Tuesday, August 31, 2010

NHẬT KÝ: THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM




TIỄN MỘT NGÀY ĐI
BẰNG BÀN TAY LỞ LÓI
TIỄN MỘT NGÀY ĐI
MẮT VƯỚNG MẶN CAY XÈ
TIỄN MỘT NGÀY ĐI
THÊM NẾP NHĂN VẦNG TRÁN
VÀ TIỄN MỘT NGÀY ĐI
BAO NHUNG NHỚ HAO MÒN

HỠI NGÀY CỦA THÁI DƯƠNG
TA SẼ TIỄN ĐƯA NGƯƠI BAO NHIÊU LẦN NỮA
CÓ ĐẾM NGÀY ĐI CHO TRỌN KIẾP NGƯỜI
BỤI HỒNG LẤM CHÂN PHONG SƯƠNG SỜN ÁO
TA XIN TIỄN NGÀY ĐI ĐỂ MAI CÒN GẶP BÌNH MINH





15/4/ 1983 xuân sơn bình giả Bà Ria


Cơn nắng rát lưng, lửa rẫy đốt nóng hừng hực và khói cay xè mắt, mồ hôi nhạt nhoà.

Trong sức nóng nhăn mặt tôi im lìm chịu đựng. Giọt mồ hôi có làm mềm chăng những hòn đá cuội ? Nhức buốt hai bàn tay tôi từng phồng lên rộp xuống bao lần, chúng chưa chịu chai lì thêm chút nữa . Trong sự chịu đựng đó, tôi chắc hẳn tìm ra mục đích việc tôi đang làm , có một ý nghĩa nào ư ? Vì vợ tôi đang chờ đợi dưới nhà ; thế là tôi lướt qua bao nhiêu khổ nhọc .

Những cơn nóng ở đây, Xuân Sơn Bình giả -tôi thèm một ngọn gió biển như dưới nhà chi lạ ! Nhớ về những ngọn gió đầy ắp hơi mát từ đại dương. Tôi hình dung những buổi làm rẫy một mình dưới nớ, từng ngồi nghỉ mệt tôi ngắm biển xanh mênh mông . Tôi từng hít làn gió mát, trông theo những con thuyền ngư dân ra khơi đánh cá và từng ước ao một chuyến vượt xa ...

Dinh trong Phuc

Monday, August 23, 2010

Hình ảnh VN xa xưa thời Pháp thuộc



DUONG PHO DA LAT





http://nguyentl.free.fr/Public/Chagneau/public_chagneau_fr.htm

Những hình ảnh sống thực lúc toàn cõi VN nằm duới sự đô hộ của người Pháp .
Nhờ sự bảo tàng công phu của M. Raymond Chagneau người Pháp chúng ta mới tìm lại hình ảnh xưa cổ của ông bà chúng ta .


MOT GIA DINH GIAU CO

Đặc thù là hình ảnh sinh hoạt đời thường tại miền Bắc VN .
So sánh vào thời này tuy thua nhưng đối với hoàn cảnh hiện nay có những nét quyền quý của lớp quý tộc cũng như cuộc đời lao khổ của tầng lớp nghèo hèn không được học hành đế có cơ hội ngoi lên .

Cũng có những hình ảnh cho chúng ta thấy rõ nét "ăn chơi "của giới thị dân thời đô hộ hay sinh hoạt triều đình cuối cùng nhà Nguyễn .
Đây là tư liệu quý báu cho chúng ta soi rọi ngỏ hầu vẽ lên bức tranh sống động và chính xác cho những bài viết về lịch sử cùng khảo luận .



Đinh hoa Lư
san jose CA 23/8/2010

Friday, August 20, 2010

Mùa Vu Lan nhớ Mạ



BIỂN QUÊ NHÀ (Động Đền Hàm Tân)


Mười mấy năm qua con không biết cái chợ thôn mình ra sao có thay đổi gì không ? Thời gian lặng lẻ trôi qua xứ biển Động đền. Làm sao con quên được những tháng ngày dài mạ vất vả truân chuyên nuôi cả gia đinh trong hoàn cảnh nghèo nàn khốn khó. Thời buổi đổi thay , hoàn cảnh túng ngặt, đồng cảnh ngộ với bao nhiêu bà con trong xóm thôn mình .

Và gia đình mạ cũng hoà mình trong nhịp điệu truân chuyên một vùng kinh tế nông phẩm cùng than củi xứ Động. Thêm vào đó đưa con trai của mạ phải xa nhà theo đổi thay lịch sử .

Khi con trở về đoàn tụ với gia đình mình, bên mạ thì Động đền- Hàm tân hoàn cảnh thay đổi. Con chỉ biết giúp mạ hoạ chăng oằn vai hai tháng ròng vác từ rừng Sơn Mỹ bao nhiêu là cây rừng, gánh tranh sửa lại mái nhà, che mưa trốn nắng. Con chỉ biết những vồng khoai, luống bắp trên cái rẫy cát trằng bạc màu, phong hoá vì lối canh tác đươc năm nào hay năm đó.

Rồi cái nghèo vẫn đeo mãi cho gia đình, cho mạ. Đôi vai mạ vẫn kẻo kẹt tháng ngày hai buổi chợ; chợ sáng Cam Binh và chợ Hôm Động Đền .

Làm sao con quên được cái chợ nhỏ bé xác xơ cạnh nhà. Chợ Cam bình với mái đình lợp tôn xiêu vẹo tạm gọi là bề thế nhất. Hai bên là những quán tranh, lỏng chỏng những cái sạp đan bằng cây rừng. Những cái sạp hàng tuy đơn giản vậy cũng ưu tiên cho các loại hàng "sang trọng " vào thời này như quần áo may sẵn , vài ba xấp vải hay năm ba loại hàng xén.


CHỢ BAN MAI CAM BÌNH , HÀM TÂN

Mạ không có may mắn đủ vốn liếng như người khác. Vốn liếng mạ chỉ đủ dọn lên một miếng ny -lon trải trên mặt đất toàn cát trắng. Vài ba xấp thuốc rê, vài ba thứ gia vị gói sẵn , hạt chè khô cùng dăm ba thứ lỉnh kỉnh tầm thường dân quê cần đến hàng ngày . Nền cát lợn cợn rác rến lâu ngày , vài ba cơn gió thổi hắt lên phủ đầy trên hàng của mạ .



BUỔI CHỢ NÔNG THÔN
Tết Ất Tỵ 1995 Lâm Ân đang bồng em Lâm Thu, Huệ đang cúi lựa dưa, cùng tru Khang, duy Trung

Vốn liếng của mạ co dần đi theo những miệng ăn trong nhà cùng những lon gạo ẩm vàng ố ưu tiên "cho bữa trưa". Gánh hàng mạ nhẹ dần, nỗi lo công nợ mạ càng tăng. Chợ sáng mới đông mạ đã lo gom tièn trang trải cho con buôn. Họ ngồi cạnh mạ thôi thúc , càu nhàu , than vản, ôi đủ thứ tiếng chì tiếng bấc! Chủ nợ này đi thì con buôn khác tiếp đến. Mạ phải tính toán chia xớt từng đồng tiền bán được trong buổi chợ nghèo để tạm đắp đổi cho từng con buôn cố gắng làm sao cho họ vừa lòng.

Có những lúc chợ vắng khách, mạ ngồi thẩn thờ như kẻ mất hồn. Những lúc này mạ vừa buồn vừa lo lắng nét mặt mạ đăm chiêu suy nghĩ con nhìn rất rõ. Những tiếng cằn nhăn của các mối bỏ hàng ôi đủ thứ tiếng bấc tiếng chì đổ vào tai mạ. Trời vẫn gió ,vẫn cát tung vào từng mớ thuốc rê, từng "ngảu" hột chè , vài ba gói vị tinh- bột ngọt hay tiêu đen loại lép hột rẻ tiền ...

Mạ còn lo làm sao có vài lon gạo cho trưa nay . "Mớ cá đuối mạ um sẵn các con nhớ nghe!".

Càng trưa khách thưa dần. Chợ Sáng chuẩn bị tan . Gió chướng vùng đất biển vẫn ào ào thổi . Những hạt cát bay vào mắt mạ. Những hạt cát theo tháng ngày làm mắt mạ mờ mau. Tháng ngày lo lắng, gian khó, cùng nỗi ê chề của gánh hàng nghèo. Một thời làm không đủ sống và chẳng ai biết làm nghề gì ngoại trừ vào rừng đốt than làm rẫy?

Gió cát bao năm mạ quen rồi cũng như từng cơn mỏi mệt bao ngày mạ phải ngồi chịu đưng. Cái buồn cái lo lớn nhất của mạ là làm sao nuôi sống gia đình và nỗi ray rứt theo từng câu năn nỉ với chủ nợ mối hàng.

Xế trưa mạ về ăn uống qua loa. Có khi mạ phải bới cho con trên rẫy với món ăn gì ngon nhất. Con biết mạ ưu tiên cho thằng con bao năm xa nhà. Rồi mạ lại sửa soạn gánh hàng cho kịp buổi chợ Hôm.

Cảnh chợ Hôm cũng gió cát tung bay, cũng lác đác vài ba miếng tranh che tạm. Lèo tèo vài ba người khách nhà nghèo chỉ đi chợ khi lỡ bữa. Chợ Hôm là nơi ngư dân có được vài mớ cá nhỏ buổi chiều chạy vội vào đây kiếm vài ba đồng bạc. Lúc này có tiền ,người bán cá mới mua vài ba thứ cần dùng cho buổi kéo lưới ngày mai như vài đồng thuốc hút vài hào gia vị. Lúc này mạ bỗng vui lên vì bán đươc hàng.

Đường về nhà mỗi lúc mưa con đường đất biến thành con sông "thuỷ lợi" với những hố sâu lồi lõm đầy nước. Có những đoạn nước băng qua đường chảy xiết. Cái cảnh "biển dâu " đường biến thành sông. Lúc này hình bóng mạ xiêu xiêu mò mẫm trong ánh sáng mập mờ. Trời tối hẳn mạ mới về đến nhà. Xóm quê những căn nhà tranh le lói ánh đèn dầu. Con đường trong xóm đen như mực. Những cơn chớp loé lên trong đêm làm rõ gánh hàng mạ về trước ngõ. Niềm thương của mạ dâng trào; mạ đã về với mái tranh nghèo ấm cúng.

Tiếng ểng ương kêu vang sau cơn mưa; tiếng quê buồn như cuộc đời của gia đình mạ. Thân cò lặn lội gần xa, mạ nuôi cả gia đình không chút quản công không lời than vản.

Cực khổ vẫn chưa buông tha cho mạ, cuộc đời không chịu êm xuôi. Chịu đựng mòn mõi lâu ngày thận mạ suy kiêt và viêm nhiễm. Từng cơn nhức buốt trong người cùng máu mủ. Nhưng thảm thay! mạ vẫn cắn răng không nói không than. Mạ vẫn chịu đưng hai buổi chợ sáng- chiêù và cái đòn gánh vẫn kẻo kẹt tháng ngày dày xéo lên đôi vai còm cỏi của mạ. Đau trong thân mạ vẫn lặng im. Hao mòn thân xác cho đến khi mạ gục ngã và mạ phải bị mất đi một trái thận trong người vì nó đã hư thối lâu rồi không còn cứu vãn được!



MẠ VỀ

Đã bao mùa Vu lan trôi qua con thật đáng tội vì chưa viết lên được công ơn trời bể và lòng hi sinh vô bờ của mạ. Con càng xấu hổ tủi nhục phận làm con không làm sao gánh bớt cơn đau nổi nhọc của mạ hiền. Vu lan này xin những dòng hồi ký của ray rứt của ăn năn con viết về mạ như lời sám hối, lời tri ân về mạ .

MẸ GIÀ NHƯ CHUỐI BA HƯƠNG
XIN TRỜI NGƯNG GIÓ RUNG TÀU LÁ CÂY

Gió ơi! xin gió thôi rung, để con còn về bên mạ nói lên những lời xưng tán công đức mạ tôi như biển rộng sông dài, mạ ơi!

Mùa VU LAN 2010
phật lịch : 2554
con trai của mạ
Đinh trọng phúc
san jose CA 20 /8/2010


DÌ VỀ THĂM MẠ



">

Thursday, August 19, 2010

ĐOẢN VĂN




Giọt Mưa Thu (Đặng thế Phong 1942)



Tôi hay hỏi chính tôi tại sao tôi hay viết về Quảng trị? Một điều dứt khóat rằng tôi không mơ làm một nhà văn mà tôi viết vì tôi thương tôi nhớ về kỷ niệm xa xưa, thời gian cùng biến đổi, cuộc đời đã đánh mất.

Những dòng chữ vội vàng không chuyên nhưng mang một hòai bão vẽ lại những gì ngày xưa hình ảnh một Q trị giờ không còn nữa.

Góc phố xưa, con đường thân thương , mái trường tuổi nhỏ, bức tường Thành cổ rêu phong phủ kín năm nào giờ chẳng còn chi.Và cố nhân xa xưa những người năm cũ cũng lần lượt "rũ áo phong sương" !

Tiếng hát Tuấn ngọc vẫn vang lên bên tôi trong blog của Văn Thanh tùng với bài Hoài cảm .." còn đâu mùa cũ êm vui...sương buồn che kín hồn người..qua dần những tháng cùng ngày..."

Vâng tôi đã thực sự hòa tâm hồn mình trong bài hát đó "cố nhân xa rồi có ai về lối xưa ".

