harvard ở hậu đại học tức là Harvard Medical School
ví dụ 2: em Đinh Viễn Dương tuy được Harvard và Đại Học Princeton (hay Irvine , Berkeley ...) lại chọn Stanford University ?
Như vậy , tuy thực tế Harvard là một trường đại học hàng đầu thế giới nhưng SV ở Mỹ vẫn có sự chọn lựatheo sở trường bộ môn các em so sánh với các đại học khác .

 THƯ THU NHẬN CỦA PRINCETON GỮI ĐINH VIỄN DƯƠNG CÙNG VỚI HARVARD
  Một đời  ước ao của cha mẹ và của con ; riêng  gia đình tôi, với kỷ niệm không bao giờ quên khi có thư thu nhận cho 2 con trai vào Harvard để có chút gì an ủi cuộc đời lưu xứ và một vài  kinh nghiệm thực tế kể giúp vui quý bạn hôm nay .




San Jose 27/1/2015

Đinh hoa lư



ghi chu: sau khi đọc bài này, bạn đọc sẽ hình dung cách thức chọn lựa ứng sinh của các trường đại học có tiếng tại Mỹ , ví dụ Stanford, Yale , Princeton, MIT... cũng tương tự những tiến trình gắt gao như thế  
dhl 
==================================================================
references
Harvard at A Glance
Harvard Admissions Statistics






Monday, March 23, 2015

QUÊ Truồi



 hình chụp năm 2000: đò từ chợ Lộc Điền chèo qua bến Xóm Bột thôn Xuân Lai
     Tôi là đứa cháu ở xa quê nội tôi nhất vì tôi sinh ra từ quê ngọai Quảng trị trước ngày hiệp định Geneve chia đôi đất nước một năm. Hình ảnh một thời bé thơ đã khắc sâu trong tiềm thức nhất là những dịp Tết cũng là ngày giỗ Cố (lớp của tôi gọi là ông CAO hàng năm đúng vào mồng 4), ba tôi thuờng đem tôi theo mỗi dịp về Truồi . 
hình xưa : xe đò hãng Tiến Lực Đà Nẵng chạy suốt Quảng trị- ngang cầu Truồi năm 1965
   Xe dừng ngoài đường cái quan và con đường cái  vô làng không xa lắm,  tôi  đi một lúc thì đến bến đò Xuân lai thôi.  Con đường qua đình Bàn môn,  tôi còn nhớ  hình ảnh mấy căn nhà lợp ngói âm dương  nằm im lìm sâu sau mấy cây dâu Truồi  trĩu trái. Nhà ai đó còn  có cả vườn chè xanh ngắt nằm trước sân nhà . Chè xanh và dâu hai thứ cây  này vẩn in đậm trong trí nhớ non nớt của tôi . Cũng như sự nao nức của đứa cháu  từ xa về quê nội, tất cả cảm giác xưa kia sao vẫn còn mãi trong tim .


thuở 1960s khi vô thăm ÔN,  tôi hay qua ngôi đình làng Bàng Môn này rồi mới đến Xuân Lai gần sông  Cảnh cũ người xưa giờ đâu thấy?  


 dâu Truồi nổi tiếng ngọt 
   Theo lời ba tôi kể lại Ôn tôi ít đi đâu,  suốt  đời bên cạnh mệ , cạnh cái bến đò chèo qua bên kia là chợ Lộc Điền,  cái chợ không bao giờ vắng mấy cái bánh bột lọc gói của mệ tôi bán đó đã mấy chục năm. Còn Ôn tôi làm ông Từ, lo huơng khói quanh năm săn sóc cho cái miếu âm hồn trong thôn xây  lâu đời  cạnh  sông Truồi tháng ngày êm ả trôi về đầm Cầu Hai cách làng một khoảng không xa. Ôn tôi bên bà con làng xóm- người hiền từ đôn hậu nên xóm làng ai ai cũng thưong mến cả.
  Vào thăm Truồi tôi hay được nằm ngủ cạnh ông nội trên bộ ngựa đen bóng đó . Cái đòn gỗ cứng ngắt Nội tôi lại làm gối kê đầu là hình ảnh lạ lùng đối với thằng bé như tôi . Nửa đêm, Ôn cứ xoa xoa đầu tôi,
   -cha mi nờ !cha mi nờ !
 nưng nịu thằng cháu nội ở xa về thăm Ôn chỉ hai ba ngày là cùng .  Tôi nằm im cho Ôn xoa đầu , giả bộ ngủ, một cảm giác êm dịu, trìu mến khó quên . Tôi sinh ra đời và lớn lên gần ngoại, nhưng ngày đó thì ông ngoại tôi đã mất chỉ còn mệ ngoại 'hủ hỉ' với đứa cháu ngoại đầu tiên của mệ thôi .  Tôi ở xa Nội , đó là lí do cứ mỗi lần tôi vô  Truồi thì cả nhà nội tôi 'cưng' tôi, tiu tít với tôi . Con chú  tôi đông , ai cũng gần Ôn cả . Duy mấy anh em tôi là xa nhất.  Ba tôi làm việc xa, sau hiệp định Geneve làm việc lanh quanh mấy quận của tỉnh Quảng Trị . 

