Wednesday, August 16, 2023

RA TRẠI TOÀN TẬP KÝ ỨC

  

toàn tập  


  I   -  GIÃ TỪ TRẠI  BÌNH ĐIỀN
   Làm sạch lại cái ba lô bạc phếch, tôi lật đật bỏ vào vài thứ  phải mang theo hôm nay... bộ áo quần tù mới trại phát, tôi chưa bận lần nào, tất cả thư từ gia đình gửi cho tôi, vài sợi dây dép lốp. Chừng ấy thôi, tôi chẳng có gì để mang về.  Tai như ù, miệng khản đặc, tôi lắp bắp nói với mấy anh bạn tù vừa được trại kêu tên đứng sang một bên không tiếp tục theo đoàn bước ra cổng trại để đi làm như mọi ngáy khác:

-Anh cũng có tên anh Quyết , anh Chuân nữa anh cũng có tên nữa a?
....

 Làn sương mờ mịt trên đỉnh Bastogne ẩn hiện phía ngoài. Xung quanh đều mờ sương vào sáng sớm, giờ đi lao động. Trại 3 Bình Điền gồm mười dãy nhà tranh song song xung quanh được rào bằng ở giữa hai lớp hàng rào thép gai cao, phía trong còn bùng nhùng 'concertina'  Mỹ.

 Trên cái chòi cao trước cổng, một công an áo vàng cầm sổ điểm danh từng đội tù lần lượt bước ra ...
-Những anh có tên sau đây ...đứng qua một bên

-Nguyễn văn A

-Trần văn B

-Ngô văn Ch

-Nguyễn văn Quyết....

-Đinh trọng Phúc 
...
Lỗ tai tôi như lùng bùng , tôi cố tin là mình nghe không lầm ?

-có phải tên em khôn anh Quyết ?

-đúng rồi, tên em đó mà , cả tên anh nữa !

 Anh Quyết đội trưởng,  mấy người khác và tôi nhanh chóng đứng qua một bên . Những khuôn mặt cố làm 'nghiêm trang' nhưng thật ra ai cũng sướng 'muốn điên'. Bao lần rồi, mỗi lần cán bộ trực đứng trên cái cổng kia đọc tên là có một đợt Trại cho tù về . Giờ tuy không nói ra nhưng ai cũng biết . 
  Các khối kia cũng vậy; mỗi khối có vài người bước ra khỏi hàng.  Sáng nay không còn tiếng nói chuyện xì xào râm ran như mọi khi. Những khuôn mặt đăm chiêu, tư lự lần lượt ra cổng...
-Ê nhớ để cái... lại cho tau nghe Q.?

-Ê mi bỏ cái ...cho tau nghe?
... 
   Những người thiếu may mắn trong đợt này cố ngoái đầu dặn dò người về sáng nay cho lại những thứ cần dùng. Chiều nay khi họ đi làm về thì chúng tôi đã rời Trại mất rồi .



  Cái kim may, khúc chỉ, cái lon gô, cái chén cơm, cái bi đông nước  ...thậm chí cái bào sắn ra sợi ...mọi thứ đều là 'bảo bối' trong tù 
   Tôi để lại cái mũ đi rừng, cái gô đen lại cho thằng Thu nằm cạnh tôi. Hắn dặn tôi thật kỹ trước khi bước ra cổng. Đầu hắn cứ ngoái nhìn lại, ánh mắt khẩn cầu. Nhà Thu ở SG, tôi thì ở tận Bình Tuy nên hắn chẳng cần dặn trước tôi gì, tương tự tôi cũng chẳng dặn trước hắn gì nếu Thu về trước.
  Những người ra trại hôm nay đa số là gốc Huế. Những thằng bạn tôi có thể nhắn về gia đình như Côn (Trần Đình) như Huấn (Nguyễn Danh) thì ra tù  sớm hơn tôi mấy năm tại Ái Tử, 
     Tôi bỏ vội cái gô và cái mũ vào cái ba lô cho phía trên sạp nằm cho Thu. Chia gia tài' là giây phút này, tình bạn cũng thể hiện giây phút này . Kẻ về người ở .Những cục đường, những lát khoai luộc , mấy thứ linh tinh đều bỏ lại . Một thứ tình cảm chân thành hay an ủi nhau ở phút này . Về và ở những đồn đoán lao xao trong trại , không ai biết ai đi ai ở để nói chuyện, để nhắn trước. Cuộc chia tay không bao giờ được Trại cho biết  vì 'an ninh ' hay do này nọ ...
     Cái tầng cấp bước lên những căn nhà cán bộ phía trước trại sao hôm nay tôi bước nhẹ hều . Những bước chân lâng lâng sung sướng,  cảm giác duy nhất từ hơn năm năm tôi mới có. Trong phòng cán bộ đi ra, tôi là người được trại cho số tiền lớn nhất, ba mươi hai đồng bạc , [1] gia đình tôi ở tận Bình Tuy cách xa đây hơn một ngàn cây số!
  Tôi không nhớ rõ có ngoái lại nhìn cái cổng , cái chòi gác cao của Trại một lần cuối cùng hay không, ngoại trừ một hình ảnh tôi nhớ rõ, đó là anh 'tăng gia sản xuất' đứng tần ngần bên mấy luống rau xanh nhìn theo chúng tôi. Khỏi đoán, tôi biết anh đang nghĩ gì?

   Thôi, xin giã từ mấy công việc lấy 'phân tù' trộn băm với lá rừng làm nguồn bón cây . Anh' tăng gia' kia còn mãi công việc 'chẳng đặng đừng'- hòa tưới phân người lên mấy luống cải xanh đang mọc nhanh 'phơi phới' .
[1]  Cũng giống toán thợ rèn làm ra cuốc rựa, ba 'lạng' mỳ tươi  'bồi dưỡng', đó là phần thuởng của Trại tặng thêm cho họ trong ngày.

  Giờ toán chúng tôi cất bước ra về . Tự do thoải mái - khó diễn tả nỗi háo hức bên trong mỗi người, nhưng tất cả đều chung một ý : 

ĐI MAU VỀ NHÀ.
   Mấy trảng đồi đang phủ màu xanh của sắn Bình Điền.  Bao công sức của người tù tạo dựng nay xin bỏ lại phía sau.

Trước mắt chúng tôi hiện lên hình ảnh xóm làng Kinh Tế Mới của dân mới lên vùng này. Người Huế lên đây không biết khi nào . Họ lên lập nghiệp hay sao ? cảm giác chúng tôi thật lạ ! Ngày đó vùng này là rừng, là nơi của chiến tranh , mịt mùng khói súng, "Mặt Trận Tây Nam Huế" ngày ngày tin chiến sự in đậm trên mặt báo . Chỉ sáu năm thôi tất cả đều đổi thay, như một giấc mơ,thật sự là mơ?

  Hình ảnh mấy sườn núi, xa gần trước mắt chúng tôi bị đốt cháy nham nhở, từ khai hoang mở đất. Hai bên con đường đất đỏ, quanh co có vài cái quán tranh sơ sài. Trong xa kia là mấy trại tù mà chúng tôi vừa từ giã. Những năm xa cách không ngờ người dân cũng 'đổi đời' như chúng tôi cùng 'đáo sơn tầm thực'. Tù thì trồng sắn, dân cũng chẳng khác chi tất cả đều lên đây , phá rừng trồng cây lương thực thay cho lúa gạo.


    Chúng tôi không ai bảo ai đều sà vào cái quán cơm bình dân bên đường trong lúc chờ xe đò từ Huế lên.

O bán cơm đon đả mời chào chúng tôi

 -rứa là sướng quá rồi mấy eng ơi , dưới nhà chắc mừng lắm hỉ!
    Mấy anh và tôi 'dạ dạ' luôn miệng,  thật lòng cảm tạ lời chúc mừng của O . Lạ gì, thấy chúng tôi, người dân biết ngay tù mới được tha. Nhiều lần như vậy rồi . Cứ nhìn những chiếc áo vằn vện, sọc ngang dọc ai mà chẳng đoán ra .  Phải kể mấy cái ba lô nữa , đủ hình dạng,  nhưng tất cả đều nhẹ hều. "Gia tài' của tù đều bỏ lại cho bạn , có gì quý đâu ngoại trừ cái mạng về với gia đình .
- mấy eng ăn cơm cá dưa kho hỉ ?
-mấy đồng rứa o ? 
  Tôi chỉ hỏi giá , còn chọn lựa thì không . Cơm là 'nhất trên đời" và cũng là thứ hàng 'độc nhất vô nhị' trong cái quán này .
  -hai đồng eng nờ !

