Saturday, November 26, 2011

ĐỊNH KIẾN NHỮNG ĐIỀU TAI HẠI



Thưa quý bạn đọc

Dĩ nhiên ai nghe hai chữ ĐỊNH KIẾNđều nghĩ rằng nó có cái gì 'không hay' rồi; định kiến còn nặng nề hơn thành kiến.Có người nói rằng khi con người ta khư khư cố chấp một thành kiến thì nó sẽ tạothành ĐỊNH KIẾN.

Theo bộ tự điển WEBSTER'S NEWWORLD của Mỹ,
định kiến (prejudice) là
-1: ý kiến có trước khi các sự kiệntạo lập và biết đến;một nhận thức có sẵn trước thường mang ý nghĩa tiêu cực
-2: ý kiến cố chấp để phủ nhận sựkiện thực tế trái hẳn nó; một khuynh hướng vô lý
-3 sự ác cảm và sự không khoandung với chủng tộc hay tôn giáo khác...
-4 gây tổn hại từ xét đoán cùnghành động với kẻ khác

theo từ điển La Rousse thì ĐỊNHKIẾN (PREJUGE)
* Littéraire. Prévoir d'avance, parconjecture, porter un jugement prématuré
* En droit, prendre une décision ou émettreune opinion qui implique ou qui semble impliquer le jugement final.
*thành kiến định sẵn dựa trên phỏngđoán ban sơ
* Có ý quyết định hay cho ra ý kiếnngầm định sẵn hay xét đoán cuối cùng lại ngầm sắp đặt từ trước

đứng về mặt cá nhân rõ ràng địnhkiến nó đưa đến xét đoán oan khiên cho người khác. Hình ảnh đối tượng này chỉvì lời đồn sẽ làm cho họ bị 'nhuộm đen' đi một cách oan uổng. Có khi vì định kiếnchúng ta lại mất đi một người bạn tốt. Về mặt xóm làng cũng vì định kiến chúngta có khi lại bỏ mặc cho một gia đình hàng xóm sống trong 'ghẻ lạnh' ít có chàohỏi tương giao. "bán anh em xa mua láng giềng gần' hãy cởi mở với xóm giềngbiết đâu họ sẽ là người giúp chúng ta trong lúc hoạn nạn ví dụ hỏa hoạn, trộmcướp, đau yếu cấp kỳ…

Đứng về mặt xã hội định kiến lại còn tai hại hơn vì nó gây chia rẽ cộng đồng này với cộng đồng nọ, sắc dân này với sắc dân khác . Trong lúc đó sự đoàn kết cộng đồng nó sẽ đem lại thêm ổn định xãhội.
Đứng về mặt quốc gia dân tộc hai chữ ĐỊNH KIẾN nó càng nguy hiểm hơn; lấy ví dụ VN chúng ta có nhiều định kiếntai hại như:

-làm dâu người Trung khó lắm nhé!
-cái dân rau muống , Bắc Kỳ Quốc,đấy mà
-dân mắm ruốc , dân giá sống !
- -dân Cá Gỗ… vân vân...

Bà con chúng ta hay có cái tật 'thêm mắm thêm muối' những chuyện gì thuộc về ĐỊNH KIẾN theo thời gian sẽ bị đồn thổi theo 'cấp số nhân' là đằng khác !

-cái con nhỏ nớ chuyên môn đi ăn hàng !
-thằng cha đó sở khanh lắm mi ơi!
-con mẹ đó chuyên môn đi đánh bạc !

Những chuyện 'thêm mắm thêm muối' chỉ khổ một cái 'đồn thổi' lâu ngày thành luôn ĐỊNH KIẾN ! thế là chưa thấy bằng chứng cụ thể đâu , người bi. thành kiến lâu ngày kia đã trở thành nạn nhân của một định kiến đầy oan trái !

Trở lại chuyện nước nhà có những định kiến gây tai hại cho đoàn kết và gây phân hóa dân tộc.
Trong những tiếng kêu gọi có thể gọi là thống thiết từ những cựu học sinh Nguyễn Hoàng chúng ta thấy có những lờilẽ chân tình đầy tình tự dân tộc và lòng kính trọng đối với tiền nhân chúng ta:

"Hơn ba mươi năm đã trôiqua, những hàng rào định kiến hạn hẹp một thời đang được tháo dỡ. Gần đây đã cónhững cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn, công hay tội thì lịchsự cần có sự công tâm. Dựng nước và giữ nước đều quan trọng như nhau, khôngbiết giữ gìn thì bờ cõi giang san sẽ bị ngoại bang xâm chiếm, nhưng nếu khôngcó tiền nhân dựng nước thì làm gì có nước mà giữ? Người Việt chúng ta luôntrọng đạo nghĩa. Từ thuở ấu thơ ngày ngày đến lớp, nhìn quanh tường đều thấy nhữngcâu Tiên học lễ, hậu học văn; Ăn quảnhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn v.v... Biết ơn tiền nhân; biết ơncha mẹ, thầy cô ... luôn là điều giáo huấn có giá trị vượt thời gian.

(NGUYỄN HOÀNG– Xin trả lại tên Trường)


William James (1842-1910)nhà tâm lý học và triết học Hoa kỳ có viết rằng:
"có lắm kẻ nghĩ rằng rằng họ đang tư duy nhưng thực ra họ chỉ lay hoay với những đinh kiến của mình" (Many people think they are thinking when they are merely rearranging their prejudices)

Trong chừng mực nào đó ý nghĩ này suy cho cùng nó đúng, vì con người ta ít khi 'động não' suy nghĩ chính chắn cho những quyết định của mình, nhất là đối nhân quần xã hội lại quan trọng vô cùng.
Dùng định kiến để đối xử hay đối phó, hoặc giả để duy trì giềng mối sơn hà xã tắc nó dần dà đưa chúng ta dần hồi đi vào ngõ cụt này qua bế tắc khác, khó lòng thu phục nhân tâm.
Chi bằng hãy trả lai công đao cho lịch sử, nhất là việc ĐÁNH GIÁ TIỀN NHÂN NƯỚC VIỆT.

Cứhình dung hình ảnh cha ông chúng ta tốn mồ hôi nước mắt mở rộng cõi bờ cho chúng ta có được một giang san cẩm túnhư hôm nay. Một tấc đất cõi bờ nước Việt là bao máu xương tổ tiên chúng ta đã hi sinh để lớp con cháu chúng ta vui hưởng .
Khưkhư những định kiến vô bổ không những đắc tội với tiền nhân lại còn vô tình kéobước phát triển của tổ quốc Viêt Nam đi lui nhiều nhịp !
Hãy cùng nhau xóa đi bao ĐỊNH KIẾN, đây là điều tiên quyết khi chúng ta tỏ lòng YÊUNƯỚC, nhất là giới 'cầm cân nảy mực' quyết định SỰ SỐNG CÒN của dân tộc VN chúng ta. Từtrong ra ngoài nước còn bao nhiêu tiềm lực đang chờ góp những bàn tay xây dựng nước nhà khi mai đây những định kiến sai lầm đã được chúng ta tự nguyện xóa tan.