Và có ai về lối xưa? vẫn ngân vang tiếp nối tiếng hát của một "người muôn năm cũ " tiếng hát cố ca nhạc sĩ Duy Khánh trong bản Làng Tôi "mơ trong bóng ngày về..quê tôi chìm trong trời mờ sương..là bao nguồn yêu thương " đang mong chờ bước chân viễn khách về thăm khung trời kỷ niệm dù chỉ một lần.

Vẫn âm vang bên tôi tiếng ca Ngọc Hạ trong bản Giọt Mưa Thu:"ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi..." những cơn mưa dầm Quảng trị vẫn những giọt mưa day dứt không thôi và mùa đông xa xưa năm đó, thành phố Quảng trị thu mình lại trong cơn lạnh đầu mùa, e ấp không thôi tiếng hẹn, tiếng đợi từ người tình - một thuở mới yêu.



Đinh trọng Phúc
2/6/10

Tuesday, August 17, 2010

Sùng Nhơn, miền quê xa



MAP OF HAMLET SUNG NHON - COUNTY DUC LINH - PROVINCE BINH THUAN VN




Tôi đã có một vài chuyến đi về thăm lại Sùng Nhơn, Đức Linh.
Trong mấy lần về đây, hầu như có gần đủ các anh chị của anh, còn tôi là người thay thế cho anh trong gia đình bên nội. Không có anh nhưng những kỉ niệm về anh, về cuộc sống đầy gian khổ trong mấy năm trời ở vùng đất nghèo khó này cứ theo nhau hiện về. Mọi người thay nhau kể chuyện ngày nào còn theo đội sản xuất ra đồng lao động. Công sức làm ruộng, cấy lúa, nhặt cỏ … được tính công và cuối vụ được trả bằng vài thúng lúa. Chẳng qua một thời để nhớ, để tưởng niệm quá khứ và tự hào vì mình còn đứng vững trong thời kì bao cấp ấy.

Tôi không hiểu sao vào lứa tuổi thanh niên, tôi có đủ sức khỏe và nghị lực đến như thế! Năm 1978, tôi đã cùng đoàn người lên khai phá khu rừng Bắc Ruộng, để cho hôm nay, đây trở thành một khu đông dân cư. Mùa hè năm sau, từ trường sư phạm Phú Long, tôi cùng anh lên xe về Bắc Ruộng. Hồi này, xe cộ hiếm hoi, việc đi lại rất khó khăn, chờ đợi mua được vé phải mất nhiều thời gian. Chiếc xe chạy bằng than ì à ì ạch trên chặng đường đất đỏ lầy lội, ngồi cạnh thùng than mà thấy người nóng hầm hập, mồ hôi đổ giọt, có nhiều lúc chúng tôi phải xuống xe, tài xế nóng lòng ngồi trên cabin rồ máy, còn đàn ông, thanh niên phụ nhau đẩy chiếc xe qua chỗ bị sụp lầy. Đây là núi Tà Pao, chỉ còn một quãng nữa là đến Bắc Ruộng. Bến xe là bãi đất trống, vắng ngắt như tờ, quanh đâu đó chỉ một vài ngôi nhà tôn mái lá kè lụp sụp. Chúng tôi mang xắc lên vai, chẳng có gì ngoài vài món quà đơn sơ đem về thăm gia đình; chuẩn bị tinh thần lội bộ, nghe chừng gần 30 cây số tính từ đây về đến Sùng Nhơn. Vừa đi tôi vừa quan sát hai bên đường. Xung quanh vẫn còn lắm trảng rừng, nhà cửa thưa thớt, đường lộ thật vắng vẻ, ít xe cộ và người qua lại. Trên đường đi, thỉnh thoảng, chúng tôi gặp một số dân địa phương, tiếng nói như người dân tộc rất khó nghe; tôi hỏi và được biết đó là người dân gốc ở đảo Phú Quý, Phan Thiết, vào đây sinh sống. Trời chiều đã xế bóng, mồ hôi nhễ nhại, bước chân chúng tôi vẫn bền bỉ trên con đường dài băng qua xã Nghị Đức, Mé-Pu…Vừa đi vừa trò chuyện nên cũng quên đi sự mệt mỏi, lâu lắm mới dừng lại, ngồi xuống ven đường xoa bóp cho đôi bàn chân bớt tê cứng. Đi mãi cho đến khi trời vừa sập tối chúng tôi mới về đến nhà.



sông La Ngà phát nguyên từ cao nguyên Di linh

Tôi đã từng nghe anh kể vào thời gian đầu mới lên xứ này, anh vào rừng chặt tre về bán ở chợ Vỏ Su. Khi bơi qua sông La Ngà, anh ôm mấy cây tre, dựa vào sức nước để vượt qua bên kia bờ. Số tiền bán tre, anh đem về đong gạo nuôi gia đình. Anh còn đưa cho tôi xem mấy vết sẹo còn in rõ ở trên trán và cánh tay, vì một hôm bị tai nạn, do không có kinh nghiệm khi đi rừng. Mùa hè năm sau, anh và người chị cả làm đơn đi học sư phạm, gọi là để thoát ly, để thay đổi cuộc đời, thoát khỏi cảnh khổ. Thời gian đầu và mãi về sau này, anh hay bị chứng đau nửa đầu, cũng có thể cơn bệnh ngặt nghèo đã ngấm vào người? Cuộc đời anh thật ngắn ngủi, chưa đủ để làm hết những dự định đang còn dang dở…Anh để lại cho tôi tiếp nối trên con đường anh đã chọn.
Sùng Nhơn là miền quê mới của người dân Quảng Trị. Đây là một vùng quê nghèo, nằm cuối cùng của tỉnh Bình Thuận và gần giáp với tỉnh Lâm Đồng. Phía tây là những dãy núi cao xa tít chân trời. Dân ở đây có thể đi tắt theo con đường từ Sùng Nhơn ra đến Định Quán, Phương Lâm, rồi từ đó lên Bảo Lộc, Lâm Đồng. Người ta bảo “Đất lành chim đậu”, điều đó cũng đúng, vì những năm 1977, 1978 là năm thiếu đói, con người phải biết dựa vào đất để mà sống; cảm ơn trời đất đã cho con người có cái để ăn qua những năm tháng cơ cực sau chiến tranh. Dân tứ xứ về đây định cư theo chính sách di dân, khẩn hoang – kinh tế mới. Giờ đây, hai bên đường, thay thế những trảng rừng là xóm làng, nhà cửa khá khang trang, xa kia là những đồng lúa xanh rì xen kẻ nhiều nương bắp trái vụ. Vì đây là một vùng đất trũng nằm gần núi nên đầu mùa hè thường xảy ra những trận mưa dông kèm theo một vài cơn sét đánh chết người. Nhà nước đã cho xây những cột thu lôi nằm chơ vơ giữa đồng ruộng. Ngày trước, học sinh đi học trường cấp 3 ở Vỏ Su, hôm nay ngay tại xã Mé-Pu đã có một trường Trung học phổ thông, làm cho các em đỡ vất vả, khỏi phải đi học xa nhà. Đường sá đã được làm mới, tuy nhiên vẫn còn những đoạn đường còn quá hẹp, gồ ghề lắm ổ voi, ổ gà.

Quanh năm, có một số người dân sống bằng nghề câu cá trên đồng hoặc cất vó ven sông. Một dịp về ngang Vỏ Su, chúng tôi ghé vào một quán ven đường để thưởng thức món cháo cá lóc. Mùa mưa, nước lủ tràn về trên sông La Ngà, nước tràn lênh láng vào các ruộng đồng. Dòng sông ở đây hẹp và sâu, nhìn thấy dòng nước đỏ lừ lừ chảy ùng ục cứ tưởng tượng bao nhiêu nước trên rừng theo nhau tuôn về xuôi. Có khi tôi nghe người ta kháo nhau đâu đó trên sông La Ngà có cá sấu, không biết thực hư như thế nào. Từ Sùng Nhơn đi qua Vỏ Su có khi người ta phải đi đò rất là nguy hiểm, nhất là vào mùa nước dữ, dòng nước xoáy hung tợn có thể làm cho chiếc đò lật úp, chìm nghỉm.


Đầu mùa hè năm 2009, tôi đi công tác ở Nam Chính, Vỏ Su, tôi có ý định buổi tối hôm đó về thăm anh họ tôi ở Sùng Nhơn. Chúng tôi không đi về đường Bắc Ruộng mà đi theo đường Lạc Tánh - Huy Khiêm- Vỏ Su. Ghé Lạc Tánh, ngồi nghỉ ở một quán nước bên đường, thật ngạc nhiên khi nhìn thấy những chú chuột đồng nghe nói là béo ngậy đang được chưng bày như món đặc sản, món ruột của dân nhậu. Tôi đợi đứa cháu chồng(nhà ngay thị trấn Lạc Tánh này), gặp nhau tại quán, cùng uống nước chuyện trò. Mới đầu mùa mưa mà dân ở đây trồng bắp đã thu hoạch, từng thúng bắp chín bày bán dọc đường. Tôi hỏi đứa cháu về món chuột đồng kia. Cháu tôi cười cười trả lời: “Ai biết đó là chuột đồng hay chuột nhà, làm sao mà phân biệt được?”.

Tôi không biết Huy Khiêm ở đoạn nào trên chặng đường mà tôi đã đi qua? Tôi đã quên mất, không nhớ rõ nơi mà ngày trước vào năm 1976, 1977 sau giải phóng , ba tôi đã gần hai năm sống tại trại cải tạo Huy Khiêm này. Một vài lần tôi tìm lên thăm nuôi ba tôi. Được phép của cán bộ trại giam, tôi vào thăm ba. Ông vẫn nụ cười hiền lành, hỏi thăm về gia đình, nhận quà thăm của nhà mà rưng rưng nước mắt. Tôi hỏi ba làm những công việc gì, có nặng nhọc lắm không? Ba tôi kể rằng ông được giao cho việc bốc hạt đậu phụng, thứ nông sản do chính tay các anh em lao động, làm ra. Giờ đây ông còn được giao việc chăn giữ mấy con bò của trại. Ông hay dắt chúng ra gần hàng rào cho ăn cỏ. Có khi vài người dân cảm thương khi nhìn thấy liền dúi vào tay ông ít tiền. Ông không biết dùng để làm gì, để dành lại khi tôi lên thăm ông gởi về cho mẹ tôi. Khi vào rừng, có vài buồng chuối sắp chín, ông tìm cách bẻ xuống, đem dú vào bụi cây đến khi chín hẳn đem về cho anh em ăn dần. Ngày mồng bốn Tết năm 1976, tôi lên thăm ba tôi. Có sự trùng hợp ngẩu nhiên hay linh tính báo điều không lành, mà ba tôi đưa cho tôi gói đồ gởi về nhà, trong đó có một chiếc khăn trắng, tôi vô tư lấy khăn cột lên tóc mình. Ai ngờ đó cũng là ngày ông nội tôi ở Huế sắp từ giã cõi đời khi bên cạnh không có người con trai trưởng, mà người con ấy chính là ba tôi, đang còn ở trong trại. Tôi cứ suy nghĩ mãi về điều này, con người chắc chắn có một mối linh cảm, ràng buột với nhau, nhất là những người thân thích ruột thịt. Ba tôi khi biết tin ông nội mất chắc đau khổ, dằn vặt vô cùng! Rồi cuối cùng ba tôi cũng rời trại, trở về với gia đình, tuy nhiên sức khỏe của ông về sau không được tốt lắm.Trại Huy Khiêm đã gắn với bao kỉ niệm vui buồn của những người như ba tôi đã từng một thời làm việc cho chế độ cũ, còn sau này qua bao nhiêu năm tháng cố gắng phấn đấu cải tạo để trở về đời thường, sống hòa nhập với xã hội; nhưng giờ thì đa số những người ấy đã già nua hay có thể không còn sống trên cõi đời này nữa.



ruộng lúa sùng nhơn còn có thói quen đốt rơm làm tốt đất


Như ý định, tôi ghé về Sùng Nhơn. Ngang ngã ba, tôi đã nhác thấy anh tôi đứng chờ. Tôi chia tay người bạn ở đó, hẹn sáng hôm sau gặp nhau tại chợ để về Vỏ Su. Người bạn tôi cũng tiện dịp về thăm nhà em trai ở Đa Kai, cách chừng vài cây số. Đa Kai là vùng đất mới khai hoang sau này, là nơi đang khai thác nguồn tài nguyên nước khoáng. Tôi ở lại một đêm với gia đình người anh họ, con cậu tôi. Khoảng ba giờ sáng, khi trời còn tối đen như mực, anh tôi đã đi ra bờ sông. Ngày nào cũng như thế, anh ra sông gỡ số cá mắc lưới mà chiều hôm trước anh giăng câu. Hôm nay, anh bắt và bán cá được mười mấy nghìn, còn mớ ốc bươu anh lượm ở ruộng được lưng giỏ, đem về băm nhỏ làm thức ăn nuôi bầy vịt. Anh còn than vãn năm nay nạn chuột đồng phá làm mất mùa lúa lấy đâu ra tiền lo cho con ăn học. Chăn nuôi, trồng trọt, làm ruộng, bắt cá đã biến anh trở thành một nông dân thực sự.Thấy người anh gầy gò, đen đủi vì dầm mưa dải nắng, tôi rất mủi lòng. Anh là con trai cả của cậu tôi; gia đình cậu tôi ngày trước ở Quảng Trị thuộc vào hạng công chức, có một cơ ngơi tương đối khá. Chiến tranh đã cướp mất tất cả. Giờ đây hầu hết các con của cậu tôi đều lam lũ, sống bằng các nghề lao động là chính.