  -"Thế là miềng  còn 29 đồng..."
-"còn đón xe hàng về Huế nũa," tôi thầm nghĩ. 
    Gần sáu năm trời, hôm nay tôi mới ăn đọi cơm 'ngon nhất' trên đời . Đọi cơm trắng, O đơm khá đầy, cộng thêm hai con cá nục kho cùng mấy lát dưa huờng kho ngon và thấm. Cái vị giác của tôi lúc này đang 'liên hoan' cùng cái tài kho nấu của O bán hàng người Huế . Cái bao tử cùng sẵn sàng tiếp nhận những gì từ miệng tôi sau khi 'thuởng thức' và đưa xuống . Tất cả đều thoải mái, không còn những lúc chần chừ lưỡng lự ...hình ảnh mới ngày hôm qua...những củ khoai , heng sắn phải chia đều trong trại...nhữn củ sắn chia phần ăn nhanh thì sợ hết , tôi phải để dành về đêm trước khi đi ngủ , ăn dằn bụng và ngủ cho êm .
   Hầu như mọi người đều có lộ phí và ăn tô cơm cá dưa kho của o bán hàng .Những cái đầu gật gù những lời nói chuyện râm ran, những hẹn hò gặp nhau sau ngày về với gia đình . Chúng tôi không quên nhau , Ái Tử -Thanh Hóa-Bình điền biết bao kỷ niệm buồn vui .
    O bán cơm bận áo Bà Ba trắng, tuy nước da sạm đi vì nắng Bình Điền nhưng không che đi cái 'chất Huế' từ dưới thành phố lên đây. Dáng nhanh nhẹn, giọng mời ngọt ngào bao lâu mua bán dưới Huế. Giờ lên đây O cũng bán mua, nhưng là hàng cơm và thức ăn bình dân hạp với dân vùng kinh tế.
  -Mấy eng về chị có đen thì đừng có chê nghe mấy eng !
  Câu nói ra bất ngờ của O làm mấy anh không ai bảo ai đều ngước lên nhìn .

   Có thể mấy năm trước O từng chứng kiến cảnh túng bấn của bao người vợ tù gian nan, tất tả ngược xuôi. Những người vợ, người mẹ hay con dâu này bán hết những cái gì bán được trong buổi 'giao thời' . Từ vòng vàng, nhẫn cưới kỷ niệm,  cái máy hát, rồi tủ bàn và áo quần nào còn đẹp, tất cả lần lượt ra đi do cái thiếu đói của bầy con, sau ngày ba chúng đi tù .

  Trong nhóm tôi là đứa em cấp bậc nhỏ nhất, lại độc thân . Tôi chưa thấm thía những cảm xúc bằng các anh, những người  bao đêm quay quắt nhớ vợ thuơng con .

   Những đọi cơm hôm nay O xúc đầy hơn,  không tính toán . O mừng các anh.  O nói thật lòng . Năm tháng chịu đựng gian truân, thiếu thốn từ vật chất lẫn tinh thần, những người vợ tù đáng quý biết bao !Sao mà chê 'đen' được các chị ở nhà ? 'thân cò lặn lội' gần xa , bao dặm đường gian nan tìm ra hạt gạo nuôi con, phần lo bới xách cho chồng trên trại.. Hình ảnh đoàn người thăm tù hằng hai tháng , những người đàn bà nay quần thô áo vải , theo bước đi vội vàng, hai cái túi xách đu đưa hai đầu đòn gánh... 
  Chiếc xe hàng từ Huế lên rồi . Từ xa đám bụi vàng bốc cao . Chúng tôi trả tiền cho o bán cơm vừa khen, vừa cám ơn O về đọi cơm sao ngon quá . Ánh mắt O long lanh, những niềm vui hôm nay chan hòa cùng nhau . Vội vàng từ giã cái quán tranh, tôi áng chừng câu nói kia còn vẳng vẳng sau lưng...
-Mấy eng về, chị có đen thì đừng có chê nghe mấy eng !
                                *
II- HUẾ & NHỮNG CHIẾC XE ĐẠP ÔM


   Chiếc xe Bình Điền thả chúng tôi xuống gần Ga Huế thì trời chưa chiều lắm. Mấy anh em  hối hả chia tay, xong tìm cách nhanh nhất về nhà.

       Tôi ngơ ngác ngó quanh . Mấy năm xa cách chốn đế đô, giờ tôi nhìn lại Huế chợt có cái cảm giác Huế có một vẻ gì xác xơ và xa lạ ! Tôi cũng như các bạn khác từ rừng xanh núi thẳm về lại chốn thị thành mới biết quê hưong chỉ vài năm mà đã tiều tụy đến não nề ! Nhà ga Huế im lìm trong cơn nắng tháng 8, cửa cái bể cái vá, vài ba cái quán cũng đìu hiu trong gió, vài thẩu kẹo vài nải chuối đong đưa. ..

   Những lời mời của mấy người xe đạp ôm đưa tôi về thực tại:

- Đi xe khôn eng...

-chú... chú ...đi xe cháu nì chú


    Tôi nhìn quanh toàn là xe đạp. Những chiếc xe méo mó, sét rỉ lâu ngày , yếu ớt không vẻ gì chắc chắn để làm chuyện chở người. Đến nỗi này sao? Người dân Huế giờ đây lại 'sáng tạo' ra một cách làm ăn mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây lần nào. Giờ họ phải tận dụng đến sức lực cơ bắp của mình kiếm đồng tiền bát gạo trong một xã hội ít ai còn tiền để đi. Họ phải bấm bụng giành giật miếng ăn từ mấy anh xích lô đạp bao năm nay, những chiếc xe lambretta, những chiếc xe đò hai màu xanh trắng -hình đặc biệt xưa nay mà tôi vẫn còn ghi trong trí óc. Ngày xưa người ta cũng đi xe ôm, xe thồ nhưng tệ lắm là chiếc Honda nhấn ga là chạy vù vù thế mà đã than khổ rồi !?

    Tôi không biết từ chối hay nhận lời ai đây? Nhìn những ánh mắt cầu khẩn của mấy người đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi, những nét mắt chưa xóa đi nét vô tư và hồn nhiên của những ngày chỉ biết cắp sách đến trường, áo cơm thì có ba mạ lo; giờ thì chẳng còn chi! Cũng may có thêm khách và tôi khỏi từ chối ai,và tôi chọn cuốc xe của một em đạp xe đạp ôm bằng tuổi em tôi.

-Về Tây lộc mấy rứa?
-Chú cho 3 đồng à chú..


   Thú thật nhìn cái dáng của tôi em đó cũng chẳng nói thách làm gì vì biết chúng tôi là ... cải tạo mà. Xa Tây lộc không biết mấy năm rồi cứ nhớ nồi cháo gà thơm phức của mạ đích tôi hồi đó nổi tiếng trong cái chợ mới xây đặt tên là chợ Tây Lộc kế đường Trần quốc Toản .

   Người thiếu niên gò lưng cố đạp qua cầu Sông Hương . Chiếc cầu mới xây sau này, giờ cũng nét rêu phong rệu rả. Huế giờ này sao nhiều xe đạp quá đi thôi! Tôi cứ hơi lấn người tới trước lòng như muốn mình được nhẹ hơn. Hỏi chuyện thì tôi biết em đạp xe còn đi học nhưng phải kiếm thêm tiền về cho mạ. Em cũng không biết cách gì để giúp gia đình nữa, phương tiện là chiếc xe đạp nhưng lại bon chen lắm mới kiếm ra ngừoi khách. Có khi cả ngày em mới được 1 cuốc xe vừa đủ mua 3 lon gạo.

   Xe đã vô cửa Thượng tứ. Nó cứ chạy rập rình qua mấy đoạn có "ổ gà, ổ vịt" . Tôi lại như muốn rướn người lên cho nhẹ bớt đi khi nghĩ đến cảnh cái ruột xe của em bị dằn qua mấy chỗ đá nhăm. Từ đàng sau tôi thấy chiếc áo trắng bạc màu của em đã lấm mồ hôi, hơi thở của em dồn dập, em ráng cho xong một đoạn đường nữa để có mấy đồng bạc Bắc mà tôi đã để sẵn mà trả cho em.