hảingoại 20 tháng 11, 2011
Đinhtrọng Phúc


Chủ tọa đoàn phiên sáng 23-8 (từ trái sang): GS.TS Trần Hữu Tá, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, HT.Thích Đạt Đạo, TT.Thích Tâm Đức - Ảnh: L.Đ.L
Trải qua 3buổi làm việc với 22/72 bài tham luận được trình bày và 25 phát biểu tranh luậnhội thảo đã khép lại sau phần đúc kết của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (Viện trưởngViện Nghiên cứu Tôn giáo, đồng Trưởng ban Tổ chức Hội thảo) và phần cảmtạ, tri ân của TT.Thích Tâm Đức (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học ViệtNam, Phó ban Tổ chức)...PGS.TS NguyễnHồng Dương trong phần phát biểu kết luận đã nêu rõ: “Hội thảo là một sự tiếpnối cho một công trình khoa học nghiên cứu về chúa Nguyễn cũng như tư tưởng andân, trị quốc, mở mang bờ cõi, ý thức chủ quyền dân tộc của một bậc minh vương.Tất nhiên vẫn còn những cứ liệu của các tham luận cần sự hiệu đính nhưng từ hộithảo này sẽ mở đề tài ra rộng hơn, với nhiều tranh luận sâu hơn của những nhànghiên cứu, học giả có tham gia hội thảo cũng như nhiều nhà sử học khác”.
theo
http://www.giacngo.vn/thoisu/2011/08/23/5E6609/

www.nguyenhoang6471.com

TIỄN NGÀY ĐI BÊN NGỌN LỬA RỪNG



TIỄN MỘT NGÀY ĐI

BẰNG BÀN TAY LỞ LÓI

TIỄN MỘT NGÀY ĐI

MẮT VƯỚNG MẶN CAY XÈ

TIỄN MỘT NGÀY ĐI

THÊM NẾP NHĂN VẦNG TRÁN

VÀ TIỄN MỘT NGÀY ĐI

BAO NHUNG NHỚ HAO MÒN

HỠI NGÀY CỦA THÁI DƯƠNG

TA SẼ TIỄN ĐƯA NGƯƠI BAO NHIÊU LẦN NỮA

CÓ ĐẾM NGÀY ĐI CHO TRỌN KIẾP NGƯỜI

BỤI HỒNG LẤM CHÂN PHONG SƯƠNG SỜN ÁO

TA XIN TIỄN NGÀY ĐI ĐỂ MAI CÒN GẶP BÌNH MINH

15/4/ 1983 xuân sơn bình giả Bà Ria



Cơn nắng rát lưng, lửa rẫy đốt nóng hừng hực và khói cay xè mắt, mồ hôi nhạt nhoà.

Trong sức nóng nhăn mặt tôi im lìm chịu đựng. Giọt mồ hôi có làm mềm chăng những hòn đá cuội ? Nhức buốt hai bàn tay tôi từng phồng lên rộp xuống bao lần, chúng chưa chịu chai lì thêm chút nữa . Trong sự chịu đựng đó, tôi chắc hẳn tìm ra mục đích việc tôi đang làm , có một ý nghĩa nào ư ? Vì vợ tôi đang chờ đợi dưới nhà ; thế là tôi lướt qua bao nhiêu khổ nhọc .

Những cơn nóng ở đây, Xuân Sơn Bình giả -tôi thèm một ngọn gió biển như dưới nhà chi lạ ! Nhớ về những ngọn gió đầy ắp hơi mát từ đại dương. Tôi hình dung những buổi làm rẫy một mình dưới nớ, từng ngồi nghỉ mệt tôi ngắm biển xanh mênh mông . Tôi từng hít làn gió mát, trông theo những con thuyền ngư dân ra khơi đánh cá và từng ước ao một chuyến vượt xa ...

Dinh trong Phuc

Thursday, November 24, 2011

KHOA HOC: Tia phóng xạ nguy hiểm ra sao

Dù có nhiều lý do bênh vực cho việc xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân như hiện nay nhưng chúng ta chỉ vì nhu cầu ích kỷ của hiện tại chứ thực tâm chúng ta hoàn toàn vô trách nhiệm với các thế hê con cháu mai sau.
DHL



Như
chúng ta đã biết sự phân rã và phát tán phóng xạ (radioactive elimination)là hiện tượng tự nhiên của các quặng vật chất nặng trong thiên nhiên và nhân tạo thí dụ như từ nổ bom hạt nhân hay tai nạn meltdown -nóng chảy chất liệu hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân-cũng có thể có được.

Nhưng từ dạng nào chăng nữa các tia phóng xạ đều nguy hiểm cho con người hay các sinh vật khác.



Các dạng hạt alpha, beta, neutron, hay các tia gamma hay tia vũ trụ phóng đi trong phản ứng hạch tâm tất cả đều có khả năng ion hóa, có nghĩa rằng khi nó tương tác với các nguyên tử chúng có khả năng bứt tung vành đai âm điện tử. Sự mất mát âm điện tử do các tia này bắn qua sẽ gây ra hậu quả gồm vì nó hủy diệt tế bào sống cùng làm lệch lạc đi cấu trúc của gene đưa đến ung thư .

Vì rằng hạt Alpha (alpha particle) tương đối lớn, chúng không có khả năng xuyên qua vật chất ngay cả 1 tờ giấy chăng nữa. Vậy tia alpha (hạt Alpha) không gây hại cho con người. Ngoại trừ con người ăn hay hít thở các nguyên tử có phát tán hạt alpha thì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Còn hạt beta thì nó có khả năng xuyên phá sâu hơn một phần và nguy nhất là do ăn vào hay hít vào các nguyên tử có khả năng phóng ra hạt beta này (chúng ta còn gọi tia beta)

Tia beta có thể ngăn bằng tấm nhôm mỏng.

Còn tia gamma (x ray) có thể bị ngăn bằng 1 tấm chì càng dày càng tốt

Neutrons , các hạt này từ phản ứng phân hạch (Nuclear fission) các nguyên tố nặng như Uranium 235, vì nó không mang điện năng (trung tính = neutral) nên nguy hiểm nhất vì nó xuyên phá sâu nhất. Chúng chỉ bị ngăn từ các thành bê tông dày hay các chất lỏng như nước hay dầu nhiên liệu . Tia gamma và neutron vì tính xuyên phá sâu nhất nên nguy hiểm cho con người nhất!


Tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật bản FUKISHIMA 11/3/2011


động đất sóng thần gây tê liệt nhà máy hạt nhân và hậu quả tất yếu là tình trang MELTDOWN phải xảy ra khi sự điều phối các thanh nhiên liệu FUELRODS BỊ GIÁN ĐOẠN

Tình trạng MELTDOWN do các thanh nhiên liệu Fuel Rod không còn điều phối được đưa đến tình trạng overheatbùng nổ áp suất , phát tán phóng xạ ra ngoài môi trường xung quanh

[Đây là lý do tại sao tai nạn meltdown từ nhà máy điên hạt nhân của Nhật ngày 11/3/2011 do trận động đất 8.9 độ Richter, các máy bay trực thăng dùng nước dội lên các lò 1, 2, 3, 4 đang bị hư hại từ meltdown và đang phát xạ ra ngoài với mức độ 4/7]

Phản ứng hạch nhân bắn ra nhiều neutron có khả năng xuyên phá sâu và phá hủy tế bào cùng các gene con người

Như thế từ các tia và hạt phóng xạ đáng sợ nhất là tia Gamma và neutron nó phá hủy nghiêm trọng tế bào con ngừoi hay động vật khác. Bạn còn có nghe danh từ bom neutron như người viết có đề cập trước đây tựu trung ứng dụng tính "sát thủ" của tia gamma và neutron dùng gây sự chết chóc cho các tế bào sống và không có tính hủy diệt vật lý như sụp đổ tan nát (explosion) nói chung chỉ "giết người" chứ không làm sụp nhà nên còn có cái tên mai mỉa là bom "lịch sự" =NEUTRON BOMB

Như chúng ta đã thấy tia phóng xạ cũng có tính cách "tự nhiên" do quy trình thoái hóa của các nguyên tố có xạ tố(radioactive elements)

Lấy thí dụ Carbon-14 một đồng vị (isotope) của C-12. Cũng có một số các nguyên tố có phóng xạ nhân tạo trong môi trường gây nguy hiểm cho chúng ta. Phóng xạ hạt nhân có mặt có ích như nhà máy điện hạt nhân hay dùng trong y khoa, lấy thí dụ nhưng lại gây lo sợ cho con người như trường hợp xạ trị radiotheraphy.

