Thưa quý bạn đọc
Dĩ nhiên ai nghe hai chữ ĐỊNH KIẾNđều nghĩ rằng nó có cái gì 'không hay' rồi; định kiến còn nặng nề hơn thành kiến.Có người nói rằng khi con người ta khư khư cố chấp một thành kiến thì nó sẽ tạothành ĐỊNH KIẾN.
Theo bộ tự điển WEBSTER'S NEWWORLD của Mỹ,
định kiến (prejudice) là
-1: ý kiến có trước khi các sự kiệntạo lập và biết đến;một nhận thức có sẵn trước thường mang ý nghĩa tiêu cực
-2: ý kiến cố chấp để phủ nhận sựkiện thực tế trái hẳn nó; một khuynh hướng vô lý
-3 sự ác cảm và sự không khoandung với chủng tộc hay tôn giáo khác...
-4 gây tổn hại từ xét đoán cùnghành động với kẻ khác
theo từ điển La Rousse thì ĐỊNHKIẾN (PREJUGE)
* Littéraire. Prévoir d'avance, parconjecture, porter un jugement prématuré
* En droit, prendre une décision ou émettreune opinion qui implique ou qui semble impliquer le jugement final.
*thành kiến định sẵn dựa trên phỏngđoán ban sơ
* Có ý quyết định hay cho ra ý kiếnngầm định sẵn hay xét đoán cuối cùng lại ngầm sắp đặt từ trước
đứng về mặt cá nhân rõ ràng địnhkiến nó đưa đến xét đoán oan khiên cho người khác. Hình ảnh đối tượng này chỉvì lời đồn sẽ làm cho họ bị 'nhuộm đen' đi một cách oan uổng. Có khi vì định kiếnchúng ta lại mất đi một người bạn tốt. Về mặt xóm làng cũng vì định kiến chúngta có khi lại bỏ mặc cho một gia đình hàng xóm sống trong 'ghẻ lạnh' ít có chàohỏi tương giao. "bán anh em xa mua láng giềng gần' hãy cởi mở với xóm giềngbiết đâu họ sẽ là người giúp chúng ta trong lúc hoạn nạn ví dụ hỏa hoạn, trộmcướp, đau yếu cấp kỳ…
Đứng về mặt xã hội định kiến lại còn tai hại hơn vì nó gây chia rẽ cộng đồng này với cộng đồng nọ, sắc dân này với sắc dân khác . Trong lúc đó sự đoàn kết cộng đồng nó sẽ đem lại thêm ổn định xãhội.
Đứng về mặt quốc gia dân tộc hai chữ ĐỊNH KIẾN nó càng nguy hiểm hơn; lấy ví dụ VN chúng ta có nhiều định kiếntai hại như:
-làm dâu người Trung khó lắm nhé!
-cái dân rau muống , Bắc Kỳ Quốc,đấy mà
-dân mắm ruốc , dân giá sống !
- -dân Cá Gỗ… vân vân...
Bà con chúng ta hay có cái tật 'thêm mắm thêm muối' những chuyện gì thuộc về ĐỊNH KIẾN theo thời gian sẽ bị đồn thổi theo 'cấp số nhân' là đằng khác !
-cái con nhỏ nớ chuyên môn đi ăn hàng !
-thằng cha đó sở khanh lắm mi ơi!
-con mẹ đó chuyên môn đi đánh bạc !
Những chuyện 'thêm mắm thêm muối' chỉ khổ một cái 'đồn thổi' lâu ngày thành luôn ĐỊNH KIẾN ! thế là chưa thấy bằng chứng cụ thể đâu , người bi. thành kiến lâu ngày kia đã trở thành nạn nhân của một định kiến đầy oan trái !
Trở lại chuyện nước nhà có những định kiến gây tai hại cho đoàn kết và gây phân hóa dân tộc.