Người dân về đây lập nghiệp về sau có sự phân hóa rõ giàu nghèo. Người làm ruộng, người làm thợ ở lò gạch, người làm nghề bốc hạt sen, hạt điều thuê, kẻ buôn bán, người giàu cho vay lấy lãi… dần dà tạo nên những tầng lớp trong cái xã hội thu nhỏ ở vùng quê ấy. Có một số gia đình có ý chí muốn vượt lên cái nghèo khó bằng cách bươn trãi cho con học đại học, cao đẳng, làm công nhân các nhà máy, có số em trở thành thầy giáo ngay tại địa phương. Tôi hỏi chị họ tôi bốc hạt sen một ngày được bao nhiêu tiền công? Chị tôi bảo chỉ hai, ba chục nghìn là mừng rồi, đủ để sống tiện tặn qua ngày. Vậy thì khi bệnh lấy đâu ra tiền chữa bệnh? Ơn trời, mong cho khỏe mạnh. Chị tôi cười.

Đất đai xứ này màu mỡ, người ta trồng một năm mấy vụ lúa. Hầu như nhà nào cũng có vài trụ tiêu trồng trong khu vườn. Dây tiêu xanh um leo lên trụ bằng thân cây gỗ, dần dà gỗ rừng khan hiếm họ thay thế bằng mấy trụ gạch. Khí hậu có vẻ khắc nghiệt hơn, ban ngày trời nóng như đổ lửa, về đêm lại rất lạnh, không có những cơn gió mát mẻ, dễ chịu như mấy vùng ven biển. Người dân Quảng Trị mình không chịu an phận, một số lại đi tìm vùng đất hứa: đó là Xuân Sơn, Ngãi Giao, Bình Giã…của tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu; là Trị An, nơi phát triển nhà máy thủy điện của tỉnh Đồng Nai, ngày xưa còn lừng lẫy chiến khu D; đi đâu cũng thấy dân xứ mình lưu lạc đến ở và tìm mọi cách để sinh sống. Phải nói rằng gia đình cậu tôi rời chốn này về Xuân sơn làm ăn thì cuộc sống có phần tốt đẹp hơn là ở Sùng Nhơn. Còn lại chỉ hai người con của cậu; tôi thật ái ngại khi nhìn thấy cuộc sống của các anh chị: vì tôi có cảm giác như đây là tận cùng của sự khốn khổ!

*Khi kết thúc bài viết này là vào đầu mùa hè tháng 6 năm 2010-vợ chồng người con trai cả của anh họ tôi, cả hai đều là giáo viên trường trung học cơ sở, hiện đang dạy ngay tại quê nhà Sùng Nhơn- chiều này, sau một chuyến đi thăm bà nội ở Xuân Sơn, ghé về thăm tôi. Anh tôi có cả thảy 7 người con( dân số hèn gì tăng vọt là phải!), trong đó còn có một con gái đang học đại học xã hội-nhân văn, khoa báo chí, hy vọng sau này cậu cháu xin cho về làm tại Phan Thiết; một con gái sau hai năm bền chí mới học xong bổ túc, có bằng trung cấp, đang xin làm việc ở khu công nghiệp Biên Hòa; một con gái khác cũng làm công nhân tại đó; một con gái đã có gia đình, ở gần nhà, ngoài ra còn có hai đứa con đang học trung học phổ thông. Anh tôi vẫn có niềm tự hào khi nói với tôi về truyền thống hiếu học của gia đình, khiến bà con hàng xóm cũng phải nể phục. Âu cũng là một phần kết có hậu phải không? Tôi tin chắc là như thế!

Dinh thi Hiep

Monday, August 16, 2010

THƠ TÌNH : EM VỚI TRĂNG






Vi vu liễu hát bên song

Trùng dương đưa gió mơn man tóc mềm

Đêm đêm gối lẻ em buồn

Phòng loan vắng tiếng bạn tình vì đâu ?

Trăng lên chênh chếch ngọn dương

Nhìn trăng tâm sự cho vơi cơn sầu

Trăng ơi , có thấu tiếng lòng

Trăng soi trên đó , thấy người thương chăng ?



[sau đám cưới tôi phải đi làm rẫy tận xuân sơn ]

THƠ XƯA : NHỚ BIỂN


Bờ Biển Động Đền Hàm Tân VN


Ngang rẫy chiều nay ta lang thang

Lửa rừng khói núi vẫn lạnh lùng

Gió xoáy tro than về cát bụi

phù phiếm ai hay vẫn cảnh đời

Tiếng biển trong ta như réo gọi

Âm vang sóng vỗ nhớ thiết tha

Cát trằng nẻo xa giờ đã khuất

Tạm biệt ta lên cảnh núi đồi
.


Tháng 3 /1983
rẫy xuân sơn
Dinh trong Phuc


Sunday, August 15, 2010

NGÀY ẤY ĐÂU RỒI


Chiến tranh thật sự xảy ra rồi ư! Mấy ngày nay, người dân lần lượt bỏ nhà cửa mà ra đi xa lia quang tri nam 1972

Tiếng ồn ào vang lên cả một góc chợ rau. Người về càng lúc càng đông dần. Những gánh rau tươi xanh mơn mởn từ các làng quê đổ dồn về phía ngã tư trên đường vào chợ. Họ nhanh tay xếp rau thành từng đống cao, gọn gàng để bán. Nhìn kĩ người ta có thể thấy những con tem giấy (thuế vào chợ) trên những chiếc nón lá cũ kĩ của những người dân quê.

Hạnh kéo mạnh cánh cửa sắt để phụ mẹ dọn hàng. Tiệm tạp hoá của mẹ bán gồm nhiều mặt hàng phong phú, cần thiết; mẹ thường đóng hàng cho mấy người vùng ven tỉnh. Hạnh bước ra khỏi nhà, vươn vai hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hạnh cười thật tươi, chào hỏi mấy người thân quen.Họ cũng vui vẻ đưa tay vẩy chào con bé hồn nhiên đang tung tăng chân sáo bước men theo vỉa hè. Sáng nào cũng vậy, Hạnh là người khách hàng quen thuộc của bác bán hàng ăn ngồi ở cuối dãy lòng chợ này.

Mặt trời đang lên cao, toả những tia nắng ấm áp, xua tan nhanh cái giá lạnh của một đêm dài. Hạnh cùng Quỳnh hoà vào đám bạn trên đường Quang Trung dẫn đến trường. Con đường ngập tràn những tà áo dài trắng của học sinh nữ. Từng tốp nam, nữ sinh từ các ngã đường đổ dồn về con đường chính dẫn đến trường nguyễn Hoàng.Tiếng cười đùa ồn ã, làm như không ai có thể ngăn nỗi những niềm vui đang vỡ oà của bọn trẻ sau một đêm không gặp nhau. Mới chiều hôm qua thôi còn chơi đùa trên sân bóng của ty thanh niên. Hạnh có thói quen cầm chiếc cặp xoay xoay, chân vẫn bước nhanh cho theo kịp các bạn. Cứ mỗi bước đi là hai bím tóc y như là nhảy múa. Đôi mắt đen ánh lên niềm vui , Hạnh nhanh nhảu:

-Nè, nhỏ Nhơn đã về rồi. Sáng này, nó đi học đó.

Cả bọn nhao nhao lên

-Sao nó không chờ tụi mình đi chung?
-Ba nó chở nó đi học mà. Hạnh trả lời
-À, vậy là tụi mình sắp có quà Sài Gòn rồi đó nghe.

Bầy con gái như bước nhanh chân hơn để đến trường. Không phải đi sớm để bày trò chơi như thường ngày, mà muốn đến để xem con nhỏ Nhơn thay đổi ra sao sau một tuần đi ngao du ở thành phố Sài gòn hoa lệ. Đúng là một sự thay đổi khác hẳn ở Nhơn. Nhơn đứng chờ sẵn ở cửa lớp với vẻ mặt xinh tươi, hớn hở như hoa; đầu tóc nhỏ cắt ngắn, diện bộ áo quần mới ra dáng dân thành phố quá. Nhơn cầm mấy bị kẹo giơ lên cao:
-Nào, ai muốn làm bạn với Nhơn nào!

Cả bầy con gái đồng loạt đưa tay, cười nói tíu tít:
-Tao, tao.
-Tao,tao đây nè.
-Hạnh đây là bạn Nhơn nè, Nhơn ơi!
Nhơn giả bộ xoa đầu Hạnh như vỗ về em bé:
-Đúng rồi đó, con nhỏ Hạnh này là bạn thân yêu của Nhơn kia mà. Tao nhớ nó muốn chết đi được.
Hạnh cười tít mắt tưởng mình đang lên tận tầng mây. Hạnh ôm chầm lấy nhơn:
-Ới chị hai ơi! Chị đi lâu quá, làm em cũng nhớ chị quá trời đi!
-Ừa, chị cũng nhớ em ghê đi. Này, cho nhỏ Hạnh trước, rồi cho mấy con nhỏ xí xọn kia sau ha!
Bầy con gái Quỳnh, Sương, Lai, …cười xoà rượt đuổi theo Nhơn và Hạnh đang cầm mấy bị kẹo chạy lòng vòng quanh sân trường.
Tan học. Như đã hẹn, cả nhóm bạn tập trung gần cổng trường đi theo Nhơn. Hạnh nói lớn;
-Hôm nay nhỏ Nhơn khao tụi mình một chầu bún bò Huế. Vào quán ở bến xe cho tiện đường về luôn. Chuyến sau, đến lượt tao khao tụi bây nghe.
-Đồng ý liền đó. Cả bầy lại nhao nhao lên.
-Ừ,đi nhanh lên! Đói bụng quá trời đây nè.
Hạnh lại ậm ừ:
-Được rồi, thay mặt nhỏ Nhơn, tao đồng ý liền. Nhưng mấy lần sau, cũng đến lượt các bạn đó nghe!
-Được rồi, được rồi mà.