BÊN TRONG NHÀ MỘT MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

Để chuyển hóa phản ứng hạch tâm thành điện năng, bước đầu của nhân viên vận hành phải biết cách thức điều khiển nguồn năng lượng khổng lồ thu được từ nguồn Uranium đã được "làm giàu" (enriched) đun nóng nguồn nước tạo thành nguồn lực từ hơi nước.

Uranium đã được "làm giàu" phải đúc theo một khuôn mẫu nhất định dài 2.5 centimet, mỗi viên có đường kính bằng đồng 10 xu (dime)= 1.791mm. Bước kế những viên nhỏ hình trụ này được xếp thành từng thanh dài, và những thanh dài này được bó với nhau thành từng BÓ.Chúng ta tạm gọi là THANH NHIÊN LIỆU. Những thanh nhiên liệu này được nhúng vào trong nước đựng trong những nồi áp lực . Tác dụng của nước dùng để làm nguội. Để lò phản ứng hoạt động được những thanh nhiên liệu nói trên phải ở trạng thái SIÊU ĐẠT một phần nào.

Nếu chỉ đơn giản vậy thôi cứ để yên vậy uranium sẽ quá nóng và cuối cùng nóng chảy ra. Muốn tránh tình trạng quá nóng, chúng ta phải có nhiều THANH ĐIỀU PHỐI tạo ra từ những chất liệu có tính hấp thụ các neutron và những thanh này lại được nhét vào trong các thanh nhiên liệu cùng với kỹ thuật người ta có thể gia tăng hay giảm hiệu năng hấp thụ của các thanh điều phối này. Việc tăng giảm hiệu năng hấp thụ từ các thanh điều phối này cho phép các điều khiển viên kiểm soát được tỷ lệ phản ứng hạt nhân. Khi một nhân viên điều khiển muốn các thanh nhiên liệu cung ứng tối đa nhiệt năng thì các thanh điều phối này được rút ra khỏi các thanh nhiên liệu. Trái lại muốn bớt nhiệt năng thì các thanh điều phối này được thả sâu vào trong các thanh nhiên liệu uranium nói trên . Cho đến khi các thanh điều phối ấn sâu hoàn toàn vào các thanh nhiên liệu Uranium thì xem như phản ứng bị đóng lại hoàn toàn dành cho trường hợp tai nạn nhà máy hay khi thay thế nhiên liệu hạt nhân.

[Những thanh nhiên liệu uranium có tác nhân như là nguồn nhiệt cực lớn cho lò phản ứng. Nó đun nóng nguồn nước tạo thành hơi. Các luồng hơi chạy thẳng vào các tua-bin làm quay động cơ thế là tạo ra điện năng.(Nhân loại từng biết cách tận dụng tính năng sức mạnh của hơi nước hàng trăm năm rồi chuyện này thiết tưởng không có gì mới lạ . Vấn đề là nguồn năng lượng đề làm nóng nước mới là vấn đề :người dịch]

Tại vài nhà máy điện hạt nhân khác , luồng hơi nước từ lò phản ứng đầu tiên sẽ đi qua cơ phận trung gian hay còn gọi là thứ cấp , luồng năng lượng này lại làm bốc hơi lò nước thứ cấp luồng hơi thứ cấp này mới đi tới chuyện vận turbine . Lợi điểm phương pháp này là chúng ta tránh được nước hay hơi có nhiễm phóng xạ giai đoạn 1 không bao giờ tiếp xúc với turbine. Cũng thế, có vài nhà máy khác chất lỏng làm nguội (coolant fluid)trực tiếp tiếp xúc với các thanh hạt nhân được thay bằng khí (carbon dioxide) hay kim loại lỏng (sodium potassium )Những nhà máy như vậy cho phép các thanh nhiên liệu hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nhiều.

Sự kiện này đang đưa nưoc Nhật vào tình trạng khủng hoảng , vì hậu quả không lường được từ nhà máy điện hạt nhân lịch sử và khoa học đã và đang chứng minh rằng :

Nhà máy điện hạt nhân là chọn lựa hết sức sai lầm của nhân loại

Dù có nhiều lý do bênh vực cho việc xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân như hiện nay nhưng chúng ta chỉ vì nhu cầu ích kỷ của hiện tại chứ thực tâm chúng ta hoàn toàn vô trách nhiệm với các thế hê con cháu mai sau.

-bế tắc về
địa điểm và an toàn vĩnh cửu cho các chất thải hạt nhân (nuclear wastes) càng lúc càng nhiều (tôi đã trình bày ở bài viết sau)
-bế tắc về
ngăn ngừa phóng xạ phát tán khi có tai nạn xảy ra
-nhu cầu đòi hỏi càng cao trong lúc nguồn Uranium thì có giới hạn


Thảm thay tai nạn lò máy là chuyện không thể tránh đươc vì có nhiều nguyên do khách quan hay chủ quan. Trong lúc này hiện tượng thiên nhiên thay đổi đã cộng hưởng tăng thêm độ rủi ro cho chọn lựa con người - đó là sự gia tăng đầu tư vào việc xây dựng thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân trên thế giới .


Hiện nay VN có thể là nạn nhân nhiều rủi ro nhất khi các ekip "khoa học gia " VN đang say sưa cho biện pháp trên là "QUỐC SÁCH" ?

dinh hoa Lu March 27/ 2011

**********************************************************************
tin tuc BBC

Đa số dân thế giới 'chống điện hạt nhân'

Cập nhật: 11:49 GMT - thứ sáu, 25 tháng 11, 2011

Một cuộc thăm dò của BBC cho thấy số đa số công chúng trên toàn thế giới không muốn xây nhà máy điện hạt nhân.
Thăm dò được hơn 20.000 người ở 23 quốc gia tham gia cho thấy hơn hai phần ba chống lại việc xây dựng các lò phản ứng mới.
Ở các nước hiện đã có các nhà máy điện hạt nhân, số người phản đối nhiều hơn đáng kể hơn so với năm 2005 - chỉ có Anh và Hoa Kỳ ủng hộ xu hướng này.
Hầu hết người được hỏi tin rằng tăng cường hiệu quả sử dụng điện và năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu của họ...Chỉ có 22% cho rằng "điện hạt nhân là tương đối an toàn và là nguồn điện quan trọng, và chúng ta nên xây thêm các nhà máy điện hạt nhân".

Ngược lại, 71% nghĩ rằng đất nước họ "gần như hoàn toàn có thể thay thế nhiệt điện và điện hạt nhân trong vòng 20 năm bằng cách tăng hiệu quả sử dụng và tập trung vào việc tạo ra năng lượng mặt trời và điện gió"...

BẾN ĐÒ NĂM CŨ




CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ
Nhạc Sĩ: Hòang thi Thơ
Ca Sĩ : Thùy Hằng

Dòng Thạch Hãn êm trôi dìu tháng ngày về biển - biển dạt dào sóng vỗ

Tiếng chèo đêm khua
nước ánh lung linh, đò rời bến - bến tiễn khách sang sông

Lớp người đi muôn dặm, nẻo sơn khê - quê hương xa diệu vợi-
quê chẳng hẹn về ?