Trong những tiếng kêu gọi có thể gọi là thống thiết từ những cựu học sinh Nguyễn Hoàng chúng ta thấy có những lờilẽ chân tình đầy tình tự dân tộc và lòng kính trọng đối với tiền nhân chúng ta:
"Hơn ba mươi năm đã trôiqua, những hàng rào định kiến hạn hẹp một thời đang được tháo dỡ. Gần đây đã cónhững cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn, công hay tội thì lịchsự cần có sự công tâm. Dựng nước và giữ nước đều quan trọng như nhau, khôngbiết giữ gìn thì bờ cõi giang san sẽ bị ngoại bang xâm chiếm, nhưng nếu khôngcó tiền nhân dựng nước thì làm gì có nước mà giữ? Người Việt chúng ta luôntrọng đạo nghĩa. Từ thuở ấu thơ ngày ngày đến lớp, nhìn quanh tường đều thấy nhữngcâu Tiên học lễ, hậu học văn; Ăn quảnhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn v.v... Biết ơn tiền nhân; biết ơncha mẹ, thầy cô ... luôn là điều giáo huấn có giá trị vượt thời gian.”
(NGUYỄN HOÀNG– Xin trả lại tên Trường)
William James (1842-1910)nhà tâm lý học và triết học Hoa kỳ có viết rằng:
"có lắm kẻ nghĩ rằng rằng họ đang tư duy nhưng thực ra họ chỉ lay hoay với những đinh kiến của mình" (Many people think they are thinking when they are merely rearranging their prejudices)
Trong chừng mực nào đó ý nghĩ này suy cho cùng nó đúng, vì con người ta ít khi 'động não' suy nghĩ chính chắn cho những quyết định của mình, nhất là đối nhân quần xã hội lại quan trọng vô cùng.
Dùng định kiến để đối xử hay đối phó, hoặc giả để duy trì giềng mối sơn hà xã tắc nó dần dà đưa chúng ta dần hồi đi vào ngõ cụt này qua bế tắc khác, khó lòng thu phục nhân tâm.
Chi bằng hãy trả lai công đao cho lịch sử, nhất là việc ĐÁNH GIÁ TIỀN NHÂN NƯỚC VIỆT.
Cứhình dung hình ảnh cha ông chúng ta tốn mồ hôi nước mắt mở rộng cõi bờ cho chúng ta có được một giang san cẩm túnhư hôm nay. Một tấc đất cõi bờ nước Việt là bao máu xương tổ tiên chúng ta đã hi sinh để lớp con cháu chúng ta vui hưởng .
Khưkhư những định kiến vô bổ không những đắc tội với tiền nhân lại còn vô tình kéobước phát triển của tổ quốc Viêt Nam đi lui nhiều nhịp !Hãy cùng nhau xóa đi bao ĐỊNH KIẾN, đây là điều tiên quyết khi chúng ta tỏ lòng YÊUNƯỚC, nhất là giới 'cầm cân nảy mực' quyết định SỰ SỐNG CÒN của dân tộc VN chúng ta. Từtrong ra ngoài nước còn bao nhiêu tiềm lực đang chờ góp những bàn tay xây dựng nước nhà khi mai đây những định kiến sai lầm đã được chúng ta tự nguyện xóa tan.
hảingoại 20 tháng 11, 2011
Đinhtrọng Phúc
Chủ tọa đoàn phiên sáng 23-8 (từ trái sang): GS.TS Trần Hữu Tá, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, HT.Thích Đạt Đạo, TT.Thích Tâm Đức - Ảnh: L.Đ.L
Trải qua 3buổi làm việc với 22/72 bài tham luận được trình bày và 25 phát biểu tranh luậnhội thảo đã khép lại sau phần đúc kết của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (Viện trưởngViện Nghiên cứu Tôn giáo, đồng Trưởng ban Tổ chức Hội thảo) và phần cảmtạ, tri ân của TT.Thích Tâm Đức (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học ViệtNam, Phó ban Tổ chức)...PGS.TS NguyễnHồng Dương trong phần phát biểu kết luận đã nêu rõ: “Hội thảo là một sự tiếpnối cho một công trình khoa học nghiên cứu về chúa Nguyễn cũng như tư tưởng andân, trị quốc, mở mang bờ cõi, ý thức chủ quyền dân tộc của một bậc minh vương.Tất nhiên vẫn còn những cứ liệu của các tham luận cần sự hiệu đính nhưng từ hộithảo này sẽ mở đề tài ra rộng hơn, với nhiều tranh luận sâu hơn của những nhànghiên cứu, học giả có tham gia hội thảo cũng như nhiều nhà sử học khác”.
theo
http://www.giacngo.vn/thoisu/2011/08/23/5E6609/
No comments:
Post a Comment