   Nhớ về quá khứ, đây đâu phải là lần đầu tôi được chở đi bằng xe đạp. Nhưng hồi đó là đi chơi,đi dạo mát vui thú cái tuổi thiếu niên sau những ngày học hành mệt nhọc. Giờ đây tôi là một gánh nặng cho một em mới lớn; em phải đổi sức lực của mình để kiếm vài lon gạo cho mẹ già và mấy em đang đợi ở nhà. Cái điệp khúc mệt mỏi đó sẽ kéo dài trong một tâm trạng não nùng của van lơn, buồn tủi, đợi mong.



                                         *


III  NHỮNG ĐỒNG BẠC NGHĨA TÌNH


Khi tôi về, nhìn dân tôi ngỡ ngàng
Khi tôi về, nhìn quê hương điêu tàn
Nhìn tuổi thơ nghèo nàn, nuôi đời trong dối gian!
..
Con Đường Tôi Về / Lê tín Hương

12/6/1980
      Khi em nhỏ đạp xe ôm tới ngang cống Tây Lộc, tôi vội nhảy xuống do Cống hơi dốc. Tôi trả ngay cho em 3$ bạc Bắc tôi đã bỏ sẵn trong túi từ lâu. Nhìn theo dáng đạp vội vàng của em, lưng em hơi cong, cái áo trắng nhàu nát, đẫm mổ hôi, tự nhiên tôi chạnh lòng thuơng em. Tôi không biết em dùng 3 đồng đó làm gì . Kiếm khách thêm thì trời đã chiều . Ai đi đâu lúc này , thời buổi ngoài đường người đi bộ đông hơn xe đạp.
          -Ba lon gạo là cùng !

    Tôi nghĩ thầm.

    Thời "củi quế gạo châu" vào năm 1980, người lớn tuổi chắc không ai quên. Tôi nhớ vào cuối năm 1975 khi mới có trại tù Ái Tử, một đồng bạc bắc , lén về được Chợ Hôm gần sông Thạch Hãn xã Triệu Long, tôi chỉ mua được 1 'lon' khoai khô . Tiền thời này, cao nhất là đồng bạc 10$, mau` đỏ choé, cái thời quí gạo chẳng khác gì 'thuốc bổ -sâm nhung ' ...
Tôi thở dài  quay bước tìm nhà mẹ đích tôi [1]. Trước kia mẹ tôi được một căn trong Cư Xá Công Chức sát Chợ , nay đã bị Nhà Nước đuổi hết . Trong Chợ ai mà không biết mẹ tôi - "Bà Cuơng nấu cháo gà ngon có tiếng" !

   Con đường nhỏ dẫn tôi vào dãy nhà lụp xụp day về phía phi trường Tây Lộc cũ. Vừa thấy tôi vào nhà mẹ tôi mừng lắm . Câu nói đầu tiên của mẹ tôi là nguyền rũa ai đã giam tôi quá lâu 

   -Quân chi  ác ôn rứa ...con người ta mói ra trường mà giam chi giam ác tới 5-6 năm dữ rứa hè..?!

   Anh em bây giờ tản mác vào tận miền Nam, chỉ còn đứa em gái ở lại với mẹ tôi vừa làm HTX thêu ren 'bữa đực bữa cái' vùa phụ nấu nồi cháo gà cho mẹ tôi lúc này . Tôi chỉ ở với mẹ tôi được một, hai đêm , sau khi ăn uống no nê mẹ tôi moi hầu bao được mấy chục bạc cho tôi ra QT tìm bạn bè . Nhìn những đồng bạc một đồng hai đồng cũ nát cuốn tròn mẹ tôi lần ra từ cái 'ruột tượng' tôi như muốn khóc . Một ngày mẹ tôi buôn gánh bán bưng chỉ được năm mười đồng, nhưng giờ tôi thật sự cần tiền ?

     Trước khi ra khỏi Bình Điền, 'Trại' cho tôi 32 $ bạc. Trại tính theo giá nhà nước mỗi cây số '3,2 xu' 
[2] hay 0$032 nhân lên 1000 cây số ;than ôi , sự thật ngoài trại tù lại khác . Mọi thứ đều thiếu từ vải vóc, gạo dầu , cho đến cái vé xe chỉ ưu tiên cho cán bộ và tiêu chuẩn hoá nên tất cả đều là 'Chợ Đen" mới có. Còn hai muơi mấy đồng có gắng lắm đến Đà Nẵng là cùng. Đây là lý do tôi phải 'bấm bụng' mà lấy mấy chục bạc lao khó từ tay mẹ già, từ công lao em Hoà, phải thức sớm làm gà phụ nồi cháo cho mẹ vừa thêu ren mỗi tháng ròng rã chỉ vài chục bạc?

VỀ LẠI QUẢNG TRỊ  12/6/1980

 Chiếc xe hàng thả tôi giữa đường QL gần Cầu Ga. Tôi theo con đường Hồ đắc Hanh cũ về lại xã Hải Trí . Nguyễn văn Bốn, thiếu uý BDQ 'học tập ' trong Đà Nẵng, ra tù lúc sau 15 tháng.  Bạn tôi giờ chạy xe hàng với ba hắn, nhưng hắn gọi chú vì ba của Bốn tên là Ba. 

Thành Cổ tan tành nên nhà Bốn về định cư gần ngã tư Quang Trung - Hồ đắc Hanh (tôi dùng tên đường trước 1975 để dễ dàng xác định vị trí cho những ai từng sống ở thành phố này trước 1972). Nơi này bà con còn gọi là Hải Trí. Gia đình bạn tôi chạy xe nên thuộc tầng lớp khá giả dù xe đò bị vào 'hợp tác xã' rồi. 


 Bốn ra tù sớm hơn tôi nên đã lấy vợ. Gia đình Mai, vợ Bốn, trước đó cùng ở đường Duy Tân. Mẹ của Mai là một đạo hữu rất siêng năng công quả nhất với chùa Tỉnh Hội năm xưa. Bốn
 và tôi là hai đứa bạn thân trong xóm Cửa Hậu. Tội nghiệp! xóm đó giờ người ngoài kia vào ...bắt đầu xây dựng lấy hết đất? Bà con về lại như nhà Bốn biết ở với ai? nên đành bỏ cuộc. Hơn nữa biết ai giúp đòi lại cho? Bà con - cố cựu  tản mác tứ phuơng, kẻ ở trong nam, người tận khu Thị Tứ Đông Hà mới sau này.

 Sau 1975, khu Thị Tứ Hải Lăng (trước mặt Tiểu Khu Quảng Trị đóng tại cồn cát Diên Sanh ) xem như 'xoá sổ'  bà con xóm Cửa Hậu ( đường Lê v Duyệt - Duy Tân) thêm một lần nữa tản mạn vô nam hay 'hồi cư' sau 1975. 


    Chuyện hồi cư Lần Một nói cho dễ hiểu là hồi cư sau 1972. Năm này bà con ra ở quanh cồn cát Diên Sanh dối diện TKQT- tạm gọi là "Khu Thị Tứ" . Đợt hồi cư thứ hai là
 cuộc đổi đời sâu đậm nhất : ngoài trừ người 'ra đi miên viễn'; còn lại thì vượt biên , vào nam, ra tận Đông Hà buôn bán làm ăn. Còn một số như gia đình của Bốn không về lại cái xóm Cửa Hậu thân yêu đó mà trú ngụ bên đường Hồ đắc Hanh  hay Hải Trí như vừa nói ở trên.

 Đến hôm nay tôi mới có dịp viết lên đôi dòng cảm xúc về tình bằng hữu giữa hai đứa bạn. thân nhau từ thuở mới 'sinh ra đời'. Cùng với nhiều đứa bạn khác cùng lớn lên trong cái xóm thân yêu nói trên.


Sau khi gặp gỡ Bốn và gia đình hôm sau Bốn dắt tôi ra tận Đông Hà. Một lần nữa, hai chúng tôi xăm xoi trong khu Thị Tứ Mới của Đông Hà sau ngày "giải phóng' để tìm bà con Xóm cửa Hậu. 

Nào hai gia đình dì của Bốn : dì Nậy , dì Dỏ đều là chủ xe đò nhưng nay đã vào hợp tác xã.Chú Thanh chồng Dì Nậy đã qua đời. Nhà bạn Trần Tài (em út của cac anh Tiết, Tước , Xê và O Bê) và nhiều người nữa. Gặp tôi ai cũng thuơng, ai cũng mừng. Bạn đọc tha lỗi cho cái tội nói về mình ; xưa , trong xóm Cửa Hậu ai cũng thuơng tôi . 