Nhơn coi bộ có nhiều tiền rủng rỉnh trong chiếc ví nhỏ. Trông bộ mặt con nhỏ sướng ghê! Đi theo ba vào Sài Gòn chơi, xa ơi là xa. Vào đó nó còn làm đẹp từ đầu tóc đến áo quần. Nghe nói nó còn mấy bộ đầm mới đẹp lắm. Chiều này mình đến nhà Nhơn xem mới được. Hạnh tự nhủ thầm.
Buổi trưa này bạn bè Hạnh được Nhơn khao ăn một chầu thật xứng đáng đồng tiền lắm. Khi ra về, cả bọn theo con đường Lý Thái Tổ dọc theo bờ hồ, sát mặt sau cổ thành. Mùi bánh mì ngòn ngọt, thơm phức thoang thoảng khiến đứa nào cũng hít hà.Gần đến đường Trần Hưng Đạo, chia tay nhau mỗi đứa đi mỗi đường. Trưa nay, Hạnh về nhà, đến tối mới ra tiệm ở lại.
…Hoàng hôn dần buông. Những ánh đèn thi nhau bật sáng từ các ô cửa của các ngôi nhà nằm san sát bên nhau. Đường phố đã lên đèn từ lâu. Sau bữa cơm tối cùng gia đình, Hạnh ôm cặp đi ra tiệm. Ra đến góc phố, Hạnh không quên ghé vào tiệm sách Tùng Sơn. Ở đó, Hạnh tha hồ ngắm nghía các quyển sách được chưng bày dưới bóng điện sáng trưng. Đủ các loại, nhưng hạnh chỉ đứng hồi lâu ở dãy sách truyện thiếu nhi. Hạnh lật và đọc lướt nhanh qua các trang , sau đó chọn mua một quyển. Thường xuyên là Hạnh mua báo Thằng Bờm để tìm xem có bài mình được đăng trên đó không?
Ban đêm, con đường vào sau khu vực chợ thật vắng vẻ, chỉ có vài ánh đèn hắt ra từ các ngôi nhà cao tầng. Nhà nào cũng đóng cửa kín mít, hầu như người ta sinh hoạt ở trong nhà, ít khi bật đèn sáng ở nhà ngoài. Hạnh kêu cửa một hồi lâu, cô Nữ, người giúp việc cho chủ nhà mới ra mở. Cô Nữ nhìn kĩ để biết đúng là Hạnh rồi cô vội vàng mở, chỉ kịp để cho Hạnh bước vào là cô đóng ngay lại, khoá cửa hai ba lần cho chắc chắn. Chỉ có hai cô cháu ở trong một ngôi nhà với ba tầng lầu, rộng thênh thang, , thật thoải mái nhưng cũng thật là vắng vẻ. Ở tầng trệt, cả mặt trước và mặt sau, mẹ và dì Hạnh buôn bán hàng tạp hoá. Hạnh chỉ có việc là tối tối ra ở lại tiệm học bài, ở với cô Nữ. Buổi sáng, sau buổi học trên trường, Hạnh còn là cô kế toán nhỏ của mẹ, phụ giúp mẹ tính toán, ghi chép vào sổ sách.
Hạnh bước ra ban công. Đứng đây, Hạnh nhìn ra xa kia là bờ sông Thạch Hãn. Một màu đen như mực, bóng tối bao trùm lên toàn bộ một vùng trải dài từ con đường Gia Long chạy ven bờ sông. Một vài cơn gió mát rượi từ phía bờ sông thổi vào làm Hạnh thấy nhẹ nhõm, có cảm giác lâng lâng, sảng khoái. Hạnh hít lấy một hơi thật sâu vào lồng ngực. Đâu đó, tiếng rao hàng ngày một rõ dần. Một bóng người gánh chè bán đêm lầm lũi đi trên vỉa hè. Khi bóng người khuất dần mà tiếng rao như còn vẳng lại.
Hạnh nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại, bước hẳn vào trong nhà. Tối này, sau khi học bài xong, Hạnh sẽ tìm trong tủ sách của con trai người chủ nhà những tập san Thời Nay để đọc.Hạnh thích thú đọc mấy mẩu chuyện ngắn trong mấy tập sách này lắm. Cô Nữ là một con người trầm tính, ít khi nói chuyện. Có hỏi thì cô đáp lại ậm ừ đôi ba câu. Hạnh chỉ biết lờ mờ về cuộc đời của cô. Nghe kể lại cô Nữ không có bà con thân thích, đã sống giúp việc cho người chủ này từ thời còn con gái. Sau này cô Nữ trở thành người thân tín của nhà chủ. (Cho đến sau này, Đất nước thống nhất, hai người anh đã đi bộ đội từ mùa thu năm 1945 trở về, tìm được người em gái thất lạc bao nhiêu năm trời, nay cả gia đình vui đoàn tụ). Khi tiếng chuông đồng hồ treo tường gõ lên đúng mười tiếng, Hạnh đã lên bộ ván ngựa dày cộp, mát lạnh ngủ một giấc thật ngon lành, không quên mơ về giấc đẹp một ngày bạn bè đi chơi xa…
-Hạnh ơi!Hạnh dậy thôi con!
Hạnh choàng mở mắt. Trước mặt Hạnh là mẹ. Mẹ đang đứng bên cạnh Hạnh từ hồi nào. Hạnh giật mình, ngồi bật dậy:
-Chết rồi, con đi học trễ mất.
Mẹ cười xoà:
-Hôm nay là chủ nhật mà con.
Hạnh cười mắc cở:
-ủa, con quên. Mẹ dọn hàng rồi hả mẹ?
-Xong từ lâu rồi. Con xuống nhà ăn sáng đi, rồi về ngoại chơi!
Hạnh nhanh chân theo mẹ xuống cầu thang. Hôm nay, mẹ cho phép Hạnh về thăm cậu mợ. Nhà cậu mợ ở trên đường Lê văn Duyệt, phía trước cửa cổ thành Đinh Công Tráng. Trước kia, nhà Hạnh cũng ở đây, nhưng do chiến tranh xảy ra, cả nhà lên ở hẳn trên chợ tỉnh, ở trong một ngôi nhà nằm trong một con hẽm ở đường Quang Trung.
Một chiếc xe xích lô vừa trờ tới, Hạnh vẩy tay đón. Bác chạy xe dừng ngay lại, đón Hạnh lên, kéo vội tấm rèm che nắng. Từ chợ về đường Lê văn Duyệt không xa lắm nhưng đối với đôi mắt trẻ thơ thì ôi quả là xa. Bác phu xe thong thả đạp, còn Hạnh thì ngồi gọn lỏn trên ghế, ngắm quang cảnh hai bên đường, thích thú ngắm những người dân trong ngày chủ nhật đẹp trời.
Xe vừa dừng trước đường, Hạnh vội vàng bước xuống. Bỗng nghe tiếng gọi:
-Hạnh ơi! Về đó hả!
Hạnh đang cúi xuống sửa lại đôi giày vải cho ngay ngắn, nghe tiếng gọi , ngẩng đầu lên. Trước mặt Hạnh là anh Trung, một người hàng xóm thân quen.
-Dạ, hôm nay chủ nhật rảnh, em về ngoại chơi.
Hạnh cùng anh Trung đi vào xóm. Hạnh dừng lại, đứng một hồi lâu trước mảnh sân của ngôi nhà cũ. Trung cũng tần ngần đứng sau lưng Hạnh, biết trong lòng Hạnh đang dấy lên những kỉ niệm về ngôi nhà thân yêu mà trước đây cả gia đình Hạnh từng sinh sống. Giờ đây trên mảnh đất ấy là ngôi nhà mới xây của dì Hạnh.Chỉ qua một đêm tết Mậu Thân năm 1968, ngôi nhà Hạnh đã bị súng đạn chiến tranh tàn phá, thiêu rụi gần hết. Hạnh bồi hồi nhớ lại…
Trời càng về khuya, càng thấy cái lạnh như thấm sâu vào da thịt. Cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, nồi bánh tét to đùng nước đang sôi lên sùng sục; tiếng củi cháy nổ lép bép, bắn lên những tia lửa hồng trông thật vui mắt. Mẹ giục các con đi ngủ để sáng mai, mồng một Tết đi viếng chùa Sắc Tứ. Hạnh lên giường nằm rồi mà vẫn còn thao thức, nôn nao nằm nghĩ tới sáng mai diện bộ đầm đẹp, rồi nghĩ đến giao thừa, giờ phút thiêng liêng trọng đại chuyển tiếp từ năm cũ sang năm mới…
Một vài tiếng pháo lẹt đẹt nổ rồi nhiều tiếng pháo nữa nổ lớn , giòn giã, liên hồi. Chuông đồng hồ cũng vừa điểm. Tiếng mẹ và chị Hạnh trò chuyện nho nhỏ, sợ đánh thức mọi người dậy. mẹ Hạnh bước ra trước sân thắp mấy nén nhang thơm cúng giao thừa. Hương thơm của nhang phảng phất xen lẫn với mùi khét lẹt của pháo…Tiếng nổ càng lúc càng lớn dần, giòn hơn, to hơn hẳn, pha lẫn nhiều âm thanh khác lạ. Mẹ Hạnh hốt hoảng:
-Hình như có tiếng súng đó. Dậy, dậy thôi, mau xuống hầm đi mấy con!
Hạnh choàng dậy, tỉnh ngủ hẳn, nhanh chân theo mẹ chui ngay xuống chiếc hầm ngầm nằm ngay cửa nhà. Mẹ Hạnh cuống cuồng đưa chị em Hạnh, rồi bồng đứa em trai mới mấy tháng tuổi tụt xuống hầm. Thằng nhỏ khóc thét lên trong cơn buồn ngủ. Chiếc hầm này là nơi trú ẩn khá an toàn cho cả nhà, phía trên che chắn bằng những bao cát. Ba Hạnh thì không có nhà, hôm nay ông đã vào thăm quê nội.
Qua một đêm dài nằm, ngồi thu lu dưới hầm sâu, vừa tối tăm mù mịt, vừa đầy dẫy nỗi sợ hãi chết chóc. Thời gian dường như trôi chậm lại nặng nề.Khi tiếng súng giao tranh của hai bên vừa tạm ngưng, mới thấy mấy sinh mạng mỏng manh còn lại giữa hai lằn đạn vô tình. Ôi, chiến tranh! Một chiếc xe hồng thập tự vừa mới chạy qua trên con đường vắng ngắt như tờ. Súng trong thành không còn nả ra như mưa nữa. Mọi người trong chiếc hầm chật hẹp tranh thủ ùa ra, miệng la thất thanh để không bị bắn nhầm rồi lũ lượt kéo nhau chạy vào trong xóm.Trên bầu trời có tiếng máy bay, bay chừng như sát mặt đất hơn bao giờ hết. Một số thanh niên lạ, không phải là người dân địa phương, vai khoác súng, họ đi lại im lặng như cái bóng, vẩy vẩy tay cho bà con vào trong nhà. Trời sáng hẳn,bà con bồng bế nhau chạy lên chợ tỉnh. Mẹ con Hạnh cũng theo đoàn người tìm cách băng rào các nhà hàng xóm chạy đi lánh nạn. Khi lên đến nhà dì, lúc ấy dì cũng vừa rảnh rỗi trong một ngày đầu năm mới. Quanh năm suốt tháng dì bận rộn theo công việc buôn bán. Dì Hạnh vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con nhà Hạnh tay bồng, tay bế dắt nhau chạy vào nhà, mặt mày hớt hơ hớt hãi.




Nhà Hạnh ở xóm Hậu đường Lê v Duyệt ngó vô cổng thành Cửa Hậu Thành Cổ Đinh công Tráng (Người trog hình là cậu ruột Võ đình Cư chụp năm 1969 )

Qua hôm sau, tiếng súng ngừng hẳn, không còn cuộc giao tranh, mọi người trở về nhà mình. Mẹ con hạnh đứng thẩn thờ trước ngôi nhà đầy vết đạn lỗ chỗ, một đống đổ nát hoang tàn, gian hàng bị cháy rụi, vẫn còn làn khói âm ỉ. Nhà Hạnh lên khu phố chợ kể từ những ngày đầu mùa xuân năm ấy…
Hạnh giật mình khi nghe tiếng anh Trung:
-Đi vào nhà thôi Hạnh ơi!
Cả một buổi sáng vui đùa với các anh chị con cậu mợ. Hạnh không quên ghé thăm số nhà người quen trong xóm. Mỗi ngôi nhà hầu như đều có một vườn hoa nho nhỏ, xinh xắn. Ai cũng thích chăm chút, tô điểm cho ngôi nhà mình thêm đẹp. Nhà cách nhà là những hàng rào dâm bụt, có những cánh hoa đỏ thắm nổi bật trên nền lá dày xanh thẩm. Mỗi khi về đây, Hạnh qua nhà anh Trung chơi, đều được anh bày thêm một trò chơi thú vị. Anh Trung rất thích Hạnh về lại xóm cũ…
…Đài radio vừa phát đi một bản tin. Hạnh lắng nghe. Trong lòng lại cảm thấy nôn nao. Tiếng phát thanh viên như gấp rút hơn khi đọc tin tức chiến sự đang diễn ra. Cuối bản tin là giai điệu trầm buồn của bài hát:
“Bài hát đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”…
Chiến tranh thật sự xảy ra rồi ư! Mấy ngày nay, người dân lần lượt bỏ nhà cửa mà ra đi, trong lúc đó số dân ở miệt ngoài lại tìm về, sống tạm trong các ngôi trường hoặc nhà thờ, nhà chùa nào đó. Họ lại đi tiếp vào Huế, ra đi vội vã như là chạy trốn cuộc chiến có thể rình rập xảy ra bất cứ lúc nào. Mẹ Hạnh vốn cả lo, bà may cho Hạnh một túi vải, bỏ ít tiền vào phòng thân lỡ khi lạc nhau. Cả nhà Hạnh ai nấy như ngồi trên đống lửa, mẹ đợi dì về. Mẹ tất bật chạy đi chạy lại tìm thuê một chiếc xe để chở gia đình vào Huế. Không hề có một chiếc xe nào cả, hầu như toàn bộ xe của tỉnh này đều đi hết rồi. Đến trưa, dì Hạnh từ Huế ra đến nơi. Dì thuê được một chiếc taxi nhỏ. Mẹ con nhà Hạnh chỉ kịp lấy áo quần, gom góp thêm một ít đồ đạc, nhanh chóng bỏ lên xe. Dì hối thúc mọi người nhanh lên, khoá cánh cửa tiệm lại và giục bác tài cho xe chạy, bỏ lại đằng sau một gia sản mà bấy lâu nay dày công vun vén, gầy dựng…
Chiếc xe nhỏ bé chở cả nhà Hạnh chạy ngược về phía Long Hưng, để ra quốc lộ. Mọi người dáo dác tìm nhau, xe cộ cứ nối tiếp tìm cách chạy về Huế. Một vài tiếng nổ lớn, đúng là pháo nổ ngay trên đường xe chạy. Mấy chiếc xe tìm cách dạt qua một bên, len lỏi để chạy cho bằng được. Một hình ảnh thương tâm diễn ra trước mặt Hạnh, làm Hạnh nhớ mãi cho đến sau này. Một anh lính bị thương, đang ôm chặt cánh tay, anh nhìn người qua lại như cầu cứu nhưng không hề có một ai giúp đỡ. Lòng trắc ẩn, nhân đạo của con người không còn thể hiện, ai cũng cuống cuồng lo sợ tìm cách chạy loạn, tìm con đường sống.
Giữa dòng người, giữa dòng xe
Nối tiếp nhau
Thờ ơ
Mặc cho anh, một người lính trẻ
Ôm chặt cánh tay, máu loang chảy thành dòng
Em biết đấy, anh không còn ai nương cậy
Không ai đoái hoài thương xót gợi lòng nhân
Không ai ngoảnh lại dù một lần thôi cũng được
Chỉ còn chăng làn bụi quá ơ thờ
Máu cứ chảy không chừng anh gục ngã
Giữa tuổi đời chưa đến độ đôi mươi
Đôi mắt anh như chìm sâu bóng tối
Như mãi vô tình lắng đọng tuổi thơ em

Mỗi lần nhớ ngày kỉ niệm kinh hoàng
Là em nhớ đôi mắt người lính trẻ
Thân phận con người giữa cảnh loạn ly
Chẳng khác chi lau lách mọc ven đường

…Một tháng trời nặng nề sống nhờ sống tạm ở thành phố Huế. Không kịp thấy được vẻ đẹp của Huế mộng mơ. Không có dịp về thăm làng quê nội. Một tháng sau cả nhà lại tiếp tục lên xe vào ở Đà Nẵng. Sống vội vàng. Sống gấp rút. Mọi người đi đi, chạy chạy như con thoi. Vỏn vẹn chỉ gần hai tháng ở miền Trung, quê hương ruột thịt. Một buổi trưa cuối tháng năm, cả nhà Hạnh lên máy bay vào sống hẳn ở miền Nam, xa cách Quảng Trị cũng kể từ ngày ấy.

Có nhiều kỉ niệm khó phai mờ về tuổi thơ, thời niên thiếu của Hạnh ở quê hương, trên vùng đất Quảng Trị. Mặc dù trong thời buổi chiến tranh nhưng Hạnh lúc đó chưa hề cảm thấy nỗi lo toan, vẫn sống vô tư . Cho đến khi mùa hè đỏ lửa thực sự cướp mất sự bình yên của người dân, bắt mọi người phải xa xứ, ly tán khắp nơi. Đâu dễ gì tìm lại khung cảnh cũ, nơi đó bây giờ hoàn toàn đổi thay, người ta đã cất lên những ngôi nhà mới, con đường đã không còn như xưa nữa. Một khi ai đó đã ra đi định cư nơi khác, xem đây như là quê hương thứ hai của mình, lại có công vun vén, gầy dựng cơ ngơi mới, gầy dựng mối quan hệ với những người xa lạ thành quen thuộc, thân thiết thì việc trở về sống trên mảnh đất quê cũ hầu như khó mà thực hiện. Tuy nhiên, Hạnh vẫn mong đến một ngày nào trở về thăm quê nội, quê ngoại trên mảnh đất chôn rau cắt rốn. Niềm hoài bão đó cứ đau đáu trong lòng Hạnh. Điều này có thể thực hiện được chăng?
…Một buổi chiều sau 36 năm xa quê, xa vời những kỉ niệm thời niên thiếu.Sau buổi tan trường, tiếng chuông điện thoại vang lên.

-Alô! Có phải Hạnh không?

Ai vậy nhỉ? Hạnh rất ngạc nhiên khi thấy hiện lên dãy số của tổng đài.

-Hạnh đây.Xin lỗi, ai vậy?
-Anh là Trung ngày xưa ở Quảng Trị, anh bạn hàng xóm của Hạnh đây.

Giọng của anh Trung sao giờ khác lạ đến thế!Hạnh mừng rỡ reo lên:

-À, anh Trung. Bấy lâu nay anh ở đâu? Sao em không liên lạc được?
-Anh ở Canada. Anh biết số em là nhờ người bạn, nên anh gọi về cho em đây. Đã 34 năm rồi còn gì. Lâu quá phải không em?
-Em mừng quá! Bấy lâu nay em muốn liên lạc với anh nhưng không được. Em tưởng anh…
-Tưởng anh chết rồi còn gì!Anh Trung cười
-Anh Trung có giận em không? Vì em không trả lời thư anh đó
…Qua chuyện trò, Hạnh đã cởi bỏ hết những tâm sự bấy lâu nay mang nặng trong lòng. Những ngày Hạnh vào miền Nam cũng là lúc nhà anh Trung ra tận Phú Quốc, một hải đảo xa xôi, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bức thư của anh Trung gởi cho Hạnh phảng phất nỗi buồn xa xứ. Anh gởi cho Hạnh một tấm hình chụp cảnh đảo, phía sau kèm theo những dòng chữ: “Đây là tấm hình của hải đảo này. Hình này là một trong những cảnh mà anh cho là đẹp. Vậy anh gởi tặng em để làm kỷ niệm. Người anh lưu lạc. Hoàng Châu Trung”.

-Hạnh ơi! Anh sẽ về, sẽ về thăm quê một ngày gần đây...
Hạnh bồi hồi nhớ lại những ngày xa xưa…Vâng, mong anh sẽ về…Mong một ngày trùng phùng…

Tiếng ồn ào vang lên cả một góc chợ rau. Người về càng lúc càng đông dần. Những gánh rau tươi xanh mơn mởn từ các làng quê đổ dồn về phía ngã tư trên đường vào chợ. Họ nhanh tay xếp rau thành từng đống cao, gọn gàng để bán. Nhìn kĩ người ta có thể thấy những con tem giấy (thuế vào chợ) trên những chiếc nón lá cũ kĩ của những người dân quê.

Hạnh kéo mạnh cánh cửa sắt để phụ mẹ dọn hàng. Tiệm tạp hoá của mẹ bán gồm nhiều mặt hàng phong phú, cần thiết; mẹ thường đóng hàng cho mấy người vùng ven tỉnh. Hạnh bước ra khỏi nhà, vươn vai hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hạnh cười thật tươi, chào hỏi mấy người thân quen.Họ cũng vui vẻ đưa tay vẩy chào con bé hồn nhiên đang tung tăng chân sáo bước men theo vỉa hè. Sáng nào cũng vậy, Hạnh là người khách hàng quen thuộc của bác bán hàng ăn ngồi ở cuối dãy lòng chợ này.
Mặt trời đang lên cao, toả những tia nắng ấm áp, xua tan nhanh cái giá lạnh của một đêm dài. Hạnh cùng Quỳnh hoà vào đám bạn trên đường Quang Trung dẫn đến trường. Con đường ngập tràn những tà áo dài trắng của học sinh nữ. Từng tốp nam, nữ sinh từ các ngã đường đổ dồn về con đường chính dẫn đến trường nguyễn Hoàng.Tiếng cười đùa ồn ã, làm như không ai có thể ngăn nỗi những niềm vui đang vỡ oà của bọn trẻ sau một đêm không gặp nhau. Mới chiều hôm qua thôi còn chơi đùa trên sân bóng của ty thanh niên. Hạnh có thói quen cầm chiếc cặp xoay xoay, chân vẫn bước nhanh cho theo kịp các bạn. Cứ mỗi bước đi là hai bím tóc y như là nhảy múa. Đôi mắt đen ánh lên niềm vui , Hạnh nhanh nhảu:

-Nè, nhỏ Nhơn đã về rồi. Sáng này, nó đi học đó.
Cả bọn nhao nhao lên:
-Sao nó không chờ tụi mình đi chung?
-Ba nó chở nó đi học mà. Hạnh trả lời
-À, vậy là tụi mình sắp có quà Sài Gòn rồi đó nghe.

Bầy con gái như bước nhanh chân hơn để đến trường. Không phải đi sớm để bày trò chơi như thường ngày, mà muốn đến để xem con nhỏ Nhơn thay đổi ra sao sau một tuần đi ngao du ở thành phố Sài gòn hoa lệ. Đúng là một sự thay đổi khác hẳn ở Nhơn. Nhơn đứng chờ sẵn ở cửa lớp với vẻ mặt xinh tươi, hớn hở như hoa; đầu tóc nhỏ cắt ngắn, diện bộ áo quần mới ra dáng dân thành phố quá. Nhơn cầm mấy bị kẹo giơ lên cao:
-Nào, ai muốn làm bạn với Nhơn nào!
Cả bầy con gái đồng loạt đưa tay, cười nói tíu tít:
-Tao, tao.
-Tao,tao đây nè.
-Hạnh đây là bạn Nhơn nè, Nhơn ơi!
Nhơn giả bộ xoa đầu Hạnh như vỗ về em bé:
-Đúng rồi đó, con nhỏ Hạnh này là bạn thân yêu của Nhơn kia mà. Tao nhớ nó muốn chết đi được.
Hạnh cười tít mắt tưởng mình đang lên tận tầng mây. Hạnh ôm chầm lấy nhơn:
-Ới chị hai ơi! Chị đi lâu quá, làm em cũng nhớ chị quá trời đi!
-Ừa, chị cũng nhớ em ghê đi. Này, cho nhỏ Hạnh trước, rồi cho mấy con nhỏ xí xọn kia sau ha!
Bầy con gái Quỳnh, Sương, Lai, …cười xoà rượt đuổi theo Nhơn và Hạnh đang cầm mấy bị kẹo chạy lòng vòng quanh sân trường.
Tan học. Như đã hẹn, cả nhóm bạn tập trung gần cổng trường đi theo Nhơn. Hạnh nói lớn;
-Hôm nay nhỏ Nhơn khao tụi mình một chầu bún bò Huế. Vào quán ở bến xe cho tiện đường về luôn. Chuyến sau, đến lượt tao khao tụi bây nghe.
-Đồng ý liền đó. Cả bầy lại nhao nhao lên.
-Ừ,đi nhanh lên! Đói bụng quá trời đây nè.
Hạnh lại ậm ừ:
-Được rồi, thay mặt nhỏ Nhơn, tao đồng ý liền. Nhưng mấy lần sau, cũng đến lượt các bạn đó nghe!
-Được rồi, được rồi mà.

Nhơn coi bộ có nhiều tiền rủng rỉnh trong chiếc ví nhỏ. Trông bộ mặt con nhỏ sướng ghê! Đi theo ba vào Sài Gòn chơi, xa ơi là xa. Vào đó nó còn làm đẹp từ đầu tóc đến áo quần. Nghe nói nó còn mấy bộ đầm mới đẹp lắm. Chiều này mình đến nhà Nhơn xem mới được. Hạnh tự nhủ thầm.

Buổi trưa này bạn bè Hạnh được Nhơn khao ăn một chầu thật xứng đáng đồng tiền lắm. Khi ra về, cả bọn theo con đường Lý Thái Tổ dọc theo bờ hồ, sát mặt sau cổ thành. Mùi bánh mì ngòn ngọt, thơm phức thoang thoảng khiến đứa nào cũng hít hà.Gần đến đường Trần Hưng Đạo, chia tay nhau mỗi đứa đi mỗi đường. Trưa nay, Hạnh về nhà, đến tối mới ra tiệm ở lại.

…Hoàng hôn dần buông. Những ánh đèn thi nhau bật sáng từ các ô cửa của các ngôi nhà nằm san sát bên nhau. Đường phố đã lên đèn từ lâu. Sau bữa cơm tối cùng gia đình, Hạnh ôm cặp đi ra tiệm. Ra đến góc phố, Hạnh không quên ghé vào tiệm sách Tùng Sơn. Ở đó, Hạnh tha hồ ngắm nghía các quyển sách được chưng bày dưới bóng điện sáng trưng. Đủ các loại, nhưng hạnh chỉ đứng hồi lâu ở dãy sách truyện thiếu nhi. Hạnh lật và đọc lướt nhanh qua các trang , sau đó chọn mua một quyển. Thường xuyên là Hạnh mua báo Thằng Bờm để tìm xem có bài mình được đăng trên đó không?

Ban đêm, con đường vào sau khu vực chợ thật vắng vẻ, chỉ có vài ánh đèn hắt ra từ các ngôi nhà cao tầng. Nhà nào cũng đóng cửa kín mít, hầu như người ta sinh hoạt ở trong nhà, ít khi bật đèn sáng ở nhà ngoài. Hạnh kêu cửa một hồi lâu, cô Nữ, người giúp việc cho chủ nhà mới ra mở. Cô Nữ nhìn kĩ để biết đúng là Hạnh rồi cô vội vàng mở, chỉ kịp để cho Hạnh bước vào là cô đóng ngay lại, khoá cửa hai ba lần cho chắc chắn. Chỉ có hai cô cháu ở trong một ngôi nhà với ba tầng lầu, rộng thênh thang, , thật thoải mái nhưng cũng thật là vắng vẻ. Ở tầng trệt, cả mặt trước và mặt sau, mẹ và dì Hạnh buôn bán hàng tạp hoá. Hạnh chỉ có việc là tối tối ra ở lại tiệm học bài, ở với cô Nữ. Buổi sáng, sau buổi học trên trường, Hạnh còn là cô kế toán nhỏ của mẹ, phụ giúp mẹ tính toán, ghi chép vào sổ sách.

Hạnh bước ra ban công. Đứng đây, Hạnh nhìn ra xa kia là bờ sông Thạch Hãn. Một màu đen như mực, bóng tối bao trùm lên toàn bộ một vùng trải dài từ con đường Gia Long chạy ven bờ sông. Một vài cơn gió mát rượi từ phía bờ sông thổi vào làm Hạnh thấy nhẹ nhõm, có cảm giác lâng lâng, sảng khoái. Hạnh hít lấy một hơi thật sâu vào lồng ngực. Đâu đó, tiếng rao hàng ngày một rõ dần. Một bóng người gánh chè bán đêm lầm lũi đi trên vỉa hè. Khi bóng người khuất dần mà tiếng rao như còn vẳng lại.

Hạnh nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại, bước hẳn vào trong nhà. Tối này, sau khi học bài xong, Hạnh sẽ tìm trong tủ sách của con trai người chủ nhà những tập san Thời Nay để đọc.Hạnh thích thú đọc mấy mẩu chuyện ngắn trong mấy tập sách này lắm. Cô Nữ là một con người trầm tính, ít khi nói chuyện. Có hỏi thì cô đáp lại ậm ừ đôi ba câu. Hạnh chỉ biết lờ mờ về cuộc đời của cô. Nghe kể lại cô Nữ không có bà con thân thích, đã sống giúp việc cho người chủ này từ thời còn con gái. Sau này cô Nữ trở thành người thân tín của nhà chủ. (Cho đến sau này, Đất nước thống nhất, hai người anh đã đi bộ đội từ mùa thu năm 1945 trở về, tìm được người em gái thất lạc bao nhiêu năm trời, nay cả gia đình vui đoàn tụ). Khi tiếng chuông đồng hồ treo tường gõ lên đúng mười tiếng, Hạnh đã lên bộ ván ngựa dày cộp, mát lạnh ngủ một giấc thật ngon lành, không quên mơ về giấc đẹp một ngày bạn bè đi chơi xa…

-Hạnh ơi!Hạnh dậy thôi con!
Hạnh choàng mở mắt. Trước mặt Hạnh là mẹ. Mẹ đang đứng bên cạnh Hạnh từ hồi nào. Hạnh giật mình, ngồi bật dậy:
-Chết rồi, con đi học trễ mất.
Mẹ cười xoà:
-Hôm nay là chủ nhật mà con.
Hạnh cười mắc cở:
-ủa, con quên. Mẹ dọn hàng rồi hả mẹ?
-Xong từ lâu rồi. Con xuống nhà ăn sáng đi, rồi về ngoại chơi!

Hạnh nhanh chân theo mẹ xuống cầu thang. Hôm nay, mẹ cho phép Hạnh về thăm cậu mợ. Nhà cậu mợ ở trên đường Lê văn Duyệt, phía trước cửa cổ thành Đinh Công Tráng. Trước kia, nhà Hạnh cũng ở đây, nhưng do chiến tranh xảy ra, cả nhà lên ở hẳn trên chợ tỉnh, ở trong một ngôi nhà nằm trong một con hẽm ở đường Quang Trung.

Một chiếc xe xích lô vừa trờ tới, Hạnh vẩy tay đón. Bác chạy xe dừng ngay lại, đón Hạnh lên, kéo vội tấm rèm che nắng. Từ chợ về đường Lê văn Duyệt không xa lắm nhưng đối với đôi mắt trẻ thơ thì ôi quả là xa. Bác phu xe thong thả đạp, còn Hạnh thì ngồi gọn lỏn trên ghế, ngắm quang cảnh hai bên đường, thích thú ngắm những người dân trong ngày chủ nhật đẹp trời.

Xe vừa dừng trước đường, Hạnh vội vàng bước xuống. Bỗng nghe tiếng gọi:
-Hạnh ơi! Về đó hả!
Hạnh đang cúi xuống sửa lại đôi giày vải cho ngay ngắn, nghe tiếng gọi , ngẩng đầu lên. Trước mặt Hạnh là anh Trung, một người hàng xóm thân quen.

-Dạ, hôm nay chủ nhật rảnh, em về ngoại chơi.

Hạnh cùng anh Trung đi vào xóm. Hạnh dừng lại, đứng một hồi lâu trước mảnh sân của ngôi nhà cũ. Trung cũng tần ngần đứng sau lưng Hạnh, biết trong lòng Hạnh đang dấy lên những kỉ niệm về ngôi nhà thân yêu mà trước đây cả gia đình Hạnh từng sinh sống. Giờ đây trên mảnh đất ấy là ngôi nhà mới xây của dì Hạnh.Chỉ qua một đêm tết Mậu Thân năm 1968, ngôi nhà Hạnh đã bị súng đạn chiến tranh tàn phá, thiêu rụi gần hết. Hạnh bồi hồi nhớ lại…

Trời càng về khuya, càng thấy cái lạnh như thấm sâu vào da thịt. Cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, nồi bánh tét to đùng nước đang sôi lên sùng sục; tiếng củi cháy nổ lép bép, bắn lên những tia lửa hồng trông thật vui mắt. Mẹ giục các con đi ngủ để sáng mai, mồng một Tết đi viếng chùa Sắc Tứ. Hạnh lên giường nằm rồi mà vẫn còn thao thức, nôn nao nằm nghĩ tới sáng mai diện bộ đầm đẹp, rồi nghĩ đến giao thừa, giờ phút thiêng liêng trọng đại chuyển tiếp từ năm cũ sang năm mới…

Một vài tiếng pháo lẹt đẹt nổ rồi nhiều tiếng pháo nữa nổ lớn , giòn giã, liên hồi. Chuông đồng hồ cũng vừa điểm. Tiếng mẹ và chị Hạnh trò chuyện nho nhỏ, sợ đánh thức mọi người dậy. mẹ Hạnh bước ra trước sân thắp mấy nén nhang thơm cúng giao thừa. Hương thơm của nhang phảng phất xen lẫn với mùi khét lẹt của pháo…Tiếng nổ càng lúc càng lớn dần, giòn hơn, to hơn hẳn, pha lẫn nhiều âm thanh khác lạ. Mẹ Hạnh hốt hoảng:

-Hình như có tiếng súng đó. Dậy, dậy thôi, mau xuống hầm đi mấy con!

Hạnh choàng dậy, tỉnh ngủ hẳn, nhanh chân theo mẹ chui ngay xuống chiếc hầm ngầm nằm ngay cửa nhà. Mẹ Hạnh cuống cuồng đưa chị em Hạnh, rồi bồng đứa em trai mới mấy tháng tuổi tụt xuống hầm. Thằng nhỏ khóc thét lên trong cơn buồn ngủ. Chiếc hầm này là nơi trú ẩn khá an toàn cho cả nhà, phía trên che chắn bằng những bao cát. Ba Hạnh thì không có nhà, hôm nay ông đã vào thăm quê nội.

Qua một đêm dài nằm, ngồi thu lu dưới hầm sâu, vừa tối tăm mù mịt, vừa đầy dẫy nỗi sợ hãi chết chóc. Thời gian dường như trôi chậm lại nặng nề.Khi tiếng súng giao tranh của hai bên vừa tạm ngưng, mới thấy mấy sinh mạng mỏng manh còn lại giữa hai lằn đạn vô tình. Ôi, chiến tranh! Một chiếc xe hồng thập tự vừa mới chạy qua trên con đường vắng ngắt như tờ. Súng trong thành không còn nả ra như mưa nữa. Mọi người trong chiếc hầm chật hẹp tranh thủ ùa ra, miệng la thất thanh để không bị bắn nhầm rồi lũ lượt kéo nhau chạy vào trong xóm.Trên bầu trời có tiếng máy bay, bay chừng như sát mặt đất hơn bao giờ hết. Một số thanh niên lạ, không phải là người dân địa phương, vai khoác súng, họ đi lại im lặng như cái bóng, vẩy vẩy tay cho bà con vào trong nhà. Trời sáng hẳn,bà con bồng bế nhau chạy lên chợ tỉnh. Mẹ con Hạnh cũng theo đoàn người tìm cách băng rào các nhà hàng xóm chạy đi lánh nạn. Khi lên đến nhà dì, lúc ấy dì cũng vừa rảnh rỗi trong một ngày đầu năm mới. Quanh năm suốt tháng dì bận rộn theo công việc buôn bán. Dì Hạnh vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con nhà Hạnh tay bồng, tay bế dắt nhau chạy vào nhà, mặt mày hớt hơ hớt hãi.


Qua hôm sau, tiếng súng ngừng hẳn, không còn cuộc giao tranh, mọi người trở về nhà mình. Mẹ con hạnh đứng thẩn thờ trước ngôi nhà đầy vết đạn lỗ chỗ, một đống đổ nát hoang tàn, gian hàng bị cháy rụi, vẫn còn làn khói âm ỉ. Nhà Hạnh lên khu phố chợ kể từ những ngày đầu mùa xuân năm ấy…...

Hạnh giật mình khi nghe tiếng anh Trung:

-Đi vào nhà thôi Hạnh ơi!

Cả một buổi sáng vui đùa với các anh chị con cậu mợ. Hạnh không quên ghé thăm số nhà người quen trong xóm. Mỗi ngôi nhà hầu như đều có một vườn hoa nho nhỏ, xinh xắn. Ai cũng thích chăm chút, tô điểm cho ngôi nhà mình thêm đẹp. Nhà cách nhà là những hàng rào dâm bụt, có những cánh hoa đỏ thắm nổi bật trên nền lá dày xanh thẩm. Mỗi khi về đây, Hạnh qua nhà anh Trung chơi, đều được anh bày thêm một trò chơi thú vị. Anh Trung rất thích Hạnh về lại xóm cũ…

…Đài radio vừa phát đi một bản tin. Hạnh lắng nghe. Trong lòng lại cảm thấy nôn nao. Tiếng phát thanh viên như gấp rút hơn khi đọc tin tức chiến sự đang diễn ra. Cuối bản tin là giai điệu trầm buồn của bài hát:

“Bài hát đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”…

Chiến tranh thật sự xảy ra rồi ư! Mấy ngày nay, người dân lần lượt bỏ nhà cửa mà ra đi, trong lúc đó số dân ở miệt ngoài lại tìm về, sống tạm trong các ngôi trường hoặc nhà thờ, nhà chùa nào đó. Họ lại đi tiếp vào Huế, ra đi vội vã như là chạy trốn cuộc chiến có thể rình rập xảy ra bất cứ lúc nào. Mẹ Hạnh vốn cả lo, bà may cho Hạnh một túi vải, bỏ ít tiền vào phòng thân lỡ khi lạc nhau. Cả nhà Hạnh ai nấy như ngồi trên đống lửa, mẹ đợi dì về. Mẹ tất bật chạy đi chạy lại tìm thuê một chiếc xe để chở gia đình vào Huế. Không hề có một chiếc xe nào cả, hầu như toàn bộ xe của tỉnh này đều đi hết rồi. Đến trưa, dì Hạnh từ Huế ra đến nơi. Dì thuê được một chiếc taxi nhỏ. Mẹ con nhà Hạnh chỉ kịp lấy áo quần, gom góp thêm một ít đồ đạc, nhanh chóng bỏ lên xe. Dì hối thúc mọi người nhanh lên, khoá cánh cửa tiệm lại và giục bác tài cho xe chạy, bỏ lại đằng sau một gia sản mà bấy lâu nay dày công vun vén, gầy dựng…

Chiếc xe nhỏ bé chở cả nhà Hạnh chạy ngược về phía Long Hưng, để ra quốc lộ. Mọi người dáo dác tìm nhau, xe cộ cứ nối tiếp tìm cách chạy về Huế. Một vài tiếng nổ lớn, đúng là pháo nổ ngay trên đường xe chạy. Mấy chiếc xe tìm cách dạt qua một bên, len lỏi để chạy cho bằng được. Một hình ảnh thương tâm diễn ra trước mặt Hạnh, làm Hạnh nhớ mãi cho đến sau này. Một anh lính bị thương, đang ôm chặt cánh tay, anh nhìn người qua lại như cầu cứu nhưng không hề có một ai giúp đỡ. Lòng trắc ẩn, nhân đạo của con người không còn thể hiện, ai cũng cuống cuồng lo sợ tìm cách chạy loạn, tìm con đường sống.

Giữa dòng người, giữa dòng xe
Nối tiếp nhau
Thờ ơ
Mặc cho anh, một người lính trẻ
Ôm chặt cánh tay, máu loang chảy thành dòng
Em biết đấy, anh không còn ai nương cậy
Không ai đoái hoài thương xót gợi lòng nhân
Không ai ngoảnh lại dù một lần thôi cũng được
Chỉ còn chăng làn bụi quá ơ thờ
Máu cứ chảy không chừng anh gục ngã
Giữa tuổi đời chưa đến độ đôi mươi
Đôi mắt anh như chìm sâu bóng tối
Như mãi vô tình lắng đọng tuổi thơ em

Mỗi lần nhớ ngày kỉ niệm kinh hoàng
Là em nhớ đôi mắt người lính trẻ
Thân phận con người giữa cảnh loạn ly
Chẳng khác chi lau lách mọc ven đường

…Một tháng trời nặng nề sống nhờ sống tạm ở thành phố Huế. Không kịp thấy được vẻ đẹp của Huế mộng mơ. Không có dịp về thăm làng quê nội. Một tháng sau cả nhà lại tiếp tục lên xe vào ở Đà Nẵng. Sống vội vàng. Sống gấp rút. Mọi người đi đi, chạy chạy như con thoi. Vỏn vẹn chỉ gần hai tháng ở miền Trung, quê hương ruột thịt. Một buổi trưa cuối tháng năm, cả nhà Hạnh lên máy bay vào sống hẳn ở miền Nam, xa cách Quảng Trị cũng kể từ ngày ấy.

Có nhiều kỉ niệm khó phai mờ về tuổi thơ, thời niên thiếu của Hạnh ở quê hương, trên vùng đất Quảng Trị. Mặc dù trong thời buổi chiến tranh nhưng Hạnh lúc đó chưa hề cảm thấy nỗi lo toan, vẫn sống vô tư . Cho đến khi mùa hè đỏ lửa thực sự cướp mất sự bình yên của người dân, bắt mọi người phải xa xứ, ly tán khắp nơi. Đâu dễ gì tìm lại khung cảnh cũ, nơi đó bây giờ hoàn toàn đổi thay, người ta đã cất lên những ngôi nhà mới, con đường đã không còn như xưa nữa. Một khi ai đó đã ra đi định cư nơi khác, xem đây như là quê hương thứ hai của mình, lại có công vun vén, gầy dựng cơ ngơi mới, gầy dựng mối quan hệ với những người xa lạ thành quen thuộc, thân thiết thì việc trở về sống trên mảnh đất quê cũ hầu như khó mà thực hiện. Tuy nhiên, Hạnh vẫn mong đến một ngày nào trở về thăm quê nội, quê ngoại trên mảnh đất chôn rau cắt rốn. Niềm hoài bão đó cứ đau đáu trong lòng Hạnh. Điều này có thể thực hiện được chăng?
…Một buổi chiều sau 36 năm xa quê, xa vời những kỉ niệm thời niên thiếu.Sau buổi tan trường, tiếng chuông điện thoại vang lên.

-Alô! Có phải Hạnh không?
Ai vậy nhỉ? Hạnh rất ngạc nhiên khi thấy hiện lên dãy số của tổng đài.
-Hạnh đây.Xin lỗi, ai vậy?
-Anh là Trung ngày xưa ở Quảng Trị, anh bạn hàng xóm của Hạnh đây.
Giọng của anh Trung sao giờ khác lạ đến thế!Hạnh mừng rỡ reo lên:
-À, anh Trung. Bấy lâu nay anh ở đâu? Sao em không liên lạc được?
-Anh ở Canada. Anh biết số em là nhờ người bạn, nên anh gọi về cho em đây. Đã 34 năm rồi còn gì. Lâu quá phải không em?
-Em mừng quá! Bấy lâu nay em muốn liên lạc với anh nhưng không được. Em tưởng anh…
-Tưởng anh chết rồi còn gì!Anh Trung cười
-Anh Trung có giận em không? Vì em không trả lời thư anh đó

…Qua chuyện trò, Hạnh đã cởi bỏ hết những tâm sự bấy lâu nay mang nặng trong lòng. Những ngày Hạnh vào miền Nam cũng là lúc nhà anh Trung ra tận Phú Quốc, một hải đảo xa xôi, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bức thư của anh Trung gởi cho Hạnh phảng phất nỗi buồn xa xứ. Anh gởi cho Hạnh một tấm hình chụp cảnh đảo, phía sau kèm theo những dòng chữ: “Đây là tấm hình của hải đảo này. Hình này là một trong những cảnh mà anh cho là đẹp. Vậy anh gởi tặng em để làm kỷ niệm. Người anh lưu lạc. Hoàng Châu Trung”.

-Hạnh ơi! Anh sẽ về, sẽ về thăm quê một ngày gần đây...
Hạnh bồi hồi nhớ lại những ngày xa xưa…Vâng, mong anh sẽ về…Mong một ngày trùng phùng…

Dinh thi Hiep

THƠ : TA NGẮM SAO







Một sao, hai sao , đếm ba sao

Lấp lánh trời đêm ta với sao

Trong khoảng không gian xa thẳm đó

Chơi vơi ta thấy trống tâm hồn

Một sao , hai sao , đếm ba sao ...

Theo ánh sao băng phía trời xa

Xưa bảo sao băng người nên ước

Uơc gì ta sẽ mãi gần nhau .




Đinh trọng phúc


vùng rẫy xuân sơn -Bà rịa 29/3/1983

THƠ : FOR GET ME NOT




For get me not hoa không quên

Cành tím từng đêm hương vẫn quen

Em có đêm nào qua lối cũ

Gió thoảng hương hoa bỗng nhớ NGƯỜI

Chiều nay anh về qua xóm lạ

Ngắt cành hoa tím chợt thấy quen

Gió ơi cho gởi hương theo với

Hương đến bên em hương không quên


xuân sơn 29 tháng 3 năm 1983
Dinh trong Phuc

(những ngày làm rẫy thuê )

QUÊ NGOẠI


Thạch hãn , giòng sông quê ngoại bên lở bên bồi

Quê nội tôi là xứ Truồi, Huế nhưng tôi sinh ra và lớn lên tại Quáng Trị, được sự đùm bọc của quê ngoại.

Dinh thị Hiệp

Tôi chỉ nhớ mang máng con đường về thăm quê nội trong những ngày Tết năm nào. Con đường nhỏ dẫn vào làng gần đường xe lửa.Âm thanh tiếng còi tàu ngày xưa mà tôi nghe như vẫn còn vang vọng mãi cho tới bây giờ.Làng tôi thơ mộng nằm ven con sông nhỏ, nước trong xanh ngăn ngắt, ngôi nhà nho nhỏ của nội nằm khuất trong khu vườn rợp bóng cây.Tôi không có bao nhiêu ngày ở quê nội, nên trong trí nhớ của tôi về nơi đây hầu như rất mờ nhạt.

Nhà tôi nằm trên đường Lê Văn Duyệt, ngay trước cửa cổ thành Đinh Công Tráng. Đi vào một quãng là nhà bà ngoại. Quãng đời thơ ấu của tôi bắt đầu từ nơi đây. Vào những ngày mưa bão năm xưa, mẹ và các cậu, dì của tôi kéo nhau ra đường lôi những thân cây bị đổ về làm củi đốt. Còn đám nhỏ chúng tôi thì ở trong nhà chơi đồ hàng rất ư là vô tư, hầu như không biết thế nào là cái khổ sở của người dân chạy lụt.Ở đây tình làng nghĩa xóm rất khắn khít, sống chan hòa yêu thương nhau. Chúng tôi thường rủ nhau ra phía cuối xóm. Nhìn phía xa tít tắp chân trời là những cánh đồng, những làng mạc. Tôi đoán chừng đâu đó là Nại Cữu, quê của mẹ tôi. Lũ nhỏ chúng tôi còn tinh nghịch leo lên cả mấy mộ đá đen sì, hù dọa ma rồi rượt đuổi nhau chạy ù về xóm. Vào dịpTết, chúng tôi thường rủ nhau về làng quê Nại Cữu. Đi bộ quãng đường thật dài nhưng vừa đi vừa đùa giỡn nên chúng tôi quên hết bao mệt mỏi. Làng ngoại tôi nghèo lắm, đa số sống bằng nghề làm nông, còn những ai khá giả đã tìm đường ra tỉnh hoặc đi sinh sống nơi khác. Ra đến bến sông ven lũy tre làng, chúng tôi tha hồ nghịch nước. Đang đói bụng nên ăn bữa cơm trưa đạm bạc thấy rất ngon lành dù chỉ là cơm trắng với muối ớt, dưa cà. Chơi đùa thỏa thích, buổi chiều lại kéo nhau về nhà. Vừa đi vừa chạy sợ bị Cách mạng nằm vùng bắt lại.(Nghĩ lại thấy tức cười quá!Ai thèm bắt lũ nhóc chúng tôi nhỉ!).

QUẢNG TRỊ ƠI !NHỮNG NGÀY VUI

Sau năm 1968, biến cố Xuân Mậu thân, gia đình tôi lên ở ngay chợ Quảng Trị. Dì và mẹ tôi thuê một ngôi nhà (sát tiệm chụp ảnh Li Do) để buôn bán. Tôi tiếp tục học trường nữ tiểu học.Sau đó tôi thi đậu vào trường Nguyễn Hoàng. Tôi có thêm những bạn bè mới.

Sau buổi học, chúng tôi thường rủ nhau đi tìm cây lá…về sưu tầm, đem lên cho thầy, cô chấm điểm môn Vạn Vật.Muốn có cây dương xỉ, tôi và vài ba đứa bạn tìm đến những bờ ao ven làng để kiếm. Muốn có rêu, tôi chỉ việc đến nhà bạn, leo lên vách nhà gỡ xuống vài mảng . Muốn có rong biển, chúng tôi phải đi xa hơn. Chúng tôi đạp xe về tận biển Cửa Việt. Về đến đó, tội lội ngay xuống vũng nước vớt rong, bỏ vào vài bao ni lon . Khi đem về, chúng tôi giữ khư khư coi như là báu vật…Tụi bạn còn rủ tôi đạp xe về quê chúng ở làng Quy Thiện chơi. Đám con gái tuổi 12, 13 mà nghịch không kém gì đám bạn con trai.Chúng tôi tha hồ leo cây hái ổi, nào trái ăn trái để dành mang về nhà.

Tham gia hoạt động xã hội- đây là hoạt động tôi rất thích vì bản tính tôi vô cùng hiếu động. Tôi là đoàn viên trong Đoàn thể Học sinh Phật tử. Vào mỗi buổi chiều chủ nhật, tôi đến chùa Tỉnh Hội để sinh hoạt vui chơi. Không những thế, tôi còn cùng với các anh chị tham gia công tác cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Có một lần đi cứu trợ tại Mỹ Chánh. Từ sáng sớm ,chúng tôi tập trung tại chùa, nhanh chóng leo lên xe để đi, bất chấp mọi nguy hiểm. Vài chiếc xe lớn chở đoàn người chúng tôi vào vùng nước lũ vẫn còn chưa rút hết.Xe chạy băng qua những con đường ngập nước, nước tràn cả lên đường cái. Đến nơi, chúng tôi tập kết bên này sông. Một vài chiếc đò lần lượt chở từng đoàn người và lương thực, thực phẩm qua sông để kịp thời cứu trợ cho dân trong làng. Giờ nghĩ lại thấy cũng liều! Lỡ may đò chìm nghỉm thì làm gì còn có hôm nay. Có một điều rất vui và cảm động là người dân nghèo quý chúng tôi lắm. Họ vui mừng không kể xiết. Trưa hôm đó, chúng tôi ăn qua loa cho đỡ đói lòng. Vẻ mặt người nào cũng hớn hở, vẫn cười đùa, ca hát vô tư mặc gì trời mưa rét. Chia tay ra về, ai nấy cũng còn lưu luyến. Khi đi xuống đình làng, tôi vẫn còn thong thả ôm Ông Thiện để cầu được ban phước lành( Ở đây có hai ông thần đứng chầu hai bên, một bên là Ông thiện, còn một bên là Ông Ác).Cũng vẫn là những chiếc đò mỏng manh lần lượt chở chúng tôi trả về bên này bờ sông.
Đi cứu trợ lần này, giữa đường tôi vẫn không quên xin xuống xe , nhanh chóng chạy đi hái vài nhánh thông đem về chấm điểm.

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
Buổi sáng thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 1972.
Chúng tôi được nghỉ học 2 tiết cuối. Cả lớp ùa ra như ong vỡ tổ. Cười nói thật ồn ào, thật náo nhiệt . Nhóm chúng tôi, vẫn là những người bạn thân thuộc. Chùa Sắc Tứ nhé !Ừ.Ừ…Đúng rồi.Đi thôi.Cả bầy con gái chúng tôi tung tăng xách cặp, rời khỏi sân trường, cùng đi về phía bến xe đối diện trường Nguyễn Hoàng.
Chuyện gì thế nhỉ? Hôm nay bến xe không đông đúc như thường ngày. Thật vắng lặng. Một không gian im ắng lạ thường. Tin tức lan nhanh, lan nhanh.Bọn học trò chúng tôi ai về nhà nấy thôi. Chiến sự đang xảy ra rồi đó. Bên kia bờ sông Thạch Hản, từng đoàn người tản cư đang gồng gánh nhau về Quảng Trị ngày một đông dần.
Chúng tôi chia tay nhau ra về không một lời hẹn gặp lại, đành hủy bỏ chuyến đi chơi chùa Sắc Tứ đầy tiếc rẻ.Ai ngờ đó là buổi học cuối cùng của chúng tôi tại mái trường Nguyễn Hoàng dấu yêu này.

XA QUÊ

Một buổi sáng cuối tháng 5 năm 1972.
Chiếc máy bay đã mang theo cả gia đình tôi vào miền Nam. Bỏ lại sau lưng là quê hương Quảng Trị, quê ngoại của tôi. Kể từ đó chưa một lần tôi trở về.
Con đường từ thành phố Sài Gòn về Mỹ Tho thật lạ lẫm trong đôi mắt trẻ thơ của tôi. Buổi chiều hôm đó, tôi về đây. Trong ánh nắng chiều còn khá gay gắt, tôi tìm ra chợ Hàng Bông. Vùng đất này thật trù phú và những con người ở đây có vẻ phóng khoáng. Tôi ngớ ngẩn đứng ngắm những quầy hàng trái cây chất đầy ở chợ mà cảm thất thèm muốn cuộc sống yên lành như họ. Tôi tiếc nuối. Tôi nhớ thương những ngày sống ở miền Trung. Trong trí nhớ còn non nớt của tôi , những hình ảnh, những con đường phố dần hiện ra. Tôi cố sức mà vẽ sơ đồ Quảng Trị , vẽ trong ngân ngấn nước mắt. Tôi sợ mình sẽ quên đi- quên đi theo thời gian…Bạn bè của tôi tan tác khắp nơi. Một số bạn ở Đà Nẵng thỉnh thoảng gởi thư và ảnh cho tôi, vẫn địa chỉ 56 Nguyễn Trãi, Mỹ Tho.Có lẽ bạn bè thương cho tôi lạc loài nơi xứ lạ, quê người.Tôi nhớ lắm! Nhớ lắm!



Chợ Mỹ tho nhìn từ sông Tiền


Ngày ngày tôi lại đi học, không phải trên con đường Quang Trung hoặc con đường làng mát rượi bóng tre xanh mà lại trên con đường hoàn toàn xa lạ.Đường Hùng Vương với hai hàng me xanh um, chạy dài, dẫn bước chân tôi đến ngôi trường mới. Tôi thấy vô cùng bỡ ngỡ trước khung trời mới, bạn bè mới, thầy cô mới.Vì giọng nói miền Trung khó nghe nên tôi sinh ra nhút nhát. Tôi ít nói hẳn và có vẻ trầm tư hơn. Tuy nhiên vì sự cố gắng, chăm chỉ học tập của tôi đã mang lại cho tôi kết quả khả quan. Thầy cô và bạn bè dành cho tôi tình cảm ưu ái, thân thương. Gia đình tôi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống mưu sinh, nhưng tôi vượt khó để học giỏi, không hỗ danh là người con miền Trung hiếu học. Mỹ Tho từ đó trở thành quê hương thứ hai của tôi. Nơi đây tôi cũng có đầy ắp kỷ niệm tuổi học trò. Chúng bạn thường rủ tôi về miền quê đầy ắp cây trái, một vùng sông nước ven theo sông Tiền.

Quê hương và mẹ



Chiều 30 Tết như mọi năm. Hạnh quày quả xong việc cúng Tất niên giúp mẹ, rồi về lại nhà mình. Con đường giờ vắng người qua lại, chạy ngược chiều với Hạnh là các cô gái, ai nấy với dáng vẻ vội vả, đạp lọc cọc trên những chiếc xe đạp thồ cũ kĩ. Họ đang đạp nhanh chân để về cùng với gia đình. Họa hoằn lắm mới có một vài chiếc xe máy, coi bộ cũng đã cũ kĩ lắm rồi, giờ được tu sửa lại để thồ than. Bụi đen bám đầy vành xe, ngay cả trên khuôn mặt, tay chân họ, dù bịt kín đến đâu cũng dính nhiều vết than lem luốt. Đèo trên xe là vài gói hàng nho nhỏ, họ còn chịu khó cột thêm mấy chậu hoa vạn thọ hoặc hoa hướng dương đang héo lả đi vì nắng. Họ sẽ chưng chúng trong dăm ngày Tết cho vui nhà vui cửa. Có thể sáng nay, họ vừa bán xong mấy bao than ở đâu đó trong cùng ngõ hẻm của xóm biển Tân Long, dưới cầu Tân Lý, chợ La Gi hoặc xa hơn nữa là lên đến dốc tỉnh chợ Tân An. Họ gom góp thêm được ít tiền, rồi mua vội ba thứ hàng quà như vài gói bánh in, vài bị kẹo thèo lèo, vài lạng hạt dưa, mua thêm ít thịt, xương heo nữa về hầm nồi măng đang ngâm ở nhà. Buổi chiều, họ sẽ cúng tất niên có hơi trễ, nhưng dù sao như vậy cũng ấm cúng lắm rồi. Mấy cô gái vừa đạp xe vừa chuyện trò rôm rả. Dường như không có điều gì khiến họ ưu tư, phiền muộn cả; đời sống kham khổ đã trở thành quá quen thuộc đối với họ!

Hạnh chợt nghĩ: Giá như một vài công ty nào đó về đây đầu tư xây dựng, mở nhà máy, xí nghiệp sản xuất để các thanh niên này vào làm việc thì hay biết mấy. Không khéo thì người dân nghèo cứ bám riết, khai thác dần hết cây cối trong khu rừng Tân Thắng, Núi Bể để đốt than thì sẽ có ngày rừng già cũng cạn kiệt, đồng thời nạn lũ quét như năm nào đó có thể đổ ập đến bất ngờ. Nhiều chàng trai, cô gái ở vùng này việc học phải bỏ dở chừng, chen chân vào đến thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Họ trở thành những công nhân, lương tháng trên chừng một triệu bạc, phải lo toan, trang trải đủ mọi chuyện , từ việc trả tiền nhà trọ, chi tiêu ăn uống tiện tặn, còn lại dành dụm chút đỉnh để gởi về gia đình. Người dân Sơn Mỹ, Cam Bình ở đây đã một thời có truyền thống hiếu học. Nhiều gia đình biết lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, các em nay đã thành đạt, làm việc ở ngay trong thị xã La Gi, huyện nhà Hàm Tân hoặc một số tỉnh, thành phố khác.

Nhớ lại mùa xuân năm 1975- Vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán, lần đầu tiên Hạnh về Động Đền, Bình Tuy thăm bà con. Nơi đây, phần đông là người dân Quảng Trị vào sinh sống, lập nghiệp. Theo chân các chị lên một con dốc cao, vào dịp trường Trung học Sơn Mỹ tổ chức cắm trại Hội xuân, Hạnh thấy vui khi nhìn các trò chơi sôi nổi đang diễn ra giữa đám học trò xa lạ. Không biết chừng trong đám đông đó có thể có một vài người bạn thân quen của mình hồi học trường Nguyễn Hoàng. Sau đó, Hạnh lại trở về Mỹ Tho với tâm trạng buồn rầu. Hạnh đã mất mát quá nhiều, chiến tranh đã lấy đi những ngày sống yên bình trên quê hương Quảng Trị dấu yêu; đã làm cho những kỉ niệm của tuổi thơ dần phôi pha, không còn đậm nét .

Tiếp theo là những ngày của biến cố lịch sử, 30 tháng 4, Đất nước thống nhất. Hè năm đó, gia đình Hạnh về sống tại đây. Ngôi nhà tranh đơn sơ, bé nhỏ dưới chân đồi cũng đủ sức che chở cho cả gia đình qua những mùa mưa gió.

Mặc dù không có một chút kinh nghiệm gì về nghề nông nhưng dần dà công việc trồng trọt cũng quen. Những ngày hè trên miền quê mới là những ngày Hạnh thường xuyên lên rẩy. Sáng sớm, vác cuốc trên vai, Hạnh cùng đứa em trai đi ra khỏi nhà. Lội qua con suối, nước trong mát lạnh; có khi Hạnh ngâm nga bài hát “Bóng cây Kơnia” mà thấy trong lòng một thoáng thú vị. Chị em Hạnh trồng bắp, trồng khoai trên miếng đất mới khai hoang ; trồng trọt rất vụng tay nhưng may thay năm đó được mùa, đủ ăn trong mấy tháng trời; cái thì ăn tươi, cái thì phơi khô để dành ăn dần. Mấy tháng trồng trọt, vun bón, sau đó thu hoạch biết bao trái củ mang về. Niềm vui sướng khi thu được kết quả do chính bàn tay mình lao động, làm người ta vơi đi bao nỗi mệt nhọc vì nắng, vì mưa, vì bao giọt mồ hôi mặn chát. Bên cạnh những lô đất trồng bắp, trồng khoai là những rẩy dưa, trái nào trái nấy căng tròn, nằm phơi mình dưới nắng như bầy heo con. Người ta dễ thân thiện, dễ làm quen nhau. Những buổi trưa đứng bóng, khi mặt trời lên tới đỉnh đầu, ánh nắng thật chói chang; tiếng tu hú đâu đó vẫn còn râm ran gọi bầy, chỉ í ới một vài tiếng là bạn bè đã có mặt bên nhau, trước lạ sau thành quen, dân Quảng Trị, dân Bình Long đều trở thành thân thiết. Họ cho nhau nhiều trái dưa, trái bắp rồi cùng ngồi ăn mấy lon cơm độn dưới bóng mát của cây rừng. Có khi bổ vài trái dưa ra cùng ăn chung hoặc vùi vài củ khoai, trái bắp thơm lừng, tưởng chừng như vừa ăn vừa thưởng thức được hết cái hương vị thơm ngon của chúng. Thỉnh thoảng có vài ngọn gió mát rượi từ hướng biển thổi lên xua tan cái nóng hầm hập giữa buổi trưa hè.



Bờ biển Động Đền,La Gi- Hàm Tân


Biển cả cũng phóng khoáng cho ngư dân được mùa cá, mực, ghẹ xanh, tôm hùm… không thiếu thứ gì. Có một vài anh chàng thư sinh, dáng trói gà không chặt, ngày nào cũng hăm hở ra biển với ngư dân Triệu Hải, tập tành với nghề sóng gió; sáng sáng chiều chiều, phụ kéo lưới đến phỏng rộp cả mặt, tay chân trở nên sần sùi, chai cứng.
Ai cũng sợ đói, đều chịu khó làm lụng; dù vất vả đến đâu cũng không hề một tiếng than van. Đêm về, trong lúc người lớn tranh thủ nghỉ ngơi thì lứa thanh, thiếu niên, lại tập trung sinh hoạt, vui chơi, ca hát, nhảy múa vòng tròn quanh đống lửa hồng. Nếu gặp những đêm trăng sáng thì lại càng thấy vui hơn!

Mùa tựu trường đầu tiên sau ngày giải phóng, Hạnh mang tâm trạng bi quan, chán nản, đã có ý định bỏ học. Nhưng cho đến khi thấy bóng dáng vài học sinh trong bộ đồng phục trắng, cắp sách đến trường là Hạnh không thể nào kềm chế được lòng mong muốn đi học trở lại.

Nghèo khổ lắm! Đất nước thời kì ấy biết cơ man nào là gian khổ. Hạnh, người bạn tên là Diễm Thi và bà cô Quyên, chỉ hơn nó một vài tuổi, là bộ ba thân thiết, ngày ngày cùng nhau đi học, ở chung nhà trọ gần trường cấp 3 Hàm Tân. Nhà Diễm Thi, Quyên ở trên đồi, đi bộ một quãng xuống dốc là về đến nhà Hạnh. Cứ mỗi sáng sớm vào ngày đầu tuần, Hạnh đợi hai bạn xuống rủ, cùng đi trên đường đến trường. Con đường đất đỏ ngày ấy đi bộ thấy thật là xa, không phải như con đường tráng nhựa, đi lại dễ dàng hôm nay. Ba đứa vừa đi vừa nói chuyện quên đi cả mỏi chân. Bắt đầu đi từ lúc trời còn tối đen như mực, cho đến khi đến trường thì vừa sáng hẳn. Cái mệt bỏ qua một bên để bắt đầu vào việc học. Gia đình lo cho vài lon gạo, kèm theo ít khoai lang, đồ ăn và chút đỉnh tiền để đủ ăn trong một tuần lễ.

Chiều lại chiều, Hạnh cứ ngong ngóng về hướng nhà mình. Từ nhà trọ về nhà nếu không ngăn cách bởi khu rừng tràm thì không xa lắm. Hạnh buồn ! Một nỗi buồn dai dẵng cứ ập đến. Không biết giờ ba mẹ, chị và em Hạnh đang làm gì? Chắc giờ này, ba đang ngồi gọt dăm ba củ khoai để hầm sẵn, đợi mẹ đi chợ chiều Thanh Linh về, mua được ít cá tươi bỏ vào nồi cháo ăn tối. Hạnh thương ba, một viên công chức, một thời làm việc liêm khiết, nay sống bất đắc chí trong hoàn cảnh nghèo khổ; Hạnh thương mẹ, tảo tần sớm hôm, không hề than thở một lời . Người anh cả đang còn học tập “Cải tạo” ở xa chưa về sum họp cùng gia đình; một người chị vừa học xong cấp 3, đang xin làm công nhân lâm trường; hai đứa em trai đều tuổi ăn, tuổi lớn, còn đang cắp sách đến trường.

Hạnh bất chợt nhớ những buổi chiều Tết năm nào…
Hoàng hôn dần buông. Hạnh lên dốc Thanh Linh đón mẹ về. Trên đôi vai gầy của mẹ là một gánh hàng lỉnh kỉnh. Mẹ tự mình gánh lấy, bươn bả về nhà, vượt qua con dốc, con đường đôi đoạn lún sâu vì cát, có đoạn nước ngập phải lội bì bõm. Hạnh vừa đi vừa chuyện trò cho mẹ vui. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con . Mặc dù tay trắng, không còn gì sau chiến tranh, nhưng mẹ không hề nãn chí; mẹ vẫn lo cho Hạnh ăn học đến nơi đến chốn. Mẹ nói rằng: “Mẹ không có gia tài gì cho con quý bằng vốn chữ nghĩa; con hãy học cho bằng người ta.” Thời buổi đó biết bao người hàng xóm dè bỉu, cho rằng con gái không cần học nhiều. Điều đó mẹ bỏ ngoài tai, mẹ vẫn lo cho Hạnh học cho xong năm cuối cấp 3, rồi gom góp tiền lo lên đường thi đại học …Hai mẹ con về đến nhà thì trời cũng vừa sập tối. Ánh đèn dầu leo lét hằng đêm giờ được khơi cao hơn, tỏa sáng cho ngôi nhà tranh nhỏ bé, càng lan tỏa sự ấm áp cho gia đình. Cả nhà quây quần bên nhau trong bữa cơm tối để chờ đón giờ phút giao thừa.



Hôm nay, ngôi nhà tranh đã được thay thế bằng ngôi nhà xây khang trang. Bên cạnh là cây phượng già kỉ niệm, vài cây dừa ven bờ ao do chính tay ba Hạnh đã trồng. Ba Hạnh không còn để nhìn thấy vẻ đẹp của mùa phượng vĩ ra hoa, hàng dừa ra quả ; dù ba không còn trên cõi đời này nữa nhưng những hình ảnh ấy luôn nhắc nhở đến ba. Hè về, mùa phượng nở hoa rực rỡ, một rừng hoa đỏ thắm, tràn ngập cả vòm cây; cho đến khi màu đỏ vơi dần, những bông phượng còn lưu luyến, cố chen lẫn vào những tán lá xanh um. Mỗi tuần Hạnh về thăm mẹ là thấy có sự thay đổi rõ. Có khi hoa rụng đầy sân, mẹ không quét kịp, để lại như một tấm thảm đỏ. Mấy đứa cháu phụ bà quét sân, gom xác hoa phượng thành mấy đống nhỏ để hốt bỏ vào dưới gốc cây sau vườn. Chưa đến cuối hè, chỉ qua mấy trận mưa to, trên cây hầu như không còn màu hoa đỏ nữa mà thay thế bằng màu xanh của những tán lá xòe rộng, che mát gần cả sân; bất ngờ hơn nữa là vô số trái non đang thi nhau nhú ra.


Niềm vui đến với mẹ già-ngày con cháu họp mặt sum vầy


Mỗi khi nghĩ đến hình ảnh người mẹ già còm cõi chiều nào cũng ngồi trên chiếc ghế đá dưới gốc cây phượng, mẹ dõi mắt ra đường ngong ngóng người thân là Hạnh lại thấy nao lòng. Bình Tuy, đây là vùng quê mới, gắn bó với mẹ suốt bao nhiêu năm trời, tiếp sức mẹ nuôi dưỡng đàn con lớn khôn, rồi nay mỗi đứa đi một phương. Hôm nay mẹ còn ở đây, ai bảo “ Mẹ già như chuối bà hương”, mẹ vẫn chờ đợi các con , các cháu ngày về. Ngôi nhà này sẽ lại đầy ắp tiếng cười đùa của trẻ cho mẹ thấy vui lòng.

Đinh thị Hiệp

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...