    Sáng  ngày tôi được nội tôi ưu ái cho ăn chung.  Hai ôn cháu ngồi ăn bữa trưa được dọn trên cái mâm gỗ tròn , cũ , ở bộ ngựa đằng đông . Thím Luông, vợ đầu chú tôi suốt đời bên Ôn; phận dâu con ngọt ngào hiền thục . TÔi nhớ  tô cá hanh' kho ám', ÔN tôi ưa ăn; ngoài ngoại tôi chẳng hề thấy kho kiểu này . Mỗi lần vô Truồi tôi lại thấy ôn tôi ăn cá hanh 'kho ám'.  Cá mới mua từ chợ Lộc điền, những con cá vừa được lưới lên từ dòng sông  êm ả trôi qua bến đò Xuân Lai . Tô cá kho nước trong vắt , vài lá hành nổi trên , thật đơn giản . Lúc này tôi là đứa cháu 'duy nhất' được ngồi ăn chung với Ôn .  Tôi nhớ lại hình ảnh hai Ông cháu ngồi ăn chung năm đó  tôi  mới biết ÔN thương tôi - đứa cháu ở xa ngoài vùng địa đầu giới tuyến .
   Chú Tương tôi làm xa lâu lâu mối về nhà. Mệ tôi lưng mỗi lúc mỗi còng thêm việc nhà thím Luông tôi, dâu đầu quán xuyến hết . Hình ảnh mệ tôi hè về vẫn qua lại chuyến đò ngang qua chợ Lộc Điền.  Tan chợ về, cái ướm đen mệ tôi mặc, lo bột, gạo cho buỗi chợ sáng mai .  Lưng Mệ cong lần theo năm tháng "gạo chợ nước sông", tảo tần nuôi sống gia đình làm tôi xúc động. Mệ tôi người Thanh Quít,  Quảng ngãi, 'biền biệt ly hương' theo chồng ra tận quê Truồi xứ Huế từ những năm đầu thế kỷ hai mươi.  Mệ ra đi không một lần nhắc đến quê nhà Quãng Ngãi, mù mờ trong trí nhớ tôi ngoài giọng nói của Mệ tôi thôi .   Năm 1972 Mệ tôi  ra đi trước ÔN tôi để thân xác lại quê chồng .  Khi tôi chạy loạn đến tận Mỹ Tho , tôi lại là đứa cháu phuơng xa có được ưu tiên có 1 vé máy bay từ Sai Gòn ra về đến Xuân Lai,  may thay về đến quê Truồi  linh hài linh Mệ cũng sửa soạn ra cửa.

    Và 1975 ! thời thế đổi dời - ba tôi chú tôi và ngay cả tôi cùng bao nhiêu người tất cả đều ra đi cải tạo Ôn tôi ngày ngày ngồi bên bến Xuân Lai thuơng nhớ cháu con chưa có ngày về. Biết bao gia đình trong thôn xóm cũng giống hoàn cảnh nhà ÔN, thiếu bóng đàn ông-- những cánh tay đắc lực nuôi sống gia đình.  Và biết bao gia đình,  phận đàn bà sau cuộc đổi dời "cánh cò lặn lội bò sông " gánh gạo nuôi chồng. 
 DI ẢNH ONG MỆ NỘI(1890-1972)