    Đến đây , tôi nhớ hình ảnh anh Quang thời học sinh anh Q cũng rất thuơng tôi , các dì các o ngang lứa mẹ tôi đều thuơng tôi , ngày 17 tháng 3, 1975 khi rút quân về anh là tiểu đoàn trưởng t Đ 122 chỉ gặp anh lần đó là lần cuối. Thời Cửa Hậu lứa anh Quan anh Truơng Đá , anh Liệu , anh Tùng , anh Thuận đều thuơng tôi. Cái tên "Sù Sựa" là do anh Đá đặt cho tôi để chọc . 

    Bốn cứ gọi tôi là "Sù Sựa" , bạn ấy gọi riết đến quên cả tên "cúng cơm ' của tôi.  Biệt danh này , do Bốn năng gọi  mới lan nhanh khắp xóm.


   Nhắc lại bà con tản mạn ra đây, Đông Hà , ai cũng bảo tôi ở lại nhưng lòng tôi như 'lửa đốt'  . Tôi rất nôn về nam , gia đình tôi trong Bình Tuy đang ngóng tin tôi từng giờ . 


   Tình cảm từ mẹ tôi tại Tây lộc từ bạn bè bà con lối xóm của tôi đóng góp giúp tôi gần 300$ bạc Bắc cho tôi lộ phí vào nam về với gia đình . Con số này quá lớn vào lúc này, nó chứng minh điều tôi nói bà con lối xóm bạn bè thuơng tôi như tôi vừa viết chẳng hề sai .Đón chiếc xe hàng vào Huế, giã từ Đông Hà mắt tôi còn ghi lại hình ảnh cái quán ăn lụp xụp mang tên Đường Ký , một thời là một tiệm ăn Tàu lớn bên Phố  QT . Nhảy lên được chiếc xe 'gió' lòng tôi chua xót cho thời thế 'vật đổi sao dời  . ..


còn tiếp

[1]: ba tôi hai vợ , mẹ ruột tôi là bà hai, còn ở trong nam 
[2]: năm này còn ăn tiền xu còn gọi là hào : một đồng bạc ăn 10 hao`
                                                 ******
        IV   GIÃ TỪ GA HUẾ
         









Huế! Huế ơi !
.....
cuộc đổi đời
dù đá nát vàng phai
nơi đất khách lạc loài
tôi vẫn nhớ mãi thương hoài về Huế
(Trần thị Lại Hồng)


GIAN NAN NHỮNG CÁI VÉ TÀU?



một người bộ đội trẻ măng ngơ ngác trước Cửa Thượng Tứ 1980


    Thập niên 1980 dân mình sợ nhất là chuyện đi xa. Huống gì tôi, khi cầm cái giấy ra trại trong tay, nó không thể là cái giấy thông hành loại ưu tiên  cho tôi về với gia đình một cách thuận lợi .

Chuyện cái vé tàu
     Vé tàu đây là vé tàu hoả, hay xe lửa. Ai gọi sao cũng được miễn là đưa được cái 'thân hình' vào trong toa chiếc tàu chợ là một điều may mắn . Năm này nghe đã có tàu THỐNG NHẤT, nhưng đây  không phải là hình ảnh  người dân mong đợi , huống gì  tôi là người tù được tha về .
    Từ Tây Lộc tôi tìm cách lên ga Huế nằm chờ trong đêm . "Những tư tưởng lớn gặp nhau" tại đây. Lố nhố trong cái phòng rộng không ghế chẳng bàn người dân Huế đã ngồi đây từ lâu . Họ dựa lưng vào vách nhà ga, không rời những cái bị lác, nhưng cái bao bột mỳ cũ đựng đồ bên trong.  Những ô cửa bán vé đang đóng im ỉm vì sáng tới 'cán bộ' mới bán vé tàu .

   Tôi cũng tìm chỗ, ngồi bệt xuống cái nền xi măng dơ bẩn, dựa lưng suy nghĩ miên man. Tôi nhớ về hình ảnh mấy ngày qua, y như giấc mộng ... Những cái rẫy sắn bạt ngàn, những rừng mây nước đầy gai của Bình Điền phía Tây nam Huế. ,.tiếng trại đọc tên người được tha về, những bước chân người về vội vả không dám ngó lui cái trại tù quá nhiều ấn tượng...tôi không thể  chợp mắt chút nào, lòng nôn nao tưởng tượng đến hình ảnh gia đình tôi ba mẹ, các em , dì cậu bà con trong đó sẽ mừng thế nào khi bước chân tôi về đến ngõ .

    Tôi lại nhớ về hình ảnh mẹ đích tôi em Hoà .. còn lại sinh nhai ở Tây Lộc , anh Nghĩa, con đầu ba tôi giờ phiêu bạt ra sao ? Tiếng mừng rỡ của những người bạn chí thiết của tôi tại xóm Cửa Hậu một thành phố mất rồi . Sự giúp đỡ chí tình của Bốn và bà con bạn bè ngoài Hải Trí , ngoài Đông hà, ôi ! một tình thuơng , ngập tràn ân nghĩa .

    Đêm còn dài. Tôi không dám bắt chuyện với ai. Cái rụt rè của người mới ra tù,  giờ tôi nhớ lại .  Có lẽ họ xem tôi như 'anh du kích' nào trên rừng mới về  do tôi không bận áo quần sọc tù mà bận cái áo ka ki lính màu ô liu đã bạc màu. Cái mũ cối bằng rơm vàng mà trại phát, thêm cái va lô VNCH cũ mà tôi từng dùng bao năm nay. Thỉnh thoảng tôi nắn lại kiểm soát cuộn tiền xem còn không . Tôi chia số tiền ra hai nơi; một nữa để mua vé , một nửa phòng thủ khi cần thiết. ..


GIÂY PHÚT BON CHEN 


    Độ ba giờ sáng thiên hạ đã tới chật cứng cả phòng đợi. Tôi bắt đầu ngột ngạt, sự lo lắng của tôi tăng cao dần. Làm sao mà có vé bán đủ cho ngần ấy người ? Làm sao tôi có vé đây ? Hình ảnh khi trời rạng sáng sẽ ra sao trước ba cái ô nho nhỏ bán vé kia ?
   Năm giờ sáng trời đã hơi ràng rạng. Những khuôn mặt bồn chồn , tiếng ồn ào bắt đầu huyên náo . Một đám đông không phải đang sắp hàng thứ tự mà một đám đông bắt đầu dồn nén lẫn nhau. Từ ông già , trung niên , cho đến mấy anh thanh niên đều chuẩn bị . Tôi tưởng tượng tất cả 'cơ bắp' của họ đã 'sẵn sàng' !

    Riêng tôi, tới sớm nên không cách cửa sổ bán vé bao nhiêu. Trong tôi, nửa do dự , nửa lo sợ, rụt rè không sẵn sàng 'tung hết' sức lục ra đối phó với tình hình xem chừng gay cấn đến nơi. Mới ra tù, cái gì tôi cũng lo, cũng sợ. Tôi chưa hết cái cảm giác bị ràng buộc , canh chừng như ở trong trại . Mọi người , mọi thứ đều hơn tôi một bậc.

     Tiếng còi tu-huýt của người bảo vệ chợt rít lên. Cửa bán vé mở rồi. Tôi không kịp thấy người bán vé là nam hay nữ trong đó vì có một sức mạnh như 'triều dâng thác lũ' cứ đẩy tôi lui dần, lui dần. Lúc này sao tôi yếu quá . Hết sức bình sinh tôi cố lấn tới nhưng rất ít kết quả !

     Tiếng la hét, chửi rủa vang lên loạn xạ. Hết kiểm soát rồi. Thật ra có ai kiểm soát đâu? Giờ chỉ còn vấn đề của sức mạnh, la hét và cuồng nộ thôi. Ngoại trừ tôi, do quá rụt rè không dám kéo ai, mạnh tay hay 'thịnh nộ' với ai ...

     Chợt lại có tiếng tu-huýt vang lên từng hồi liên tục, tiếng la ơi ói nghe từ phía trước. Có chuyện gì bất thường trước đó?
                      -Xê ra! xê ra ! 
   Người bảo vệ vừa thổi còi vừa đạp lên vai người dân buơn về trước , tiếp đến hai ba người nữa . anh ta phải đi trên "đống người" vì không còn cách nào chen lấn nỗi. Mặt anh đỏ gay, hơi thở hồng hộc , cái băng đỏ bảo vệ bên tay áo phải xập sình gần rời ra. Không ai chống lại anh . Bảo vệ vừa kéo vừa la hét, họ đạp trên đầu đám đông thật sự; tuy vậy chẳng thấy ai lùi lại sau.