Ai người tri kỷ? đâu bạn tri âm ? lòng viễn khách bồi hồi -
khách thương kiếp tha hương










Dinh hoa Lu

Wednesday, November 23, 2011

BỤI PHẤN

Đáng vinh danh thay những bậc thầy cô đã dạy con trẻ nên người, cha mẹ cho chúng hình hài nhưng chính thầy cô đã ban cho chúng cách sống tốt với đời. Aristote

Hôm nay đọc tin cựu học sinh NH 64-71 ngay 20 /11/2011 đã làm lễ Tri ân Cô Thầy tại Huế , chúng tôi thật mừng và xúc động với tình nghĩa keo sơn gắn bó của học sinh NH đối với công ơn thầy cô. Rõ ràng tình thầy trò trường Trung học Nguyễn Hoàng qua bao thập niên nay không bao giờ phai nhat dù thời gian có trôi mãi vô cùng . Biết bao vật đổi sao dời, biết bao tang thương nhân thế nhưng lạ thay tình cảm Nguyễn Hoàng giữa thầy trò, giữa bằng hữu đồng môn lúc nào cũng đậm đà khắn khít. Những năm gần đây, càng xa cái mốc thời gian -với cái ngày tan tác của trường xưa - thì hoạt động KÍNH THẦY NHỚ CÔ TƯƠNG THÂN TƯƠNG TRỢ giữa các đồng môn cựu học sinh Nguyễn Hoàng lại càng "nở rộ" khắp nơi trong cũng như ngoài nước.

Một ví dụ thưc tế và gần nhất làm chúng tôi càng xúc động hơn khi các anh chị em NH đang vui vẻ với cuộc lễ TRI ÂN THẦY CÔ lại không quên một người thầy đang ốm đau một mình nằm ở bệnh viện trung ương Huế. Nhìn hình ảnh thầy Lê ngọc Dinh hiện tại như lời anh chị em NH 64-71 "sao tương phản quá so với bốn mươi năm qua" ! - Ôi thời gian sao nghiệt ngã quá ! thoắt đó thoắt đây như "bóng câu quả cửa sổ", biết bao mái đầu xanh ngày đó, chơt giật mình tóc ai nấy đều đã nhuộm tuyết sương.


Thưa thầy, thầy có biết không? mới mấy hôm qua , trong một lớp học chính trị tại xứ người khi em nghe nói về Parliament và Parliament Act, Anh quốc em chợt nhớ đến hình bóng thầy bốn mươi năm trước đang dạy lớp THẾ GIỚI SỬ cho chúng em . Cũng giọng nói sang sảng của thầy về CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ ANH QUỐC - cùng Parliment Act ...dáng thầy dong dỏng cao,nước da ngăm ngăm của thầy mỗi khi lên lớp Sử . Và cứ mỗi lần nghe lại những từ CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ em lại liên tưởng đến hình bóng Thầy xưa, cùng thanh âm ngày tháng cũ MỘT CHÍN BẢY HAI.

Mỗi năm tại Hoa kỳ vào thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một người dân Mỹ quốc tổ chức lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) thật rầm rộ, lạ thay tại Việt Nam cứ vào ngày 20 tháng Mười Một cũng có lễ Tạ Ơn Nhà Giáo. Thế mới biết công lao dạy dỗ của các Nhà Giáo quan trọng biết dường nào !

Ân cần thăm viếng thầy cô là thái độ biết ơn của học trò nói chung trong đó có tập thể cựu học sinh trường trung học Nguyễn Hoàng nói riêng. Lòng biết ơn này càng đáng hoan nghênh khi các anh chị em biết tìm đến bên thầy cô đang lâm bệnh là việc làm đúng ý nghĩa và đúng lúc nhất.

Mùa lễ đang về chúng em những cựu học sinh Nguyễn Hoàng cũ mong ơn trên cho Thầy chóng lành bệnh, sức khỏe tái khang kiện để đón cái tết Nhâm Thìn 2012 đang đến trên quê hương nước Việt

hải ngoại mùa Thanksgiving 24/11/ 2011

Đinh trọng phúc
Trần thị Túy Huệ


Đinh trọng Phúc CHS NHQT K-1965-1972
Cuộc đời con người là cả một quá trình thay đổi, như trăng tròn lại khuyết, hoa nở để mà tàn. Lá xanh kia còn đó trên cây thấm thoắt thu về trước ngọn đông phong chợt rụng rơi theo vòng quay trời đất. Dĩ vãng thăng trầm của đất nước trong cơn lốc xoáy của chiến tranh, thì người ta hay mất mát đổi thay. Ai ai trong đời ít nhất cũng có một lần nuôi một giấc mơ thêu hoa dệt mộng, nhất là ở lứa tuổi học trò thì biết bao là mộng đẹp. Tôi cũng thế, thuở cắp sách đến trường thì làm sao kể hết những chuyện mộng mơ, và đôi khi lại dám mang một hoài vọng vá trời lấp biển. Nhưng thành bại lại tùy theo số mệnh, và khi số mệnh đã an bài cho một lớp người hay cả một thế hệ thì chúng ta lại an ủi nhau bằng hai chữ mệnh trời.

Thời hoa bướm học trò đã thuộc về quá khứ xa xưa. Nó lại càng xa hơn nữa khi ta đứng bên này xứ người hướng tâm tư vượt nửa vòng trái đất mà vọng về cố hương Việt Nam. Hình ảnh mái trường Nguyễn Hoàng xưa, đường Quang Trung ngập tràn áo trắng nữ sinh lúc tan trường. Dễ thương thay nét e ấp thẹn thùng dưới vành nón lá nghiêng che, một thời xuân sắc, và thật tội nghiệp cho bước chân mấy gã si tình cứ lẽo đẽo theo sau.
Tấm thẻ học sinh vẫn mãi thuỷ chung theo tôi cho trọn một đời. Nó đã từng theo bước chân lưu dân Quảng trị đi hết những nẻo đường đất nước. Rồi đến khi xếp áo thư sinh theo tiếng gọi quân hành, tôi vẫn có nó bên mình và ngày rời xa quê hương nó cũng theo tôi đi đến xứ người. Có những lúc chạnh lòng nhớ về lối xưa trường cũ tôi lục lọi tìm nó trong ngăn tủ, cầm tấm thẻ đã vàng úa theo cát bụi thời gian mà hình dung lại những kỷ niệm xưa. Ba mươi mấy năm rồi mà, từ ngày tôi phải xa ngôi trường cũ, phải bỏ nó mà đi cho đến khi ngôi trường tan nát có mấy ai trong đám Nguyễn Hoàng đã chứng kiến giây phút cuối cùng của ngôi trường thân mến đó. Ba mươi mấy năm là cả một chặng đời cho một người đủ khôn lớn, trưởng thành. Tấm thẻ học sinh này tôi coi như là một kỷ vật của trường trao lại. Nó không chỉ đưa trí tưởng tượng của tôi về lại thuở biết yêu mà còn xa hơn nữa đó là ngày tôi bắt đầu đi học.
Tôi nhớ lại buổi học đầu đời, niên khóa 1960, ngày đó tôi cứ níu lấy tay mẹ tôi khi người đem tôi đi xin nhập học vào lớp năm trường Nam Quảng trị. Ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường tôi là đứa con trai cưng vừa đi vừa mếu máo khóc. Trẻ thơ thuở đó tôi đâu biết gi về những cảm xúc như hình ảnh “mấy chiếc lá vàng rơi” hay “trên không có mấy đám mây bàng bạc” giống nhà văn Thanh Tịnh đã tả trong ngày đầu đi học. Ngày đầu tiên đi học của tôi chỉ là những cảm giác lo sợ, những giọt nước mắt bịn rịn khi tôi phải xa nhà, xa ba mẹ để bắt đầu tập tành bước vào thế giới của thầy cô bè bạn, của sách vở bút nghiên.