 Một ngày trong năm 1976 khi tôi còn trong 'trại Ái tử', bạo gan làm liều cởi lốt áo tù tạm một ngày đánh liều vào Huế thăm Truồi. Chuyến đi "bất họp pháp" này chỉ 'du di' trong 1 ngày khi tôi đã có sẵn gánh cũi dấu sẵn gần trại 4 Ái tử chỉ đi Truồi ra là gánh về trại lại thôi. Sự sắp đặt nhiệm mầu nào xui cho tôi vào lại Truồi rất sớm.  ÔN tôi ngồi thui thủi bên bờ xóm vắng , người đang phụ con cháu cạo đống sắn cạnh nhà để kiếm thêm mắm muối cho thím tôi. Ba tôi, chú tôi và ngay cả tôi ai cũng bị đi 'cải tạo' , kẻ bắc người nam tất cả đều 'ra đi' . Cả nhà vắng hết, tôi biết ÔN buồn lắm . Cảnh đời ly loạn, cảnh nhà ai ai cũng đổi thay theo. Hai ÔN Cháu ăn bữa trưa hôm đó. Thiếu gạo, thím tôi phải quậy thêm bột lọc thay cháo.  Có ngờ đâu đó là bữa ăn cuối cùng giữa hai ÔN cháu. Sau này tôi được biết khi tôi ra 'cải tạo' tại Lòng Hồ SÔng Mực Thanh Hóa 1977 thì ông tôi mất. ÔN mất không thấy mặt hai người con trai, tức ba tôi và chú tôi, và ngay cả thằng cháu nội ở xa như tôi, cho ÔN xoa đầu như ngày đó .



   Ba tôi có kể cho tôi nghe rằng, xưa ÔN trồng hai cây phượng vĩ để ghi nhớ hai người con trai là ba tôi và chú tôi. Sau này lớn lên, mỗi dịp xe chạy qua cầu Truồi , tôi hay ngó về hạ lưu nhìn tàng phượng dỏ nghiêng bóng bên sông . Cái bến đò thân thuơng, cái miếu quanh năm thâm nghiêm vắng vẻ, có tàng cây phượng vĩ che chở ấm êm,  và sau hết là nhà ông mệ tôi gần đó, chỉ vài bước thôi là bến nước ngó qua cái chợ cũ có tên Lộc Điền . Sau khi có thêm cái cầu mới bắc qua sông Truồi, tầm nhìn lùm phượng vĩ đỏ ối kia lại càng rõ hơn thêm.  Khi bóng ÔN vắng rồi, nhất là sau này khi ba tôi cùng chú tôi lần lựơt 'ra đi'   hai cây phượng gần cả trăm năm cũng lần lượt 'nối bước đi theo ' những người 'khuất mặt' ?  Lớp cháu con qua sông nay chỉ còn thấy một khoảng trống cô đơn bên bến vắng . Thời đại đổi thay, những chuyến đò ngang cùng ông lái đò nay cũng không còn . Phải chăng đò cùng theo số phận hai cây phượng vĩ , Nội tôi , ba và chú thím tôi... tất cả đều 'rũ áo trần gian'  ?

 miếu xóm Ôn tôi ,xóm Bột thôn xuân lai bến đò qua chợ Lộc Điền

Đất hẹp người đông , con cháu làng Truồi lần lựot tạ từ đất cũ  vào nam lập nghiệp. Thế hệ sau này đang hi vọng một cuộc sống sung túc hơn ở phương nam  .  Con cháu ra đi đã để lại phía sau để bao kỷ niệm vui buồn.  Thế hệ này sẽ giã từ ngọn núi Truồi, khởi nguồn cho một dòng sông êm xuôi về phía hạ lưu, những triền đất đầy hoa sim dại , mấy lũy tre nghiêng bóng trước khi trôi qua cầu đen trui trủi cùng cái chòi canh xây từ thời Pháp thuộc . Riêng tôi, đứa cháu xa quê khi nào cũng hoài niệm về Truồi hình bóng ÔN MỆ bên cái miếu thâm nghiêm cùng một bến đò u tịch.