  - Chuyện gì  ? 

    Câu trả lời rõ ràng cho tôi là hình ảnh ba người bảo vệ kéo lê thân mình anh thanh niên đầu tóc rũ rượi ra ngoài . Thì ra anh ta bị ngất . Tôi chứng kiến một sự thật trước mắt: một thanh niên phải xỉu khi giành vé tàu .

   -Hết vé ,hết vé !

    Tôi nghe tim mình như ngưng đập, trời đất như sụp đổ!

    -Hết vé rồi? làm răng đây ?


Cả đám đông khựng lại ...

    -Răng mà hết vé , mới bán mà ?

    -Tiêu chuẩn ...ưu tiên.... vừa phải thôi chớ ?


   Người ta càu nhàu, chửi rủa. Tôi không còn nghe gì, hai lỗ tai như lùng bùng, trong lòng 'chết lịm'.
Thất vọng. 
  Tôi còn nhớ, tôi cũng biết cách vào phòng bưu điện đánh giây thép [1]vào Hàm Tân cho gia đình tôi biết khó mua vé tàu .

-Răng eng không tới Công An ga xin phuơng tiện ?

    Một bác  không mua được vé như tôi , sau khi nghe hoàn cảnh tôi mới được tha về nên mách  cho tôi vậy...

    Phòng công an Ga Huế nằm ở cuối ga. Thú thật, vì nóng lòng bởi phuơng tiện nên tôi mới 'bấm bụng' đẩy cửa bước vào .

     Tôi không còn nhớ mấy ông công an Ga Huế bận đồ thường hay đồ cảnh phục nữa . Tôi đưa giấy ra trại ra và trình bày . Hình ảnh tôi nhớ sâu đậm nhất là cái lắc đầu lạnh lùng và ánh mắt lừ đừ như vô hồn từ chối lời thỉnh cầu của tôi về chuyện vé tàu vào nam .  Họ trả lời tôi , họ chỉ lo an ninh còn vé tàu thì họ không có thẩm quyền .
 Thế là hết , tôi thất vọng đi ra.

 Tôi đi lên, đi xuống , gặp ai tôi hỏi đó.


  Chợt ánh mắt tôi bắt gặp một đám người đang lố nhố trước mắt, tôi bước nhanh tới đó. Một thanh niên và một đứa bé đang đứng trấn một lỗ hổng vừa người chun qua tại bờ tường chia cách sân tàu tới và phía ngoài đường .


   Người thanh niên và đứa thiếu niên đều có giọng nói Hà tĩnh Nghệ an gì đó:

-đưa ba đồng qua lỗ này, chờ tàu tới mấy bác cứ lên và sau đó cứ ghi vé phạt , ba đồng ba đồng thôi ...

    Tôi nghe thế mừng như sắp 'chết đuối vớ được phao" vậy . Thú thật giờ này mà hai người kia nói năm hay mười đồng tôi cũng phải đưa thôi . Một điều lạ , tại sao có cái lỗ này ? mấy ông bảo vệ sao không biết ? Vào thời điểm đó tôi không có thì giờ để thắc mắc, chỉ đưa ngay ba đồng cho anh thanh niên giọng Nghệ An kia . Thấy lâu, anh ta vội đẩy tôi lên cao bảo tôi nhảy, dành lỗ kia cho mấy người kia chui qua.

   Nhảy xuống xong, móc cái ba lô lên vai, tôi nhìn anh thanh niên ra vẻ biết ơn, vội ù chạy càng nhanh càng tốt do sợ an ninh bắt lại. Cái sợ của tôi 'nhân đôi' vì tôi là một 'thằng phạm'
[2] mới được tha về ...


 
 [1]   ngày xưa đánh điện tín (telegraphing) người trung hay nói là đi 'đánh giây thép'
[2]: ngoài kia hay gọi người tù nguòi bị án là phạm  (phạm nhân)

                                                 ******

 V -   CHUYN TÀU XUÔI NAM




    Th
ế là tôi đã  lt vào chuyến tàu ch t ngoài kia vào.
Nh
ng  toa tàu người đông như nêm ci. Tôi chy ti chy lui như 'gà mc đ' . Hú vía, cui cùng tôi đu người được lên mt toa gn cui. Nhét được thân mình vào trong toa tàu , ch cn ngn này thôi là xong.

    Trong toa tàu, hai dãy gh
ế dài hai bên dĩ nhiên không còn ch nào đ nhét cái 'bàn to' vào. Hành khách lên sau ngi đ li gia. Cht đến ni, người ngi trên vai, thm chí  ngay c 'trên đu' người khác khi mt tay c níu lên cái móc đu hay cái giá ngang đng hành lý .

Tàu ch
y.

     Ti
ếng còi rít lên; con tàu lc mình rùng rùng đu chm sau nhanh dn . Thế là giã t Huế, giã t cái ga bán vé quá nhiu xúc đng. Mi hôm qua đây và rng sáng nay thôi; nhng âm thanh chen ln , la hét như còn tn ti , tiếng chói tai nhn hoc như c réo mãi trong đu tôi. Tng lp người b xô dt v sau...mái tóc rũ xung, cái đu gc xung ca người thanh niên b xu khi giành mua vé tàu ...

   Con tàu x
ưa kia phun khói đen sì gi không còn. Nhng cái đu máy diesel cũ k thế vào cho nhng con tàu ch này. Tàu ngang Phú Luơng hay Phú Bài gì đó, tôi đoán vy .
Tay tôi mõi nh
 vì phi níu, cái lưng còn đeo cái ba lô may mà chng có gì . Tôi c gng đ phi ngi lên đu mt bác ngi bt gia sàn tàu.

   Toa tàu đông ng
ười quá. Thnh thong người đi t toa này sang toa khác phi la hét lên đ người ngi gia toa nhếch người cho h b chân qua. Tiếng cn nhn ca bà lão b đp lên chân, tiếng ho rũ rượi ca anh thanh niên ngi gn ca s.
Th
nh thong tôi thy được vài đám rung, vài ct đin thoi trôi nhanh v sau . Con tàu thnh thong lc mnh, khi nghiêng bên này , ri li nghiêng bên kia làm tôi có phn hi hp.

    L
n cui cùng tôi đi tàu tc là năm 1977. Năm đó gn 1000 tù binh ci to chúng tôi t giã Đô Luơng , Ngh An và sau đó lên tàu ho đ ra Thanh Hoá , tiếp tc ci to Lòng H Sông Mc huyn Như Xuân

   Gi
 , tc gn bn năm sau tôi li được đi tàu . Nhưng mng vui hơn lúc đó, vì đây là chuyến tàu đua tôi v vi gia đình, nhng người thân thuơng nh.

     Hình nh
ư con Tàu đã đến ga Trui. Ngày kia tôi có v thăm li làng ni , Ni tôi gi chng còn ai . Chú tôi còn ci to trên Bình Đin . Ông bà đã mt . Anh em xao lc người còn ci to lp đi kinh tế mi Nam Đông . Thím đu tôi, trong ba ăn không quên món bt lc quy s trường ca thím . Chú tôi xa nhà đã 5 năm. Trong thôn xóm không biết làm gì ăn. Con cháu lp quá nh , lp toàn đàn bà con gái  ngày xưa sng còn có đng luơng chú tôi chu cp thêm , gi thì ?

   Ra tù, m
i Huế, Trui , Quãng tr , người thân bn bè ...cnh sinh hot đng bào . Tt c cng li cho tôi cm giác ht hng ,bun lo vô hn. Mt xã hi trước mt tôi như chi vi sp rơi tòm xung mt vc thm to ln đen ngòm . S chia xa ca nhng người tôi không còn thy mt. Cm giác bơ vơ l lùng, tôi như b vt vào mt cõi hoang mng vu vơ nào đó .
     Gi
 tôi không có kh năng nào đ nhìn ra được khung ca s
 đ
 xem con tàu qua cu Trui hay chưa ? Nếu ngi xe thoi mái, khi qua cu Trui nhìn theo con nước chếch v dưới kia bên b sông lp ló tàn phượng vĩ đ i , sà cành soi bóng nước sông. Nơi đó là bến đò thôn Xuân Lai , gn nhà Ni tôi .