Đã vào lớp nhưng mắt tôi luôn rớm lệ, tôi cố nhìn ra cổng trường hướng bờ sông Thạch Hãn. Mẹ tôi thương con chưa nỡ về nhà, người cứ mải đứng trước cổng chờ con cho đến khi tan buổi học đầu. Cô giáo Tâm lớp tôi, bằng giọng Quảng hiền dịu cô đã dành thì giờ dỗ dành, an ủi tôi. Cũng nhờ sự vỗ về của cô nên chỉ sau hai ngày đi học tôi quên ngay cảm giác sợ hãi lo âu ban đầu. Tôi còn nhớ trên vách lớp khi nào cũng có những túi kẹo bi hay đồ chơi nho nhỏ, cô Tâm sẽ thưởng cho những em ngoan, nhưng có khi cô cũng tặng cho em nào hay ngủ gật trong lớp nữa. Có cô giáo, có bạn bè tôi quen dần nếp sinh hoạt của trường của lớp. Tuổi nhỏ học trò ngày hai buổi đến trường, con đường Lê văn Duyệt dẫn đến trường Nam sao quá thân quen, đường Gia Long ven bờ sông lộng gió. Trong trường hình ảnh mấy cây ngô đồng rợp bóng, mấy đứa bạn cùng tôi hay lượm trái ngô đồng khô để làm bánh xe cho mấy chiếc xe đồ chơi tự tạo.
Mới chớm cơn nắng hạ thì bầy ve trên mấy cây ngô đồng đã vội râm ran kêu. Hè về là mùa đá rế của lũ con nít chúng tôi. Tôi thường cùng mấy đứa bạn băng qua cánh đồng mênh mông về tận mấy rẫy dưa ở làng An Tiêm hay cả gan vượt sông qua tận Nhan Biều, tìm cho ra năm ba con ‘rế nhất, rế nhì’ về nhà so tài cao thấp. Mấy ngày hè tiếng la tiếng hét của bọn con nít chúng tôi vang ầm khắp xóm.
Thời gian của tuổi thơ êm ả đi qua như giòng Thạch Hãn lững lờ theo năm tháng trôi qua thành phố Quảng trị hiền hòa và trầm lặng. Niên khóa 1965-1966 tôi bắt đầu bước lên trung học. Trường Nguyễn Hoàng lúc này thầy Thái mộng Hùng làm hiệu trưởng. Sau này tôi mới biết cô giáo đầu đời của tôi, cô Tâm, chính là hiền nội của Thầy. Nhưng giờ đây Cô đã trở về với ‘người muôn năm cũ’. Nhớ Cô, tôi chỉ biết thắp lên một nén hương lòng, vọng về cố quốc để tưởng niệm đến cô giáo lớp vỡ lòng năm xưa.
Thầy Hùng bận bịu chuyện văn phòng nên tôi ít khi thấy Thầy xuất hiện ngoại trừ những sáng thứ Hai làm lễ chào quốc kỳ. Sau nghi thức chào quốc kỳ Thầy nhắc nhở cho toàn trường vài ba huấn thị. Đôi khi thầy Hùng cũng có đảm nhận thêm mấy giờ Pháp văn vì trường thiếu giáo sư. Những lúc này tôi mới thấy bóng dáng dong dõng cao của thầy Hùng thoáng xuất hiện trước hành lang rồi bước vào lớp Tứ một. Hết giờ dạy Thầy về ngay văn phòng tiếp tục công việc.
Hay đi kiểm soát trong trường là phần hành của thầy giám thị Hồ ngọc Thanh. Mấy lúc này thật ‘rủi’ cho mấy chàng đi học nhưng chân lại mang ‘dép Nhật’ hay quên mang bảng tên trên túi áo.


Vào khoảng sau năm Mậu Thân 1968 khi có mấy khoá sư phạm Huế ra trường, thì trường Nguyễn Hoàng được bổ sung một số cô thầy mới như cô Hồ thị Tương dạy Anh văn, cô Võ thị Hồng dạy quốc văn, thầy Hoàng thế Hiệp , thầy Hồ xuân Tám , dạy hóa, thầy Toản dạy toán, thầy Cao hữu Điền dạy Pháp văn, thầy Lê ngọc Dinh dạy sử địa, và một số thầy cô trẻ khác. Dạo này không khí sinh hoạt của trường nhộn nhịp khởi sắc hẳn lên như văn nghệ, cứu trợ bão lụt, du lịch biển Gia Đẳng, Mỷ Thủy, thăm lăng miếu tại Huế hay tháp tùng phái đoàn đi trao vòng hoa và uỷ lạo chiến sĩ…
Lứa tuổi đệ nhị cấp cũng có niềm hãnh diện riêng của nó như được thêu bảng tên bằng chỉ xanh để phân biệt với đệ nhất cấp có bảng tên thêu bằng chỉ đỏ. Màu chỉ xanh bảng tên là đàn anh, đàn chị là sắp sửa “dùi mài kinh sử” để vào Huế mà thi tú tài. Ngày mai đây Trường sẽ có thêm nhiều ‘cô tú- cậu tú’ tân khoa. Làn chỉ xanh trên áo trắng cũng là chỉ dấu của lớp tuổi bắt đầu yêu đương và mơ mộng, biết dệt bao nhiêu vần thơ hay nhất rồi e ngại, ngập ngừng hay kín đáo gởi cho nhau. Cũng có lúc ai đó âm thầm lặng lẽ theo bước chân nàng về tận ngõ nhà. Tuổi biết yêu đồng thời cũng biết nuôi bao nhiêu hoài vọng thiết tha cho đời để mai đây trên mọi miền đất nước có những cánh chim Nguyễn Hoàng góp phần xây dựng.
Bay xa hơn nữa, ngoài tầm đất nước, có những cánh chim Nguyễn Hoàng còn gặp lại nhau nơi xứ lạ quê người. Tha hương viễn xứ, chúng ta may mắn được trùng phùng khi vầng trán đã in nhiều vết hằn năm tháng, những mái tóc đen nhánh mượt mà năm xưa giờ đã nhuốm bụi phong sương. Rồi chúng cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xa xưa, một thời hoa bướm. Tay bắt mặt mừng. “Ừ nhỉ, mới ngày nào đây mà đã ba mươi mấy năm rồi.” không ai bảo ai mà cũng xuýt xoa một niềm lưu luyến ấy. Thời gian quái ác vẫn lạnh lùng trôi nhanh như “vó câu qua cửa sổ,” mãi theo tháng ngày lận đận đến khi giật mình nhìn lại mình thì đời đã quá ‘rêu phong’.
Cách nhau ngàn trùng mà vẫn không xa cách. Những Nguyễn Hoàng ngày xưa vẫn có lúc hội ngộ như bây giờ. Trái đất vẫn tròn thì chúng ta còn gặp lại nhau- “mô tê răng rứa” cứ nói thật nhiều cho thoả những nỗi nhớ mong. Bạn cũ trường xưa “ bây chừ gặp lại- mi cách xa tau cả mấy múi giờ” Ừ nhỉ ! khung trời Quảng trị giờ ở đây, mái trường xưa giờ cũng là đây. Thầy trò chúng ta giờ phút tao ngộ này, tuổi đời ai cũng ‘ mấy bó giống nhau’. Hãy nói với nhau những gì chưa nói, hãy vui cho thật trọn vẹn trong những khoảnh khắc bên nhau, rồi ngày mai chia tay mỗi người một ngã thì xin ghi những hình ảnh hội ngộ này như là những kỷ niệm đáng nhớ trong đời./

Dinh Trong Phuc
cuu hs trung hoc Nguyen Hoang

trích in lại từ Văn thiên Tùng blog

Saturday, November 19, 2011

Rau trái thôn quê - chợ nhóm cuối tuần



...Quê tôi nhớ thuở nào
tháng ngày đời gieo neo
Con chim kêu chiều chiều
nghe vời vợi hắt hiu...
HAI QUÊ
NHẠC SĨ: ĐINH MIÊN VŨ





