Friday, August 6, 2010

y khoa: Bệnh Loãng Xương


BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ ?

What is Osteoporosis?

• Bệnh loãng xương (Osteoporosis) có ý nghĩa là xốp xương (porous bones), làm cho xương bị yếu và giòn đi. Đây là chứng thông bệnh thường về xương.
• Bệnh loãng xương làm cho trong xương có nhiều khoang rỗng nhỏ gây ra do các mô xương bị mất đi.
• Sự suy giảm về khối lượng cũng như suy giảm về độ đậm đặc (density) của xương làm cho xương giòn và dễ bị gãy.



khoang xương thường (bên trái) khoang xương bị loãng (bên phải)


CHUYỆN GÌ GÂY RA BỆNH LOÃNG XƯƠNG?

What causes Osteoporosis?

• Cơ thể chúng ta liên tục quy trình tạo xương và lấy bớt xương đi trong suốt cuộc đời, nhưng trong khoảng giữa 30 và 40 tuổi tỷ lệ rút xương đi lớn hơn tỷ lệ tái tạo xương.
-đây là nguyên nhân đưa đến bệnh loãng xương.

• Lượng xương mất ở đàn bà sau thời gian mãn kinh thật sự đáng lo ngại.
- vì mức estrogen giảm thấp sau khi mãn kinh.
- Vì cơ thể bạn cần estrogen để tái tạo tế bào xương. Như vậy khi lượng estrogen bạn hạ giảm thì lượng xương tạo mới đó đương nhiên giảm theo.

BỆNH LOÃNG XƯƠNG GÂY HẠI CHO CƠ THỂ BẠN NHỮNG GÌ?

What does Osteoporosis do to your body?

• Bệnh loãng xương gia tăng nguy cơ gãy xương--nhất là xương cổ tay, hông, và cột sống.

• Ngay cả chấn động nhẹ cũng có thể làm gãy xương, ngay cả ho, cúi mình cũng thế! bị té thì đặc biệt nguy hiểm nhất.

• Gãy xương đưa đến nhiều việc điêu nguy biến sau :
- gãy xương cần ngay đến giải phẫu, đây là trường hợp trầm trọng cần thời gian để phục hồi.
- Gãy xương đương nhiên phải đau nhức, nhất là gãy cột sống tai nạn này đưa đến hậu quả suy sụp hệ thần kinh tủy sống.
- Xương hông gãy làm đau nhức và đi đứng khó khăn.

LÀM SAO BẠN CÓ THỂ GIỮ ĐƯỢC AN TOÀN SỨC KHỎE?
How can you stay healthy?


• Chưa có cách trị bệnh loãng xương, do đó ngăn ngừa là hay nhất!
• một cuộc sống khỏe mạnh điều quan trọng là bạn phải giữ gìn xương cho thật tốt.

CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH

• hàng ngày bạn phải dùng đủ số calcium và sinh tố D như đã đề nghị.

CALCIUM
- người lớn dưới 50 tuổi cần 1000 mg hàng ngày
- trên 50 tuổi cần 1200 mg hàng ngày
- hấp thụ thêm calcium qua thức ăn hang ngày:
1. những thức ăn hàm lượng calcium cao: sản phẩm
về sữa, trái hạnh đào( almond) broccoli, spinach, cải xoắn nấu chín (cooked kale), cá hồi đóng hộp còn xương, cá mòi (sardine) sản phẩm về đậu nành như tàu hũ

2. nếu cần uống thêm calcium những thứ này có tại tiệm thuốc, cửa hang bách hóa, như Target, WalMart.

VITAMIN D


- người lớn dưới 50 cần 400-800 IU vitamin D hang ngày
- trên 50 tuổi cần 800-1,000 IU vitamin D hang ngày
- cần gia tăng thêm vitamin D qua thức ăn hàng ngày như :
1. ăn các loại nhiêù vitamin D : sữa có thêm vitamin D, lòng đỏ trứng, cá nước mặn, gan
2. uống thêm vitamin D nếu cần
3. tắm nắng để tự gia tăng lượng vitamin D trong người

• nên tập thể dục đều đặn: đi bộ, khiêu vũ, chạy bộ, lên xuống tầng cấp lầu (stair climbing), đánh quần vợt, đi dã ngoại (hiking)

• tránh hút thuốc và rượu

• bàn bạc với bác sĩ về xương và làm test để đo độ đậm đặc xương (Bone Mineral Density Test) nếu bạn là:
- đàn bà trên 65 tuổi
- ở vào thời kỳ Hậu Mãn Kinh (postmenopausal) đang có nhiều nguy cơ về chứng loãng xương ( như dưới đây)

NHỮNG YẾU TỐ GÂY RA NGUY CƠ VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Osteoporosis risk factors

o những yếu tố nguy hại bạn có thể thay đổi được

- do ăn uống thiều calcium: thếu calcium dài lâu trong đời bạnl là yếu tố chủ yếu tạo nên bệnh loãng xương nơi bạn. ăn uống quá ít calcium đóng vai trò làm giảm độ đặc của xương,. Mất xương sớm làm gia tăng nguy cơ gãy xương.
- Hút thuốc lá. Hút thuốc làm nên nguy cơ loãng xương thì chưa rõ lắm, nhưng các nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm xương bạn yếu đi.
- Các chứng rối loạn về ăn uống: chứng sợ ăn kiêng ăn , hay ăn quá nhiều để ói ra (bulima) đem lại nguy cơ cao làm giảm độ đậm đặc cho xương .
- lối sống ngồi quá nhiều (sedentary lifestyle). những người phải ngồi nhiều để làm việc có nguy cơ về bệnh loãng xương hơn người cùng nghề nhưng hoạt động nhiều hơn. Bất cứ thể dục nào có cầm theo vật nặng cũng có lợi cho xương, nhưng xem ra đi bộ, chạy, nhảy, khiêu vũ cùng cử tạ (weightlifting) làm cho xương khỏe hơn.
- uống nhiều rượu quá. uống rượu lâu dài và nhiều hơn 2 tách 1 ngày gia tăng nguy biến chứng loãng xương, khả năng do ruợu làm tác nhân ngăn chận khả năng hấp thụ calcium cho bạn.

- Dùng thuốc kích thích tố lâu dài (corticosteroid medications) dùng lâu dài các kích thích tố như prednisone, cortisone, prednissolone, dexamethasone cũng phá hoại xương cho bạn. Những trị liệu trên thường cho các chứng kinh niên (chronic conditions) như suyễn, thấp khớp, bệnh lupus ( bệnh hủy hoại các mô liên kết như xương và da ảnh hưởng nhiều nơi đàn bà). Như vậy vì bạn không thể ngưng các thuốc trên để giảm nguy cơ loãng xương được. Nếu như bạn bắt buộc dùng thuốc kích trên lâu dài , bác sĩ của bạn phải tìm cách quan sát độ đậm đặc xương bạn và giới thiệu thuốc ngăn ngừa mất xương.

- Vi những trị liệu khác. Dùng lâu dài chất ức chế (aromatase inhibitors) để tri ung thư vú, dùng thuốc chống trầm cảm SSRIs, methotrexate trong trị liệu ung thư, chống xuất huyết, thuốc ngăn ngừa acid như loai ức chế bằng bơm proton ,các chất chống acit có chứa nhôm cũng gia tăng nguy cơ loãng xương.


O Những yếu tố gây hại bạn KHÔNG THỂ thay đổi đươc

- vì bạn là đàn bà: nên nguy biến gãy xương gấp 2 lần đàn ông

- Vì ai cũng phải già đi: và càng già nguy cơ loãng xương càng tăng theo

- chủng tộc : nếu bạn là người da trắng hay con cháu gốc Á châu thì nguy cơ loãng xương nhiều hơn

- Lịch sử gia đình: Có cha mẹ , anh em ruột có chứng loãng xương thì bạn dễ mắc chứng này nhiều hơn, nhất là gia đình đã có người hay gãy xương

- Kích thước thân thể .(frame size): đàn ông hay đàn bà thuộc loại ốm đặc biệt ( với số đo body mass index là 19 hay nhỏ hơn) hay có thân thể nhỏ thó có nguy cơ cao hơn bởi vì họ có ít xương hấp thụ hơn lúc lớn tuổi.

- Giáp trạng tố (thyroid hormone) quá nhiều nội tiết tố từ tuyến giáp trạng có thể gây nên loãng xương. Nó gây ra tuyết giáp tiết ra quá nhiều hoc môn hay bạn dùng quá nhiều hocmôn thyroid nhân tạo để chữa bệnh về tuyến giáp hoạt động yếu ớt (hypothyroidism)

- Điều kiện quy trình y khoa có thể ảnh hường vào sự an toàn cho xương : giải phẫu dạ dày (gastrectomy) ,giải phẫu để bớt trọng lượng cơ thể (weigh loss surgery) có thể gây hại cho việc hấp thụ calcium. Do vậy điều kiện trong trường hợp bệnh Crohn (Crohn’s disease), (1 loại autoimmune disease làm sưng đường tiêu hoá), Celiac disease( bệnh làm hư villi ở mao tràng ruột non cũng thuộc autoimmune disease), bệnh hyperparathyroidism( tuyến tiền giáp trạng tiết quá mức parathyroid hormone) , Cushing’s disease loại bênh híêm hoi ( bệnh do tuyến yên trong não bộ (pituitary gland) tiết quá nhiều adrenocorticotropic hormone—ACTH.


Đinh trọng Phúc
dịch từ tài liệu :
(women’s Health Education: Osteoporosis Prevention v1 Leslie Johnson 3/5/2010) Stanford University

No comments:

Post a Comment

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...