    Tâm lý c
a tôi gi đang lo lng cho vn đ vé pht ra sao ? gi thì my người soát vé chc gn ti . H đi toa này xung toa khác không ai thoát được .

     L
n đu tiên trong đi tôi sp gp trường hp vé pht trên tàu . Ngày xưa còn nh , tôi theo ba tôi vào ga Qung tr mua vé tàu đi Trui hay đâu đó tôi không còn nh ngoài tr hình nh cái vé tàu nho nh b người soát vé ln lượt bm 'cái l' tròn trên đó . Đích thc tôi chưa h biết vé pht ln nào; hơn na chuyến tàu này đang hot đng trong mt chế đ khác , xã hi khác mà người chiến thng 'l hoc' đi vi tôi .

    Tai tôi th
nh thong có nghe tiếng còi tàu. Nó không còn là tiếng hú lên lâu dài t cái đu máy đt bng than phun khói đen sì thi xưa . Tiếng còi tàu du kêu rt khác nó kêu toang toác tiếng lanh lãnh rt ngn ri im.

    Có ti
ếng người xao xác phía trước . S im lng đt ngt ca mt toa người, láo nháo, n ào là c mt s khác thường.
Ti
ếng người nói trước tôi .

   -h
 soát vé , h soát vé !

    Cái gì ph
i đến s đến thôi. Tht tình tôi không nghĩ đến chuyn pht tin mà s v vn rng h s đui tôi xung tàu gia đường. My người có vé thì mau hơn. Riêng nhng người không vé thì b hch hi đi đâu ?xung đâu ? tiếng lí nhí tr li tôi không nghe rõ .

   -anh kia vé đâu ? 

    Ng
ười soát vé ,khá già , cái mũ ci b đi đã bc phếch . Tôi đã trù liu ri , cái "LNH THA " tôi đưa cho ông ta đc , và trình bày hoàn cnh ca mình . Tôi thy ông ta ngc nhiên khi tôi kêu ông ta là "cán b'. Nhưng cái v ngc nhiên đó ông du đi rt nhanh.

   -Sao anh không mua vé tàu , có L
nh Tha này cũng ưu tiên cho anh mà ,cách mng ta khi nào cũng khoan hng và nhân đo anh biết không ? 

   Tôi t
 li chuyn chen nhau mua vé vào rng sáng , và  ôi vi ông rng cũng ti sm lm , trong lot nhng người đu tiên ti đi ti Ga Huế . Nhưng không th 'manh đng' (mt t tôi mi biết t trong tri) vi bà con cô bác nên b dt lui sau . Tôi du chuyn anh thanh niên b xu vì s rng biết đâu ông ta cho tôi 'nói xu Cách Mng" cũng nên .

Gi
ng ông ta bt ng du li
   -Tàu này t
i ga cui cùng là Nha Trang không đi đến Bình Tuy đâu nhé.

    Tôi ch
 mong có thế, Nha Trang hay đâu cũng được min là càng vô nam càng được chng nào hay chng đó . Tôi li càng mng hơn khi ông ta ly pht ch 'năm chc' đng . S tin khá ln , nhưng tôi còn li trên hai trăm làm sao không v nam được .

    Ng
ười soát vé đi ri , cái ging Thanh Hoá ca ông tôi nghe và đoán được vì tôi có lao đng ngoài đó hai năm và có mt cán b qun giáo người Thanh Hoá mt ln coi tù chúng tôi.

    Trong tôi c
m giác yêu đi dâng cao. Không khí hết c ngt ngt. Quanh tôi, mi th đu đáng yêu . 

   Con tàu t nhiên chuyn đng rùng rc , hơi chm , v nng n, nó đang men theo bin bt đu ti chân đèo Hi Vân . Thnh thong khung ca s hơi hé ra.  Tôi thy rt r , nhng ngn sóng bc đu đánh vào chân núi Hi Vân.  Tàu chy hơi dc, trước nó là nhng cái hm tàu đen ngòm đang đi.


******

VI - NHA TRANG NGÀY TÔI về LẠI Nhưng lại Thoáng Qua


Nha Trang biển đầy, tình yêu không có đây 
Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát. (PD)





   



Tôi đã mất một ngày một đêm trên chuyến tàu chợ vào Nha Trang. Tàu Thống Nhất mới vào xa hơn. Tôi biết tin tàu Thống Nhất từ hồi còn ở trại tù Ái Tử, những tờ báo Nhân Dân trên 'căn tin' , tàm tạm là 'thư viện tù'. Hình ảnh những tờ báo ,trịnh trọng đóng vào cái nẹp tre , để cho tù "học tập" vào ngày nghỉ lao động. 

   Gần hai ngày, chiếc tàu chở tôi không có 'dịp may' nào dừng lại chờ tàu Thống Nhất qua mặt nên tôi không hình dung tàu đó nó đẹp , sang, to lớn, màu mè ...ra sao , để 'rửa' mắt sau những ngày ở trên rừng .


    Khoảng sáu giờ sáng tàu sắp qua hầm đèo "Rù Rì' . Người ta cho biết , và tôi cũng biết khi tàu qua Ninh Hoà , đi vào thêm vài chục cây số nữa. 


Tôi đã về lại Nha Trang !


    Tính từ ngày ra trường, cuối tháng 11 năm 1973 đến nay , tháng Tám , 1980 ngót 7 năm xa Đống Đế, xa đèo Rù Rì những bãi tập trong mấy tháng quân trường . Mau quá, hơn bảy năm qua biết bao biến đổi cho một miền Nam và cuộc đời những thằng lính, những đứa tù binh ...bao người nằm xuống thì an phận rồi . Họ đã xong cái nợ áo cơm , nợ nước..;kể cả nợ đời . 


    Những người còn lại, chật vật khốn khổ với hai chữ "ĐỔI ĐỜI' như những mớ rác rưới hỗn độn, đủ màu sắc bị quăng vào và lắc đều trong cái thùng lớn , từng ngày từng giờ . Hình ảnh trước mắt tôi hai ngày nay ,kể cả bản thân, bị lắc đều dồn ép trong những toa tàu chợ hôi hám nóng nực chật chội . 


    Tàu đã vào khoảng tối của cái hầm . Những ngày huấn luyện giai đoạn 2 tại Đống Đế đại đội khoá sinh tôi từng qua lại hầm này . Chúng tôi đi sát vào thành hầm để giữ an toàn. Lúc chúng tôi qua hầm , tôi nhớ không có chiếc tàu nào tới . Hầm này không dài hơn hầm ở Hải vân SƠn Đà Nẵng được. Giờ tôi tưởng tưởng trên đầu tôi, sườn núi Rù Rì Đống Đế những buổi tập 'Trung Đội Phòng Thủ' hay "Trung Đội Di Tản Chiến Thuật' ... Những ngày tập sát Bãi Tiên, sóng biển bạc đầu hay rì rào gió mát. Nào là Đỉnh "Thằng Cù Lần"
[*] tức là cái tượng Lính 'thao diễn "nghỈ" ' màu trắng. Nào đỉnh Hòn Khô phải chinh phục nó trước đêm gắn Alpha cũng vào tháng Tám năm 1973 . 
   Giờ tôi về đây, cũng vào tháng Tám trong thân thể gầy còm áo quần tả tơi bạc phếch ' người "chiến bại binh' trở về làm sao mà 'oanh liệt, oai hùng' cho được? 
Tôi nhớ hai câu truyền miệng trong Đống Đế

Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ
Em ngồi xoả tóc đợi chò ai ...
    chẳng biết tác giả là ai? khoá đàn anh nào trong quân trường tôi học. Nhưng chúng tôi cứ truyền miệng cho nhau , dễ quá sao mà không thuộc.

   Đêm về, từ "chambre" đại đội tôi ngó lên Hòn Khô , viền núi in lên nền trời , tôi tán thưởng và gật gù công nhận trông giống hình 'người con gái nằm xoã tóc' thật. 


"Anh Đứng Ngàn năm thao diễn nghỉ' là thằng Cù Lần trên đỉnh 100 m ,ngay sau lưng quân trường trước Hòn Khô . Ôi những kỷ niệm thoáng nhanh, những cảm xúc những nỗi nhớ mang máng , buồn buồn cho một đời lính 'đứt gánh giữa đàng' 


   Những cuối tuần đi phép , chỉ đi trong ngày . Chúng tôi từ Đống Đế có thể về 'bát' phố Nha Trang . Một thành phố dành cho '
người yêu Hải Quân, Không Quân' . Bởi thế tôi chẳng về Nha Trang , cái mặc cảm làm tôi chỉ du ngoạn cầu xóm Bống , Tháp Bà rồi trở lui . Uổng công đánh giày , ủi áo quần phép .