đinh trọng phúc
                                                           con chau nam 2015
LỌC BỘT TẠI BẾN XUÂN LAI YOUTUBE 6/2012
youtube cua Dinh thi Hiep 

==================================================================

 THEO BA kể thì bà nội của ba tôi là người hoàng phái tại Huế sau này sinh ra các bác ông và ông nội của chúng ta thì về Truồi . BỞi vậy người mà ông Nội chúng ta kêu là CẬU , tức có họ Tôn Thất (phía ngoại của Ông Nội va ngang hang voi me cua Ong Noi )
THời Pháp , có người vào Sài Gòn lập nghiệp làm nhà máy in TÔN THẤT Lễ trong Sài Gòn giàu có vào thời đó . Do có bà con , năm 18 tuổi ba chúng ta mới vào SG vì có cậu Tôn thất Lập của ông Nội [tuc ba keu la Ong ] là nhà in Tôn thất Lập to lớn ,khá giả trong đó . Khi ba tôi vào SG thời Pháp và thời ông DIệm thì có liên lạc với O Dinh thi Luyến con của ông Nội nhưng khác mẹ của Ba và chú tôi . O Luyến có thể lớn hơn o Dinh thi Cháu vì o Luyến là vợ trước của Ôn nhưng sau này sao mà lương duyên không thành >>>
O Dinh thi Luyến có người con hồi đó là thiếu úy VNCH (anh còn nhớ ba kể lại ) . Trong gia đình ngoài Qt hồi 1960 còn giữ hình O Luyến , O ngồi bên cái bàn , áo dài chụp kiểu ảnh chân dung cho con cháu ...[ anh Phúc còn nhớ sau này cái hình đó mát rồi . ]
NHư vậy nhánh Tôn Thất theo ba kể là bà nội của ba là hoàng phái đó tức là mẹ của Ông Nội .
Giờ chắc Ái và con chú Tương ngoài Truồi có biết , phải sao lục lại cho con cháu .
[tấm hình ba tôi thời 18 tuổi vào Sài GÒn tìm cậu ông Nội tên là Tôn thất Lập hay Nhà in Tôn thất Lập nổi tiếng lớn tại Sài Gòn thời Pháp  ]


Loi Ghi Chep tu Anh Em ...
1-Dinh trong Binh:
Anh Hoa Lư Đinh kể lại đúng đó, mẹ của Ông Nội (Cố Bà) người hoàng Phái, gia tộc hiện còn sống ở Truồi, ngày xưa Chú Tương còn sống thường đến dự đám giỗ. Hiện anh Tôn Thất Tánh (gọi em bằng chú, có nghĩa là ba anh Tánh cùng ngang hàng với anh em mình) đang sống ở Cam Ranh, khi ba anh Tánh còn sống Ba mình có ghé thăm, ông ta lấy chị của Đại Tướng Lê Đức Anh, khi gần chết ông ba anh Tánh tự động về Truồi một mình trong nhà không ai biết, ông đi tàu Thống Nhất nhưng ông xin lái tàu cho xuống ga Truồi, khi xuống ga ông nhờ người về làng nhắn bà con đem ông về và ông chết ở Truồi. Con cái của ông sống ở trong này nên hằng năm đám giỗ trong này, năm nào em cũng xuống dự, gặp mặt đầy đủ. Tuổi em nhỏ nhưng các vị đó vẫn gọi em là chú, con cái họ gọi em là Ôn và cháu họ gọi em là Cố.


Sunday, March 22, 2015

HOI HUE THUA THIEN 21/3/15





======================================================
 AC PHAM HOC
 PHUC HUE
 THIN TINH CHU HUE
 ONG DIA 'BO NHI' CUA HUE ?

 HUE VA CHU>





Thursday, March 12, 2015

SỐ PHẬN DI DÂN




SỐ PHẬN DI DÂN
[viết theo lời hứa với em Đinh thị Hiệp ]
KỂ RA số phận di dân của người Quảng Trị trải qua bao nhiêu giai đoạn, từ lúc bỏ xứ mà đi , thực sự giã từ quê huơng 'chôn nhau cắt rốn ' Quảng trị . Khói lửa chết chóc từ cái thời mà ông bà kể lại là 'chạy giặc' trong thời chiến tranh Pháp Việt đã lắm đoạn trường ; đến thời sau này cũng không kém đau thuơng , người Quảng trị khổ đói đã đành nhưng trên bàn thờ nhà nào cũng không thiếu bát nhang thờ người chết vì chiến tranh, nhà cửa cháy xây không biết mấy lần , thì mái tranh là hình ảnh quá quen cho người dân 'cày lên sỏi đá' cứ mỗi mùa đông lạnh cắt da cắt thịt,'cắn ngón tay không chảy máu' vì người dân QT không còn biết lấy chi để bỏ đầy cái bao tử trống không ?
Đó là những nỗi khổ của chiến tranh và đói lạnh .
Mùa Hè Đỏ Lửa, bỏ xứ ra đi . NGười Quảng trị di dân vào tận cái xứ Bình Tuy , cái đất một thời người ta gọi là đất "Thầy Thím" vì ở đây nó có đông dân tộc người Chăm mà tiếng QT gọi quen miệng gọi là "Chàm" . Người Chàm, tháp Chàm cũng do tiếng chỉ dân tộc Champa mà ra .
Xưa Công chúa Huyền Trân hi sinh thân ngọc để đổi hai châu Ô và Lý cho người QT hiện nay thì từ cái năm máu lửa 1972 con cháu người Qt lại tiến sâu hơn nữa . BÌnh Tuy những mật khu , những rừng gỗ quý ken dày , sức người làm không xuể , biển cả đầy ắp cá đang chờ sức người Qt vào khai hoang lập ấp .
"Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo "
1975 hòa bình rồi, thống nhất rồi ; thế mà người di dân QT vẫn không thoát khỏi cái số cực . Rừng đốn hết , nào cũi nào than tất cả cho cái bao tử . Miệng ăn núi lở , thế là ba cái rẫy bạc màu lần hồi không còn lợi tức . Miệng ăn càng sinh sôi nảy nở càng đông , rừng đốt làm than dần hồi cũng hết . Thế là vài năm sau 1975 lại tiếp tục di dân theo kiểu đi 'kinh tế mới' vào tận miền Nam , Bạc Liêu Rạch Giá . Bà con sống không quen kiểu ướt át vùng sông nước trong nam , nên cũng tứ tán nhiều lần thêm nữa . Rõ ràng , cái số khổ nó vẫn theo bước chân "giang hồ' người dân xứ Quảng .
Ai nói hai chữ 'cu ly' chỉ trong lịch sử thời Pháp thuộc ? hết gạo hết cơm người Qt tại tỉnh Bình Tuy (Hàm tân , Đức Linh ) ào ào xin vào các đội nông trường cao su Long Khánh không biết bao nhiêu mà kể . Các đồn điền cao su tại Long Khánh và một vài nơi gần Long Thành Bà Rịa đi đâu cũng nghe giọng Quảng Trị 'đặc sệt' . Quảng trị đời bọ mẹ di dân , đẻ ra đời con , rồi cháu cùng ở một nhà . Những mái tranh trong những vùng đất rẩy Bình Tuy, cũng như dưới những dãy nhà tranh xây dựng quy cũ , ngay hàng thẳng lối trong nông trường phần đông đều là những thế hệ QT ,già và trẻ .
Chạy giặc, di dân lập ấp, rừng rú biển cả, tiếp đến là những liếp rừng cao su bạt ngàn xa ngót tầm mắt miền đất đỏ Long khánh trong nam để chan hòa máu và mồ hôi bao nhiêu thế hệ Quảng Trị quê mình .