Cứ mỗi sáng thứ Bảy hàng tuần sân parking học khu Berrryessas District ưu tiên dành riêng cho phiên chợ nhóm của nông dân các vùng phụ cận quanh thành phố San Jose này. Người dân ở các vùng quanh vài ba chục dặm họ đã lái xe đem nông phẩm về đây từ tờ mờ sáng.
Họ nhanh nhẹn dựng lên những mái che vuông vắn ,hai dãy nằm kế nhau thằng tắp, ở giữa là lối đi . không ai lấn át ai. Họ vui vẻ bày ra bao nhiêu thứ mà vợ chồng tôi không chê vào đâu được. Từ những cụm hoa lan, cho đến rau hành củ cải , cà ớt đủ loại không thiếu cái chi. Những mớ cá nhỏ tươi rói, cho đến những đống đậu phụng tươi mới hái , hạt chắc nịch. Vợ chồng tôi tha hồ lựa chọn thức ăn tươi.
Nông dân quanh vùng họ là người Mễ, người Lào, một ít người Việt.
Có điều lý thú những bó rau lang tươi rói, người Quảng trị ưa về luộc hay chấm nước cá ngừ kho cũng đầy đủ. Có cả ban nhạc đồng quê (country song band) của mấy ông Mỹ già hay trung niên cũng căn lều ở đây . Họ điềm nhiên hòa nhạc với nhau, cái thùng nhỏ trước mặt ai hảo tâm tặng chừng nào tùy hỉ .
Bên góc xa còn có cái lều bán bánh Mỳ nướng loại truyền thống của người dân bản xứ nữa chứ! Nói chung người đi chợ đa số là Á Châu đông nhất là VN và đến là Tàu , Phi nên rau trái Á châu xem chừng đắt khách hơn cả.
CHợ nhóm này không ai đánh thuế nhằm giúp đỡ cho nông dân kiếm thêm lợi tức . Cộng đồng quanh đây rất thích vì vừa có thức ăn tươi vừa đi dạo cuối tuần cũng thấy hay .
Vừa mua vài ba thứ vừa tận hưởng không khí đồng quê giống bên quê nhà nên vợ chồng tôi rất thích .
Chợ "nhà quê" này, cái tên tôi tự đặt, giá cả lai vừa túi tiền .
tôi chợ nhớ đến bài học thuộc lòng trong cuốn QUỐC VĂN TOÀN THƯ- ngày xưa còn bé"

-trời hừng sáng đèn đường chưa kịp tắt
-khắp phố phường đã huyên náo còi xe
-những gánh rau mới hái ở đồng quê
-cùng hoa quả "vịt gà" đang chở tới...

Đặc biệt-- tôi xin đình chính không có VỊT GÀ ! vì luật lệ ở đây giết súc vật không được phép tự do. Lò sát sinh đương nhiên phải có chứ-- nhưng giết HEO GÀ VỊT..phải tập trung ở các hãng và nông trại lớn thôi .

Hai vợ chồng tôi vừa đi thể dục buổi sáng vừa dạo chợ đồng quê đem lên đây cũng thấy vui vui. Ngày cuối tuần có thêm bó sả tươi nồi bún bò Huế do bàn tay vợ tôi nấu càng đậm đà thêm hương vị.

DHL









Đinh phúc
Saturday Nov/19/2011
Đinh Trọng Phúc - San Jose California

Wednesday, November 16, 2011

THƠ : TA NGẮM SAO








Một sao, hai sao , đếm ba sao

Lấp lánh trời đêm ta với sao

Trong khoảng không gian xa thẳm đó

Chơi vơi ta thấy trống tâm hồn

Một sao , hai sao , đếm ba sao ...

Theo ánh sao băng phía trời xa

Xưa bảo sao băng người nên ước

Uơc gì ta sẽ mãi gần nhau .




Đinh trọng phúc


vùng rẫy xuân sơn -Bà rịa 29/3/1983
Nguồn trích dẫn (0)

Sunday, November 13, 2011

GẦN TẾT MIÊN MAN ĐÔI DÒNG TÂM SỰ





Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
(Vũ Đình Liên )

(bai da dang tren dac san Quang Tri Nam Ca)
Xoay lui- xoay tới, Tết Tân Mão 2011 đến bên chân rồi đây! Không hẹn chẳng hò mà những cái tết cứ "tà tà" xấn tới . Bên nhà tháng ni gần tháng chạp âm lịch rồi . Chắc giờ ni ai ai cũng chạy hết tốc lực mà lo cho cái tết đang đến cập kề bên chân.

Còn tại xứ người ta thiệt tình tui nghĩ ít ai quan tâm đến chữ TẾT. Ra xứ người nghĩ về không khí ấm cúng cùng những hương vị Tết ngày xưa khi 'năm hết tết đến' nó "bốc hơi" không biêt khi mô ?

Tui nhớ về hồi còn niên trẻ tại Quảng trị, hương vị Tết nó náo nức làm răng ! Trái lại xứ người có công ăn việc làm là TẾT rồi đó!

Tui liên tưởng đến hình ảnh tay mang túi đồ ăn, tờ mờ sáng nổ máy xe chạy lên hảng cho kịp giờ . Ngã tư đèn đỏ, liếc qua cửa kiếng thấy mấy "ông Tây bà Đầm" người "quẹt quẹt" vào mặt, người thì "tranh thủ húp cà phê" thì tôi tự an ủi :

"ai ai xứ ni cũng vội cũng vàng , cũng khổ như mình cả "

“than thở làm chi , có job là OK rồi ”


Bởi rứa, có khi mồng 1 Tết xứ ‘cờ Hoa’ người ta phải đi làm , "ma ne giơ" họ có "khe" mô! mình là thiểu số , là nhược tiểu mà ! Nhưng tui cũng còn có thứ an ủi cho mình bởi vì còn có "gióp' nó làm ấm lòng cho những "chiến sĩ đi cày " mà !
Tại xứ người khi cầm được cái "chét" trong tay. Thứ cảm giác sung sướng khi vân vê mấy "trự tiền đô" , tức có cái mà lo Tết hay nói đúng ra là chuyển đổi tình cảm về quê hương VN. Bên nớ tức Ba Mạ họ hàng anh em cật ruột hay đáp đền người ơn kẻ nghĩa v. v.

Trước bàn thờ tai xứ người ta, ôn mệ có đi theo con cháu bên ni cũng thông cảm cho hoàn cảnh cháu con . Cái "gióp" bận bịu có khi phải xin "cúng bù" vào "wít ken" thế 30 hay mồng Một. Còn năm mô "wít ken" trúng vào dịp cúng giao thừa mồng một thì quá may mắn rồi . Tui nghĩ về hai chữ 'lay- óp" nằm vắt chân ở nhà thở dài thườn thượt mà rùng rợn : thở vô thở ra , lấy chi trả "biêu" nào nhà? nào rác? nào nươc? nào điện ?!!!

Nói cho cùng lý, kinh tế là "năm bơ oăn" là trên hết ,tức là "cái gióp"; đó là lý luận bên ni. Xứ nguời đi mô cũng gặp những người "cặp mắt xanh lè" họ nói từng tràng tui nghe chẳng biết "mô tê chi hết" ngẩn ra như "ông Phỗng Đá" nghĩ cũng rầu .

Ở đây ưu tiên là chuyện đi làm , cúng giỗ, cưới hỏi chi cũng bù vào "wít ken"; ngay cả đi chùa ,nhà thờ cũng rứa! "làng răng Xạ Năng rứa" -'nhập gia tùy tục” – “đáo giang tùy khúc " chừ mới thấy thấm ; tui hay ai cũng chấp nhận thôi . Quen rồi , tui hết "làm ràm " chuyện này . Mà nghĩ cho cùng thời buổi suy trầm kinh tế tại xứ "cờ Hoa " ni có đi làm là "sướng rên" rồi, tui nghĩ ai giờ ni chắc không dám hó hé "còm p len" mô!