  Tàu chui ra hầm . Hòn Dung còn đó. Những ngày di hành qua đây, mấy xóm phong cùi , giờ còn không ? tội nghiệp cho cai' làng cùi . Chúng tôi lúc đó vẫn mua thức ăn tại bãi tập gần núi Dung , gần 'làng đó' chẳng gì e ngại.


BẾN XE NGUYỄN HOÀNG 

   Anh xe ôm rồ xe chở tôi tới bến xe Nguyễn Hoàng lúc giờ bán vé gần hết. Hình ảnh những chiếc xe dài liên tỉnh thời trước vẫn còn đó, tuy cũ hơn. Những chữ Hợp Tác Xã xe Đò ...giờ được thế vào những cái tên tư nhân ngày đó . Nha trang ồn ào náo nhiệt hơn Huế. Vẫn có những đứa trẻ bán mỳ và hàng rong đang đeo theo nài nỉ với chiếc xe sắp chạy. Tôi chạy nhanh vào phòng vé ...người ta lắc đầu làm gì có vé giờ này ?


Một anh dang nói lớn với cụ già 

-Ra đầu đường đón mới có về Sài GÒn mau!
Tôi chạy theo họ vì vô Sài Gòn thì đuơng nhiên phải qua Bình Tuy .
  Quả đúng! người ta rành rọt chuyện này. Phải linh động tránh bến xe NH một quảng xa, mấy chiếc rời bến sẽ tấp vào đón khách thêm, ngoài số khách tiêu chuẩn mà vé đã bán. Hợp tác xã xe khách là vậy. 
   Chiếc xe dài vàng nhạt sà vào .

-Sài gòn , sài gòn phải không ?


' Lơ' [1]xe một tay bám vào thành cửa, đầu nghiêng ra ngoài hỏi lớn.

 Tôi bám theo ba người đi Sài Gòn , khỏi cần hỏi khi nghe họ đi Sài Gòn . Xe đón 'gió' kiểu này không có thì giờ cho hai bên 'kỳ kèo' giá cả. Lơ xe vừa nói vừa kéo, vừa đẩy mấy người khách như 'tống' mạnh vào trong cho người tài xế rồ ga chạy mất như bị 'ma đuổi" ...


 -anh kia dô đâu ?


  Thấy bộ dạng tôi , anh chàng 'lơ xe' có thể đoán là người 'ngoài kia' vào . Tôi quên mất là cái mũ cối bằng rơm ép màu vàng của tôi đang dội trên đầu . [2]

-100 đồng dô Bình Tuy !


   Tôi không nhớ tôi có kỳ kèo với người lơ xe đó không? Tôi chỉ nhớ là đưa ngay 100 cho anh chàng ta ; lại còn 'mừng' vì anh ta lôi ra cái ghế 'súp'
[3] bằng gỗ nhỏ xíu bảo tôi lui ngồi tít đằng sau . 

   Có được chuyến xe vô nam, ngang Bình Tuy, có được cái ghế nhỏ xíu khỏi phải đứng thế là tôi mừng rồi , tuy biết rằng 100 đồng lớn lắm . Nhưng tôi còn đủ tiền. Cám ơn tình cảm từ mẹ đích tôi , từ bạn bè bà con xóm tôi ngoài Huế, ngoài Quảng trị Đông Hà , giờ tôi mới ngồi trên chuyền xe khởi hành từ Nha Trang này. 


  Tuy ngồi sau cùng đuôi xe, nhưng cảm giác tôi lúc đó thật thú vị khác với gần hai ngày trên chuyến tàu chợ vừa qua. ..


  Chiếc xe qua ngã ba Diên Khánh bắt đầu quẹo trái.


   -Ba Mẹ ơi cả nhà ơi , con gần đến nhà rồi !

Lòng tôi lâng lâng sung sướng . Ước gì gia đình tôi biết được giờ này tôi đang có mặt trong chuyến xe  vào nam .



[*] đây là cái tên ' tếu' với nhau trong quân trường , truyền miệng có tính hài hước trong đời lính quân trường. Thực ra là tượng lính chống súng trong tư thế thao diễn "NGhỈ", sau 1975 đã bị phá huỷ  [1] lơ xe: phụ giúp cho tài xế lái xe


[2]: sau này trong nhà tôi tiếc cho tôi sao không nói với họ là "tù về" nghe tù "cải tạo" về là họ bớt tiền cho liền 
[3]: ghế 'súp' (supplementary ) tức là ghế phụ thêm ,dấu theo dành ghi thiếu ghế cho khách
-----------------------------------
*

            VII -   VỀ NHÀ


                   Ngã Ba 46 hình khoảng sau năm 2000



    Chiếc xe chạy khá nhanh nhưng lại không bỏ qua chuyện kiếm thêm khách giữa đường. Hành lang giữa chật cứng người. Số người này ngồi ép vào nhau, cổ nghểnh cao để thở. Phần tôi, thoải mái hơn chút đỉnh nhờ lên xe trước.  'Lơ'  xe lấy 'ngon ơ' của tôi đúng một trăm đồng bỏ vào túi. Chuyện tiền nong của chàng ta với tài xế không liên quan gì với tôi. Thế mà tôi lại âm thầm 'cám ơn' cái ghế 'súp' hiếm hoi do anh ta dành cho tôi ngồi cuối chiếc xe lúc vừa rời bến Nha Trang.

   Xe chạy nắp theo bờ biển . Hình như là bờ biển Ninh Chữ. Hoang sơ với làn nước mấp mé theo con đường , trong xanh . Bao hòn đá chập chùng, những vũng nước biển nước trong leo lẻo. Xa xa sóng đánh vào đá nước tung lên trắng xoá. Ngoài khơi hoang vu không thấy bóng thuyền .

Cuối năm 1974, năm cuối cùng trước khi miền Nam 'đổi đời', lấy phép từ QT, tôi dám 'bạo gan' đi xe hàng vào tận Sài Gòn. Ngang đây, cảnh biển quá đẹp  nên tôi nhớ mãi. Như vậy là gần Phan Thiết rồi. Từ Phan thiết vào đến Bình tuy sẽ không còn xa nữa ...

   Qua khỏi cầu Phan Thiết, chiếc xe đang vào Thành Phố. Trong xe tôi vẫn ngửi được mùi nước mắm từ mấy xưởng làm nước mắm gần múi cầu. Những đống hũ nhỏ, sơn trắng la liệt dưới kia. Người ta vẫn còn làm nước mắm đựng trong hũ đất giống ngày trước. Chiếc xe dài này chạy xuyên qua Thành Phố. Phố Phan vắng vẻ, buồn hiu. Nhiều cửa tiệm khách thưa thớt, vài chiếc xe honda 67 màu đen còn sót lại chạy vù qua mặt chiếc xe hàng. Bạn cùng lớp với tôi, Nguyễn cường Nam, ra trường sau tôi, hồi đó nghe tin Nam "trấn nhậm" cây cầu nào ngoài Phan Rang? Giờ tôi không còn biết tin gì về Nam? Phan Rang xe đã qua rồi, đây là Phan Thiết; có thể Phan Rang, thị trấn nhỏ quá, nên tôi không để ý chăng?

Rừng Lá !

  Xe đã ngang Rừng Lá . Người ta đặt  tên là Rừng Lá không biết do sao? Trước đây xe hàng ngang đây, tất cả đều lo sợ. Nỗi ám ảnh bị 'du kích' ra chận đường, một rừng lá của mật khu của 'người bên kia' . Khi đi phép từ QT vào ngang đây, năm đó tôi dám 'cả gan' bận đồ lính ngồi trên xe hàng. Năm đó vào phép, như tôi vừa kể, trong nhà ai cũng mừng cho tôi 'thoát nạn' . Nhưng về lại đơn vị tức trả phép, ba mẹ tôi phải 'rán sức'  mua vé máy bay cho tôi ra lại Huế, chiếc DC 4 bốn cánh quạt bay vù vù gần 3 tiếng mới tới Phú Bài ...