Kiếp 'cu ly' nông trường , đổi mồ hôi kiếm gạo tiêu chuẩn ; nơi này đội trưởng nông trường quyền thế 'như vua' . Gạo cơm , phân bón , tiền bạc lương huớng , cắt công , khai công trong tay đội trưởng . Trên đội trưởng là trưởng nông trường . Tất cả đều có đời sống dư dật giàu sang, chỉ có người 'cu li' trực tiếp lao động là khổ.Nhưng cái thời này , gạo quý 'như vàng' người Qt dám đi đâu để mất tiêu chuẩn . Vài ba năm đầu , cao su chưa cao , 'cu li' nông trường còn có đôi chút an ủi nhờ trồng chen vào giữa những luống cao su nào đậu nào bắp , nhất là lúa 'vại' tức khác với lúa cấy chỉ mọc đất khô . Nông trường cũng chẳng gây khó khăn chi vì trồng chen ở giữa thì cao su khỏi bị cỏ hãm cũng hay . Một công hai việc cho người 'cu li' . Người Qt lại 'vàn công' nhau , thu hoạch mùa màng giữa những luống cao su . Thời này ngó vậy mà vui , vừa có gạo vừa có thêm tiền .
Khác với những kẻ ra đi , ra đi đây là ra đi đợt hai , đợt ba sau khi di dân vào nam rồi. Người ở lại Bình tuy, nhất là ở huyện Hàm Tân lại càng thiếu thốn hơn . Những đồi cát bạc màu sát biển, lúa bắp không còn lên nỗi . Những nương rẫy , trồng lên bới xuống nhiều lần , đến nỗi tranh cũng khó mọc lên cao .
Ôi những buổi cắt tranh sao quá gian nan chán nản . Cái thuở được phát tồn lợp nhà và tiêu chuẩn gạo di dân LẬP ẤP 1973 -74 đã nằm trong quá khứ . Người bứt tranh đứng nhìn những đồi hoang hóa , tranh cao không quá đầu gối, chỏng cọng ngao ngán trong lòng . Tranh tốt thì người bứt không biết mệt . Tranh xấu vừa làm vừa chạy quanh . Bứt tranh là tiếng cũ , có thể gọi là cắt tranh hay cắt gianh theo tiếng Bắc. Tiếng gì thì tiếng , tranh dài ngọn là điều mừng rỡ nhất để về lợp mái tranh nghèo đang thời giột nát , hay lợp nhà mới nếu không có tiền mua . Nhưng tiền đâu , nếu hai bàn tay chỉ biết cầm cuốc , liềm , rựa ?
NGười bứt tranh (cắt tranh) giỏi , ngoài kiếm được cái nghề chuyên nghiệp làm tranh, đánh tranh bán độ nhật, còn có thêm biệt hiệu . Dân QT ngang đây thấy hơi giống dân nam , chú Hùng nghề bứt tranh xóm ba mạ tôi ở , thì gọi cái tên Hùng Tranh . Tội nghiệp giờ đây chú đã ra người thiên cổ hơn một năm rồi . Cái nghề bứt tranh cũng chung số phận đó là NGHÈO ; 'có đồng nào xào đồng đó ' làm gì để dành được .
Thời thế , đổi dời . Sau này thiên hạ 'đổi mới' , xã hội toàn nhà xây . Nghề bứt tranh cũng đi vào 'lịch sử' thế là chú Hùng ngày ngày , thân bệnh hoạn , ngồi ngó ra con đường kiệt , 'xe nổ' chạy đầy đường ; có thể chú đang nhớ lại những ngày bứt tranh khấm khá , cái nào ngàn đó có khi tranh 'hút' lên giá 1200 ; thím Hùng những ngày đó 'le te' đi chợ CAm Bình mua đồ tẩm bổ cho chú 'bồi dưỡng' ; giờ còn mô ?
Hãy để cho Chú Hùng và hình ảnh những cái tranh , đánh dày , đánh mỏng , dài ngắn , những gánh tranh kẽo kẹt người nông phu gánh về tận chợ tỉnh La Gi vẫn đắt hàng , đi vào 'lịch sử' .
Lớp cháu con đâu có nghĩ ra hình ảnh những cái rẫy tranh khi bị cháy . Ai ác bỏ tàn thuốc ,hay cố ý đốt . Những liếp tranh đã cắt , chờ khô gánh về lợp nhà nay ra tro bụi . Những mái nhà đang cần tranh lợp mới . Những nuộc lạt đang ngâm nước , chờ tranh hất lên mái nhà ,đòn tay con thơm mùi gỗ rừng , giờ xem như bị đình lại vì tranh đã bị cháy sạch .
Rẫy rừng và những mái nhà tranh tưởng chừng là 'điệp khúc bất tận' cho kiếp người dân lưu xứ Quảng trị quê mình . Nếu có ai có 'cái tâm 'ghi lại thì quả là hình ảnh bi tráng cho người Quảng trị quê ta đi mãi với kiếp lưu dân . Thật khổ làm sao ?
DHL
Like ·

DONG HO DINH va HOANG PHAI TON THAT RA SAO ?



THEO BA kể thì bà nội của ba tôi là người hoàng phái tại Huế sau này sinh ra các bác ông và ông nội của chúng ta thì về Truồi . BỞi vậy người mà ông Nội chúng ta kêu là CẬU , tức có họ Tôn Thất (phía ngoại của Ông Nội va ngang hang voi me cua Ong Noi )
THời Pháp , có người vào Sài Gòn lập nghiệp làm nhà máy in TÔN THẤT LẬP trong Sài Gòn giàu có vào thời đó . Do có bà con , năm 18 tuổi ba chúng ta mới vào SG vì có cậu Tôn thất Lập của ông Nội [tuc ba keu la Ong ] là nhà in Tôn thất Lập to lớn ,khá giả trong đó . Khi ba tôi vào SG thời Pháp và thời ông DIệm thì có liên lạc với O Dinh thi Luyến con của ông Nội nhưng khác mẹ của Ba và chú tôi . O Luyến có thể lớn hơn o Dinh thi Cháu vì o Luyến là vợ trước của Ôn nhưng sau này sao mà lương duyên không thành >>>
O Dinh thi Luyến có người con hồi đó là thiếu úy VNCH (anh còn nhớ ba kể lại ) . Trong gia đình ngoài Qt hồi 1960 còn giữ hình O Luyến , O ngồi bên cái bàn , áo dài chụp kiểu ảnh chân dung cho con cháu ...[ anh Phúc còn nhớ sau này cái hình đó mát rồi . ]

 NHư vậy nhánh Tôn Thất theo ba kể là bà nội của ba là hoàng phái đó tức là mẹ của Ông Nội .
Giờ chắc Ái và con chú Tương ngoài Truồi có biết , phải sao lục lại cho con cháu .
[tam hinh nay la thoi Ba 18 t vao SAi Gon tim nha IN Ton That Lap ]

================================= 
 Dinh trong Binh (cam ranh ):
  Anh Hoa Lư Đinh kể lại đúng đó, mẹ của Ông Nội (Cố Bà) người hoàng Phái, gia tộc hiện còn sống ở Truồi, ngày xưa Chú Tương còn sống thường đến dự đám giỗ. Hiện anh Tôn Thất Tánh (gọi em bằng chú, có nghĩa là ba anh Tánh cùng ngang hàng với anh em mình) đang sống ở Cam Ranh, khi ba anh Tánh còn sống Ba mình có ghé thăm, ông ta lấy chị của Đại Tướng Lê Đức Anh, khi gần chết ông ba anh Tánh tự động về Truồi một mình trong nhà không ai biết, ông đi tàu Thống Nhất nhưng ông xin lái tàu cho xuống ga Truồi, khi xuống ga ông nhờ người về làng nhắn bà con đem ông về và ông chết ở Truồi. Con cái của ông sống ở trong này nên hằng năm đám giỗ trong này, năm nào em cũng xuống dự, gặp mặt đầy đủ. Tuổi em nhỏ nhưng các vị đó vẫn gọi em là chú, con cái họ gọi em là Ôn và cháu họ gọi em là Cố.
7 hrs · Edited · Like · 1
================================
 

Monday, March 9, 2015

CÁI ĐỒNG HỒ TIMEX


CÁI ĐỒNG HỒ TIMEX

  Năm tôi lên lớp đệ tam niên khóa 1969-70 có một điều làm tôi sung sướng nhất là được ba tôi tặng tôi một cái đồng hồ hiệu TIMEX . Khó diển tả nỗi sung sướng vì đây là chiếc đồng hồ đầu tiên trong đời . Cái tên TIMEX và hình dáng của nó thì tôi không thể lầm vào đâu được , vì ngày nào tôi cũng mân mê nó . Bạn đọc thời nay khó 'thông cảm' cho thứ tâm lý này vì đồng hồ thời nay nhan nhản khắp nơi , muôn hình vạn trạng , chuyện này khỏi phải bàn .
Tôi bàn tới cái đồng hồ đầy ắp kỷ niệm mà ba tôi tặng cho tôi buổi đầu đời như ngầm khuyên tôi chăm học . Ba tôi kể là do ông bạn Mỹ nào trong Tây Lộc tặng cho ba tôi chiếc TIMEX đó chứ không phải ba tôi mua . Đêm đêm hết ngắm ánh sáng mờ mờ từ cây kim chỉ giờ , tôi lại ngậm vào miệng rồi dùng hai ngón tay bít vào lỗ tai để nghe thử nó có kếu "bong bong" hay không ? tôi nhớ ai đó cho rằng đồng hồ mà kêu 'bong bong' tiếng càng trong như chuông kêu thì là loại 'tốt'. Thật ra cái đồng hồ TIMEX của tôi hồi đó phải lên giây hàng ngày . Một thuở tôi thấy các bác các chú mang cái đồng hồ Wyler của Pháp , cũng dây nhôm và cũng lên giây như của tôi vậy . Nhưng TIMEX phải là đời mới vào thời đó vì của Mỹ đem qua mà .
Sau một thời gian khi thi tú tài thì tôi thấy trên thị trường các loại đồng hồ SEIKO tự động ra đời ào ạt . Tôi cũng thích nhưng vẫn mang cái đồng hồ TIMEX của ba tôi thôi . Sau sự kiện 1972 tôi vào lính hình như cái đồng hồ đã hư hay sao , chiến tranh , lo học thi , di dân vào Nam nhiều biến cố làm tôi quên mát số phận cái đồng hồ thân yêu TIMEX đó trôi nổi về đâu ? Bán thì không rồi , có thể nó hư hay mất , tôi không nhớ rõ . Vào quân trường tôi không còn mang cái TIMEX kỷ niệm của ba tôi nữa . Vì 'lăn lê bò càng' mang đồng hồ bất tiện lắm , mọi thứ sinh họat đều theo tiếng còi quân đội , người như cái máy nên tôi chả thiết đồng hồ làm gì .


Qua Mỹ một thời gian khi đứa con trai út tôi vào lớp 10 ,tâm thành tưởng nhớ đến ba tôi người khuất bóng 10 năm, tôi vào tiệm TARGET sắm cho con tôi một cái TIMEX y hệt cái mà ba tôi đã tặng tôi năm đó . (tôi mở ngoặc không có lumineur như cái ba tôi cho tôi ). Tôi kể lại kỷ niệm với con tôi lý do tôi tìm đồng hồ TIMEX tặng cho con . Tôi cũng hi vọng , tuy con tôi không nói nhưng nó lại ham học  ít ham chơi, (ngoại trừ GAme điện tử) . Hình như huơng linh ba tôi cũng phù trợ cho cháu nội nên nó tốt nghiệp thủ khoa tại trường Trung Học Piedmont Hills vùng tôi ở . Tôi cũng không ngờ, chỉ có Bùi Bá khi vợ chồng Bá tới thăm tôi và đọc danh sách trong cuốn sổ tân khoa mới chỉ cho tôi hay . Cái đồng hồ trong hình của bài viết này là cái Timex mà con tôi để lại cho tôi khi nó không còn dùng nữa trong thời gian vào đại học . Cũng may nhờ thế mà tôi có cái hình chụp hôm nay .
  Gần bốn mươi năm khi em trai tôi viết lại bài hồi ức về câu chuyện ba tôi , cái đồng hồ và người bạn Mỹ tại Tây Lộc tôi mới biết nguồn gốc lai lịch cái đồng hồ mà ba tôi đã tặng tôi . Tuy một thời gian ba tôi bị người bạn Mỹ, tên James hiểu lầm sao ba tôi có thể "bán đi" đồ kỷ niệm ông ta tặng Người . Tình cha con nó gói gọn trong im lặng và nhẩn nhịn dù bị hàm oan, bốn mươi năm sau tôi mới hiểu thêm tình cảm của ba tôi đối với tôi , một lòng mong con chăm học . Tội cho ba tôi nay đã ra người thiên cổ , đôi khi tôi thật sự chạnh lòng muốn báo hiếu cho người nhưng người nay đã khuất bóng từ lâu .


DHL viết theo mẫu chuyện kể của em trai Đinh trọng Thiện .
=================================================

GOOGLE
G.. ần nhà Hai Lúa không xa
O.. n lai (1) thì có một cha tên GỒ
O.. m sòm thiên hạ mua đồ
G.. om bao tin lại rồi vô` trang ni
L.. ên thăm chỉ lái tí ti
E.. ng nào không biết cu Ty (2 ) chỉ liền
ha ha ha ...ka ka ka

(1): ONLINE : lên mạng
(2): cu Ty , út trai Hai Lúa sắp làm gần đó đi bộ là tới



CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...