Tui lại miên man thả hồn về bên quê nhà. Cứ ngày tết chuyện chi cũng bỏ. Công chức tư sở chi cũng nghỉ một "lèo" đến cả chục ngày mới "lò mò" đi làm lại. Buôn bán thì thì ngày đầu năm phải coi ngày tốt mới dám mở cửa lại. Trong nhà bánh tét thịt kho, dưa món, củ kiệu đưa men cũng đặng 2 tuần. Có khi cả tháng cũng còn bánh tét để mà chiên lại . Bánh tét nguội chiên lại ngó rứa mà ngon đáo để; giờ thì "răng cỏ" lung lay hết rồi món bánh tét chiên ai cho tui cũng “đập” .

Tôi xin trở lại xứ ‘Cờ Hoa’ bên ni.
Tết về các khu buôn bán thị tứ VN có đông thì đông đó, bánh mứt dưa hành không thiếu thứ chi. MAI -ĐÀO-CÚC-THỌ thi đua khoe sắc. Nhưng năm mô Tết trùng vào "wit ken" thì ăn nên làm ra. Còn không trùng thì thường thường lỗ vốn . Thiên hạ bên ni, nhà VN thì có sắm sanh bánh mứt bánh tét bánh chưng chẳng thiếu thứ chi . Thế mà lạ lắm! cái không khí hưởng Tết nó "vô vị" dữ lắm ! Trong nhà ngày Tết kẻ đi làm chưa về, người ngủ bù vì làm ca đêm . Phòng mô cũng im lìm , ngó ra đường "xóm vắng đìu hiu" vì nhà mô cũng "cựa đóng then gài " ngàn năm lặng ngắt !

Lai thêm cái buồn bên xứ ni nữa ! Tết đến xuân về ít ai còn có cái thú nhâm nhi chút mứt chút bánh , chén trà ly rượu nhàn nhã như năm xưa nữa ! Ai cũng hết cái thú thưởng thức vài lát bánh tét, góc miếng bánh chưng . Ai ai cũng ngán đồ ngọt, chất bột , chất nếp vì sợ cao đường hay "ô tăng sông" ; nên những thứ ni tại đây sắm ra cho có lễ thôi , chứ ai cũng nhìn chúng với ánh mắt "vô hồn vô cảm " !?

Còn chuyện ngày đầu năm đươc bận áo quần mới đi chúc tết nhau là chuyện quá khứ. Bên ni ngày đầu năm tui hay các bác trông chờ mấy cú phôn gọi thăm chúc Tết nhau hình như càng lúc càng thưa lần , chơ nói chi chuyện thiệp TẾT bỏ trong phong bì !( ngoại trừ THIỆP CƯỚI đó nghe)

Ngang đây tui mới nhớ đến hình ảnh các quán sách Tao Đàn, Lương giang, Sáng Tạo hay Văn Hoá , TÙNG SƠN ngày xưa tại chợ Qtri chi lạ. Hồi đó, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, các quán sách này bày đủ thứ thiệp. Sang thì mua thiệp đắt tiền còn học sinh như tui thì mua thiệp cái mô rẻ nhất mà thôi . Nhưng ngày đó ai ai cũng gởi tặng thiệp đầu xuân và trịnh trọng gắn lên những cành mai vàng trong ba ngày tết trông dễ thương và tình cảm chi lạ !

Năm nay tóc ai cũng bạc cả rồi . Qua xứ ni quá bận bịu lo toan , lận đận lao đao công ăn việc làm. Dần dà mọi tập tục xưa từ từ rơi rụng như mấy cái răng cọng tóc thưa dần theo ngày tháng . Hơn nữa , nói lui nói tới chi đây là xứ người ta đất người ta mà!

Nói như rứa, ở quê người ăn tết cổ truyền , ai muốn ấm lòng khi nhớ quê thì tốn vài thẻ điên thoại gọi về thăm bà con làng nước mà thôi . Ở đây nói đủ mà thiếu . Thiếu là thiếu lời chào tiếng hỏi , thiếu cơ hội ‘chộ’ mặt nhau vì ai cũng mịt mù nơi hảng xưởng; Cho đến lúc về già thì vô "nớt xing hom" mất rồi !
Con cháu có vô thăm thì năm khi mười hoạ . Nhưng cũng không trách chúng vì con cháu cũng phải giữ cái 'gióp" là trên hết . Tui còn nhớ câu tục ngữ xứ Quảng khi xưa "cha chết không bằng hết ăn ?" mà!

Huống chi, đây con cái mình còn lo cho con cho vợ nó?
Có khi con vợ mà nó nói rằng "anh chọn mạ hay chọn tui ?" thì coi bộ 'CHIA TAY SỚM' thì tội cho chúng lắm .
Đó là sướng mà lại khổ, có hiện tại nào hoàn mỹ mô ?

Nghĩ về các cụ trong "nớt xinh hom' tuổi già 'gặm nhắm" trong 4 bức tường. Y tá có khi mệt bực nặng tay ,la mắng. Chồng chất tuổi hạc đã cao, suy nghĩ lao lung nhớ về quê hương bản quán. Đó là nỗi buồn tuổi già xứ lạ. Còn lớp trẻ thì ngày đêm miêt mài căng thẳng công ăn việc làm nỗi doạ mất 'GIOP" sức ép càng lúc càng cao . Lo toan tính toán chúng không ngày giờ rảnh rang lo cho cha mẹ đó là cái tội nghiệp cái thiệt thòi cho con cháu chúng ta bên ni, chúng chẳng muốn vậy mô .

Quê hương mình làm quần quật một năm 12 tháng, có cực chi nhà ai cũng có cái lo ba ngày TẾT; đó là tục lệ ngàn năm rồi . Cho đến lúc này thứ hương vị "bánh chưng xanh , câu đối đỏ" mới thực sự có sức hấp dẫn và lạc thú của nó .Cái thế giới quê nhà -TAM ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG , TỨ ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG trong ba ngày Tết lúc nớ sao đầy đủ tình cảm dạt dào và vuông tròn hiếu để .

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
(VDL)

Rứa là tui hiểu ra rồi : khi những lớp tuổi già VN đang trú ngụ tại quê người chọn "nớt xinh hom" là "bến đổ" buồn tủi như rứa thì chữ TẾT chẳng còn cái ý nghĩa chi.

CUNG CHÚC TÂN XUÂN TÂN MÃO 2011

ĐINH TRỌNG PHÚC
(127 Lê văn Duyệt thị xã Quảng trị)
Nguồn trích dẫn (0)

Friday, November 11, 2011

THƠ : FOR GET ME NOT


Đăng ngày: 10:23 12-11-2011
Thư mục: Tổng hợp




for- get -me -not hoa không quên

Cành tím từng đêm hương vẫn quen

Em có đêm nào qua lối cũ

Gió thoảng hương hoa bỗng nhớ NGƯỜI

Chiều nay anh về qua xóm lạ

Ngắt cành hoa tím chợt thấy quen

Gió ơi cho gởi hương theo với

Hương đến bên em hương không quên

xuân sơn Ba Ria 29 tháng 3 năm 1983
Dinh trong Phuc

Thursday, November 10, 2011

HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG TRỊ -SAN JOSE -XUÂN ẤT DẬU 2005





Trần hưng Đạo  gần nhà máy đèn -gần tiệm Mỹ Phát ngã 3 bên tay phải đi tắt về Quang trung




**************************************************************************************** 


HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG TRỊ -SAN JOSE -XUÂN ẤT DẬU 2005


Giải Khuyến học  để duy trì tiếp nối và khuyến khích thế hệ con em Quảng trị

cháu Đinh Lâm Ân đang ngồi đợi lên phát biểu cảm tưởng

BÀI CHÚC MỪNG NĂM MỚI ẤT DẬU 2005
HỘI ĐỒNG HƯƠNG TỈNH QUẢNG TRỊ TẠI SAN JOSE CALIFORNIA

[Do cháu Đinh Lâm Ân đại diện cho lớp con cháu đồng hương QT đọc]


KÍNH THƯA BAN TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG HƯƠNG TỈNH QUẢNG TRỊ
KÍNH THƯA QUÝ ÔNG BÀ QUÝ CHÚ BÁC CÔ DÌ
KÍNH THƯA BA MẸ
CÙNG CÁC BẠN THÂN MẾN

Cứ mỗi lần tết đến xuân về, lòng chúng cháu lại hân hoan vui sướng vì được lớn thêm một tuổi. Năm nay xuân Ất Dậu 2005 niềm hân hoan của chúng cháu lại được tăng lên gấp bội khi được phép đi cùng ba mẹ để đến dự buổi hội ngộ tân niên hội Đồng Hương Quảng trị hôm nay.

Kính thưa quý ban tổ chức
Kính thưa quý Ông Bà quý Chú Bác Cô Dì
Kính thưa ba mẹ
Cùng các bạn

Hàng ngày trên đường đi học, thấy hoa đào đua nở, chúng cháu biết rằng mùa xuân đang về khắp mọi nơi. Để hòa chung vào niềm vui xuân của cộng đồng người Việt tại Bắc California, chúng cháu xin phép đại diện cho thế hệ trẻ kính chúc Hội Đồng Hương Tỉnh Quảng Trị, quý Ông Bà Chú Bác Cô Dì đón hưởng một năm mới an khang thịnh vượng, vạn điều như ý. Chúng cháu cũng không quên nguyện cầu mong ơn trên cho Ba Mẹ qua năm mới an vui hạnh phúc.

Trong ký ức lờ mờ của quá khứ ngày rời quê hương Việt Nam, chúng cháu thuở đó còn quá nhỏ. Hoặc có nhiều bạn được sinh ra tại Hoa kỳ, nói chung những ý niệm về quê hương có phần nào nhạt nhòa trong trí nhớ. Nhưng may thay, nhờ vào sự nhắc nhở của Ba Mẹ và nhờ vào sách báo của Hội Đồng Hương Quảng Trị nên chúng cháu may mắn có cơ hội thấy lại được hình ảnh của quê hương. Chúng cháu mới ý thức được rằng đất nước VN rất đẹp, dân tộc VN rất hào hùng vì có một lịch sử chống xâm lăng thật oanh liệt, vẻ vang ít có dân tộc nào sánh được.

Trong sự vẻ vang của dân tộc VN, chúng cháu còn khám phá ra một điều thú vị là người Quảng trị, quê hương Quảng Trị cũng có những danh nhân và những địa danh làm cho chúng cháu hãnh diện cùng tự hào. Sự tự hào về dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng trị nói riêng đã khích lệ cho chúng cháu rất nhiều trong việc xóa đi bao mặc cảm thua kém mà luôn vươn lên trong học hành, trong giao tiếp và hăng hái làm thật nhiều điều tốt để khỏi thua kém các sắc dân khác cùng tái định cư trên quê hương thứ hai này. Để không hổ thẹn với danh thơm của con Hồng cháu Lạc và sau hết để xứng đáng là thế hệ thứ HAI, con cháu Đồng Hương Quảng Trị.

Hoa kỳ là một nước tiến bộ rất nhiều trên mọi phương diện. Lớn lên nơi đây, chúng cháu may mắn được hấp thụ một nền giáo dục tân tiến, nhất là khoa học kỹ thuật cùng với ngôn ngữ khác lạ cũng như ý tưởng cuộc sống. Nhưng, chúng cháu không vì thế mà sinh ra lòng tự cao, tự mãn rồi quên đi cội nguồn văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, trong nền văn hóa mới này không phải mọi thứ đều hoàn thiện hoàn mỹ hết. Nó cần hòa hợp với nền văn hóa truyền thống dân tộc để trong gia đình chúng cháu thật sự là những người con có hiếu thảo, ngoài xã hội là những công dân tốt. Chúng cháu rất thương ba mẹ vì ba mẹ chúng cháu lúc sang Hoa kỳ lúc tuổi đời khá cao nên khó hội nhập vào cuộc sống mới.Không những thương và thông cảm sâu sắc mà chúng cháu còn biết ơn ba mẹ chúng cháu từng khuyến khích nhắc nhở chúng cháu học tiếng Việt,nhớ về cội nguồn dân tộc , hãnh diện về lịch sử Việt Nam cũng như lòng tự hào là con dân Quảng trị để làm sức bật vươn lên với người với đời.

Chúng cháu có lúc ngẫm nghĩ rằng:"Thật bất hạnh cho người nào vốn sinh ra không biết mình là ai? Dân tộc nào? Lịch sử dân tộc mình ra sao?" Bởi thế, lịch sử dân tộc là thứ vốn liếng tinh thần rất quý báu cho con người; nó là thứ đòn bẫy cho mọi thăng hoa trong cuộc sống, nhất là khi chúng ta ở nước ngoài.

Một lần nữa, trong niềm hân hoan của ngày xuân hội ngộ, đại diện cho thế hệ con cháu, chúng cháu nguyện ở trường chăm chỉ học hành, trong nhà luôn hiếu hạnh với ông bà, cha mẹ, hòa thuận với anh chị em,ngoài xã hội chúng cháu có bổn phận nêu cao danh dự của con người Việt nam, thế hệ tiếp nối của Đồng Hương Quảng Trị cho niềm tự hào dân tộc này mãi mãi vươn cao nơi hải ngoại.

Sau hết, trước khi chúng cháu xin phép dứt lời, một lần nữa chúng cháu kính chúc Hội Đồng Hương Quảng Trị, quý Ông Bà, quý Chú Bác, Cô Dì và Ba Mẹ cùng các bạn trẻ vui thật nhiều trong ngày liên hoan hôm nay. Chúng cháu cũng thành thật biết ơn ban tổ chức đã tạo cơ hội cho chúng cháu lên đây để nói lên đôi điều tâm ý của chúng cháu .

Đinh thị Lâm Ân
xuân Ất Dậu 2005


các em chờ giải, ngoài cùng là bác Võ tự Đãn cùng nhạc sĩ Nguyên Nhu hội trưởng hội Quảng trị 2005


Giải Khuyến học


Đinh trọng Khang- đứng ngoài cùng-học sinh lớp 11, lớp cao nhất trong giải khuyến học 2005 ,đang lãnh giải khuyến học

cac em đang lãnh giải khuyến học

*******************************************************************************

HÌNH ẢNH HỘI QUẢNG TRỊ SAN JOSE CANH DẦN 2010




ông HỒ ĐẮC NHƠN ĐANG DÌU CÁC KHÁCH CAO NIÊN VÀO (CỤ TRƯƠNG ĐÌNH SỮU)




BAN TIẾP TÂN CANH DẦN 2010
[từ trái sang: bà Lê đình Cai, Bà Suyền, bà Chư (mẹ ca sĩ Khả Tú), Bà Đinh trọng Phúc, bà quả phụ Lê đình Vọng.]



VO CHONG PHUC HUE

TRẦN T TÚY HUỆ VÀ TÔN NỮ KHÁNH HỘI

VỢ CHỒNG ô. LÊ HIỆP


các chú bác chụp hình lưu niệm trước lúc ra về
[từ trái sang:ô Lê đình Cai, ô Hồ đắc Nhơn, ô Phan bá Hòa, ô Hoàng xuân Lãm, ô Lê Hiệp]


Mrs. Huệ và Mrs. Chư

ô. Trần quốc Phiệt

Mrs.Huệ và Mrs. Bình (xưa ở đầu mối đường trần hưng Đạo cạnh nhà đại úy Đối )

Bạn hữu gặp nhau,2 gia đình: ông bà Phúc Huệ - và ông bà Bùi Bá K. Hội
Posted by dinhhoalu at

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...