  Dòng suy nghĩ của tôi đột ngột ngưng hẳn, anh chàng lơ báo cho tôi biết sắp đến Ngã Ba 46 , họ sẽ thả tôi xuống đó .
  Tới rồi! về nhà rồi ! một cảm giác hân hoan , hồi hộp khó tả trào dâng trong lòng ...


NGÃ BA BỐN SÁU 

   Xe thả tôi xuống liền rồ máy chạy ngay. Tôi đứng bên đường nhìn theo chiếc xe dài , màu vàng nhạt khuất hẳn dưới con dốc xa xa .

   Trời thật sự chiều. Con lộ chính của đất nước giờ này thật vắng. Tôi băng qua đường. Ngã ba này giờ chỉ vài cái quán lèo tèo, vắng khách. Giờ này tôi không còn tìm ra một phuơng tiện nào để về LaGI cả . 

  Cuối năm 1974 trong chuyến phép về thăm nhà lần đầu (cũng như lần chót), tôi theo mẹ từ Mỹ Tho về Bình Tuy. Những chuyến xe lam đông khách từ đây về La Gi , khoảng xa 18 cây số , khá ồn ào náo nhiệt . Từ đây vô là nơi định cư của đồng bào QT, theo chuơng trình Khẩn Hoang LẬp Ấp, của Quốc Vụ Khanh vào năm 1973 cho đến 1974.
   Giờ tất cả đều vắng vẻ. Không ai trả lời tôi do chẳng có ai đi bộ,  ngoại trừ tấm bảng xi măng khá lớn có mấy dòng chữ:

RỪNG LÀ VÀNG...ĐỐT RỪNG NHƯ THỂ ĐỐT DA THỊT MÌNH  
lời tt Phạm văn Đồng

   Chỉ có tấm bảng kia là 'lạ' đối với tôi kèm theo sự đìu hiu vắng vẻ của một 'NGÃ BA 46', một thời xe lam, xe ôm , dập dìu lên về Bình tuy trong đó có khá đông lưu dân QT.

   Đương nhiên tôi phải đi bộ về nhà. Đi bộ đối với tôi lúc này là chuyện quá thường. Những ngày trong Trại tù Ái Tử, ngày ngày đoạn đường vác cây gỗ nặng từ trên rừng về trại cũng non hai muơi cây số, tôi đã quen. So với bấy giờ, rộng bước thênh thang, vai 'nhẹ hều' cộng thêm niềm vui quá lớn- niềm vui RA TRẠI.

   Mặt trời chưa lặn hẳn để cho tôi thấy nhà cửa xóm làng hai bên  đường , một vùng còn gọi là Tân Hà  (HÀm tân -Đông Hà). Vài đám ruộng cỏn con , xen vài luống mía . Những túp lều tranh còn vuơng khói, xen kẻ vài mái nhà tôn xi măng xam xám . Bên trái tôi một bóng núi nhòn nhọn , màu rừng chiều đen sậm lại . Tất cả đều im lìm , lặng yên trong buổi chiều tàn. Tôi cúi đầu bước  nhanh , con đường không có tiếng xe nào . Tiếng người có thể vang lên trong mấy túp lều tranh đó, hay còn khuất sau vài con rẫy phía trái núi nhòn nhọn kia ? tôi chẳng còn thắc mắc, lo bước thật nhanh đuổi theo ánh chiều tà , mặt trời sắp lăn.

  Ngang cầu Suối Đó thì trời đã tối. Ánh trăng thượng tuần làm rõ đường đi. Cái cầu đã sụp không biết vì lý do gì, đang xây dựng lại. Mùa khô nên tôi đi vòng xuống dưới lội qua con sông cạn dễ dàng. Ban ngày, có lẽ xe đò chạy vòng đường khác. Lội qua xong, leo lên lại con đường, tôi dựa lưng lên cái ba lô tạm nghỉ mệt trên con đường nhựa.


   Cái ngày cuối cùng tôi về Động Đền, nơi bà con tôi ở rất đông trong đó tức là cuối năm 1974. Ngày đó tôi thăm vùng này được hai ngày trước khi ra lại QT. Gia đình ba mẹ tôi lúc này còn ở tận Mỵ tho, tôi theo mẹ tôi, người buôn trái cây từ Mỹ tho lên bỏ mối nơi này từ chợ Lagi về đến Chợ Động Đền .

  Động Đền, nơi người QT ở kề bên nhau. Rẫy rừng than củi, buôn bán nông phẩm là chính. Những cái quán cà phê nho nhỏ, những cái chợ cũng nho nhỏ , những mái trường cho con em QT và những chuyện gì nữa sản sinh ra từ vùng đất mới này, tôi không tường tận gì cho lắm. Sau năm 1972, gia đình tôi 'chạy' thẳng đến Mỹ Tho, chỉ về tập trung ở đây sau năm 1975; và đây cũng là lý do tôi khai địa chỉ trong giấy Ra Trại là vùng này.

   Mặt trăng già hơn một nửa, đã chếch, tôi vội vả bật dậy tiếp tục bước nhanh.

-Ngã Tư Quân Cảnh đây rồi !

  Tôi vội rẽ phải bước về hướng này . Chỉ vào vài cây nữa là đến Động Đền . Nhưng nhà tôi ở xóm nào ? tôi hoàn toàn mù tịt , trong địa chỉ là Xã Tân Mỹ thôi.

  Con đường đất lồi lõm , khó đi trong bóng đêm . Tôi cứ men theo vậy đi mãi . Ánh đêm và thôn xóm tối đen hai bên đường . Trời về khuya, tôi càng lúc càng bước nhanh;hình như tôi đang mò lên một con dốc ( còn gọi là dốc Tân Sơn , từ chợ Cam Bình bắt đầu lên xã Tân Sơn , sau này gọi là xã Sơn Mỹ). Còn ánh đèn nào leo lét tôi đánh bạo bước vào hỏi nhà

Một giọng nói  Gio Linh của một chú trung niên trả lời :

- Ôi o Nhỏ ...thôn Cam Bình phải khôn ? chú đi lui xuống ngay  dưới dốc là đến ngay thôi ...

   Hú vía !  tôi mừng quá cám ơn ríu rít. Người khách trong đêm như tôi , nghe mới ra tù chắc là một chuyện lạ cho  gia đình  kia bàn tán 'đỡ buồn ' ?Tôi vội bước lui, xuống con đường mòn đầy cát mà tôi vừa leo lên.

   May quá, vẫn còn ánh đèn nào leo lét vừa thắp lên trong mái nhà tranh bên phải tôi. Tôi nhớ lúc qua đây tôi không thấy có ánh đèn này, có thể họ vừa làm gì đó , mới thắp lên lại. Mừng rỡ, tôi gõ cữa xin vào .

   Định thần nhìn kỷ , trong mái nhà tranh lụp xụp này kể sẵn một cái bàn gỗ ọp ẹp có thắp ngọn đèn dầu . Thì ra  đây là cái quán nhỏ: vài cái tô không, trong nha` còn thơm mùi bún xáo của khách vừa ăn đêm . Bác chủ quán bằng tuổi mẹ tôi
 ( Bà Dậu thân mẫu của Đinh hữu Thư người cùng xóm Cam Bình . Mẹ của Thư đã mất )người ôm ốm, cái áo cụt trắng bạc nhạt nhoà trong ánh đèn lù mù. Nếu thế, đây đúng là Chợ Cam Bình rồi. Ngoài kia chắc là cái đình chợ? bóng nó cao hơn những mái nhà đang im lìm 'ngủ' trong đêm.

   Thật lạ, không có tiếng con chó nào sủa khi nghe tiếng người . Vừa nghe tôi hỏi xong, bác vội nói ngay với cái giọng Bắc 'di cư 1954':

-Ôi ! cậu là Phúc con o Nhỏ phải không ? theo tôi , theo tôi , o Nhỏ ở ngay sau này rồi.

   Nói xong, bà vội cầm cây đèn dầu dẫn tôi đi ngay.

Con đường trong xóm tối om . Một mái tranh lụp xụp , lờ mờ dưới nền đêm khi trăng vừa khuất .
Cầm cây đèn dầu trong tay , bác kêu lớn:

-O Nhỏ ơi, o Nhỏ , thằng Phúc về rồi o Nhỏ ơi !


HẾT 

hồi ký by Đinh hoa Lư

                               
 

No comments:

Post a Comment

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ...

CHUYỆN CÁI RẪY KHỔ ĐAU VÀ NHỚ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI EM VỢ ... Thôi đúng rồi! Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng...